Cà Kê Dê Ngỗng

Vị giám mục tự phong bị cả Vatican và TQ ruồng bỏ ( Trọng Lú Và ĐCSVN có ai phong cho đâu )

Người đàn ông 58 tuổi ở một làng nhỏ miền bắc Trung Quốc không được cả Giáo hoàng lẫn Bắc Kinh phong chức nhưng đã tự xưng mình là giám mục.



Carrie Gracie Biên tập viên chuyên về Trung Quốc

Image caption Tu sỹ Đổng Quán Hoa là một trong nhiều gương mặt lãnh đạo tôn giáo không được cả Tòa thánh La Mã lẫn nhà nước Trung Quốc công nhận

Đổng Quán Hoa là một cái gai cho cả Tòa thánh Vatican và nhà nước Trung Quốc.

Người đàn ông 58 tuổi ở một làng nhỏ miền bắc Trung Quốc không được cả Giáo hoàng lẫn Bắc Kinh phong chức nhưng đã tự xưng mình là giám mục.

Trung Quốc và Vatican được cho là sắp đạt thỏa thuận mang tính lịch sử về việc lựa chọn các giám mục cho 10 triệu người Công giáo Trung Quốc.

Thỏa thuận này sẽ là dấu hiệu đầu tiên cho việc nối lại quan hệ giữa Bắc Kinh và Tòa thánh kể từ cuộc cách mạng của phe cộng sản tại Trung Quốc hồi 1949.

Cả hai bên ở thời điểm nhạy cảm này đều không muốn để chuyện một giám mục tự phong như ông Đổng Quán Hoa ngáng trở tiến trình.

Hiện ở Trung Quốc có khoảng 100 giám mục Công giáo, và việc công nhận các giám mục là chuyện khá lắt léo. Một số vị được công nhận bởi Bắc Kinh, một số bởi Vatican, và về mặt không chính thức, nhiều vị đã được công nhận bởi cả hai bên.
Ngoài vòng pháp luật

Sau bảy thập kỷ tranh chấp, cả Vatican và nhà nước Trung Quốc nay đều muốn lập lại trật tự trước tình trạng này. Nhưng những người Công giáo Trung Quốc không biết được chi tiết của thỏa thuận đang được đàm phán, và Đổng Quán Hoa lo ngại thỏa thuận còn làm sự chia rẽ tồi tệ hơn.

"Tôi tôn trọng Giáo hoàng nhưng tôi không ủng hộ thỏa thuận này. Tòa thánh sẽ bị chịu thiệt vì chính phủ vốn theo đường lối cứng rắn này sẽ không chịu nhường bước. Chính phủ thực ra muốn tạo ra sự lộn xộn trong Tòa thánh. Chính phủ muốn tình hình càng lộn xộn càng tốt."

Đổng Quán Hoa từ lâu nay đã bị Bắc Kinh đặt ra ngoài vòng pháp luật.

Là người Công giáo từ huyện Chánh Định, tỉnh Hà Bắc, ông đã từ chối không đăng ký với Hội Công giáo Yêu nước thuộc nhà nước quản lý, vì Hội không công nhận thẩm quyền của Giáo hoàng, và vì thế, Hội không được Vatican thừa nhận.

Thay vào đó ông gia nhập cái gọi là "nhà thờ ngầm", một cộng đồng chỉ công nhận tính hợp pháp tôn giáo của Tòa thánh.

Nhưng khi Vatican xích lại gần Bắc Kinh, chính Tòa thánh La Mã cũng lên tiếng chỉ trích quyết định tự phong giám mục của Đổng Quán Hoa là "trọng tội". Nói cách khác, ông Đổng giờ là "kẻ tội đồ" với cả hai bên.
Image caption Ban thờ Chúa vắng vẻ trong một nhà thờ được nhà nước cho phép gần ban thờ không chính thức của ông Đổng Quán Hoa

Ông Đổng nói ông sẽ làm theo lương tâm và phản bác những lời chỉ trích từ hai bên theo đó nói hành động của ông là điên rồ.

"Có những người từng nói Chúa Jesus là điên rồ. Đôi khi chính phủ tưởng thưởng cho những kẻ chịu nhún nhường. Tôi không thèm những phần thưởng đó. Tôi chẳng sợ gì cả vì lương tâm của tôi trong sạch."

Đổng Quán Hoa không có nhà thờ.

Ông giảng kinh cho những gia đình nông dân mặc áo bông túm tụm ở sân nhà ông. Họ đọc kinh trong lễ cầu nguyện ngoài trời, khi ánh nắng nhạt xuyên qua bầu không khí ô nhiễm, chiếu bóng những hàng dây điện chằng chịt trên gương mặt họ.

Bất chấp thời tiết lạnh giá và nỗi sợ bị công an bắt, có nhiều người đến cầu nguyện ở đây hơn ở nhà thờ lớn của chính phủ ở bên kia đường: đám đông tụ tập ở nhà ông Đổng không để cho nhà nước xen giữa họ và Chúa.

"Nếu có sự tự do tôn giáo, chúng tôi sẽ đến nhà thờ của nhà nước. Chúng tôi không muốn ngồi ngoài trời lạnh," ông nói.
Hợp pháp

Cách đó khoảng 320km, một Lễ thánh Chủ nhật rất khác đang diễn ra.

Thánh đường Nam tráng lệ ở Bắc Kinh không phải là nhà thờ cho những người "phạm pháp" mà là nơi dành cho các giáo dân theo dòng Công giáo được nhà nước công nhận.

Tất cả các ban thờ và lối đi đều đấy kín người, già có trẻ có kính cẩn nhìn lên tượng Chúa Jesu, hai bên có hai lọ lộc bình cắm tre, hương khói nghi ngút.
Image caption Các nhà thờ "nổi" đã chịu sự kiểm soát của nhà nước

Từ thế hệ này qua thế hệ khác, những người Công giáo "hợp pháp" này đã theo đuổi tôn giáo của mình và chấp nhận sự kiểm soát của nhà nước.

Khi được hỏi họ nghĩ gì về thỏa thuận giữa nhà nước Trung Quốc và Giáo hoàng, nhiều người không muốn trả lời.

Nhưng nhiều người lạc quan một cách thận trọng và một phụ nữ dũng cảm tuyên bố rằng nếu Giáo hội ở Trung Quốc được Giáo hoàng dẫn dắt mà không có sự can thiệp của nhà nước, điều đó sẽ "làm cho đạo Thiên chúa thanh khiết hơn".

Giáo hoàng Francis rất mong có cơ hội hàn gắn Giáo hội bị chia rẽ từ lâu ở Trung Quốc, và được công nhận là vị lãnh tụ tôn giáo chăm sóc phần hồn cho các con chiên ở cả nhà thờ chìm cũng như nổi.

Một thỏa thuận với Bắc Kinh sẽ cho phép điều này, và sẽ đạt được sự thỏa hiệp về chọn lựa giám mục, và đó cũng sẽ là bước đầu cho việc nối lại quan hệ ngoại giao giữa Vatican và Trung Quốc.

Phía Bắc Kinh cũng được hưởng lợi nhiều. Thỏa thuận với Vatican sẽ giúp thiết lập trật tự ở một cộng đồng phức tạp và nhiều mâu thuẫn, và làm cho những người như Đổng Quán Hoa bị đặt ra bên lề.

Trên trường quốc tế, điều này cũng làm tăng uy tín của Trung Quốc. Cuối cùng thì một siêu cường đang lên cũng hợp tác với Tòa thánh dẫn dắt phần hồn hàng tỷ giáo dân trên thế giới.
Image caption Nhiều con chiên ở Thánh đường Nam tại Bắc Kinh không muốn trả lời
"Bước đi thận trọng"

Nhiều người đang hy vọng. Cha Jeroom Heyndrickx là một giáo sỹ người Bỉ từng ở Trung Quốc 60 năm để giúp người Công giáo ở nước này. Ông nói dù có nhiều người nghi ngờ và cản trở ở cả hai phía, nhưng đây là cơ hội đối thoại giữa hai bên tốt nhất trong cuộc đời của ông.

"Suốt 2.000 năm ở Trung Quốc, hoàng đế vừa là hoàng đế vừa là giáo hoàng và điều này cũng áp dụng cho nước Trung Quốc cộng sản. Nhưng Trung Quốc đã thay đổi và Tòa thánh cũng thay đổi và điều này đã mang lại cơ hội thành công mới cho cuộc đối thoại giữa hai bên.

"Trung Quốc giờ thấy được toàn cầu hóa đang diễn ra. Giờ đây Trung Quốc công khai nhận mình là một quốc gia sẵn sàng đối thoại với những ý thức hệ khác," vị giáo sỹ nói thêm.

Giáo hoàng Francis đang làm hết sức để đảm bảo cho đối thoại thành công. Ngài đã rất thận trọng và tránh chỉ trích Trung Quốc về vấn đề tự do tôn giáo và nhân quyền.
Image caption Chưa rõ một thỏa thuận sẽ có nghĩa gì với các nhà thờ chìm và nổi

Ngài đã tiếp các đoàn từ giáo hội được nhà nước Trung Quốc tài trợ trong các chuyến thăm Rome của họ.

Và vì thế, một số người Công giáo phàn nàn Ngài có thể bị coi là phản bội lại những người đã chịu đau khổ và hy sinh vì trung thành với Tòa thánh La Mã và từ bỏ những con tin đích thực để chịu sự kiểm soát của một nhà nước cộng sản.
"Không khoan nhượng"

Một người nghi ngại thỏa thuận này là Joseph Zen, đức hồng y đã nghỉ hưu của Hong Kong.

Trong một bài phỏng vấn gần đây, vị hồng y này nói với BBC: "Một thỏa thuận tồi làm cho tình hình xấu đi. Nếu không có thỏa thuận, chúng tôi phải chịu đựng nhiều điều nhưng cũng không sao. Lòng tin của chúng tôi cho chúng tôi hiểu mình phải chịu đựng. Chính phủ cộng sản không bao giờ thay đổi chính sách của họ. Họ muốn chúng tôi đầu hàng hoàn toàn."

Giới chức tôn giáo Trung Quốc từ chối tất cả các lời đề nghị trả lời phỏng vấn.
Image copyright AFP
Image caption Chủ tịch Tập Cận Bình tập trung quyền lực về mình và trấn áp các hệ tư tưởng cạnh tranh

Trên sân nhà vị giám mục "phạm pháp", lễ phụng Chúa ngoài trời đã tan và giáo đoàn đã ra về, Đổng Quán Hoa kéo bức rèm đỏ quanh bàn thờ chúa để giữ cho bàn thờ khỏi bị mưa nắng.

Những chiếc lá khô cuối cùng đang lay khẽ trên cành, và vài chú gà tha thẩn trên mái tôn.

Khi được hỏi ông có thông điệp gì cho Giáo hoàng Francis khi thỏa thuận lịch sử sắp được ký kết, ông nói: "Tôi sẽ nói là Giáo hoàng nên cẩn thận. Nếu thỏa thuận diễn ra tốt đẹp, Chúa sẽ hài lòng, nhưng nếu không, Giáo hoàng sẽ bị trừng phạt. Khoan nhượng là điều xấu. Nó làm mất tính liêm chính của tín ngưỡng Công giáo. Chín mươi phần trăm con tin ở đây đồng ý với quan điểm của tôi"..

Những bông tuyết đầu mùa bắt đầu rơi, và ông Đổng Quán Hoa vào nhà để cầu nguyện. Cái sân nhà trống trải và màn đêm đang xuống nhanh.

Sự tĩnh lặng của đêm làm ta suy nghĩ - thỏa thuận giữa một tín ngưỡng vĩ đại và một quốc gia vĩ đại; và lương tâm của cá nhân là hai chủ đề từng lặp lại nhiều lần trong lịch sử Thiên chúa giáo.

( BBC )

Bàn ra tán vào (1)

Dan N
Và vì thế, một số người Công giáo phàn nàn Ngài có thể bị coi là phản bội lại những người đã chịu đau khổ và hy sinh vì trung thành với Tòa thánh La Mã và từ bỏ những con tin đích thực để chịu sự kiểm soát của một nhà nước cộng sản. GIAO HOANG GI MA KY VAY? THOA THUAN VOI SATAN? THIEN CHUA DAU CO CAN GIAO HOANG KIEU NAY?

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Vị giám mục tự phong bị cả Vatican và TQ ruồng bỏ ( Trọng Lú Và ĐCSVN có ai phong cho đâu )

Người đàn ông 58 tuổi ở một làng nhỏ miền bắc Trung Quốc không được cả Giáo hoàng lẫn Bắc Kinh phong chức nhưng đã tự xưng mình là giám mục.



Carrie Gracie Biên tập viên chuyên về Trung Quốc

Image caption Tu sỹ Đổng Quán Hoa là một trong nhiều gương mặt lãnh đạo tôn giáo không được cả Tòa thánh La Mã lẫn nhà nước Trung Quốc công nhận

Đổng Quán Hoa là một cái gai cho cả Tòa thánh Vatican và nhà nước Trung Quốc.

Người đàn ông 58 tuổi ở một làng nhỏ miền bắc Trung Quốc không được cả Giáo hoàng lẫn Bắc Kinh phong chức nhưng đã tự xưng mình là giám mục.

Trung Quốc và Vatican được cho là sắp đạt thỏa thuận mang tính lịch sử về việc lựa chọn các giám mục cho 10 triệu người Công giáo Trung Quốc.

Thỏa thuận này sẽ là dấu hiệu đầu tiên cho việc nối lại quan hệ giữa Bắc Kinh và Tòa thánh kể từ cuộc cách mạng của phe cộng sản tại Trung Quốc hồi 1949.

Cả hai bên ở thời điểm nhạy cảm này đều không muốn để chuyện một giám mục tự phong như ông Đổng Quán Hoa ngáng trở tiến trình.

Hiện ở Trung Quốc có khoảng 100 giám mục Công giáo, và việc công nhận các giám mục là chuyện khá lắt léo. Một số vị được công nhận bởi Bắc Kinh, một số bởi Vatican, và về mặt không chính thức, nhiều vị đã được công nhận bởi cả hai bên.
Ngoài vòng pháp luật

Sau bảy thập kỷ tranh chấp, cả Vatican và nhà nước Trung Quốc nay đều muốn lập lại trật tự trước tình trạng này. Nhưng những người Công giáo Trung Quốc không biết được chi tiết của thỏa thuận đang được đàm phán, và Đổng Quán Hoa lo ngại thỏa thuận còn làm sự chia rẽ tồi tệ hơn.

"Tôi tôn trọng Giáo hoàng nhưng tôi không ủng hộ thỏa thuận này. Tòa thánh sẽ bị chịu thiệt vì chính phủ vốn theo đường lối cứng rắn này sẽ không chịu nhường bước. Chính phủ thực ra muốn tạo ra sự lộn xộn trong Tòa thánh. Chính phủ muốn tình hình càng lộn xộn càng tốt."

Đổng Quán Hoa từ lâu nay đã bị Bắc Kinh đặt ra ngoài vòng pháp luật.

Là người Công giáo từ huyện Chánh Định, tỉnh Hà Bắc, ông đã từ chối không đăng ký với Hội Công giáo Yêu nước thuộc nhà nước quản lý, vì Hội không công nhận thẩm quyền của Giáo hoàng, và vì thế, Hội không được Vatican thừa nhận.

Thay vào đó ông gia nhập cái gọi là "nhà thờ ngầm", một cộng đồng chỉ công nhận tính hợp pháp tôn giáo của Tòa thánh.

Nhưng khi Vatican xích lại gần Bắc Kinh, chính Tòa thánh La Mã cũng lên tiếng chỉ trích quyết định tự phong giám mục của Đổng Quán Hoa là "trọng tội". Nói cách khác, ông Đổng giờ là "kẻ tội đồ" với cả hai bên.
Image caption Ban thờ Chúa vắng vẻ trong một nhà thờ được nhà nước cho phép gần ban thờ không chính thức của ông Đổng Quán Hoa

Ông Đổng nói ông sẽ làm theo lương tâm và phản bác những lời chỉ trích từ hai bên theo đó nói hành động của ông là điên rồ.

"Có những người từng nói Chúa Jesus là điên rồ. Đôi khi chính phủ tưởng thưởng cho những kẻ chịu nhún nhường. Tôi không thèm những phần thưởng đó. Tôi chẳng sợ gì cả vì lương tâm của tôi trong sạch."

Đổng Quán Hoa không có nhà thờ.

Ông giảng kinh cho những gia đình nông dân mặc áo bông túm tụm ở sân nhà ông. Họ đọc kinh trong lễ cầu nguyện ngoài trời, khi ánh nắng nhạt xuyên qua bầu không khí ô nhiễm, chiếu bóng những hàng dây điện chằng chịt trên gương mặt họ.

Bất chấp thời tiết lạnh giá và nỗi sợ bị công an bắt, có nhiều người đến cầu nguyện ở đây hơn ở nhà thờ lớn của chính phủ ở bên kia đường: đám đông tụ tập ở nhà ông Đổng không để cho nhà nước xen giữa họ và Chúa.

"Nếu có sự tự do tôn giáo, chúng tôi sẽ đến nhà thờ của nhà nước. Chúng tôi không muốn ngồi ngoài trời lạnh," ông nói.
Hợp pháp

Cách đó khoảng 320km, một Lễ thánh Chủ nhật rất khác đang diễn ra.

Thánh đường Nam tráng lệ ở Bắc Kinh không phải là nhà thờ cho những người "phạm pháp" mà là nơi dành cho các giáo dân theo dòng Công giáo được nhà nước công nhận.

Tất cả các ban thờ và lối đi đều đấy kín người, già có trẻ có kính cẩn nhìn lên tượng Chúa Jesu, hai bên có hai lọ lộc bình cắm tre, hương khói nghi ngút.
Image caption Các nhà thờ "nổi" đã chịu sự kiểm soát của nhà nước

Từ thế hệ này qua thế hệ khác, những người Công giáo "hợp pháp" này đã theo đuổi tôn giáo của mình và chấp nhận sự kiểm soát của nhà nước.

Khi được hỏi họ nghĩ gì về thỏa thuận giữa nhà nước Trung Quốc và Giáo hoàng, nhiều người không muốn trả lời.

Nhưng nhiều người lạc quan một cách thận trọng và một phụ nữ dũng cảm tuyên bố rằng nếu Giáo hội ở Trung Quốc được Giáo hoàng dẫn dắt mà không có sự can thiệp của nhà nước, điều đó sẽ "làm cho đạo Thiên chúa thanh khiết hơn".

Giáo hoàng Francis rất mong có cơ hội hàn gắn Giáo hội bị chia rẽ từ lâu ở Trung Quốc, và được công nhận là vị lãnh tụ tôn giáo chăm sóc phần hồn cho các con chiên ở cả nhà thờ chìm cũng như nổi.

Một thỏa thuận với Bắc Kinh sẽ cho phép điều này, và sẽ đạt được sự thỏa hiệp về chọn lựa giám mục, và đó cũng sẽ là bước đầu cho việc nối lại quan hệ ngoại giao giữa Vatican và Trung Quốc.

Phía Bắc Kinh cũng được hưởng lợi nhiều. Thỏa thuận với Vatican sẽ giúp thiết lập trật tự ở một cộng đồng phức tạp và nhiều mâu thuẫn, và làm cho những người như Đổng Quán Hoa bị đặt ra bên lề.

Trên trường quốc tế, điều này cũng làm tăng uy tín của Trung Quốc. Cuối cùng thì một siêu cường đang lên cũng hợp tác với Tòa thánh dẫn dắt phần hồn hàng tỷ giáo dân trên thế giới.
Image caption Nhiều con chiên ở Thánh đường Nam tại Bắc Kinh không muốn trả lời
"Bước đi thận trọng"

Nhiều người đang hy vọng. Cha Jeroom Heyndrickx là một giáo sỹ người Bỉ từng ở Trung Quốc 60 năm để giúp người Công giáo ở nước này. Ông nói dù có nhiều người nghi ngờ và cản trở ở cả hai phía, nhưng đây là cơ hội đối thoại giữa hai bên tốt nhất trong cuộc đời của ông.

"Suốt 2.000 năm ở Trung Quốc, hoàng đế vừa là hoàng đế vừa là giáo hoàng và điều này cũng áp dụng cho nước Trung Quốc cộng sản. Nhưng Trung Quốc đã thay đổi và Tòa thánh cũng thay đổi và điều này đã mang lại cơ hội thành công mới cho cuộc đối thoại giữa hai bên.

"Trung Quốc giờ thấy được toàn cầu hóa đang diễn ra. Giờ đây Trung Quốc công khai nhận mình là một quốc gia sẵn sàng đối thoại với những ý thức hệ khác," vị giáo sỹ nói thêm.

Giáo hoàng Francis đang làm hết sức để đảm bảo cho đối thoại thành công. Ngài đã rất thận trọng và tránh chỉ trích Trung Quốc về vấn đề tự do tôn giáo và nhân quyền.
Image caption Chưa rõ một thỏa thuận sẽ có nghĩa gì với các nhà thờ chìm và nổi

Ngài đã tiếp các đoàn từ giáo hội được nhà nước Trung Quốc tài trợ trong các chuyến thăm Rome của họ.

Và vì thế, một số người Công giáo phàn nàn Ngài có thể bị coi là phản bội lại những người đã chịu đau khổ và hy sinh vì trung thành với Tòa thánh La Mã và từ bỏ những con tin đích thực để chịu sự kiểm soát của một nhà nước cộng sản.
"Không khoan nhượng"

Một người nghi ngại thỏa thuận này là Joseph Zen, đức hồng y đã nghỉ hưu của Hong Kong.

Trong một bài phỏng vấn gần đây, vị hồng y này nói với BBC: "Một thỏa thuận tồi làm cho tình hình xấu đi. Nếu không có thỏa thuận, chúng tôi phải chịu đựng nhiều điều nhưng cũng không sao. Lòng tin của chúng tôi cho chúng tôi hiểu mình phải chịu đựng. Chính phủ cộng sản không bao giờ thay đổi chính sách của họ. Họ muốn chúng tôi đầu hàng hoàn toàn."

Giới chức tôn giáo Trung Quốc từ chối tất cả các lời đề nghị trả lời phỏng vấn.
Image copyright AFP
Image caption Chủ tịch Tập Cận Bình tập trung quyền lực về mình và trấn áp các hệ tư tưởng cạnh tranh

Trên sân nhà vị giám mục "phạm pháp", lễ phụng Chúa ngoài trời đã tan và giáo đoàn đã ra về, Đổng Quán Hoa kéo bức rèm đỏ quanh bàn thờ chúa để giữ cho bàn thờ khỏi bị mưa nắng.

Những chiếc lá khô cuối cùng đang lay khẽ trên cành, và vài chú gà tha thẩn trên mái tôn.

Khi được hỏi ông có thông điệp gì cho Giáo hoàng Francis khi thỏa thuận lịch sử sắp được ký kết, ông nói: "Tôi sẽ nói là Giáo hoàng nên cẩn thận. Nếu thỏa thuận diễn ra tốt đẹp, Chúa sẽ hài lòng, nhưng nếu không, Giáo hoàng sẽ bị trừng phạt. Khoan nhượng là điều xấu. Nó làm mất tính liêm chính của tín ngưỡng Công giáo. Chín mươi phần trăm con tin ở đây đồng ý với quan điểm của tôi"..

Những bông tuyết đầu mùa bắt đầu rơi, và ông Đổng Quán Hoa vào nhà để cầu nguyện. Cái sân nhà trống trải và màn đêm đang xuống nhanh.

Sự tĩnh lặng của đêm làm ta suy nghĩ - thỏa thuận giữa một tín ngưỡng vĩ đại và một quốc gia vĩ đại; và lương tâm của cá nhân là hai chủ đề từng lặp lại nhiều lần trong lịch sử Thiên chúa giáo.

( BBC )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm