Sức khỏe và đời sống

Vi cá mập không còn là món ăn quý tại Hồng Kông

Quyết định mang tính lịch sử về việc bảo vệ năm loại cá mập đang bị đánh bắt quá mức, do cộng đồng quốc tế đưa ra trong tuần này, là một vố đau mới cho giới buôn bán vi cá tại Hồng Kông.

 

Vi cá mập trưng bày trước một nhà hàng ở Bangkok. Ảnh chụp ngày 05/03/2013.
Vi cá mập trưng bày trước một nhà hàng ở Bangkok. Ảnh chụp ngày 05/03/2013.
REUTERS/Chaiwat Subprasom

Thụy My

Quyết định mang tính lịch sử về việc bảo vệ năm loại cá mập đang bị đánh bắt quá mức, do cộng đồng quốc tế đưa ra trong tuần này, là một vố đau mới cho giới buôn bán vi cá tại Hồng Kông. Ngành này đang phải chịu thiệt hại vì giới sành ăn châu Á không còn ưa chuộng món vi cá lắm, nhất là lớp trẻ.

Các thương nhân chuyên mua bán vi cá cho rằng tác động của quyết định trên sẽ rất hạn chế, vì họ tiếp tục nhập khẩu vi của các loài cá mập khác không bị ảnh hưởng bởi Công ước về thương mại quốc tế đối với các loại đang bị đe dọa (CITES). Hơn nữa, việc áp dụng luật cũng rất khó khăn. Các loài cá mập được bảo vệ (cá mập đại dương mõm trắng, ba loại cá mập đầu búa và cá nhám) vốn rất khó phân biệt với các loại khác.

Nhưng những chiến dịch được các hiệp hội bảo vệ môi trường tiến hành từ nhiều năm qua đã bắt đầu mang lại kết quả. Lượng vi cá mập nhập khẩu vào Hồng Kông đã giảm xuống còn 3.351 tấn trong năm 2012, so với năm 2011 là 10.340 tấn, theo như con số chính thức của chính quyền Hồng Kông.

Phân nửa lượng vi cá trao đổi được thực hiện tại Hồng Kông, nơi mà món súp vi cá thường là món ăn đắt tiền được ưa chuộng nhất, trong những bữa tiệc.

Từ hai năm qua, ngày càng có thêm nhiều doanh nghiệp từ chối món này. Công ty hàng không của Hồng Kông là Cathay Pacific, không còn chấp nhận vận chuyển hàng là thịt hay vi cá mập được đánh bắt trên biển. Nhiều chuỗi khách sạn hạng sang như Shangri-La và Peninsula đã loại các món ăn có sử dụng vi cá mập ra khỏi thực đơn các nhà hàng của mình.

Trên con đường được mệnh danh là « Dried Seafood street » (đường của các loại hải sản khô) ở Hồng Kông, hàng chục cửa tiệm bày bán từ những mẫu vi cá có chất lượng trung bình được bọc bằng ni-lông trong suốt, cho đến các sản phẩm cao cấp, được chưng trong tủ kính có khóa, mà giá cả có thể lên đến 10.000 đô la Hồng Kông một ký (tương đương 1.000 euro).

Frederick Yu, một thương nhân trong lãnh vực này từ mười năm qua thở dài : « Ngày càng có nhiều thanh niên cho rằng món súp vi cá là một món ăn mang tính tàn ác ». « Đối với người Hoa, chỉ có hai món trân quý nhất là vi cá và bào ngư. Người phương Tây ăn trứng cá muối và gan béo, các món đó chẳng phải là tàn ác sao ? » - ông Yu bực tức nói. Ông khẳng định ủng hộ các biện pháp bảo vệ cá mập, nhưng tỏ ý tiếc rằng giới doanh nhân lại là những người đầu tiên bị chĩa mũi dùi.

Hôm thứ Năm 14/3, ngày diễn ra hội nghị CITES, 178 nước thành viên đã thông qua chủ trương bảo vệ năm loài cá mập, mặc dù Nhật Bản và Trung Quốc phản đối. Từ nay cho đến 18 tháng tới, các nước xuất khẩu sẽ phải có được giấy phép để xuất đi các loài trên, trong lúc vẫn phải đảm bảo việc duy trì các loài cá mập được bảo vệ, nếu không sẽ bị trừng phạt.

