Kinh Khổ
Vì sao CSVN không thể đóng cửa biên giới khi dịch bùng phát? --- (Tác giả : Diễm Thi, RFA)
Đã xác định được ổ dịch là từ Trung Quốc thì chúng ta phải ngăn chặn con đường lây lan bằng cách đóng cửa biên giới.





Khách du lịch mang khẩu trang bảo vệ tham quan Văn Miếu tại Hà Nội vào ngày 4 tháng 2 năm 2020. AFP
Chống dịch như chống giặc!
Thủ tướng chính phủ Hà Nội, ông Nguyễn Xuân Phúc, lên tiếng kêu gọi tại một cuộc họp về phòng chống virus corona vào cuối tháng 1 vừa qua rằng ‘với tinh thần chống dịch như chống giặc, các bộ, ngành, địa phương không được chủ quan, phải bảo đảm tính mạng, sức khỏe của người dân.'
Lý do được cho là vì Việt Nam có đường biên dài với Trung Quốc, nơi phát tán dịch virus corona. Đây là chủng virus corona mới mà vào chiều tối ngày 30 tháng 1 Tổ chức Y tế Thế giới phải tuyên bố "tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu".

(Ba Nga^n ta('t kinh roi ! 

)
Cũng vào chiều ngày 30 tháng 1, tại cuộc họp phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, trả lời ý kiến về việc đóng cửa biên giới,
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết: “Việt Nam và Trung Quốc có ký kết hiệp ước, nếu liên quan an ninh và dịch bệnh thì có thể đóng cửa nhưng phải có thỏa thuận giữa hai bên chứ Việt Nam không thể đơn phương”.
Phát biểu của ông Phạm Bình Minh nhận được nhiều ý kiến phản hồi cả trên báo chí chính thống lẫn trên mạng xã hội. Đại đa số cho rằng việc đóng cửa biên giới là việc làm cần thiết để bảo vệ người dân.
Sao không đóng cửa biên giới?
Vì sao với độ lây nhiễm khủng khiếp như vậy, chỉ trong 6 ngày, từ ngày 29 tháng 1 đến ngày 4 tháng 2, con số nhiễm bệnh tăng từ 6.165 ca lên 20.701 ca trên toàn cầu và 426 trường hợp tử vong tại Hoa Lục (theo thống kê từ trường đại học y khoa Johns Hopkins) mà chính phủ Việt Nam vẫn mở cửa biên giới với Trung Quốc?
Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc nêu nhận định:
“Vấn đề phòng chống coronavirus theo tôi quan trọng nhất là phải ngăn được nguồn lây lan. Rõ ràng dịch này xuất phát từ Vũ Hán - Trung Quốc rồi qua Việt Nam bằng con đường sinh viên du học, khách du lịch, công nhân lao động…
Đã xác định được ổ dịch là từ Trung Quốc thì chúng ta phải ngăn chặn con đường lây lan bằng cách đóng cửa biên giới.
Đóng cửa biên giới không có nghĩa là đoạn tuyệt ngoại giao, cũng không có nghĩa coi Trung Quốc là thù địch mà là ngăn con đường lây lan để tập trung nguồn lực, nhân lực phòng ngừa, chữa trị.”
Ông nói thêm rằng từ trước đến nay ông không được nghe và cũng không được đọc những hiệp ước ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhưng sau tuyên bố của ông Phạm Bình Minh về hiệp định cửa khẩu thì ông rất ngạc nhiên khi chính quyền báo động, phòng ngừa, tìm mọi cách chữa trị nhưng không ngăn chặn nguồn lây lan một cách quyết liệt.
Khoản 3 Điều 5 Hiệp định về Cửa khẩu và Quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc nêu rõ:
“Để bảo vệ lợi ích xã hội, an ninh quốc gia hoặc vì lý do thiên tai nghiêm trọng, dịch bệnh truyền nhiễm lớn, dịch bệnh động thực vật và các trường hợp bất khả kháng khác, một Bên có thể tạm thời đóng hoặc hạn chế việc qua lại cửa khẩu.
Tuy nhiên, cần phải thông báo cho phía Bên kia trước 5 ngày, trong trường hợp khẩn cấp không được ít hơn 24 giờ.”
Quan ngại về chủ quyền!

Một nhân viên bảo vệ tại một trường tiểu học ở Hà Nội đã đóng cửa để ngăn chặn sự lây lan virus corona ngày 3 tháng 2 năm 2020. AFP
Ông Đinh Đức Long, Trung tá Quân đội nhấn mạnh hai khả năng Việt Nam không đóng cửa biên giới với Trung Quốc dù trong tình hình dịch bệnh nguy hiểm như vậy,
thứ nhất là vì lợi ích kinh tế;
thứ hai là Việt Nam có thể đã đánh mất chủ quyền và là một nước chư hầu, thuần phục Trung Quốc. Ông phân tích:
“Trong trường hợp cụ thể này thì vẫn có thể đóng cửa biên giới nhưng thực tế họ không làm điều đó. Trong khi các nước khác như Nga, Mông Cổ đã đóng cửa, trong đó Bắc Hàn đóng ngay từ đầu dù họ phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc nhưng họ rất kiên quyết. Họ đặt lợi ích đất nước, dân tộc họ lên trên hết.
Không biết vô tình hay cố ý, ông Phạm Bình Minh tiết lộ một điều mà xưa nay chúng ta chưa biết, hoặc họ có tình giấu, tức là Việt Nam mất độc lập chủ quyền quốc gia, mất độc lập về việc đóng cửa biên giới”.
Theo phân tích của ông Đinh Đức Long, một nước có chủ quyền có thể chấm dứt hiệu lực, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế trong trường hợp cần thiết theo đúng luật.
Cụ thể theo Điều 55 Luật điều ước quốc tế 2016, Quốc hội có quyền quyết định chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế mà Quốc hội phê chuẩn hoặc quyết định gia nhập. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch nước, Chính phủ quyết định tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế do Chủ tịch nước, Chính phủ quyết định ký và Quốc hội phê chuẩn, sau đó báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Như vậy rõ ràng Việt Nam có thể đơn phương đóng cửa biên giới với Trung Quốc nhưng Việt Nam không làm.
Ông Võ Minh Đức, một cựu chiến binh hiện đang ở Sài Gòn nhận định rằng, chính quyền Việt Nam cần Trung Quốc để giữ đảng nên họ phải làm thế. Ông nói:
“Theo sự hiểu biết của tôi thì chắc chắn họ muốn giữ thế độc tài, độc quyền lãnh đạo của họ nên họ có những hiệp ước, hiệp định ký kết giữa hai bên mà không bao giờ công bố công khai cho dân biết. Họ cứ lẳng lặng làm, thiệt hại thì dân gánh chịu.
Bất cứ người dân nào chống Trung Quốc thì họ bắt bớ, đàn áp. Như vậy là chính quyền tự đánh mất chủ quyền, tự lệ thuộc vào Trung Quốc để giữ thế độc tài cai trị trong nước”.
Thắc mắc của nhiều người dân Việt Nam hiện nay, là tại sao chính phủ lại không dám đóng cửa đường biên giới dài hơn 1.449km dọc theo 7 tỉnh phía bắc để ngăn lây lan dịch bệnh nguy hiểm mà cả thế giới đang phải phòng chống. Biện pháp đóng cửa là cấp thiết và hoàn toàn hợp lý!
--------------
NGUYỄN PHÚ TRỌNG - VÀ VIỆC ĐÓNG CỬA BIÊN GIỚI ---
(Tác giả : Phạm Minh Vũ-TheSaigonPost)

Đến giờ phút này, Việt Nam đã công bố dịch Corona trên toàn quốc, nhưng vẫn chưa có động thái đóng cửa biên giới để ngăn chặn dịch lây lan. Hành động đóng cửa Biên giới với TQ đã được nhiều quốc gia làm, trong đó có Triều Tiên và Nga...
Lý do Việt Nam vẫn chưa đóng cửa Biên giới đã được Phạm Bình Minh, là phó thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Việt Nam nêu rõ trong cuộc họp chính phủ hôm 30-01 là không thể đóng được, vì VN có ký kết hiệp định với TQ nên không thể đơn phương đóng được.
Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc có hiệu lực ngày 14/7/2010. Ngày 18/11/2009 tại Bắc Kinh, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn, đại diện Chính phủ Việt Nam và Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Đại Vĩ, đại diện Chính phủ Trung Quốc đã ký Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc.
Khi một hiệp định được thảo luận, đàm phán trước khi đặt bút ký, sẽ được trình ra Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội có quyết định cuối cùng là đồng ý nên ký hay không. Nguyễn Phú Trọng lúc đó đang là Chủ tịch quốc hội.
Để có thể ký Hiệp định này, chúng ta cần nhắc lại một chút lịch sử để làm rõ bối cảnh hiệp định này được ký, nó bất lợi đến chủ quyền VN khi cửa nhà mình cũng không thể đóng được mà phải xin phép ông hàng xóm.
Phải nói Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc là kết quả của việc VN nhượng 15,420 cây số vuông trong hiệp ước Phân chia biên giới năm 1999.
Trung quốc và VN hoàn thành việc cắm mốc Biên giới sau khi phân chia lãnh thổ năm 2008, trong đó VN nhượng Ải Nam Quan và Thác Bản Giốc. Sang năm 2009 bắt đầu ký kết về quy định quản lý.
Nhưng nếu trên các khía cạnh, thì VN thật sự nằm dưới cơ TQ khi đến ngay việc thực thi chủ quyền cũng không có, phải đợi TQ đồng ý mới được đóng cửa.
Nguyễn Phú Trọng cũng như các đàn anh của mình rất trung thành với Bắc Kinh, sẵn sàng ký kết các hiệp ước mặc dù biết đó là hành động bán lãnh thổ, bán luôn cả chủ quyền quốc gia.
Phải chăng, nhờ làm đẹp lòng Bắc Kinh, nên Nguyễn Phú Trọng cho tới giờ vẫn ngồi “đốt lò”? Cho dù lửa lò cháy cả Giang sơn, cháy luôn cả lòng Người?
Phạm Minh Vũ
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
Vì sao CSVN không thể đóng cửa biên giới khi dịch bùng phát? --- (Tác giả : Diễm Thi, RFA)
Đã xác định được ổ dịch là từ Trung Quốc thì chúng ta phải ngăn chặn con đường lây lan bằng cách đóng cửa biên giới.

Khách du lịch mang khẩu trang bảo vệ tham quan Văn Miếu tại Hà Nội vào ngày 4 tháng 2 năm 2020. AFP
Chống dịch như chống giặc!
Thủ tướng chính phủ Hà Nội, ông Nguyễn Xuân Phúc, lên tiếng kêu gọi tại một cuộc họp về phòng chống virus corona vào cuối tháng 1 vừa qua rằng ‘với tinh thần chống dịch như chống giặc, các bộ, ngành, địa phương không được chủ quan, phải bảo đảm tính mạng, sức khỏe của người dân.'
Lý do được cho là vì Việt Nam có đường biên dài với Trung Quốc, nơi phát tán dịch virus corona. Đây là chủng virus corona mới mà vào chiều tối ngày 30 tháng 1 Tổ chức Y tế Thế giới phải tuyên bố "tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu".

(Ba Nga^n ta('t kinh roi ! 

)
Cũng vào chiều ngày 30 tháng 1, tại cuộc họp phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, trả lời ý kiến về việc đóng cửa biên giới,
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết: “Việt Nam và Trung Quốc có ký kết hiệp ước, nếu liên quan an ninh và dịch bệnh thì có thể đóng cửa nhưng phải có thỏa thuận giữa hai bên chứ Việt Nam không thể đơn phương”.
Phát biểu của ông Phạm Bình Minh nhận được nhiều ý kiến phản hồi cả trên báo chí chính thống lẫn trên mạng xã hội. Đại đa số cho rằng việc đóng cửa biên giới là việc làm cần thiết để bảo vệ người dân.
Sao không đóng cửa biên giới?
Vì sao với độ lây nhiễm khủng khiếp như vậy, chỉ trong 6 ngày, từ ngày 29 tháng 1 đến ngày 4 tháng 2, con số nhiễm bệnh tăng từ 6.165 ca lên 20.701 ca trên toàn cầu và 426 trường hợp tử vong tại Hoa Lục (theo thống kê từ trường đại học y khoa Johns Hopkins) mà chính phủ Việt Nam vẫn mở cửa biên giới với Trung Quốc?
Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc nêu nhận định:
“Vấn đề phòng chống coronavirus theo tôi quan trọng nhất là phải ngăn được nguồn lây lan. Rõ ràng dịch này xuất phát từ Vũ Hán - Trung Quốc rồi qua Việt Nam bằng con đường sinh viên du học, khách du lịch, công nhân lao động…
Đã xác định được ổ dịch là từ Trung Quốc thì chúng ta phải ngăn chặn con đường lây lan bằng cách đóng cửa biên giới.
Đóng cửa biên giới không có nghĩa là đoạn tuyệt ngoại giao, cũng không có nghĩa coi Trung Quốc là thù địch mà là ngăn con đường lây lan để tập trung nguồn lực, nhân lực phòng ngừa, chữa trị.”
Ông nói thêm rằng từ trước đến nay ông không được nghe và cũng không được đọc những hiệp ước ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhưng sau tuyên bố của ông Phạm Bình Minh về hiệp định cửa khẩu thì ông rất ngạc nhiên khi chính quyền báo động, phòng ngừa, tìm mọi cách chữa trị nhưng không ngăn chặn nguồn lây lan một cách quyết liệt.
Khoản 3 Điều 5 Hiệp định về Cửa khẩu và Quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc nêu rõ:
“Để bảo vệ lợi ích xã hội, an ninh quốc gia hoặc vì lý do thiên tai nghiêm trọng, dịch bệnh truyền nhiễm lớn, dịch bệnh động thực vật và các trường hợp bất khả kháng khác, một Bên có thể tạm thời đóng hoặc hạn chế việc qua lại cửa khẩu.
Tuy nhiên, cần phải thông báo cho phía Bên kia trước 5 ngày, trong trường hợp khẩn cấp không được ít hơn 24 giờ.”
Quan ngại về chủ quyền!

Một nhân viên bảo vệ tại một trường tiểu học ở Hà Nội đã đóng cửa để ngăn chặn sự lây lan virus corona ngày 3 tháng 2 năm 2020. AFP
Ông Đinh Đức Long, Trung tá Quân đội nhấn mạnh hai khả năng Việt Nam không đóng cửa biên giới với Trung Quốc dù trong tình hình dịch bệnh nguy hiểm như vậy,
thứ nhất là vì lợi ích kinh tế;
thứ hai là Việt Nam có thể đã đánh mất chủ quyền và là một nước chư hầu, thuần phục Trung Quốc. Ông phân tích:
“Trong trường hợp cụ thể này thì vẫn có thể đóng cửa biên giới nhưng thực tế họ không làm điều đó. Trong khi các nước khác như Nga, Mông Cổ đã đóng cửa, trong đó Bắc Hàn đóng ngay từ đầu dù họ phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc nhưng họ rất kiên quyết. Họ đặt lợi ích đất nước, dân tộc họ lên trên hết.
Không biết vô tình hay cố ý, ông Phạm Bình Minh tiết lộ một điều mà xưa nay chúng ta chưa biết, hoặc họ có tình giấu, tức là Việt Nam mất độc lập chủ quyền quốc gia, mất độc lập về việc đóng cửa biên giới”.
Theo phân tích của ông Đinh Đức Long, một nước có chủ quyền có thể chấm dứt hiệu lực, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế trong trường hợp cần thiết theo đúng luật.
Cụ thể theo Điều 55 Luật điều ước quốc tế 2016, Quốc hội có quyền quyết định chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế mà Quốc hội phê chuẩn hoặc quyết định gia nhập. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch nước, Chính phủ quyết định tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế do Chủ tịch nước, Chính phủ quyết định ký và Quốc hội phê chuẩn, sau đó báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Như vậy rõ ràng Việt Nam có thể đơn phương đóng cửa biên giới với Trung Quốc nhưng Việt Nam không làm.
Ông Võ Minh Đức, một cựu chiến binh hiện đang ở Sài Gòn nhận định rằng, chính quyền Việt Nam cần Trung Quốc để giữ đảng nên họ phải làm thế. Ông nói:
“Theo sự hiểu biết của tôi thì chắc chắn họ muốn giữ thế độc tài, độc quyền lãnh đạo của họ nên họ có những hiệp ước, hiệp định ký kết giữa hai bên mà không bao giờ công bố công khai cho dân biết. Họ cứ lẳng lặng làm, thiệt hại thì dân gánh chịu.
Bất cứ người dân nào chống Trung Quốc thì họ bắt bớ, đàn áp. Như vậy là chính quyền tự đánh mất chủ quyền, tự lệ thuộc vào Trung Quốc để giữ thế độc tài cai trị trong nước”.
Thắc mắc của nhiều người dân Việt Nam hiện nay, là tại sao chính phủ lại không dám đóng cửa đường biên giới dài hơn 1.449km dọc theo 7 tỉnh phía bắc để ngăn lây lan dịch bệnh nguy hiểm mà cả thế giới đang phải phòng chống. Biện pháp đóng cửa là cấp thiết và hoàn toàn hợp lý!
--------------
NGUYỄN PHÚ TRỌNG - VÀ VIỆC ĐÓNG CỬA BIÊN GIỚI ---
(Tác giả : Phạm Minh Vũ-TheSaigonPost)

Đến giờ phút này, Việt Nam đã công bố dịch Corona trên toàn quốc, nhưng vẫn chưa có động thái đóng cửa biên giới để ngăn chặn dịch lây lan. Hành động đóng cửa Biên giới với TQ đã được nhiều quốc gia làm, trong đó có Triều Tiên và Nga...
Lý do Việt Nam vẫn chưa đóng cửa Biên giới đã được Phạm Bình Minh, là phó thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Việt Nam nêu rõ trong cuộc họp chính phủ hôm 30-01 là không thể đóng được, vì VN có ký kết hiệp định với TQ nên không thể đơn phương đóng được.
Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc có hiệu lực ngày 14/7/2010. Ngày 18/11/2009 tại Bắc Kinh, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn, đại diện Chính phủ Việt Nam và Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Đại Vĩ, đại diện Chính phủ Trung Quốc đã ký Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc.
Khi một hiệp định được thảo luận, đàm phán trước khi đặt bút ký, sẽ được trình ra Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội có quyết định cuối cùng là đồng ý nên ký hay không. Nguyễn Phú Trọng lúc đó đang là Chủ tịch quốc hội.
Để có thể ký Hiệp định này, chúng ta cần nhắc lại một chút lịch sử để làm rõ bối cảnh hiệp định này được ký, nó bất lợi đến chủ quyền VN khi cửa nhà mình cũng không thể đóng được mà phải xin phép ông hàng xóm.
Phải nói Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc là kết quả của việc VN nhượng 15,420 cây số vuông trong hiệp ước Phân chia biên giới năm 1999.
Trung quốc và VN hoàn thành việc cắm mốc Biên giới sau khi phân chia lãnh thổ năm 2008, trong đó VN nhượng Ải Nam Quan và Thác Bản Giốc. Sang năm 2009 bắt đầu ký kết về quy định quản lý.
Nhưng nếu trên các khía cạnh, thì VN thật sự nằm dưới cơ TQ khi đến ngay việc thực thi chủ quyền cũng không có, phải đợi TQ đồng ý mới được đóng cửa.
Nguyễn Phú Trọng cũng như các đàn anh của mình rất trung thành với Bắc Kinh, sẵn sàng ký kết các hiệp ước mặc dù biết đó là hành động bán lãnh thổ, bán luôn cả chủ quyền quốc gia.
Phải chăng, nhờ làm đẹp lòng Bắc Kinh, nên Nguyễn Phú Trọng cho tới giờ vẫn ngồi “đốt lò”? Cho dù lửa lò cháy cả Giang sơn, cháy luôn cả lòng Người?
Phạm Minh Vũ