Tham Khảo
Vì sao Obama phải ra đi
Tổng Thống không làm được lời hứa, và con đương đi đến thịnh vượng của Romney – Ryan là hy vọng duy nhất của chúng ta.Tác giả Nial Ferguson
Tổng Thống không làm được lời hứa, và con đương đi đến thịnh vượng của Romney – Ryan là hy vọng duy nhất của chúng ta.
http://baomai.blogspot.com/2012/10/vi-sao-obama-phai-ra-i.html
( Bao Mai Gửi Đến HNPD )
Tổng Thống không làm được lời hứa, và con đương đi đến thịnh vượng của Romney – Ryan là hy vọng duy nhất của chúng ta.
Tác giả Nial
Ferguson
Tôi là kẻ
thua cuộc ngoan ngõan vào bốn năm trước đây. “Trong khung cảnh lớn của
lịch sử,” tôi viết vào ngày sau khi Barack Obama được bầu làm tổng thống,“bốn chục năm không phải là một thời
gian thật dài. Tuy thế trong thời gian ngắn ngủi ấy nước Mỹ đã đi từ cuộc
ám sát Martin Luther King Jr. đến việc thần thánh hóa Barack Obama. Bạn sẽ
không là người nữa nếu bạn không thấy được điều này là một lý do cho sự vui
sướng lớn lao.”
Dù đã là—xin
tiết lộ hòan tòan—một cố vấn cho John McCain, tôi ghi nhận những đức tính đáng
nhớ của đối thủ của ông: tài cao giọng thuyết phục đám đông, tâm tính dịu
dàng không nổi nóng, và tổ chức tranh cử gần như không có gì sai lầm.
Tuy vậy câu
hỏi cho cả nước vào gần như bốn năm sau không phải ai là người tranh cử giỏi
hơn vào bốn năm trước mà là người thắng cử có làm được những lời đã hứa hay
không. Và sự thật buồn bã là ông ta chưa làm được.
Trong diễn văn
nhậm chức, Obama cam kết “không những chỉ tạo ra các công ăn việc làm mới mà
còn đặt nền móng cho sự phát triển.” Ông hứa “xây đường xá và cầu, các
mạng điện, các đường điện tử để nuôi sống nền thương mại của chúng ta và nối
kết chúng ta lại với nhau.” Ông hứa “đưa khoa học trở lại vị trí đúng của
nó và dùng những kỳ công của kỹ thuật để nâng cao phẩm chất và làm giảm phí tổn
của việc chăm sóc sức khỏe.” Và ông cũng hứa “cải tiến các trường học, các
trường cao đẳng và các trường đại học để đáp ứng cho những đòi hỏi của thời đại
mới.” Bất hạnh thay bảng ghi điểm của tổng thống về từng lời cam kết ấy thật là
đau thương.
Trong một lúc
quên không thận trọng vào đầu năm nay, tổng thống tỏ lời bình phẩm là khu vực
tư của nền kinh tế “đang họat động tốt.” Điều chắc chắn là thị trường
chứng khóan lên cao (lên 74 phần trăm) so với lúc thị trường đóng cửa vào Ngày
Nhậm Chức năm 2009. Nhưng con số tòan bộ công ăn việc làm có trong khu vực
tư vẫn là 4.3 triệu ít hơn mức cao trong tháng Giêng năm 2008. Trong khi
đó, kể từ 2008, con số lớn đáng sợ là 3.6 triệu người Mỹ đã được đưa thêm vào
chương trình bảo hiểm tàn phế của hệ thống An Sinh Xã Hội. Đây là một
trong nhiều cách để che dấu nạn thất nghiệp.
Trong ngân
sách cho tài khóa 2010—ngân sách đầu tiên mà ông trình bày—tổng thống hình dung
ra mức phát triển 3.2 phần trăm cho 2010, 4.0 phần trăm cho 2011, 4.6 phần trăm
cho 2012. Các con số thực sự diễn ra là 2.4 phần trăm cho 2010 và 1.8 phần
trăm cho 2011; không có mấy nhà phỏng định hiện nay kỳ vọng mức phát triển cho
năm nay là trên 2.3 phần trăm.
Nạn thất
nghiệp đúng ra phải là 6 phần trăm vào lúc này nhưng đã ở mức trung bình 8.2
phần trăm cho cả năm. Trong khi đó lợi tức thực trung bình hàng năm của
mỗi gia cư đã giảm đi hơn 5 phần trăm kể từ tháng Sáu năm 2009. Gần 110
triệu người đã lãnh lợi tức an sinh trong năm 2011, phần lớn là trợ cấp
sức khỏe (Medicaid) hoặc là phiếu mua thức ăn.
Chào đón qúy
vị vào Nước Mỹ của Obama: gần một nửa dân số Mỹ không phải đóng thuế--gần
đúng tỷ lệ sống trong một gia cư trong đó có ít nhất là một người nhận được một
lọai trợ cấp nào đó của chính quyền. Chúng ta đang thành một quốc gia 50/50
một nửa trong chúng ta đóng các lọai thuế còn nửa kia nhận các lọai trợ cấp.
Và tất cả như
vậy bất chấp món nợ của liên bang trở thành lớn hơn những gì chúng ta được cam
kết. Theo ngân sách năm 2010, món nợ của chính quyền tính theo tỷ lệ với
Tổng Sản Lượng Trong Nước (TSLTN) là phải giảm từ 67 phần trăm vào năm
2010 xuống thấp hơn 66 phần trăm vào năm nay. Ước gì được như vậy. Đến
cuối năm nay, theo Sở Ngân Sách Của Quốc Hội (SNSQH) món nợ của chính quyền sẽ
lên tới 70 phần trăm TSLTN. Tuy nhiên những con số nói trên đã diễn tả nhỏ
đi rất nhiều nỗi khó khăn do món nợ gây ra. Tỷ lệ đáng chú ý là tỷ lệ của
món nợ tính trên số thu họach. Tỷ lệ này đã nhảy vọt từ 165 phần trăm vào
năm 2008 lên 262 phần trăm vào năm nay, theo các con số lấy từ Qũy Tiền Tệ Quốc
Tế (QTTQT). Trong tất cả những nền kinh tế đã phát triển, chỉ có Ái Nhĩ Lan và
Tây Ban Nha là có sự suy đồi lớn hơn.
Không những
cuộc kích thích tài khóa đã phai nhạt đi ngay từ đầu sau khi viên thuốc bọc đường
ấy được đưa ra vào năm 2009 mà ông tổng thống thì đã hòan tòan không làm gì để
khép lại khỏang cách dài hạn giữa món chi tiêu và món thu nhập.
Cuộc cải cách
chăm sóc sức khỏe đầy huênh hoang của tổng thống sẽ không ngăn chặn được sự gia
tăng chi tiêu trong các chương trình chăm sóc sức khỏe từ mức trên 5 phần trăm
của TSLTN vào hôm nay lên đến gần 10 phần trăm vào năm 2037. Cộng thêm các
phí tổn gia tăng dự phỏng cho qũy An Sinh Xã Hội và qúy vị sẽ thấy một phiếu
chi tiêu tổng cộng là 16 phần trăm TSLTN vào 25 năm kể từ bây giờ. Con số
này chỉ nhỏ hơn chút xíu số phí tổn trung bình của tất cả các chương trình và
các họat động của chính phủ liên bang, không kể đến số tiền lời phải trả, trong
40 năm qua. Theo các chính sách của tổng thống hiện nay, món nợ của liên
bang đang trên đường lên tới 200 phần trăm của TSLTN vào năm 2037-một núi nợ
khiến mức phát triển bị giảm xuống nhiều hơn nữa.
Và ngay cả con
số trên cũng diễn tả nhỏ đi gánh nặng thực sự của món nợ. Số dự phỏng gần
đây nhất về sự khác biệt giữa trị giá hiện tại nét của các món nợ liên bang và
trị giá hiện tại nét của những món thu nhập của liên bang—cái mà nhà kinh tế
Larry Kotlikoff gọi là “khoảng cách tài chính” thật là 222 nghìn tỉ đô la ($222
trillion).
Những người
ủng hộ Tổng Thống sẽ: dĩ nhiên rồi, bảo rằng sự sinh họat tồi tệ của
nền kinh tế không thể quy vào cho ông ta được. Họ thường chỉ tay vào vị
tổng thống trước ông, hay những nhà kinh tế mà ông chọn để cố vấn cho ông, hoặc
(thị trường chứng khóan) Wall Street, hoặc Âu Châu—nghĩa là bất cứ ai ngòai
người đàn ông trong tòa Nhà Trắng.
Có một chút sự
thực trong điều này. Khá khó mà đoán được những gì sẽ xảy ra cho nền kinh
tế vào những năm sau năm 2008. Tuy thế chắc chắn chúng ta có thể quy trách
đúng vào tổng thống về những lỗi lầm chính trị trong bốn năm qua. Rốt
cuộc, công việc của tổng thống là điều hành ngành hành pháp một cách hữu
hiệu—lãnh đạo quốc gia. Và đây là phạm vi mà sự thất bại của ông là lớn
nhất.
Trên giấy tờ
thì thấy có một đội đáng mơ ước về kinh tế: Larry Summers, Christina
Romer, và Austan Goolsbee, ấy là chưa kể đến Peter Orszag, Tim Geithner, và
PaulVolcker. Tuy thế, chuyện bên trong cho biết tổng thống hòan tòan không
có khả năng điều hành những bộ óc hùng mạnh—và những cái ta—mà ông đã tụ tập
lại để cố vấn cho ông.
Theo cuốn Confidence
Men của Ron Suskind, Summers bảo Orszag trong bữa ăn tối vào tháng Năm năm
2009: “Anh biết không, Peter, chúng ta ở nhà một mình … Tôi nói đúng vậy
đấy. Chúng ta ở nhà một mình. Không có người lớn lo liệu. Clinton thường không bao
giờ làm những lỗi lầm này (không nhất quyết về những vấn đề kinh tế quan trọng).” Từ
vấn đề này sang vấn đề khác, theo Suskind, Summers đã gạt bỏ lời của tổng
thống. “Anh không thể chỉ tiến vào và nói lên lập luận của anh rồi để cho
ông ta làm quyết định,” Summers bảo Orszag, “vì ông ta không biết ông ta đang
quyết định cái gì.” (Tôi đã nghe nhiều điều tương tự nói ngòai lề bởi
những người tham dự chính trong cuộc “hội thảo” lê thê không dứt của tổng thống
về chính sách đối với Afghanistan.)
Vấn đề này
vượt ra ngòai tòa Nhà Trắng nữa. Sau nền tổng thống đế vương thời Bush, có
một cái gì giống nhiều hơn với thể chế chính quyền đại nghị trong hai năm đầu
tiên của chính phủ Obama. Tổng thống đề nghị, Quốc Hội bác bỏ. Chính
Nancy Pelosi và bè nhóm của bà đã viết ra dự luật kích thích kinh tế và nhất
quyết nhét vào đó đầy những món xôi thịt chính trị. Và chính những đảng
viên Dân Chủ trong Quốc Hội—cầm đầu bởi Christopher Dodd và Barney Frank—đã
sọan ra Đạo Luật Cải Cách Wall Street và Bảo Vệ Người Tiêu Thụ (gọi tắt là
Dodd-Frank) dầy 2,319 trang, một thí dụ gần như tòan hảo cho thấy sự rối rắm
quá mức trong việc kiểm sóat. Đạo luật đòi những người làm việc kiểm
sóat phải tạo ra 243 quy luật, làm 67 cuộc nghiên cứu, và đưa ra 22 bản tường
trình định kỳ. Luật lọai bỏ một nhà kiểm sóat và tạo ra hai nhà kiểm sóat
mới.
Đã năm năm từ
khi cuộc khủng hỏang tài chính bắt đầu, nhưng những vấn đề chính—sự tập trung
tài chính qúa mức và sự thúc đẩy tài chính qúa mức— vẫn chưa được xét đến.
Ngày nay, chỉ
có 10 cơ quan tài chính lớn quá không thể đổ được là có trách nhiệm về ba phần
tư tổng số các tài sản tài chính đang quản trị tại Mỹ. Tuy thế, những ngân
hàng lớn nhất trong nước thiếu ít nhất là 50 tỉ đô la thì mới đáp ứng được
những đòi hỏi mới về vốn theo thỏa hiệp “Basel III” lo toan về sự đủ vốn
của ngân hàng.
Và đến việc
chăm sóc sức khỏe. Không ai lại không chắc rằng hệ thống chăm sóc sức khỏe
của Mỹ cần phải được cải tiến. Nhưng Đạo Luật Bảo Vệ Người Bệnh và Chăm
Sóc Sức Khỏe Vừa Túi Tiền (ACA) của năm 2010 đã chẳng làm gì để ứng phó với
những tệ hại chính của hệ thống: sự bộc phát trong dài hạn các phí tổn y
tế Medicare vào lúc thế hệ được sinh đẻ thật nhiều ra sau chiến tranh (baby
boomers) về hưu, mô thức “trả tiền khi khám bệnh” đẩy vọt tình trạng lạm phát
về chăm sóc sức khỏe, sự móc nối công việc làm vào với bảo hiểm đã giải thích
vì sao quá nhiều người Mỹ không có bảo hiểm sức khỏe, và những phí tổn quá
mức về bảo hiểm trách nhiệm mà các bác sĩ của chúng ta cần có để bảo vệ chính
họ trước các luật sư của chúng ta.
Trái ngược
thay, điểm chủ chốt của Obamacare là “mệnh lệnh cho cá nhân” (đòi tất cả mọi người
Mỹ phải mua bảo hiểm sức khỏe nếu không thì bị phạt) là cái mà chính tổng thống
đã chống đối trong khi ông đang tranh đua với Hillary Clinton để được đảng Dân
Chủ chỉ định ra tranh cử. Một chữ chính xác hơn rất nhiều sẽ là
“Pelosicare,” vì chính bà Pelosi là người đã thực sự đẩy bản dự luật qua Quốc
Hội.
Pelosi không
phải chỉ là một tai họa về chính trị. Các cuộc thăm dò ý kiến liên tục cho
thấy chỉ có một số nhỏ dân chúng thích luật ACA, và đó là lý do chính tại sao
những người Cộng Hòa lấy lại được quyền kiểm sóat Hạ Viện vào năm 2010. Luật đó
cũng lại là một rối lọan nữa về tài chính. Tổng thống đóan chắc rằng sự
cải tổ về chăm sóc sức khỏe sẽ không làm tăng thêm lấy một xu vào sự thâm thụt
ngân sách. Nhưng CBO (Sở Ngân Sách Của Quốc Hội) và Ủy Ban Liên Hợp về
Thuế hiện nay phỏng định rằng các điều khỏan trả tiền bảo hiểm sức khỏe trong
luật ACA sẽ tạo ra một phí tổn nét là gần 1.2 nghìn tỉ đô la trong thời kỳ 2012
– 22.
Tổng thống cứ
tiếp tục tránh né vấn đề tài khóa. Thành lập xong tổ chức lưỡng đảng Ủy
Hội Tòan Quốc về Trách Nhiệm Tài Khóa và Cải Tiến, cầm đầu bởi thượng nghị sĩ
đã về hưu Alan Simpson thuộc đảng Cộng Hòa ở Wyoming và ông Erskine Bowles, cựu
chánh văn phòng của Clinton, Obama đã dẹp sang một bên một cách hữu hiệu những
đề nghị của Ủy Hội về việc cắt bỏ chi tiêu khỏang 3 nghìn tỉ đô la và tăng thu
1 nghìn tỉ đô la trong thời gian mười năm sắp tới. Kết qủa là không có một
“thương lượng lớn” nào với phía Cộng Hòa ở Hạ Viện—điều này có nghĩa là, trừ
khi có một phép lạ nào xảy đến, quốc gia sẽ đến bờ vực thẳm tài chính vào ngày
1 tháng Giêng khi mà chương trình giảm thuế của Bush hết hạn và sự áp đặt những
cắt bỏ chi tiêu tự động tòan bộ các lọai của con số cắt giảm 1.2 nghìn tỉ đô la
phải thi hành. Sở CBO phỏng định hiệu quả nét có thể là sản lượng bị giảm
đi 4 phần trăm.
NHỮNG THẤT BẠI về
lãnh đạo trong chính sách kinh tế và tài chính trong bốn năm qua đã có những
hậu quả về địa-chính-trị. Ngân Hàng Thế Giới kỳ vọng Mỹ chỉ phát triển được ở
mức 2 phần trăm cho năm 2012. Trung Cộng sẽ phát triển nhanh hơn gấp 4 lần mức
đó; Ấn Độ nhanh hơn gấp 3 lần. Đến năm 2017, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế dự đóan,
TSLTN của Trung Cộng sẽ vượt qua TSLTN của Mỹ.
Trong khi đó,
chiếc xe lửa tài chính bể nát đã bắt đầu thủ tục cắt giảm lớn lao trong ngân
sách quốc phòng, ở vào một điểm thời gian khó mà thấy rõ được là thế giới đã
trở thành một nơi an tòan hơn—ít nhất là ở vùng Trung Đông.
Đối với tôi,
sự thất bại lớn nhất của tổng thống là đã không cân nhắc kỹ về những ám hiệu
thách đố quyền lực của Mỹ. Không màng đưa ra một chiến lược thích ứng, ông
tin—có lẽ thấy phấn khởi vì sớm được giải thưởng non Hòa Bình Nobel—rằng tất cả
những gì ông cần làm chỉ là đọc trên khắp thế giới những diễn văn khích động tâm
hồn để giải thích cho người nước ngòai biết rằng ông không phải là George W.
Bush.
Tại Đông Kinh
trong tháng Mười Một năm 2009, tổng thống đã đọc một diễn văn nẩy lửa
yêu-thương-người-nước-ngòai: “Trong một thế giới liên kết với nhau, quyền
lực không cần phải là một trò chơi được-thua, và các nước không cần phải sợ sự
thành công của một nước khác … Mỹ không cần ngăn chặn Trung Cộng … Trái lại, sự
xuất hiện của một Trung Cộng mạnh mẽ, thịnh vượng có thể là nguồn sức mạnh cho
cộng đồng các nước.” Thế mà đến mùa thu năm 2011, đường lối này đã bị vứt
bỏ để “chuyển trở lại” chiến lược Thái Bình Dương, gồm cả những cuộc đóng quân
đáng buồn cười ở Úc và Tân Gia Ba. Trên quan điểm của Bắc Kinh, cả hai
đường lối này đều không có gì đáng tin cả.
Diễn văn của
ông tại Cairo
vào ngày 4 tháng Sáu năm 2009 là một nỗ lực thật vụng về nhằm lấy tình thương
cho ông nhưng đã chứng tỏ là sự khởi đầu cho cuộc cách mạng trong vùng. “Tôi
rất vinh hạnh mang theo với tôi,” ông nói với người Ai Cập, “lời chào mừng hòa
bình từ các cộng đồng Hồi giáo ở nước tôi: Assalumu alaikum … Tôi đến
đây … để tìm một khởi đầu mới giữa Mỹ và những người Hồi giáo trên thế giới,
cái đặt … trên sự thật là Mỹ và Hồi giáo không bãi bỏ nhau và không cần cạnh
tranh với nhau.”
Tin rằng vai
trò của ông là bác bỏ đường lối bảo thủ mới, Obama đã hòan tòan lỡ mất ngọn
sóng cách mạng dân chủ ở Trung Đông—chính là làn sóng mà những người bảo thủ
mới đã hy vọng sẽ bộc phát với cuộc lật đổ Saddam Hussein ở Iraq. Khi cách
mạng nổ ra—trước hết tại Ba Tư, rồi tại Tunisia, Ai Cập, Libya, và Syria—tổng
thống đứng trước những chọn lựa rõ rệt. Ông có thể cố gắng bắt ngọn sóng
bằng cách ủng hộ những người cách mạng trẻ và gắng cưỡi ngọn sóng ấy theo một
chiều hướng thuận lợi cho các quyền lợi của Mỹ. Hoặc là ông có thể chẳng
làm gì hết và để những thế lực đối nghịch chế ngự.
Trong trường
hợp Ba Tư, ông chẳng làm gì hết và những kẻ bạo tàn của nước Cộng Hòa Hồi Giáo
đã nghiền nát các cuộc biểu tình một cách không gớm tay. Tại Syria cũng vậy.
Tại Libya,
ông bị dụ ngọt vào sự can thiệp. Tại Ai Cập ông gắng làm cả hai bên, ép
buộc Tổng Thống Ai Cập Hosni Mubarak ra đi, rồi rút lại và đề nghị một “cuộc
chuyển giao có thứ tự.” Kết quả là sự thất bại trong đường lối ngọai giao
một cách nực cười đáng phỉ nhổ. Không những giới tinh nhuệ của Ai Cập thấy
ngỡ ngàng trước sự phản bội, mà những kẻ chiến thắng—nhóm Anh Em Hồi Giáo—chẳng
có gì phải mang ơn cả. Các đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở Trung Đông—Do
Thái và Saudis—trố mắt ngỡ ngàng.
“Đây là chuyện
xảy ra khi ta bị ngạc nhiên,” một viên chức Mỹ dấu tên đã nói như vậy với The New
York Times vào tháng Hai năm 2011. “Chúng tôi đã có những cuộc họp
chiến lược lê thê không đi đến kết luận trong hai năm qua về hòa bình ở Trung
Đông, về ngăn chặn Ba Tư. Và bao nhiêu trong những cuộc họp đó đã đụng đến
việc Ai Cập có thể đi từ ổn định sang rối lọan? Chẳng có cuộc họp nào hết.”
Điều đáng lưu
ý là tổng thống được cho là tương đối mạnh về an ninh quốc gia. Cho đến nay
công chúng vẫn lầm lẫn giữa chuyện chính quyền của tổng thống tha hồ dùng việc
ám sát chính trị với việc cần có một chính sách có lớp lang. Theo Phòng
Điều Tra Báo Chí ở Luân Đôn, tỉ số thường dân bị máy bay không người lái giết
chết là 16 phần trăm vào năm ngóai. Bạn hãy tự hỏi giới truyền thông phóng
túng sẽ cư xử ra sao nếu George W. Bush đã dùng máy bay không người lái kiểu
này. Đến nay vẫn chỉ có các ngọai trưởng Cộng Hòa bị tố cáo là “tội phạm
chiến tranh” mà thôi.
Tội ác thật sự
là chương trình ám sát làm mất đi tin tình báo có tầm tối trọng (cũng như là
làm người địa phương bất mãn) mỗi khi một máy bay không người lái tấn công. Chương
trình này tiêu biểu cho quyết định của chính phủ bỏ rơi việc chống nổi lọan để
lấy việc chống khủng bố chật hẹp. Điều có nghĩa trên thực tế là sự bỏ rơi
không những chỉ có bỏ rơi Iraq
mà chẳng mấy chốc cả Afghanistan
nữa. Bởi thế mới hiểu được rằng các đàn ông và đàn bà phục vụ ở những nơi
ấy tự hỏi sự hy sinh của họ là cho đích xác cái gì, nếu có ý niệm là chúng ta
đang xây dựng quốc gia thì ý niệm ấy đã bị lẳng lặng vứt đi rồi. Chỉ khi
cả hai nước trên chìm đắm trở lại vào nội chiến thì chúng ta mới thấy được cái
giá thật sự của chính sách đối ngọai của Obama.
Nước Mỹ dưới
quyền tổng thống này là một siêu cường thụt lùi, nếu không nói là tháo lui. Ít
lấy làm lạ là 46 phần trăm dân Mỹ--và 63 phần trăm dân Tàu—tin rằng Trung Cộng
đã thay Mỹ làm siêu cường hàng đầu của thế giới hoặc cuối cùng rồi cũng sẽ như
vậy.
Một dấu hiệu
về cách thức mà Barack Obama đã hòan tòan “đánh mất câu chuyện” từ khi được bầu
lên là việc ông dùng cái hay nhất mà ông kiếm được cho việc ứng cử lại của ông
là nói rằng Mitt Romney không nên là tổng thống. Trong diễn văn dơ
dáy“các bạn đã không gây dựng nên cái đó” mà ai cũng đã biết, Obama kê khai ra
những gì mà ông coi là các thành quả lớn nhất của chính quyền lớn: In-tơ-nét
(internet, CN), GI Bill (luật trợ cấp cựu chiến binh, CN), cầu Golden Gate, đập
nước Hoover, cuộc đổ bộ lên mặt trăng của phi thuyền Apollo, và ngay cả
(thật lạ lùng) sự tạo thành giai cấp trung lưu. Buồn thay, ông đã không đề
cập được đến bất cứ gì tương xứng mà chính phủ của ông đã đạt được.
Bây giờ Obama
phải đầu-đối-đầu với đối thủ của ông: một nhà chính trị tin vào thực chất
nhiều hơn là hình thức, cải tiến nhiều hơn là nói năng. Trong những ngày
qua đã có nhiều bài viết về Dân Biểu Paul Ryan của Wisconsin, người được Mitt Romney chọn làm ứng
cử viên chung của ông. Tôi biết, thích, và khâm phục Paul Ryan. Đối
với tôi, điều về ông là đơn giản. Ông là một trong vài nhà chính trị đếm
được trên đầu ngón tay ở Hoa Thịnh Đốn mà thật sự thành thực trong
việc đối phó với cuộc khủng hỏang tài chính trong nước.
Trong hai năm
qua chương trình “Con Đường Đi Đến Thịnh Vượng” của Ryan đã diễn tiến ra, nhưng
những điểm chính là rõ ràng: thay thế Medicare bằng một chương trình phiếu
thanh thỏa giành cho những người hiện giờ dưới 55 tuổi (không phải những người
hiện đang nhận hay sắp nhận Medicare), chuyển Medicaid và phiếu mua thức ăn
thành các qũy liên bang cho tiểu bang tùy tiện sử dụng, và—điều tối quan
hệ--làm đơn giản hóa luật thuế và hạ thấp mức thuế để gắng bơm ít sinh lực
kinh-tế-theo-ngành-cung vào trở lại khu vực tưcủa Mỹ.
Ryan không
thuyết giảng về khắc khổ. Ông thuyết giảng về phát triển. Và cho dù
những người cựu thời Reagan như David Stockman có thể có những nghi ngờ, họ đều
ước định thấp sự quán triệt đề tài này của Ryan. Hiển nhiên là không có ai
ở Hoa Thịnh Đốn hiểu về những thách đố cho cuộc cải cách tài chính rõ hơn là
Ryan.
Cũng quan
trọng như vậy, Ryan đã học được rằng chính trị là nghệ thuật về sự có thể. Có
những phần trong chương trình của ông mà ông nhấn nhẹ vào bàn đạp một cách dễ
hiểu ngay lúc này—đáng để ý là nguồn mới của món thu nhập của liên bang được
nói đến trong chương trình “Đường Đến Tương Lai của Mỹ” là một “thuế tiêu thụ
doanh nghiệp.” Stockman cần tự nhắc chính ông là “những kế họach ngân sách
mơ tưởng” thực sự là những kế họach được tòa Nhà Trắng sản xuất ra từ năm 2009.
Tôi gặp Paul
Ryan lần đầu tiên vào tháng Tư năm 2010. Tôi đã được mời đến dự môt bữa ăn
tối ở Hoa Thịnh Đốn nơi mà cuộc khủng hỏang tài chính của Mỹ sẽ là đề tài thảo
luận. Đề tài này dường như có tầm quan trọng hết sức đối với tôi khiến tôi
nghĩ là bữa ăn tối sẽ diễn ra ở một trong những phòng hội lớn nhất của khách
sạn trong thành phố. Bữa ăn thực sự diễn ra tại nhà của người chủ khỏan
đãi. Có ba dân biểu xuất hiện—một dấu hiệu cho thấy văn bản tài chính
“không hỏi, không nói” (về món nợ) của tổng thống đã thành công trước đó ra sao. Ryan
làm tôi chóang váng. Tôi đã muốn thấy ông trong tòa Nhà Trắng kể từ khi đó.
Vẫn phải chờ
xem công chúng Mỹ có sẵn sàng đón nhận cuộc chấn chỉnh sâu rộng các vấn đề tài
chính của đất nước mà Ryan đề nghị hay không. Cảm giác của quần chúng rất
là đối chọi với nhau. Mức độ tổng thống được chấp nhận tụt xuống còn 49
phần trăm. Chỉ Số Tin Tưởng vào Kinh Tế của viện Gallup là ở mức trừ 28 (tụt xuống từ mức trừ
13 vào tháng Năm). Nhưng Obama vẫn khít khao dẫn trước Romney trong các
cuộc thăm dò về phiếu đại chúng (50.8 so với 48.2) và thỏai mái dẫn trước về Cử
Tri Đòan. Các nhà thăm dò cho biết việc chỉ định Paul Ryan không tạo nên
sự thay đổi trong cuộc chơi; thực vậy, ông là một chọn lựa có tầm bất trắc
cao cho Romney vì có nhiều người cảm thấy áy náy về những cải tổ mà Ryan đề
nghị.
Nhưng có một
điều hiện ra rõ ràng. Ryan lột trần động lực của Obama ra. Điều này
thành rõ ràng suốt từ khi tòa Nhà Trắng phát động tấn công Ryan vào mùa Xuân
năm ngóai. Và lý do Ryan lột trần ông ta ra là vì, khác với Obama, Ryan có
kế họach—trái ngược với việc chỉ có truyện—cho đất nước này.
Mitt Romney
không phải là ứng cử viên giỏi nhất cho chức vụ tổng thống mà tôi có thể hình
dung ra được. Nhưng ông ta rõ ràng là người giỏi nhất trong số các người
Cộng Hòa ra cạnh tranh nhau chức đại diện đảng. Ông đem vào chức vụ tổng
thống chính cái kinh nghiệm—cả trong thế giới doanh nghiệp cũng như trong chức
vụ hành pháp—mà Obama rõ ràng là không có vào bốn năm trước đây. (Nếu mà
Obama đã làm việc ở hãng Bain Capital trong vài năm, thay vì làm người tổ chức
cộng đồng ở Chicago,
ông ta có lẽ hiểu đúng được vì sao khu vực tư không “sinh họat tốt đẹp” vào chính
lúc này.) Và qua việc chọn Ryan làm người tranh cử chung, Romney đã cho
thấy một dấu hiệu thực sự đầu tiên là—khác với Obama—ông ta là một lãnh tụ can
đảm không lẩn tránh những thách đố mà Mỹ phải đối diện.
Người đi bầu
bây giờ đứng trước một chọn lựa rõ rệt. Họ có thể cứ để Obama lang thang,
tiếp tục nói chuyện về “cái ta” của ông ấy cho đến khi họ thấy chính họ đang
sống trong một hình thức Âu Châu tại Mỹ, với sự phát triển thấp kém, nạn thất
nghiệp cao, ngay cả món nợ cao hơn nữa—và sự suy đồi địa chính trị thực sự.
Hoặc họ có thể
chọn lấy sự thay đổi thật: lọai thay đổi sẽ kết thúc bốn năm họat động
kinh tế thấp kém, chấm dứt sự gia tăng kinh hòang của món nợ, và thiết lập lại
một nền móng tài chính vững chắc cho nền an ninh quốc gia của Mỹ.
Tôi đã nói
điều này trước đây: chọn lựa giữa Các Tiểu Bang Kết Hợp và Cộng Hòa
Tác Chiến Hoan Ca.
Tôi là kẻ thua
cuộc ngoan ngõan vào bốn năm trước đây. Nhưng năm nay, bừng lên vì sự
thăng tiến của Ryan, tôi rất muốn thắng. NW
Ghi Chú của
CN: Một trong những điểm chính của việc dịch hay chuyển nghĩa một tài liệu là
phải chuyển được đúng ý của tác giả. Những điểm chính khiến người dịch làm
được như vậy là việc hiểu biết về cả hai ngôn ngữ, cách sử dụng trong mỗi ngôn
ngữ, ý nghĩa của chữ thay đổi theo văn bản (context), ngữ vựng chuyên môn của
một môn học hay ngành làm việc, văn hóa của người trong mỗi ngôn ngữ, v.v. Ngòai
ra, tôi hết sức tránh dùng những chữ do Tàu để lại cho người Việt sau cả nghìn
năm Tàu đô hộ người Việt. Không phải vì chống Tàu mà vì mỗi một dân tộc
chỉ tồn tại được khi giữ được văn hóa riêng của họ và bãi bỏ--được chừng nào
hay chừng ấy—những điểm văn hóa nô lệ. Chẳng hạn, gọi là “người đi bầu”
thay vì “cửtri”, “ép buộc” thay vì “áp lực”, “một số nhỏ dân chúng” thay vì
“thiểu số quần chúng”, “người nước ngòai” thay vì “người ngọai quốc”, “thời
gian 10 năm” thay vì “thập niên”, “vị tổng thống trước” thay vì “vị tổng thống
tiền nhiệm”, “làm ra” thay vì “sản xuất”…. Ngòai ra, tôi chuyển nghĩa chữ
“China” sang cho đúng tên dài của “China” từ 1949 đến nay là “Trung Cộng” và
chữ “liberal” (cũng có nghĩa là ‘not literal or strict’) sang cho đúng nghĩa
của đường lối liberal là “phóng túng” thay vì “cấp tiến”.
*Những chữ tô
đậm trong bài tiếng Việt là để giống như trong bài chính bằng tiếng Anh.
*Tổng Sản
Lượng Trong Nước (Gross Domestic Product - GDP) chỉ về tổng số trị giá
hàng và dịch vụ làm ra/tiêu dùng trong nước. Tổng Sản Lượng Quốc Gia
(Gross National Product) = TSLTN + (Xuất Cảng– Nhập Cảng)
Cẩm Nguyễn
Chuyển dịch
tiếng Việthttp://baomai.blogspot.com/2012/10/vi-sao-obama-phai-ra-i.html
( Bao Mai Gửi Đến HNPD )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Vì sao Obama phải ra đi
Tổng Thống không làm được lời hứa, và con đương đi đến thịnh vượng của Romney – Ryan là hy vọng duy nhất của chúng ta.Tác giả Nial Ferguson
Tổng Thống không làm được lời hứa, và con đương đi đến thịnh vượng của Romney – Ryan là hy vọng duy nhất của chúng ta.
Tác giả Nial
Ferguson
Tôi là kẻ
thua cuộc ngoan ngõan vào bốn năm trước đây. “Trong khung cảnh lớn của
lịch sử,” tôi viết vào ngày sau khi Barack Obama được bầu làm tổng thống,“bốn chục năm không phải là một thời
gian thật dài. Tuy thế trong thời gian ngắn ngủi ấy nước Mỹ đã đi từ cuộc
ám sát Martin Luther King Jr. đến việc thần thánh hóa Barack Obama. Bạn sẽ
không là người nữa nếu bạn không thấy được điều này là một lý do cho sự vui
sướng lớn lao.”
Dù đã là—xin
tiết lộ hòan tòan—một cố vấn cho John McCain, tôi ghi nhận những đức tính đáng
nhớ của đối thủ của ông: tài cao giọng thuyết phục đám đông, tâm tính dịu
dàng không nổi nóng, và tổ chức tranh cử gần như không có gì sai lầm.
Tuy vậy câu
hỏi cho cả nước vào gần như bốn năm sau không phải ai là người tranh cử giỏi
hơn vào bốn năm trước mà là người thắng cử có làm được những lời đã hứa hay
không. Và sự thật buồn bã là ông ta chưa làm được.
Trong diễn văn
nhậm chức, Obama cam kết “không những chỉ tạo ra các công ăn việc làm mới mà
còn đặt nền móng cho sự phát triển.” Ông hứa “xây đường xá và cầu, các
mạng điện, các đường điện tử để nuôi sống nền thương mại của chúng ta và nối
kết chúng ta lại với nhau.” Ông hứa “đưa khoa học trở lại vị trí đúng của
nó và dùng những kỳ công của kỹ thuật để nâng cao phẩm chất và làm giảm phí tổn
của việc chăm sóc sức khỏe.” Và ông cũng hứa “cải tiến các trường học, các
trường cao đẳng và các trường đại học để đáp ứng cho những đòi hỏi của thời đại
mới.” Bất hạnh thay bảng ghi điểm của tổng thống về từng lời cam kết ấy thật là
đau thương.
Trong một lúc
quên không thận trọng vào đầu năm nay, tổng thống tỏ lời bình phẩm là khu vực
tư của nền kinh tế “đang họat động tốt.” Điều chắc chắn là thị trường
chứng khóan lên cao (lên 74 phần trăm) so với lúc thị trường đóng cửa vào Ngày
Nhậm Chức năm 2009. Nhưng con số tòan bộ công ăn việc làm có trong khu vực
tư vẫn là 4.3 triệu ít hơn mức cao trong tháng Giêng năm 2008. Trong khi
đó, kể từ 2008, con số lớn đáng sợ là 3.6 triệu người Mỹ đã được đưa thêm vào
chương trình bảo hiểm tàn phế của hệ thống An Sinh Xã Hội. Đây là một
trong nhiều cách để che dấu nạn thất nghiệp.
Trong ngân
sách cho tài khóa 2010—ngân sách đầu tiên mà ông trình bày—tổng thống hình dung
ra mức phát triển 3.2 phần trăm cho 2010, 4.0 phần trăm cho 2011, 4.6 phần trăm
cho 2012. Các con số thực sự diễn ra là 2.4 phần trăm cho 2010 và 1.8 phần
trăm cho 2011; không có mấy nhà phỏng định hiện nay kỳ vọng mức phát triển cho
năm nay là trên 2.3 phần trăm.
Nạn thất
nghiệp đúng ra phải là 6 phần trăm vào lúc này nhưng đã ở mức trung bình 8.2
phần trăm cho cả năm. Trong khi đó lợi tức thực trung bình hàng năm của
mỗi gia cư đã giảm đi hơn 5 phần trăm kể từ tháng Sáu năm 2009. Gần 110
triệu người đã lãnh lợi tức an sinh trong năm 2011, phần lớn là trợ cấp
sức khỏe (Medicaid) hoặc là phiếu mua thức ăn.
Chào đón qúy
vị vào Nước Mỹ của Obama: gần một nửa dân số Mỹ không phải đóng thuế--gần
đúng tỷ lệ sống trong một gia cư trong đó có ít nhất là một người nhận được một
lọai trợ cấp nào đó của chính quyền. Chúng ta đang thành một quốc gia 50/50
một nửa trong chúng ta đóng các lọai thuế còn nửa kia nhận các lọai trợ cấp.
Và tất cả như
vậy bất chấp món nợ của liên bang trở thành lớn hơn những gì chúng ta được cam
kết. Theo ngân sách năm 2010, món nợ của chính quyền tính theo tỷ lệ với
Tổng Sản Lượng Trong Nước (TSLTN) là phải giảm từ 67 phần trăm vào năm
2010 xuống thấp hơn 66 phần trăm vào năm nay. Ước gì được như vậy. Đến
cuối năm nay, theo Sở Ngân Sách Của Quốc Hội (SNSQH) món nợ của chính quyền sẽ
lên tới 70 phần trăm TSLTN. Tuy nhiên những con số nói trên đã diễn tả nhỏ
đi rất nhiều nỗi khó khăn do món nợ gây ra. Tỷ lệ đáng chú ý là tỷ lệ của
món nợ tính trên số thu họach. Tỷ lệ này đã nhảy vọt từ 165 phần trăm vào
năm 2008 lên 262 phần trăm vào năm nay, theo các con số lấy từ Qũy Tiền Tệ Quốc
Tế (QTTQT). Trong tất cả những nền kinh tế đã phát triển, chỉ có Ái Nhĩ Lan và
Tây Ban Nha là có sự suy đồi lớn hơn.
Không những
cuộc kích thích tài khóa đã phai nhạt đi ngay từ đầu sau khi viên thuốc bọc đường
ấy được đưa ra vào năm 2009 mà ông tổng thống thì đã hòan tòan không làm gì để
khép lại khỏang cách dài hạn giữa món chi tiêu và món thu nhập.
Cuộc cải cách
chăm sóc sức khỏe đầy huênh hoang của tổng thống sẽ không ngăn chặn được sự gia
tăng chi tiêu trong các chương trình chăm sóc sức khỏe từ mức trên 5 phần trăm
của TSLTN vào hôm nay lên đến gần 10 phần trăm vào năm 2037. Cộng thêm các
phí tổn gia tăng dự phỏng cho qũy An Sinh Xã Hội và qúy vị sẽ thấy một phiếu
chi tiêu tổng cộng là 16 phần trăm TSLTN vào 25 năm kể từ bây giờ. Con số
này chỉ nhỏ hơn chút xíu số phí tổn trung bình của tất cả các chương trình và
các họat động của chính phủ liên bang, không kể đến số tiền lời phải trả, trong
40 năm qua. Theo các chính sách của tổng thống hiện nay, món nợ của liên
bang đang trên đường lên tới 200 phần trăm của TSLTN vào năm 2037-một núi nợ
khiến mức phát triển bị giảm xuống nhiều hơn nữa.
Và ngay cả con
số trên cũng diễn tả nhỏ đi gánh nặng thực sự của món nợ. Số dự phỏng gần
đây nhất về sự khác biệt giữa trị giá hiện tại nét của các món nợ liên bang và
trị giá hiện tại nét của những món thu nhập của liên bang—cái mà nhà kinh tế
Larry Kotlikoff gọi là “khoảng cách tài chính” thật là 222 nghìn tỉ đô la ($222
trillion).
Những người
ủng hộ Tổng Thống sẽ: dĩ nhiên rồi, bảo rằng sự sinh họat tồi tệ của
nền kinh tế không thể quy vào cho ông ta được. Họ thường chỉ tay vào vị
tổng thống trước ông, hay những nhà kinh tế mà ông chọn để cố vấn cho ông, hoặc
(thị trường chứng khóan) Wall Street, hoặc Âu Châu—nghĩa là bất cứ ai ngòai
người đàn ông trong tòa Nhà Trắng.
Có một chút sự
thực trong điều này. Khá khó mà đoán được những gì sẽ xảy ra cho nền kinh
tế vào những năm sau năm 2008. Tuy thế chắc chắn chúng ta có thể quy trách
đúng vào tổng thống về những lỗi lầm chính trị trong bốn năm qua. Rốt
cuộc, công việc của tổng thống là điều hành ngành hành pháp một cách hữu
hiệu—lãnh đạo quốc gia. Và đây là phạm vi mà sự thất bại của ông là lớn
nhất.
Trên giấy tờ
thì thấy có một đội đáng mơ ước về kinh tế: Larry Summers, Christina
Romer, và Austan Goolsbee, ấy là chưa kể đến Peter Orszag, Tim Geithner, và
PaulVolcker. Tuy thế, chuyện bên trong cho biết tổng thống hòan tòan không
có khả năng điều hành những bộ óc hùng mạnh—và những cái ta—mà ông đã tụ tập
lại để cố vấn cho ông.
Theo cuốn Confidence
Men của Ron Suskind, Summers bảo Orszag trong bữa ăn tối vào tháng Năm năm
2009: “Anh biết không, Peter, chúng ta ở nhà một mình … Tôi nói đúng vậy
đấy. Chúng ta ở nhà một mình. Không có người lớn lo liệu. Clinton thường không bao
giờ làm những lỗi lầm này (không nhất quyết về những vấn đề kinh tế quan trọng).” Từ
vấn đề này sang vấn đề khác, theo Suskind, Summers đã gạt bỏ lời của tổng
thống. “Anh không thể chỉ tiến vào và nói lên lập luận của anh rồi để cho
ông ta làm quyết định,” Summers bảo Orszag, “vì ông ta không biết ông ta đang
quyết định cái gì.” (Tôi đã nghe nhiều điều tương tự nói ngòai lề bởi
những người tham dự chính trong cuộc “hội thảo” lê thê không dứt của tổng thống
về chính sách đối với Afghanistan.)
Vấn đề này
vượt ra ngòai tòa Nhà Trắng nữa. Sau nền tổng thống đế vương thời Bush, có
một cái gì giống nhiều hơn với thể chế chính quyền đại nghị trong hai năm đầu
tiên của chính phủ Obama. Tổng thống đề nghị, Quốc Hội bác bỏ. Chính
Nancy Pelosi và bè nhóm của bà đã viết ra dự luật kích thích kinh tế và nhất
quyết nhét vào đó đầy những món xôi thịt chính trị. Và chính những đảng
viên Dân Chủ trong Quốc Hội—cầm đầu bởi Christopher Dodd và Barney Frank—đã
sọan ra Đạo Luật Cải Cách Wall Street và Bảo Vệ Người Tiêu Thụ (gọi tắt là
Dodd-Frank) dầy 2,319 trang, một thí dụ gần như tòan hảo cho thấy sự rối rắm
quá mức trong việc kiểm sóat. Đạo luật đòi những người làm việc kiểm
sóat phải tạo ra 243 quy luật, làm 67 cuộc nghiên cứu, và đưa ra 22 bản tường
trình định kỳ. Luật lọai bỏ một nhà kiểm sóat và tạo ra hai nhà kiểm sóat
mới.
Đã năm năm từ
khi cuộc khủng hỏang tài chính bắt đầu, nhưng những vấn đề chính—sự tập trung
tài chính qúa mức và sự thúc đẩy tài chính qúa mức— vẫn chưa được xét đến.
Ngày nay, chỉ
có 10 cơ quan tài chính lớn quá không thể đổ được là có trách nhiệm về ba phần
tư tổng số các tài sản tài chính đang quản trị tại Mỹ. Tuy thế, những ngân
hàng lớn nhất trong nước thiếu ít nhất là 50 tỉ đô la thì mới đáp ứng được
những đòi hỏi mới về vốn theo thỏa hiệp “Basel III” lo toan về sự đủ vốn
của ngân hàng.
Và đến việc
chăm sóc sức khỏe. Không ai lại không chắc rằng hệ thống chăm sóc sức khỏe
của Mỹ cần phải được cải tiến. Nhưng Đạo Luật Bảo Vệ Người Bệnh và Chăm
Sóc Sức Khỏe Vừa Túi Tiền (ACA) của năm 2010 đã chẳng làm gì để ứng phó với
những tệ hại chính của hệ thống: sự bộc phát trong dài hạn các phí tổn y
tế Medicare vào lúc thế hệ được sinh đẻ thật nhiều ra sau chiến tranh (baby
boomers) về hưu, mô thức “trả tiền khi khám bệnh” đẩy vọt tình trạng lạm phát
về chăm sóc sức khỏe, sự móc nối công việc làm vào với bảo hiểm đã giải thích
vì sao quá nhiều người Mỹ không có bảo hiểm sức khỏe, và những phí tổn quá
mức về bảo hiểm trách nhiệm mà các bác sĩ của chúng ta cần có để bảo vệ chính
họ trước các luật sư của chúng ta.
Trái ngược
thay, điểm chủ chốt của Obamacare là “mệnh lệnh cho cá nhân” (đòi tất cả mọi người
Mỹ phải mua bảo hiểm sức khỏe nếu không thì bị phạt) là cái mà chính tổng thống
đã chống đối trong khi ông đang tranh đua với Hillary Clinton để được đảng Dân
Chủ chỉ định ra tranh cử. Một chữ chính xác hơn rất nhiều sẽ là
“Pelosicare,” vì chính bà Pelosi là người đã thực sự đẩy bản dự luật qua Quốc
Hội.
Pelosi không
phải chỉ là một tai họa về chính trị. Các cuộc thăm dò ý kiến liên tục cho
thấy chỉ có một số nhỏ dân chúng thích luật ACA, và đó là lý do chính tại sao
những người Cộng Hòa lấy lại được quyền kiểm sóat Hạ Viện vào năm 2010. Luật đó
cũng lại là một rối lọan nữa về tài chính. Tổng thống đóan chắc rằng sự
cải tổ về chăm sóc sức khỏe sẽ không làm tăng thêm lấy một xu vào sự thâm thụt
ngân sách. Nhưng CBO (Sở Ngân Sách Của Quốc Hội) và Ủy Ban Liên Hợp về
Thuế hiện nay phỏng định rằng các điều khỏan trả tiền bảo hiểm sức khỏe trong
luật ACA sẽ tạo ra một phí tổn nét là gần 1.2 nghìn tỉ đô la trong thời kỳ 2012
– 22.
Tổng thống cứ
tiếp tục tránh né vấn đề tài khóa. Thành lập xong tổ chức lưỡng đảng Ủy
Hội Tòan Quốc về Trách Nhiệm Tài Khóa và Cải Tiến, cầm đầu bởi thượng nghị sĩ
đã về hưu Alan Simpson thuộc đảng Cộng Hòa ở Wyoming và ông Erskine Bowles, cựu
chánh văn phòng của Clinton, Obama đã dẹp sang một bên một cách hữu hiệu những
đề nghị của Ủy Hội về việc cắt bỏ chi tiêu khỏang 3 nghìn tỉ đô la và tăng thu
1 nghìn tỉ đô la trong thời gian mười năm sắp tới. Kết qủa là không có một
“thương lượng lớn” nào với phía Cộng Hòa ở Hạ Viện—điều này có nghĩa là, trừ
khi có một phép lạ nào xảy đến, quốc gia sẽ đến bờ vực thẳm tài chính vào ngày
1 tháng Giêng khi mà chương trình giảm thuế của Bush hết hạn và sự áp đặt những
cắt bỏ chi tiêu tự động tòan bộ các lọai của con số cắt giảm 1.2 nghìn tỉ đô la
phải thi hành. Sở CBO phỏng định hiệu quả nét có thể là sản lượng bị giảm
đi 4 phần trăm.
NHỮNG THẤT BẠI về
lãnh đạo trong chính sách kinh tế và tài chính trong bốn năm qua đã có những
hậu quả về địa-chính-trị. Ngân Hàng Thế Giới kỳ vọng Mỹ chỉ phát triển được ở
mức 2 phần trăm cho năm 2012. Trung Cộng sẽ phát triển nhanh hơn gấp 4 lần mức
đó; Ấn Độ nhanh hơn gấp 3 lần. Đến năm 2017, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế dự đóan,
TSLTN của Trung Cộng sẽ vượt qua TSLTN của Mỹ.
Trong khi đó,
chiếc xe lửa tài chính bể nát đã bắt đầu thủ tục cắt giảm lớn lao trong ngân
sách quốc phòng, ở vào một điểm thời gian khó mà thấy rõ được là thế giới đã
trở thành một nơi an tòan hơn—ít nhất là ở vùng Trung Đông.
Đối với tôi,
sự thất bại lớn nhất của tổng thống là đã không cân nhắc kỹ về những ám hiệu
thách đố quyền lực của Mỹ. Không màng đưa ra một chiến lược thích ứng, ông
tin—có lẽ thấy phấn khởi vì sớm được giải thưởng non Hòa Bình Nobel—rằng tất cả
những gì ông cần làm chỉ là đọc trên khắp thế giới những diễn văn khích động tâm
hồn để giải thích cho người nước ngòai biết rằng ông không phải là George W.
Bush.
Tại Đông Kinh
trong tháng Mười Một năm 2009, tổng thống đã đọc một diễn văn nẩy lửa
yêu-thương-người-nước-ngòai: “Trong một thế giới liên kết với nhau, quyền
lực không cần phải là một trò chơi được-thua, và các nước không cần phải sợ sự
thành công của một nước khác … Mỹ không cần ngăn chặn Trung Cộng … Trái lại, sự
xuất hiện của một Trung Cộng mạnh mẽ, thịnh vượng có thể là nguồn sức mạnh cho
cộng đồng các nước.” Thế mà đến mùa thu năm 2011, đường lối này đã bị vứt
bỏ để “chuyển trở lại” chiến lược Thái Bình Dương, gồm cả những cuộc đóng quân
đáng buồn cười ở Úc và Tân Gia Ba. Trên quan điểm của Bắc Kinh, cả hai
đường lối này đều không có gì đáng tin cả.
Diễn văn của
ông tại Cairo
vào ngày 4 tháng Sáu năm 2009 là một nỗ lực thật vụng về nhằm lấy tình thương
cho ông nhưng đã chứng tỏ là sự khởi đầu cho cuộc cách mạng trong vùng. “Tôi
rất vinh hạnh mang theo với tôi,” ông nói với người Ai Cập, “lời chào mừng hòa
bình từ các cộng đồng Hồi giáo ở nước tôi: Assalumu alaikum … Tôi đến
đây … để tìm một khởi đầu mới giữa Mỹ và những người Hồi giáo trên thế giới,
cái đặt … trên sự thật là Mỹ và Hồi giáo không bãi bỏ nhau và không cần cạnh
tranh với nhau.”
Tin rằng vai
trò của ông là bác bỏ đường lối bảo thủ mới, Obama đã hòan tòan lỡ mất ngọn
sóng cách mạng dân chủ ở Trung Đông—chính là làn sóng mà những người bảo thủ
mới đã hy vọng sẽ bộc phát với cuộc lật đổ Saddam Hussein ở Iraq. Khi cách
mạng nổ ra—trước hết tại Ba Tư, rồi tại Tunisia, Ai Cập, Libya, và Syria—tổng
thống đứng trước những chọn lựa rõ rệt. Ông có thể cố gắng bắt ngọn sóng
bằng cách ủng hộ những người cách mạng trẻ và gắng cưỡi ngọn sóng ấy theo một
chiều hướng thuận lợi cho các quyền lợi của Mỹ. Hoặc là ông có thể chẳng
làm gì hết và để những thế lực đối nghịch chế ngự.
Trong trường
hợp Ba Tư, ông chẳng làm gì hết và những kẻ bạo tàn của nước Cộng Hòa Hồi Giáo
đã nghiền nát các cuộc biểu tình một cách không gớm tay. Tại Syria cũng vậy.
Tại Libya,
ông bị dụ ngọt vào sự can thiệp. Tại Ai Cập ông gắng làm cả hai bên, ép
buộc Tổng Thống Ai Cập Hosni Mubarak ra đi, rồi rút lại và đề nghị một “cuộc
chuyển giao có thứ tự.” Kết quả là sự thất bại trong đường lối ngọai giao
một cách nực cười đáng phỉ nhổ. Không những giới tinh nhuệ của Ai Cập thấy
ngỡ ngàng trước sự phản bội, mà những kẻ chiến thắng—nhóm Anh Em Hồi Giáo—chẳng
có gì phải mang ơn cả. Các đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở Trung Đông—Do
Thái và Saudis—trố mắt ngỡ ngàng.
“Đây là chuyện
xảy ra khi ta bị ngạc nhiên,” một viên chức Mỹ dấu tên đã nói như vậy với The New
York Times vào tháng Hai năm 2011. “Chúng tôi đã có những cuộc họp
chiến lược lê thê không đi đến kết luận trong hai năm qua về hòa bình ở Trung
Đông, về ngăn chặn Ba Tư. Và bao nhiêu trong những cuộc họp đó đã đụng đến
việc Ai Cập có thể đi từ ổn định sang rối lọan? Chẳng có cuộc họp nào hết.”
Điều đáng lưu
ý là tổng thống được cho là tương đối mạnh về an ninh quốc gia. Cho đến nay
công chúng vẫn lầm lẫn giữa chuyện chính quyền của tổng thống tha hồ dùng việc
ám sát chính trị với việc cần có một chính sách có lớp lang. Theo Phòng
Điều Tra Báo Chí ở Luân Đôn, tỉ số thường dân bị máy bay không người lái giết
chết là 16 phần trăm vào năm ngóai. Bạn hãy tự hỏi giới truyền thông phóng
túng sẽ cư xử ra sao nếu George W. Bush đã dùng máy bay không người lái kiểu
này. Đến nay vẫn chỉ có các ngọai trưởng Cộng Hòa bị tố cáo là “tội phạm
chiến tranh” mà thôi.
Tội ác thật sự
là chương trình ám sát làm mất đi tin tình báo có tầm tối trọng (cũng như là
làm người địa phương bất mãn) mỗi khi một máy bay không người lái tấn công. Chương
trình này tiêu biểu cho quyết định của chính phủ bỏ rơi việc chống nổi lọan để
lấy việc chống khủng bố chật hẹp. Điều có nghĩa trên thực tế là sự bỏ rơi
không những chỉ có bỏ rơi Iraq
mà chẳng mấy chốc cả Afghanistan
nữa. Bởi thế mới hiểu được rằng các đàn ông và đàn bà phục vụ ở những nơi
ấy tự hỏi sự hy sinh của họ là cho đích xác cái gì, nếu có ý niệm là chúng ta
đang xây dựng quốc gia thì ý niệm ấy đã bị lẳng lặng vứt đi rồi. Chỉ khi
cả hai nước trên chìm đắm trở lại vào nội chiến thì chúng ta mới thấy được cái
giá thật sự của chính sách đối ngọai của Obama.
Nước Mỹ dưới
quyền tổng thống này là một siêu cường thụt lùi, nếu không nói là tháo lui. Ít
lấy làm lạ là 46 phần trăm dân Mỹ--và 63 phần trăm dân Tàu—tin rằng Trung Cộng
đã thay Mỹ làm siêu cường hàng đầu của thế giới hoặc cuối cùng rồi cũng sẽ như
vậy.
Một dấu hiệu
về cách thức mà Barack Obama đã hòan tòan “đánh mất câu chuyện” từ khi được bầu
lên là việc ông dùng cái hay nhất mà ông kiếm được cho việc ứng cử lại của ông
là nói rằng Mitt Romney không nên là tổng thống. Trong diễn văn dơ
dáy“các bạn đã không gây dựng nên cái đó” mà ai cũng đã biết, Obama kê khai ra
những gì mà ông coi là các thành quả lớn nhất của chính quyền lớn: In-tơ-nét
(internet, CN), GI Bill (luật trợ cấp cựu chiến binh, CN), cầu Golden Gate, đập
nước Hoover, cuộc đổ bộ lên mặt trăng của phi thuyền Apollo, và ngay cả
(thật lạ lùng) sự tạo thành giai cấp trung lưu. Buồn thay, ông đã không đề
cập được đến bất cứ gì tương xứng mà chính phủ của ông đã đạt được.
Bây giờ Obama
phải đầu-đối-đầu với đối thủ của ông: một nhà chính trị tin vào thực chất
nhiều hơn là hình thức, cải tiến nhiều hơn là nói năng. Trong những ngày
qua đã có nhiều bài viết về Dân Biểu Paul Ryan của Wisconsin, người được Mitt Romney chọn làm ứng
cử viên chung của ông. Tôi biết, thích, và khâm phục Paul Ryan. Đối
với tôi, điều về ông là đơn giản. Ông là một trong vài nhà chính trị đếm
được trên đầu ngón tay ở Hoa Thịnh Đốn mà thật sự thành thực trong
việc đối phó với cuộc khủng hỏang tài chính trong nước.
Trong hai năm
qua chương trình “Con Đường Đi Đến Thịnh Vượng” của Ryan đã diễn tiến ra, nhưng
những điểm chính là rõ ràng: thay thế Medicare bằng một chương trình phiếu
thanh thỏa giành cho những người hiện giờ dưới 55 tuổi (không phải những người
hiện đang nhận hay sắp nhận Medicare), chuyển Medicaid và phiếu mua thức ăn
thành các qũy liên bang cho tiểu bang tùy tiện sử dụng, và—điều tối quan
hệ--làm đơn giản hóa luật thuế và hạ thấp mức thuế để gắng bơm ít sinh lực
kinh-tế-theo-ngành-cung vào trở lại khu vực tưcủa Mỹ.
Ryan không
thuyết giảng về khắc khổ. Ông thuyết giảng về phát triển. Và cho dù
những người cựu thời Reagan như David Stockman có thể có những nghi ngờ, họ đều
ước định thấp sự quán triệt đề tài này của Ryan. Hiển nhiên là không có ai
ở Hoa Thịnh Đốn hiểu về những thách đố cho cuộc cải cách tài chính rõ hơn là
Ryan.
Cũng quan
trọng như vậy, Ryan đã học được rằng chính trị là nghệ thuật về sự có thể. Có
những phần trong chương trình của ông mà ông nhấn nhẹ vào bàn đạp một cách dễ
hiểu ngay lúc này—đáng để ý là nguồn mới của món thu nhập của liên bang được
nói đến trong chương trình “Đường Đến Tương Lai của Mỹ” là một “thuế tiêu thụ
doanh nghiệp.” Stockman cần tự nhắc chính ông là “những kế họach ngân sách
mơ tưởng” thực sự là những kế họach được tòa Nhà Trắng sản xuất ra từ năm 2009.
Tôi gặp Paul
Ryan lần đầu tiên vào tháng Tư năm 2010. Tôi đã được mời đến dự môt bữa ăn
tối ở Hoa Thịnh Đốn nơi mà cuộc khủng hỏang tài chính của Mỹ sẽ là đề tài thảo
luận. Đề tài này dường như có tầm quan trọng hết sức đối với tôi khiến tôi
nghĩ là bữa ăn tối sẽ diễn ra ở một trong những phòng hội lớn nhất của khách
sạn trong thành phố. Bữa ăn thực sự diễn ra tại nhà của người chủ khỏan
đãi. Có ba dân biểu xuất hiện—một dấu hiệu cho thấy văn bản tài chính
“không hỏi, không nói” (về món nợ) của tổng thống đã thành công trước đó ra sao. Ryan
làm tôi chóang váng. Tôi đã muốn thấy ông trong tòa Nhà Trắng kể từ khi đó.
Vẫn phải chờ
xem công chúng Mỹ có sẵn sàng đón nhận cuộc chấn chỉnh sâu rộng các vấn đề tài
chính của đất nước mà Ryan đề nghị hay không. Cảm giác của quần chúng rất
là đối chọi với nhau. Mức độ tổng thống được chấp nhận tụt xuống còn 49
phần trăm. Chỉ Số Tin Tưởng vào Kinh Tế của viện Gallup là ở mức trừ 28 (tụt xuống từ mức trừ
13 vào tháng Năm). Nhưng Obama vẫn khít khao dẫn trước Romney trong các
cuộc thăm dò về phiếu đại chúng (50.8 so với 48.2) và thỏai mái dẫn trước về Cử
Tri Đòan. Các nhà thăm dò cho biết việc chỉ định Paul Ryan không tạo nên
sự thay đổi trong cuộc chơi; thực vậy, ông là một chọn lựa có tầm bất trắc
cao cho Romney vì có nhiều người cảm thấy áy náy về những cải tổ mà Ryan đề
nghị.
Nhưng có một
điều hiện ra rõ ràng. Ryan lột trần động lực của Obama ra. Điều này
thành rõ ràng suốt từ khi tòa Nhà Trắng phát động tấn công Ryan vào mùa Xuân
năm ngóai. Và lý do Ryan lột trần ông ta ra là vì, khác với Obama, Ryan có
kế họach—trái ngược với việc chỉ có truyện—cho đất nước này.
Mitt Romney
không phải là ứng cử viên giỏi nhất cho chức vụ tổng thống mà tôi có thể hình
dung ra được. Nhưng ông ta rõ ràng là người giỏi nhất trong số các người
Cộng Hòa ra cạnh tranh nhau chức đại diện đảng. Ông đem vào chức vụ tổng
thống chính cái kinh nghiệm—cả trong thế giới doanh nghiệp cũng như trong chức
vụ hành pháp—mà Obama rõ ràng là không có vào bốn năm trước đây. (Nếu mà
Obama đã làm việc ở hãng Bain Capital trong vài năm, thay vì làm người tổ chức
cộng đồng ở Chicago,
ông ta có lẽ hiểu đúng được vì sao khu vực tư không “sinh họat tốt đẹp” vào chính
lúc này.) Và qua việc chọn Ryan làm người tranh cử chung, Romney đã cho
thấy một dấu hiệu thực sự đầu tiên là—khác với Obama—ông ta là một lãnh tụ can
đảm không lẩn tránh những thách đố mà Mỹ phải đối diện.
Người đi bầu
bây giờ đứng trước một chọn lựa rõ rệt. Họ có thể cứ để Obama lang thang,
tiếp tục nói chuyện về “cái ta” của ông ấy cho đến khi họ thấy chính họ đang
sống trong một hình thức Âu Châu tại Mỹ, với sự phát triển thấp kém, nạn thất
nghiệp cao, ngay cả món nợ cao hơn nữa—và sự suy đồi địa chính trị thực sự.
Hoặc họ có thể
chọn lấy sự thay đổi thật: lọai thay đổi sẽ kết thúc bốn năm họat động
kinh tế thấp kém, chấm dứt sự gia tăng kinh hòang của món nợ, và thiết lập lại
một nền móng tài chính vững chắc cho nền an ninh quốc gia của Mỹ.
Tôi đã nói
điều này trước đây: chọn lựa giữa Các Tiểu Bang Kết Hợp và Cộng Hòa
Tác Chiến Hoan Ca.
Tôi là kẻ thua
cuộc ngoan ngõan vào bốn năm trước đây. Nhưng năm nay, bừng lên vì sự
thăng tiến của Ryan, tôi rất muốn thắng. NW
Ghi Chú của
CN: Một trong những điểm chính của việc dịch hay chuyển nghĩa một tài liệu là
phải chuyển được đúng ý của tác giả. Những điểm chính khiến người dịch làm
được như vậy là việc hiểu biết về cả hai ngôn ngữ, cách sử dụng trong mỗi ngôn
ngữ, ý nghĩa của chữ thay đổi theo văn bản (context), ngữ vựng chuyên môn của
một môn học hay ngành làm việc, văn hóa của người trong mỗi ngôn ngữ, v.v. Ngòai
ra, tôi hết sức tránh dùng những chữ do Tàu để lại cho người Việt sau cả nghìn
năm Tàu đô hộ người Việt. Không phải vì chống Tàu mà vì mỗi một dân tộc
chỉ tồn tại được khi giữ được văn hóa riêng của họ và bãi bỏ--được chừng nào
hay chừng ấy—những điểm văn hóa nô lệ. Chẳng hạn, gọi là “người đi bầu”
thay vì “cửtri”, “ép buộc” thay vì “áp lực”, “một số nhỏ dân chúng” thay vì
“thiểu số quần chúng”, “người nước ngòai” thay vì “người ngọai quốc”, “thời
gian 10 năm” thay vì “thập niên”, “vị tổng thống trước” thay vì “vị tổng thống
tiền nhiệm”, “làm ra” thay vì “sản xuất”…. Ngòai ra, tôi chuyển nghĩa chữ
“China” sang cho đúng tên dài của “China” từ 1949 đến nay là “Trung Cộng” và
chữ “liberal” (cũng có nghĩa là ‘not literal or strict’) sang cho đúng nghĩa
của đường lối liberal là “phóng túng” thay vì “cấp tiến”.
*Những chữ tô
đậm trong bài tiếng Việt là để giống như trong bài chính bằng tiếng Anh.
*Tổng Sản
Lượng Trong Nước (Gross Domestic Product - GDP) chỉ về tổng số trị giá
hàng và dịch vụ làm ra/tiêu dùng trong nước. Tổng Sản Lượng Quốc Gia
(Gross National Product) = TSLTN + (Xuất Cảng– Nhập Cảng)
Cẩm Nguyễn
Chuyển dịch
tiếng Việthttp://baomai.blogspot.com/2012/10/vi-sao-obama-phai-ra-i.html
( Bao Mai Gửi Đến HNPD )