Đối với Ho Siu Chai, chủ tịch hiệp hội kinh doanh vi cá ở Hồng Kông, các biện pháp trên chỉ ảnh hưởng đến 1/10 số thương vụ hiện nay. Ông nói với AFP : « Điều này không thành vấn đề với chúng tôi. Chúng tôi có khoảng 400 loài cá mập, nên luôn có thể nhập khẩu vi của các loài khác. Chúng tôi có cách nhìn lạc quan, không chống đối biện pháp hạn chế mới ».

Theo Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc, hàng năm trên thế giới có khoảng 100 triệu con cá mập bị giết chết, và trong vòng một thế kỷ qua đã có 90% lượng cá mập đã bị tiêu diệt. Cách khai thác vi cá cũng gây bất nhẫn : các ngư dân cắt vây khi cá mập hãy còn sống, rồi thả chúng ra biển trong tình trạng hấp hối.

Theo bà Silvy Pun, giám đốc chi nhánh Hồng Kông của hiệp hội Mỹ Sharp Savers (Cứu vớt loài cá mập) thì việc áp dụng quyết định mới của CITES khá khó khăn. Ba loài cá mập đã được bảo vệ là cá mập trắng lớn, cá mập heo và cá mập « hành hương » rất dễ nhận dạng, còn năm loài mới thì khó hơn.

Bà Silvy Pun cho rằng : « Giai đoạn sắp tới sẽ rất, rất khó khăn để vận dụng ở Hồng Kông. Cách thức duy nhất để nhận dạng các loài cá mập được bảo vệ mà không sai sót, là thử ADN. Tuy nhiên theo tôi biết thì kỹ thuật này không được sử dụng tại Hồng Kông ».

Còn cơ quan chính phủ Hồng Kông phụ trách bảo vệ môi trường cho biết, là sẽ tôn trọng các quyết định của CITES, nhưng không cho biết cụ thể.

RFI

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Vi cá mập không còn là món ăn quý tại Hồng Kông

Quyết định mang tính lịch sử về việc bảo vệ năm loại cá mập đang bị đánh bắt quá mức, do cộng đồng quốc tế đưa ra trong tuần này, là một vố đau mới cho giới buôn bán vi cá tại Hồng Kông.

 

Vi cá mập trưng bày trước một nhà hàng ở Bangkok. Ảnh chụp ngày 05/03/2013.
Vi cá mập trưng bày trước một nhà hàng ở Bangkok. Ảnh chụp ngày 05/03/2013.
REUTERS/Chaiwat Subprasom

Thụy My

Quyết định mang tính lịch sử về việc bảo vệ năm loại cá mập đang bị đánh bắt quá mức, do cộng đồng quốc tế đưa ra trong tuần này, là một vố đau mới cho giới buôn bán vi cá tại Hồng Kông. Ngành này đang phải chịu thiệt hại vì giới sành ăn châu Á không còn ưa chuộng món vi cá lắm, nhất là lớp trẻ.

Các thương nhân chuyên mua bán vi cá cho rằng tác động của quyết định trên sẽ rất hạn chế, vì họ tiếp tục nhập khẩu vi của các loài cá mập khác không bị ảnh hưởng bởi Công ước về thương mại quốc tế đối với các loại đang bị đe dọa (CITES). Hơn nữa, việc áp dụng luật cũng rất khó khăn. Các loài cá mập được bảo vệ (cá mập đại dương mõm trắng, ba loại cá mập đầu búa và cá nhám) vốn rất khó phân biệt với các loại khác.

Nhưng những chiến dịch được các hiệp hội bảo vệ môi trường tiến hành từ nhiều năm qua đã bắt đầu mang lại kết quả. Lượng vi cá mập nhập khẩu vào Hồng Kông đã giảm xuống còn 3.351 tấn trong năm 2012, so với năm 2011 là 10.340 tấn, theo như con số chính thức của chính quyền Hồng Kông.

Phân nửa lượng vi cá trao đổi được thực hiện tại Hồng Kông, nơi mà món súp vi cá thường là món ăn đắt tiền được ưa chuộng nhất, trong những bữa tiệc.

Từ hai năm qua, ngày càng có thêm nhiều doanh nghiệp từ chối món này. Công ty hàng không của Hồng Kông là Cathay Pacific, không còn chấp nhận vận chuyển hàng là thịt hay vi cá mập được đánh bắt trên biển. Nhiều chuỗi khách sạn hạng sang như Shangri-La và Peninsula đã loại các món ăn có sử dụng vi cá mập ra khỏi thực đơn các nhà hàng của mình.

Trên con đường được mệnh danh là « Dried Seafood street » (đường của các loại hải sản khô) ở Hồng Kông, hàng chục cửa tiệm bày bán từ những mẫu vi cá có chất lượng trung bình được bọc bằng ni-lông trong suốt, cho đến các sản phẩm cao cấp, được chưng trong tủ kính có khóa, mà giá cả có thể lên đến 10.000 đô la Hồng Kông một ký (tương đương 1.000 euro).

Frederick Yu, một thương nhân trong lãnh vực này từ mười năm qua thở dài : « Ngày càng có nhiều thanh niên cho rằng món súp vi cá là một món ăn mang tính tàn ác ». « Đối với người Hoa, chỉ có hai món trân quý nhất là vi cá và bào ngư. Người phương Tây ăn trứng cá muối và gan béo, các món đó chẳng phải là tàn ác sao ? » - ông Yu bực tức nói. Ông khẳng định ủng hộ các biện pháp bảo vệ cá mập, nhưng tỏ ý tiếc rằng giới doanh nhân lại là những người đầu tiên bị chĩa mũi dùi.

Hôm thứ Năm 14/3, ngày diễn ra hội nghị CITES, 178 nước thành viên đã thông qua chủ trương bảo vệ năm loài cá mập, mặc dù Nhật Bản và Trung Quốc phản đối. Từ nay cho đến 18 tháng tới, các nước xuất khẩu sẽ phải có được giấy phép để xuất đi các loài trên, trong lúc vẫn phải đảm bảo việc duy trì các loài cá mập được bảo vệ, nếu không sẽ bị trừng phạt.

Đối với Ho Siu Chai, chủ tịch hiệp hội kinh doanh vi cá ở Hồng Kông, các biện pháp trên chỉ ảnh hưởng đến 1/10 số thương vụ hiện nay. Ông nói với AFP : « Điều này không thành vấn đề với chúng tôi. Chúng tôi có khoảng 400 loài cá mập, nên luôn có thể nhập khẩu vi của các loài khác. Chúng tôi có cách nhìn lạc quan, không chống đối biện pháp hạn chế mới ».

Theo Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc, hàng năm trên thế giới có khoảng 100 triệu con cá mập bị giết chết, và trong vòng một thế kỷ qua đã có 90% lượng cá mập đã bị tiêu diệt. Cách khai thác vi cá cũng gây bất nhẫn : các ngư dân cắt vây khi cá mập hãy còn sống, rồi thả chúng ra biển trong tình trạng hấp hối.

Theo bà Silvy Pun, giám đốc chi nhánh Hồng Kông của hiệp hội Mỹ Sharp Savers (Cứu vớt loài cá mập) thì việc áp dụng quyết định mới của CITES khá khó khăn. Ba loài cá mập đã được bảo vệ là cá mập trắng lớn, cá mập heo và cá mập « hành hương » rất dễ nhận dạng, còn năm loài mới thì khó hơn.

Bà Silvy Pun cho rằng : « Giai đoạn sắp tới sẽ rất, rất khó khăn để vận dụng ở Hồng Kông. Cách thức duy nhất để nhận dạng các loài cá mập được bảo vệ mà không sai sót, là thử ADN. Tuy nhiên theo tôi biết thì kỹ thuật này không được sử dụng tại Hồng Kông ».

Còn cơ quan chính phủ Hồng Kông phụ trách bảo vệ môi trường cho biết, là sẽ tôn trọng các quyết định của CITES, nhưng không cho biết cụ thể.

RFI

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm