Xe cán chó
Vé số dạo
Chưa khi nào người bán vé số đông như bây giờ, cứ thử ngồi quán cà phê vỉa hè một lúc, vé số dạo nườm nượp đi qua như trẩy hội. Một tờ vé số 10 nghìn đồng lời từ 10 tới 12 phần trăm, tùy đại lý, tức lời từ 1000 -1200 đồng.
Chuyện người đi bán vé số
Ðây là công việc tự do, không chịu quyền hành chủ trên, người dưới hay bị la lối khi chợt cảm thấy… lười. Nếu không muốn ngồi một chỗ với chiếc bàn vé số cố định dưới gốc cây, cạnh cột đèn hay góc vỉa hè… thì bán dạo, chỉ cần có sức khỏe và đôi chân dẻo dai đi bộ dãi dầu mưa nắng.
Trước cửa các đình miễu nghe đồn linh thiêng cũng thường luôn tập trung nhiều người bán vé số dạo, kể luôn cổng nghĩa trang, nghĩa địa vào các ngày lễ lộc lớn là những nơi người ta cho rằng nếu khấn khứa thành tâm, cõi âm có thể dành cho những tấm vé hên! Trẻ nhà nghèo cũng đi bán vé số để giúp đỡ gia đình hoặc kiếm tiền đóng học phí, mua sách vở. Nhiều người lớn tuổi, con cái trưởng thành không cần lo nhưng vẫn khoái đi bán vé số vì muốn sống độc lập, khỏi nhờ vả con cháu mắc công. Ðây cũng là cách kiếm tiền đơn giản và chắc chắn vì nếu không bán hết, vé có thể mang trả lại chủ đại lý thay vì buôn bán thứ gì bây giờ cũng sợ ế ẩm hay lỗ vốn.
Hiện nay nhiều người đi bán vé số không ăn mặc luộm thuộm mà rất gọn gàng. Phụ nữ đứng tuổi hay mặc đồ bộ nhưng các cô gái trẻ thường mặc quần jeans, áo thun, áo khoác, tay chân mang vớ, đội mũ rộng vành, khẩu trang tươm tất. Một số trẻ em còn mặc nguyên đồng phục thêu tên nhà trường. Tuy vậy, việc bán vé số dạo ngoài đường vẫn luôn ẩn chứa rất nhiều bất trắc. Người bán vé số dễ bị bắt nạt, bị giật vé, giật tiền, phụ nữ xinh đẹp bị kẻ xấu chọc ghẹo, lạm dụng… Như đã nói, hầu hết những người đi bán vé số đều là người già, trẻ em, phụ nữ, tàn tật, là những người không có khả năng tự vệ trước những tai họa bất ngờ. Nhưng dù sao đi nữa khi trong tay không có nghề nghiệp chuyên môn, không biết làm gì khác để kiếm sống thì bán vé số là công việc cuối cùng được họ nghĩ tới. Vì thế đội ngũ người bán vé số vẫn không ngừng gia tăng.
Chuyện người mua vé số
Ở khu vực ngã Năm Thủ Ðức, già Tám hành nghề xe ôm ngày ngày dù đắt hay ế khách đều đặn mua một, hai vé. Nhà thơ nọ ở quận 12 mỗi ngày được vợ phát 30 ngàn đồng ăn sáng, ông chỉ ra quán uống ly cà phê đen, đổi bữa điểm tâm lấy hai tờ vé số và ngày nào cũng vậy. Tờ vé số chỉ 10 ngàn đồng thôi nhưng hy vọng đặt vào đó thì không nhỏ. Chị Tư bán xôi ở chợ Tam Hà sáng sớm đang bày hàng nhưng thấy vé số đi ngang cũng gọi mua liền hai vé. Hỏi bán xôi lời lóm bao nhiêu mà phải chi 20 ngàn đồng. Chị Tư phẩy tay: “Lời lóm vô chừng chú em ơi, mình cùng nghèo mua giúp cho nhau vậy mà!”
Nhiều người khác vốn không thiếu tiền nhưng vẫn mong trúng dù theo lý thuyết, xác suất trúng số chỉ là 0.001%. Có người mua vé số đều đặn không vì mục đích tậu nhà đất, xe hơi đời mới, mua vàng, mua “đô”… mà thuần túy theo thói quen. Mỗi người có một cách chọn mua số khác nhau. Chẳng hạn có người chỉ thích mua vé số phút chót cận giờ xổ thường được coi là giờ “ăn may”. Có người lại mua tờ vé được mời đầu tiên trong ngày, người khác nuôi luôn con số đặc biệt nào đó như người ta nuôi số đề. Mua từ người già hay trẻ con, mua của người lạ hay quen, mua tình cờ hay chỗ cố định… Bàn vé số hay ông bà nào bán ra tấm vé trúng độc đắc hôm sau thế nào cũng có nhiều người tìm tới xin hốt nguyên cả bàn hay dành mua luôn nguyên xấp!
Thời gian gần đây giá vé số tương đối cao (10 nghìn đồng/tờ) nên số người mua cũng giảm bớt. Trước kia nhiều người không thích chơi vé số nhưng gặp dịp, họ vẫn có thể mua giúp cho người già hoặc người tàn tật vài ba tấm như một sự giúp đỡ, sẻ chia nhưng nay, nhiều người tính toán kỹ lưỡng các món chi tiêu trong nhà, nên việc mua giúp có phần hạn hẹp. Số khác vẫn tiếp tục mua vé số với hy vọng có khi được trúng cao. Trong trường hợp được trúng số, trừ phi mua dọc đường, còn thì người bán so cùi liền biết rõ ai trúng liền tìm tới tận nhà để xin được thưởng. Quan niệm “Lộc bất khả hưởng tận” nên khi trúng độc đắc, bao giờ người trúng cũng hay chia tặng cho những người chung quanh, để ra ít nhiều dành làm từ thiện nhằm tránh chuyện xui xẻo mà có kẻ nào đó ngứa mồm vẫn hay nói đại loại rằng: “Thằng đó (hay con đó) nó tới…số rồi!”.
Chuyện vé số… “xổ liền”!
Sáng ấy, cây cọ hài D. và nhà thơ chua Tr, đang cùng cà phê – cờ tướng tại một quán bình dân gần chợ Bình Chánh bỗng gặp một cô gái bán vé số tìm vào. Tiến lại chỗ hai người đang ngồi, cô gái thoải mái cởi bỏ áo khoác ngoài để lộ ra chiếc áo dây khoe làn da trắng mịn. Vừa tháo luôn chiếc khẩu trang thì cả hai đều trố mắt vì thấy cô gái bán vé số mà cũng xức nước hoa, make-up, tô môi đỏ chót. Tiếp đó cô gái bán vé số nhanh chân tự nhiên bước tới ngồi xuống cạnh hai biếm sĩ. Lúc đó quán khá vắng khách. Cô bán vé xưng tên Thắm quê ở miền Tây lên đây thuê nhà trọ bán vé số. Chẳng cần quan tâm hai biếm sĩ đều ở độ lục tuần, cô gái có gương mặt non choẹt cứ gọi bừa “anh” xưng “em” ngọt hơn mía lùi. Cô liên tục nhắc đi nhắc lại: “Hai anh mua giúp em vài tờ đi! Sáng giờ hông hiểu sao ế quá chừng!”. Hai người đang phân vân chưa biết làm sao thì cô gái bỗng dáo dác nhìn chung quanh, rồi rỉ tai cây cọ hài D. nói vừa đủ nghe: “Thật ra em đi bán vé số là nghề phụ, còn nghề chính là… Nếu như anh thích “xổ liền” thì em lấy giá 2 “xị” thôi, anh trả giùm em tiền nhà trọ”. Anh D. thoáng giật mình nhưng máu “tò mò” chợt nổi lên, bèn cố gắng kéo dài thời gian để khai thác thêm thông tin về cô Thắm đặc biệt này với cái nghề bán vé số “xổ liền”. Thắm kể rằng cái nghề bán vé số thật sự chẳng thể nuôi sống cô và hai đứa em ở nhà trọ. Người ta chỉ hay mua giúp mấy ông bà già, cho người khuyết tật, còn những người trẻ như Thắm “xem vậy chứ khó bán lắm”. Nhiều khi gặp mấy ông “ba lăm” còn bị quấy rối một cách trơ trẽn! Chẳng thà mình “đánh phủ đầu” vẫn hay hơn!” (?)
Và chuyện “cấm chợ – ngăn sông”!
Người bán vé số dạo vất vả, cực nhọc, đôi khi tủi nhục là thế song xem ra vẫn chưa đủ đã nư, bằng chứng là gần đây một số họ lại bị người ta rượt đuổi, giật vé số, bắt bớ… nhưng không phải do bọn cướp đường mà do vài ông quan ở một tỉnh vùng biển miền Trung. Theo những ông quan này, vụ việc xuất phát từ “Thông tư 75 của Bộ Tài chính”, theo đó vé số khu vực nào chỉ được phát hành ở khu vực đó, không được phát hành sang khu vực khác nên các quan cứ “chiếu” từ quy định này mà bày trò “cấm chợ ngăn sông”, một việc tưởng chừng chỉ tồn tại cách nay mấy chục năm về trước. Chắc các quan xứ biển tào lao xịt bộp nêu trên chưa từng hình dung ra việc này: giả sử các quan xứ biển cấm bán vé số miền Nam, lãnh đạo các địa phương khác bèn trả đũa bằng cách cấm bán vé số, bán nho, thanh long hay các sản phẩm khác sản xuất từ quê quán của các quan thì sự việc sẽ diễn biến như thế nào? Vậy nên có thơ rằng:
“Vé số dạo vốn đời khốn khó
Mong các quan bỏ chín làm mười
Đừng vin quy định lỗi thời
Cho em kiếm chút cơm rơi, thịt thừa…”
Nguyễn Sinh ( Báo Trẻ )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Vé số dạo
Chưa khi nào người bán vé số đông như bây giờ, cứ thử ngồi quán cà phê vỉa hè một lúc, vé số dạo nườm nượp đi qua như trẩy hội. Một tờ vé số 10 nghìn đồng lời từ 10 tới 12 phần trăm, tùy đại lý, tức lời từ 1000 -1200 đồng.
Chuyện người đi bán vé số
Ðây là công việc tự do, không chịu quyền hành chủ trên, người dưới hay bị la lối khi chợt cảm thấy… lười. Nếu không muốn ngồi một chỗ với chiếc bàn vé số cố định dưới gốc cây, cạnh cột đèn hay góc vỉa hè… thì bán dạo, chỉ cần có sức khỏe và đôi chân dẻo dai đi bộ dãi dầu mưa nắng.
Trước cửa các đình miễu nghe đồn linh thiêng cũng thường luôn tập trung nhiều người bán vé số dạo, kể luôn cổng nghĩa trang, nghĩa địa vào các ngày lễ lộc lớn là những nơi người ta cho rằng nếu khấn khứa thành tâm, cõi âm có thể dành cho những tấm vé hên! Trẻ nhà nghèo cũng đi bán vé số để giúp đỡ gia đình hoặc kiếm tiền đóng học phí, mua sách vở. Nhiều người lớn tuổi, con cái trưởng thành không cần lo nhưng vẫn khoái đi bán vé số vì muốn sống độc lập, khỏi nhờ vả con cháu mắc công. Ðây cũng là cách kiếm tiền đơn giản và chắc chắn vì nếu không bán hết, vé có thể mang trả lại chủ đại lý thay vì buôn bán thứ gì bây giờ cũng sợ ế ẩm hay lỗ vốn.
Hiện nay nhiều người đi bán vé số không ăn mặc luộm thuộm mà rất gọn gàng. Phụ nữ đứng tuổi hay mặc đồ bộ nhưng các cô gái trẻ thường mặc quần jeans, áo thun, áo khoác, tay chân mang vớ, đội mũ rộng vành, khẩu trang tươm tất. Một số trẻ em còn mặc nguyên đồng phục thêu tên nhà trường. Tuy vậy, việc bán vé số dạo ngoài đường vẫn luôn ẩn chứa rất nhiều bất trắc. Người bán vé số dễ bị bắt nạt, bị giật vé, giật tiền, phụ nữ xinh đẹp bị kẻ xấu chọc ghẹo, lạm dụng… Như đã nói, hầu hết những người đi bán vé số đều là người già, trẻ em, phụ nữ, tàn tật, là những người không có khả năng tự vệ trước những tai họa bất ngờ. Nhưng dù sao đi nữa khi trong tay không có nghề nghiệp chuyên môn, không biết làm gì khác để kiếm sống thì bán vé số là công việc cuối cùng được họ nghĩ tới. Vì thế đội ngũ người bán vé số vẫn không ngừng gia tăng.
Chuyện người mua vé số
Ở khu vực ngã Năm Thủ Ðức, già Tám hành nghề xe ôm ngày ngày dù đắt hay ế khách đều đặn mua một, hai vé. Nhà thơ nọ ở quận 12 mỗi ngày được vợ phát 30 ngàn đồng ăn sáng, ông chỉ ra quán uống ly cà phê đen, đổi bữa điểm tâm lấy hai tờ vé số và ngày nào cũng vậy. Tờ vé số chỉ 10 ngàn đồng thôi nhưng hy vọng đặt vào đó thì không nhỏ. Chị Tư bán xôi ở chợ Tam Hà sáng sớm đang bày hàng nhưng thấy vé số đi ngang cũng gọi mua liền hai vé. Hỏi bán xôi lời lóm bao nhiêu mà phải chi 20 ngàn đồng. Chị Tư phẩy tay: “Lời lóm vô chừng chú em ơi, mình cùng nghèo mua giúp cho nhau vậy mà!”
Nhiều người khác vốn không thiếu tiền nhưng vẫn mong trúng dù theo lý thuyết, xác suất trúng số chỉ là 0.001%. Có người mua vé số đều đặn không vì mục đích tậu nhà đất, xe hơi đời mới, mua vàng, mua “đô”… mà thuần túy theo thói quen. Mỗi người có một cách chọn mua số khác nhau. Chẳng hạn có người chỉ thích mua vé số phút chót cận giờ xổ thường được coi là giờ “ăn may”. Có người lại mua tờ vé được mời đầu tiên trong ngày, người khác nuôi luôn con số đặc biệt nào đó như người ta nuôi số đề. Mua từ người già hay trẻ con, mua của người lạ hay quen, mua tình cờ hay chỗ cố định… Bàn vé số hay ông bà nào bán ra tấm vé trúng độc đắc hôm sau thế nào cũng có nhiều người tìm tới xin hốt nguyên cả bàn hay dành mua luôn nguyên xấp!
Thời gian gần đây giá vé số tương đối cao (10 nghìn đồng/tờ) nên số người mua cũng giảm bớt. Trước kia nhiều người không thích chơi vé số nhưng gặp dịp, họ vẫn có thể mua giúp cho người già hoặc người tàn tật vài ba tấm như một sự giúp đỡ, sẻ chia nhưng nay, nhiều người tính toán kỹ lưỡng các món chi tiêu trong nhà, nên việc mua giúp có phần hạn hẹp. Số khác vẫn tiếp tục mua vé số với hy vọng có khi được trúng cao. Trong trường hợp được trúng số, trừ phi mua dọc đường, còn thì người bán so cùi liền biết rõ ai trúng liền tìm tới tận nhà để xin được thưởng. Quan niệm “Lộc bất khả hưởng tận” nên khi trúng độc đắc, bao giờ người trúng cũng hay chia tặng cho những người chung quanh, để ra ít nhiều dành làm từ thiện nhằm tránh chuyện xui xẻo mà có kẻ nào đó ngứa mồm vẫn hay nói đại loại rằng: “Thằng đó (hay con đó) nó tới…số rồi!”.
Chuyện vé số… “xổ liền”!
Sáng ấy, cây cọ hài D. và nhà thơ chua Tr, đang cùng cà phê – cờ tướng tại một quán bình dân gần chợ Bình Chánh bỗng gặp một cô gái bán vé số tìm vào. Tiến lại chỗ hai người đang ngồi, cô gái thoải mái cởi bỏ áo khoác ngoài để lộ ra chiếc áo dây khoe làn da trắng mịn. Vừa tháo luôn chiếc khẩu trang thì cả hai đều trố mắt vì thấy cô gái bán vé số mà cũng xức nước hoa, make-up, tô môi đỏ chót. Tiếp đó cô gái bán vé số nhanh chân tự nhiên bước tới ngồi xuống cạnh hai biếm sĩ. Lúc đó quán khá vắng khách. Cô bán vé xưng tên Thắm quê ở miền Tây lên đây thuê nhà trọ bán vé số. Chẳng cần quan tâm hai biếm sĩ đều ở độ lục tuần, cô gái có gương mặt non choẹt cứ gọi bừa “anh” xưng “em” ngọt hơn mía lùi. Cô liên tục nhắc đi nhắc lại: “Hai anh mua giúp em vài tờ đi! Sáng giờ hông hiểu sao ế quá chừng!”. Hai người đang phân vân chưa biết làm sao thì cô gái bỗng dáo dác nhìn chung quanh, rồi rỉ tai cây cọ hài D. nói vừa đủ nghe: “Thật ra em đi bán vé số là nghề phụ, còn nghề chính là… Nếu như anh thích “xổ liền” thì em lấy giá 2 “xị” thôi, anh trả giùm em tiền nhà trọ”. Anh D. thoáng giật mình nhưng máu “tò mò” chợt nổi lên, bèn cố gắng kéo dài thời gian để khai thác thêm thông tin về cô Thắm đặc biệt này với cái nghề bán vé số “xổ liền”. Thắm kể rằng cái nghề bán vé số thật sự chẳng thể nuôi sống cô và hai đứa em ở nhà trọ. Người ta chỉ hay mua giúp mấy ông bà già, cho người khuyết tật, còn những người trẻ như Thắm “xem vậy chứ khó bán lắm”. Nhiều khi gặp mấy ông “ba lăm” còn bị quấy rối một cách trơ trẽn! Chẳng thà mình “đánh phủ đầu” vẫn hay hơn!” (?)
Và chuyện “cấm chợ – ngăn sông”!
Người bán vé số dạo vất vả, cực nhọc, đôi khi tủi nhục là thế song xem ra vẫn chưa đủ đã nư, bằng chứng là gần đây một số họ lại bị người ta rượt đuổi, giật vé số, bắt bớ… nhưng không phải do bọn cướp đường mà do vài ông quan ở một tỉnh vùng biển miền Trung. Theo những ông quan này, vụ việc xuất phát từ “Thông tư 75 của Bộ Tài chính”, theo đó vé số khu vực nào chỉ được phát hành ở khu vực đó, không được phát hành sang khu vực khác nên các quan cứ “chiếu” từ quy định này mà bày trò “cấm chợ ngăn sông”, một việc tưởng chừng chỉ tồn tại cách nay mấy chục năm về trước. Chắc các quan xứ biển tào lao xịt bộp nêu trên chưa từng hình dung ra việc này: giả sử các quan xứ biển cấm bán vé số miền Nam, lãnh đạo các địa phương khác bèn trả đũa bằng cách cấm bán vé số, bán nho, thanh long hay các sản phẩm khác sản xuất từ quê quán của các quan thì sự việc sẽ diễn biến như thế nào? Vậy nên có thơ rằng:
“Vé số dạo vốn đời khốn khó
Mong các quan bỏ chín làm mười
Đừng vin quy định lỗi thời
Cho em kiếm chút cơm rơi, thịt thừa…”
Nguyễn Sinh ( Báo Trẻ )