Xe cán chó
Vì sao quan chức VN thích cất tiền túi ở két sắt cơ quan?
Mộ Thỏa Tân, nguyên Thị trưởng Thẩm Dương, ngày Tết không muốn mau chóng về nhà đoàn tụ với gia đình mà chỉ ngồi lỳ ở văn phòng đợi người ta đến cống nạp
Tiền sạch?
Tại buổi họp báo chiều 26-12 công bố kết quả điều tra vụ lãnh đạo tỉnh Yên Bái bị sát hại vào sáng 18-8, ông Phạm Ngọc Thắng, phó giám đốc công an tỉnh khẳng định: Về số tiền, như thông báo, tại phòng làm việc ông Tuấn có két, thu được 100.000 USD, 1,5 tỉ đồng, đã thẩm tra, Ban tổ chức tỉnh ủy xác định Ban tổ chức không giao cho ông Tuấn số tiền này, ông Tuấn không vay nợ ai. Đã lấy lời khai của bà Vũ Thị Thu Hiền, vợ ông Tuấn, và bà Hiền khai số tiền này là tiền tích cóp của hai vợ chồng từ nhiều năm nay. Do hai vợ chồng đi làm thường xuyên, ở nhà có mẹ già nên ông Tuấn mua két sắt để tại phòng làm việc sử dụng để cất tiền cá nhân.
Chuyện tiền túi của quan chức mang cất két sắt cơ quan là quen thuộc. Sáng ngày 11-8-2014, ông Đào Anh Kiệt, khi ấy là Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM nói rằng hôm 8-8-2014, ông đã mất 1 tỷ đồng và 30.000 USD khi ông cất số tiền này tại tủ của bàn làm việc riêng tại cơ quan. Đây là tiền riêng của gia đình ông.
Trong phiên xử mở ngày 21-7-2016 tại tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, trước vành móng ngựa, tên trộm Nguyễn Tiến Quân, 34 tuổi, trú Quảng Bình, khai rằng đã 4 lần trộm cắp tài sản thành công trong phòng làm việc của các quan chức ở Hà Tĩnh, lấy trộm tổng cộng hơn 350 triệu đồng. Lần thứ 4, anh ta chỉ lấy trộm được 20 triệu đồng khi lẻn vào cậy cửa tủ phòng làm việc của ông Ngô Văn Tân (Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà). Tất cả số tiền này đều là tiền riêng của các quan chức.
Lời khai tại phiên xét xử của Nguyễn Tiến Quân được Tòa cho hay trong một số vụ đột nhập ở Hà Tĩnh, bút lục ghi rằng có lần Quân khai lấy được số tiền nhiều hơn thiệt hại do các bị hại khai báo. Tuy nhiên, cơ quan điều tra không đủ cơ sở để kết luận lời khai này.
Vấn đề đặt ra ở đây là nếu thực hiện theo đúng các quy định về quản lý tài sản công, thì chắc chắn không thể có chuyện ông Ngô Ngọc Tuấn - Chủ tịch HĐND kiêm Trưởng ban tổ chức tỉnh ủy Yên Bái, đã cho mình cái quyền sở hữu một két sắt riêng. Số tiền có trong két, theo thông tin từ họp báo chiều 26-12, là 100 ngàn Mỹ Kim và 1,5 tỷ đồng Việt Nam.
Nếu căn cứ theo pháp luật hiện hành, cụ thể là Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, và Thông tư số 162/2014/TT-BTC, thì két sắt đặt tại phòng làm việc của ông Trưởng ban tổ chức tỉnh ủy Yên Bái, cùng tất cả các chứa đựng bên trong két sắt đều là tài sản của một trong hai nơi: Tỉnh ủy Yên Bái, hoặc Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái. Số tiền được công bố trong két sắt này, nếu không nằm trong hệ thống sổ sách kế toán của Tỉnh ủy, hoặc Hội đồng nhân dân tỉnh, thì cần phải điều tra làm rõ số tiền này có từ đâu, chứ không thể chỉ mỗi căn cứ vào lời khai của bà Vũ Thị Thu Hiền, vợ của nạn nhân Ngô Ngọc Tuấn.
Công luận có quyền nghi vấn về nguồn gốc số bạc tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ cất trong két sắt ở phòng làm việc của Trưởng ban tổ chức tỉnh ủy Yên Bái, nhất là nguyên nhân của thảm sát là 'cơ cấu chức quyền'.
Bài học từ Trung Quốc
Tại buổi họp báo chiều 26-12 công bố kết quả điều tra vụ lãnh đạo tỉnh Yên Bái bị sát hại vào sáng 18-8, Công an tỉnh Yên Bái nhận định nguyên nhân gây án là do bất mãn bức xúc cá nhân trong bố trí sắp xếp nhân sự.
Từ câu chuyện két sắt ở phòng ông Trưởng ban tổ chức tỉnh ủy Yên Bái, dễ đưa đến liên tưởng những câu chuyện tương tự từ Trung Quốc; nhất là cách đây ít hôm tại Hà Nội, ông Nguyễn Phú Trọng và ông Lưu Kỳ Bảo, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã cùng dự hội thảo có tên “Xây dựng Đảng trong điều kiện hội nhập quốc tế - Thách thức, kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc”.
Tại kỳ họp Quốc hội và Chính Hiệp toàn quốc đầu năm nay, ông Vương Nho Lâm, Bí thư tỉnh ủy Sơn Tây, khi nói về “quan hệ giữa tham nhũng và phát triển kinh tế” đã nêu ví dụ về vụ việc ở địa phương mình: “Chúng tôi điều tra thấy một vị giám đốc, một hôm có một ông chủ không quen biết tìm đến phòng làm việc nhờ giải quyết một việc, ông không đồng ý”.
“Ông chủ nọ liền lấy một tờ giấy trên bàn viết mấy chữ: biếu ông 30 triệu, làm không? Sau khi vị giám đốc sở đọc xong, ông chủ liền vo tờ giấy cho vào miệng nhai nuốt ngay. Vị giám đốc sở thấy thế, nghĩ: tay này đáng tin cậy, làm được. Sau khi vụ việc được giải quyết, quả nhiên ông chủ chuyển tới 30 triệu NDT hối lộ”. Nơi làm việc của cá nhân quan chức có tính riêng tư nhất định, nên cũng trở thành “mảnh đất riêng” để quan tham nhận tiền hối lộ. Chiến dịch chống tham nhũng đã phát hiện nhiều vụ phòng làm việc là nơi quan tham sử dụng làm nơi cất giấu số lượng tiền khổng lồ.
Tân Hoa xã từng đưa tin tại một tỉnh ở Tây Nam, lãnh đạo một số đơn vị không chỉ dùng tiền công đem biếu, mà còn họp hội nghị đảng ủy thảo luận về số lượng tiền cần biếu Bí thư và Huyện trưởng, địa điểm thì cứ đem thẳng tới phòng làm việc. Họ còn đề ra “quy tắc ngầm” đi biếu phải có 2 cán bộ lãnh đạo, khi đến nơi một người vào, một người đứng ngoài cửa, khi người vào biếu trở ra vỗ tay vào túi rỗng, là báo hiệu đã hối lộ thành công.
Biên Phi, Bí thư huyện ủy Đại Danh, tỉnh Hà Bắc có biệt hiệu “Đại tham huyện nghèo” là trường hợp điển hình “ngồi thu tiền tại văn phòng”. Tháng 2-2012, Biên Phi khi vừa nhận chức Bí thư huyện ủy đã nhận 400 ngàn NDT tiền biếu của một bí thư thị trấn để sắp xếp cho người đó làm Cục trưởng một cục trong huyện. Một năm sau, Phi lại lấy cớ có việc, yêu cầu người đó đưa thêm 150 ngàn nữa, người này gom được 200 ngàn đem đến phòng làm việc đưa cho Phi.
Tết năm 2013, giám đốc một công ty địa phương đem biếu Phi 100 ngàn NDT để được tạo điều kiện làm ăn. Ngày 23-6-2015, Tòa án Thạch Gia Trang đã tuyên phạt Biên Phi án tử hình hoãn thi hành 2 năm, tịch thu toàn bộ tài sản cá nhân về tội nhận hối lộ và có tài sản khổng lồ không thể giải trình.
Một trường hợp khác là Đới Binh, Chủ nhiệm Văn phòng Đấu thầu quận Vĩnh Xuyên, Trùng Khánh thường xuyên nhận hối lộ tại phòng làm việc. Trong số 19 lần ông chủ thầu xây dựng họ Vương đưa hối lộ cho Binh thì có tới 17 lần diễn ra tại phòng làm việc, một lần ở phía dưới lầu. Ngoài ra, Đới Binh còn “tích cực” lui tới trụ sở công ty của các ông chủ để nhận phong bao.
Mộ Thỏa Tân, nguyên Thị trưởng Thẩm Dương, ngày Tết không muốn mau chóng về nhà đoàn tụ với gia đình mà chỉ ngồi lỳ ở văn phòng đợi người ta đến cống nạp. Khi bị bắt điều tra, Tân đã khai nhận, trong 4 năm giữ chức đã có hơn 180 người cứ năm hết Tết đến là mang tiền đến biếu, tổng số lên tới mấy triệu NDT…
Đồng tiền liền khúc ruột. Tiền nhà tích cóp nhưng mang cất ở... cơ quan như vợ chồng ông Trưởng ban tổ chức tỉnh ủy Yên Bái, liệu có tin được không?
Thảo Vy
(VNTB)
Tiền sạch?
Tại buổi họp báo chiều 26-12 công bố kết quả điều tra vụ lãnh đạo tỉnh Yên Bái bị sát hại vào sáng 18-8, ông Phạm Ngọc Thắng, phó giám đốc công an tỉnh khẳng định: Về số tiền, như thông báo, tại phòng làm việc ông Tuấn có két, thu được 100.000 USD, 1,5 tỉ đồng, đã thẩm tra, Ban tổ chức tỉnh ủy xác định Ban tổ chức không giao cho ông Tuấn số tiền này, ông Tuấn không vay nợ ai. Đã lấy lời khai của bà Vũ Thị Thu Hiền, vợ ông Tuấn, và bà Hiền khai số tiền này là tiền tích cóp của hai vợ chồng từ nhiều năm nay. Do hai vợ chồng đi làm thường xuyên, ở nhà có mẹ già nên ông Tuấn mua két sắt để tại phòng làm việc sử dụng để cất tiền cá nhân.
Chuyện tiền túi của quan chức mang cất két sắt cơ quan là quen thuộc. Sáng ngày 11-8-2014, ông Đào Anh Kiệt, khi ấy là Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM nói rằng hôm 8-8-2014, ông đã mất 1 tỷ đồng và 30.000 USD khi ông cất số tiền này tại tủ của bàn làm việc riêng tại cơ quan. Đây là tiền riêng của gia đình ông.
Trong phiên xử mở ngày 21-7-2016 tại tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, trước vành móng ngựa, tên trộm Nguyễn Tiến Quân, 34 tuổi, trú Quảng Bình, khai rằng đã 4 lần trộm cắp tài sản thành công trong phòng làm việc của các quan chức ở Hà Tĩnh, lấy trộm tổng cộng hơn 350 triệu đồng. Lần thứ 4, anh ta chỉ lấy trộm được 20 triệu đồng khi lẻn vào cậy cửa tủ phòng làm việc của ông Ngô Văn Tân (Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà). Tất cả số tiền này đều là tiền riêng của các quan chức.
Lời khai tại phiên xét xử của Nguyễn Tiến Quân được Tòa cho hay trong một số vụ đột nhập ở Hà Tĩnh, bút lục ghi rằng có lần Quân khai lấy được số tiền nhiều hơn thiệt hại do các bị hại khai báo. Tuy nhiên, cơ quan điều tra không đủ cơ sở để kết luận lời khai này.
Vấn đề đặt ra ở đây là nếu thực hiện theo đúng các quy định về quản lý tài sản công, thì chắc chắn không thể có chuyện ông Ngô Ngọc Tuấn - Chủ tịch HĐND kiêm Trưởng ban tổ chức tỉnh ủy Yên Bái, đã cho mình cái quyền sở hữu một két sắt riêng. Số tiền có trong két, theo thông tin từ họp báo chiều 26-12, là 100 ngàn Mỹ Kim và 1,5 tỷ đồng Việt Nam.
Nếu căn cứ theo pháp luật hiện hành, cụ thể là Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, và Thông tư số 162/2014/TT-BTC, thì két sắt đặt tại phòng làm việc của ông Trưởng ban tổ chức tỉnh ủy Yên Bái, cùng tất cả các chứa đựng bên trong két sắt đều là tài sản của một trong hai nơi: Tỉnh ủy Yên Bái, hoặc Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái. Số tiền được công bố trong két sắt này, nếu không nằm trong hệ thống sổ sách kế toán của Tỉnh ủy, hoặc Hội đồng nhân dân tỉnh, thì cần phải điều tra làm rõ số tiền này có từ đâu, chứ không thể chỉ mỗi căn cứ vào lời khai của bà Vũ Thị Thu Hiền, vợ của nạn nhân Ngô Ngọc Tuấn.
Công luận có quyền nghi vấn về nguồn gốc số bạc tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ cất trong két sắt ở phòng làm việc của Trưởng ban tổ chức tỉnh ủy Yên Bái, nhất là nguyên nhân của thảm sát là 'cơ cấu chức quyền'.
Bài học từ Trung Quốc
Tại buổi họp báo chiều 26-12 công bố kết quả điều tra vụ lãnh đạo tỉnh Yên Bái bị sát hại vào sáng 18-8, Công an tỉnh Yên Bái nhận định nguyên nhân gây án là do bất mãn bức xúc cá nhân trong bố trí sắp xếp nhân sự.
Từ câu chuyện két sắt ở phòng ông Trưởng ban tổ chức tỉnh ủy Yên Bái, dễ đưa đến liên tưởng những câu chuyện tương tự từ Trung Quốc; nhất là cách đây ít hôm tại Hà Nội, ông Nguyễn Phú Trọng và ông Lưu Kỳ Bảo, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã cùng dự hội thảo có tên “Xây dựng Đảng trong điều kiện hội nhập quốc tế - Thách thức, kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc”.
Tại kỳ họp Quốc hội và Chính Hiệp toàn quốc đầu năm nay, ông Vương Nho Lâm, Bí thư tỉnh ủy Sơn Tây, khi nói về “quan hệ giữa tham nhũng và phát triển kinh tế” đã nêu ví dụ về vụ việc ở địa phương mình: “Chúng tôi điều tra thấy một vị giám đốc, một hôm có một ông chủ không quen biết tìm đến phòng làm việc nhờ giải quyết một việc, ông không đồng ý”.
“Ông chủ nọ liền lấy một tờ giấy trên bàn viết mấy chữ: biếu ông 30 triệu, làm không? Sau khi vị giám đốc sở đọc xong, ông chủ liền vo tờ giấy cho vào miệng nhai nuốt ngay. Vị giám đốc sở thấy thế, nghĩ: tay này đáng tin cậy, làm được. Sau khi vụ việc được giải quyết, quả nhiên ông chủ chuyển tới 30 triệu NDT hối lộ”. Nơi làm việc của cá nhân quan chức có tính riêng tư nhất định, nên cũng trở thành “mảnh đất riêng” để quan tham nhận tiền hối lộ. Chiến dịch chống tham nhũng đã phát hiện nhiều vụ phòng làm việc là nơi quan tham sử dụng làm nơi cất giấu số lượng tiền khổng lồ.
Tân Hoa xã từng đưa tin tại một tỉnh ở Tây Nam, lãnh đạo một số đơn vị không chỉ dùng tiền công đem biếu, mà còn họp hội nghị đảng ủy thảo luận về số lượng tiền cần biếu Bí thư và Huyện trưởng, địa điểm thì cứ đem thẳng tới phòng làm việc. Họ còn đề ra “quy tắc ngầm” đi biếu phải có 2 cán bộ lãnh đạo, khi đến nơi một người vào, một người đứng ngoài cửa, khi người vào biếu trở ra vỗ tay vào túi rỗng, là báo hiệu đã hối lộ thành công.
Biên Phi, Bí thư huyện ủy Đại Danh, tỉnh Hà Bắc có biệt hiệu “Đại tham huyện nghèo” là trường hợp điển hình “ngồi thu tiền tại văn phòng”. Tháng 2-2012, Biên Phi khi vừa nhận chức Bí thư huyện ủy đã nhận 400 ngàn NDT tiền biếu của một bí thư thị trấn để sắp xếp cho người đó làm Cục trưởng một cục trong huyện. Một năm sau, Phi lại lấy cớ có việc, yêu cầu người đó đưa thêm 150 ngàn nữa, người này gom được 200 ngàn đem đến phòng làm việc đưa cho Phi.
Tết năm 2013, giám đốc một công ty địa phương đem biếu Phi 100 ngàn NDT để được tạo điều kiện làm ăn. Ngày 23-6-2015, Tòa án Thạch Gia Trang đã tuyên phạt Biên Phi án tử hình hoãn thi hành 2 năm, tịch thu toàn bộ tài sản cá nhân về tội nhận hối lộ và có tài sản khổng lồ không thể giải trình.
Một trường hợp khác là Đới Binh, Chủ nhiệm Văn phòng Đấu thầu quận Vĩnh Xuyên, Trùng Khánh thường xuyên nhận hối lộ tại phòng làm việc. Trong số 19 lần ông chủ thầu xây dựng họ Vương đưa hối lộ cho Binh thì có tới 17 lần diễn ra tại phòng làm việc, một lần ở phía dưới lầu. Ngoài ra, Đới Binh còn “tích cực” lui tới trụ sở công ty của các ông chủ để nhận phong bao.
Mộ Thỏa Tân, nguyên Thị trưởng Thẩm Dương, ngày Tết không muốn mau chóng về nhà đoàn tụ với gia đình mà chỉ ngồi lỳ ở văn phòng đợi người ta đến cống nạp. Khi bị bắt điều tra, Tân đã khai nhận, trong 4 năm giữ chức đã có hơn 180 người cứ năm hết Tết đến là mang tiền đến biếu, tổng số lên tới mấy triệu NDT…
Đồng tiền liền khúc ruột. Tiền nhà tích cóp nhưng mang cất ở... cơ quan như vợ chồng ông Trưởng ban tổ chức tỉnh ủy Yên Bái, liệu có tin được không?
Thảo Vy
(VNTB)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Vì sao quan chức VN thích cất tiền túi ở két sắt cơ quan?
Mộ Thỏa Tân, nguyên Thị trưởng Thẩm Dương, ngày Tết không muốn mau chóng về nhà đoàn tụ với gia đình mà chỉ ngồi lỳ ở văn phòng đợi người ta đến cống nạp
Tiền sạch?
Tại buổi họp báo chiều 26-12 công bố kết quả điều tra vụ lãnh đạo tỉnh Yên Bái bị sát hại vào sáng 18-8, ông Phạm Ngọc Thắng, phó giám đốc công an tỉnh khẳng định: Về số tiền, như thông báo, tại phòng làm việc ông Tuấn có két, thu được 100.000 USD, 1,5 tỉ đồng, đã thẩm tra, Ban tổ chức tỉnh ủy xác định Ban tổ chức không giao cho ông Tuấn số tiền này, ông Tuấn không vay nợ ai. Đã lấy lời khai của bà Vũ Thị Thu Hiền, vợ ông Tuấn, và bà Hiền khai số tiền này là tiền tích cóp của hai vợ chồng từ nhiều năm nay. Do hai vợ chồng đi làm thường xuyên, ở nhà có mẹ già nên ông Tuấn mua két sắt để tại phòng làm việc sử dụng để cất tiền cá nhân.
Chuyện tiền túi của quan chức mang cất két sắt cơ quan là quen thuộc. Sáng ngày 11-8-2014, ông Đào Anh Kiệt, khi ấy là Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM nói rằng hôm 8-8-2014, ông đã mất 1 tỷ đồng và 30.000 USD khi ông cất số tiền này tại tủ của bàn làm việc riêng tại cơ quan. Đây là tiền riêng của gia đình ông.
Trong phiên xử mở ngày 21-7-2016 tại tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, trước vành móng ngựa, tên trộm Nguyễn Tiến Quân, 34 tuổi, trú Quảng Bình, khai rằng đã 4 lần trộm cắp tài sản thành công trong phòng làm việc của các quan chức ở Hà Tĩnh, lấy trộm tổng cộng hơn 350 triệu đồng. Lần thứ 4, anh ta chỉ lấy trộm được 20 triệu đồng khi lẻn vào cậy cửa tủ phòng làm việc của ông Ngô Văn Tân (Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà). Tất cả số tiền này đều là tiền riêng của các quan chức.
Lời khai tại phiên xét xử của Nguyễn Tiến Quân được Tòa cho hay trong một số vụ đột nhập ở Hà Tĩnh, bút lục ghi rằng có lần Quân khai lấy được số tiền nhiều hơn thiệt hại do các bị hại khai báo. Tuy nhiên, cơ quan điều tra không đủ cơ sở để kết luận lời khai này.
Vấn đề đặt ra ở đây là nếu thực hiện theo đúng các quy định về quản lý tài sản công, thì chắc chắn không thể có chuyện ông Ngô Ngọc Tuấn - Chủ tịch HĐND kiêm Trưởng ban tổ chức tỉnh ủy Yên Bái, đã cho mình cái quyền sở hữu một két sắt riêng. Số tiền có trong két, theo thông tin từ họp báo chiều 26-12, là 100 ngàn Mỹ Kim và 1,5 tỷ đồng Việt Nam.
Nếu căn cứ theo pháp luật hiện hành, cụ thể là Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, và Thông tư số 162/2014/TT-BTC, thì két sắt đặt tại phòng làm việc của ông Trưởng ban tổ chức tỉnh ủy Yên Bái, cùng tất cả các chứa đựng bên trong két sắt đều là tài sản của một trong hai nơi: Tỉnh ủy Yên Bái, hoặc Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái. Số tiền được công bố trong két sắt này, nếu không nằm trong hệ thống sổ sách kế toán của Tỉnh ủy, hoặc Hội đồng nhân dân tỉnh, thì cần phải điều tra làm rõ số tiền này có từ đâu, chứ không thể chỉ mỗi căn cứ vào lời khai của bà Vũ Thị Thu Hiền, vợ của nạn nhân Ngô Ngọc Tuấn.
Công luận có quyền nghi vấn về nguồn gốc số bạc tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ cất trong két sắt ở phòng làm việc của Trưởng ban tổ chức tỉnh ủy Yên Bái, nhất là nguyên nhân của thảm sát là 'cơ cấu chức quyền'.
Bài học từ Trung Quốc
Tại buổi họp báo chiều 26-12 công bố kết quả điều tra vụ lãnh đạo tỉnh Yên Bái bị sát hại vào sáng 18-8, Công an tỉnh Yên Bái nhận định nguyên nhân gây án là do bất mãn bức xúc cá nhân trong bố trí sắp xếp nhân sự.
Từ câu chuyện két sắt ở phòng ông Trưởng ban tổ chức tỉnh ủy Yên Bái, dễ đưa đến liên tưởng những câu chuyện tương tự từ Trung Quốc; nhất là cách đây ít hôm tại Hà Nội, ông Nguyễn Phú Trọng và ông Lưu Kỳ Bảo, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã cùng dự hội thảo có tên “Xây dựng Đảng trong điều kiện hội nhập quốc tế - Thách thức, kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc”.
Tại kỳ họp Quốc hội và Chính Hiệp toàn quốc đầu năm nay, ông Vương Nho Lâm, Bí thư tỉnh ủy Sơn Tây, khi nói về “quan hệ giữa tham nhũng và phát triển kinh tế” đã nêu ví dụ về vụ việc ở địa phương mình: “Chúng tôi điều tra thấy một vị giám đốc, một hôm có một ông chủ không quen biết tìm đến phòng làm việc nhờ giải quyết một việc, ông không đồng ý”.
“Ông chủ nọ liền lấy một tờ giấy trên bàn viết mấy chữ: biếu ông 30 triệu, làm không? Sau khi vị giám đốc sở đọc xong, ông chủ liền vo tờ giấy cho vào miệng nhai nuốt ngay. Vị giám đốc sở thấy thế, nghĩ: tay này đáng tin cậy, làm được. Sau khi vụ việc được giải quyết, quả nhiên ông chủ chuyển tới 30 triệu NDT hối lộ”. Nơi làm việc của cá nhân quan chức có tính riêng tư nhất định, nên cũng trở thành “mảnh đất riêng” để quan tham nhận tiền hối lộ. Chiến dịch chống tham nhũng đã phát hiện nhiều vụ phòng làm việc là nơi quan tham sử dụng làm nơi cất giấu số lượng tiền khổng lồ.
Tân Hoa xã từng đưa tin tại một tỉnh ở Tây Nam, lãnh đạo một số đơn vị không chỉ dùng tiền công đem biếu, mà còn họp hội nghị đảng ủy thảo luận về số lượng tiền cần biếu Bí thư và Huyện trưởng, địa điểm thì cứ đem thẳng tới phòng làm việc. Họ còn đề ra “quy tắc ngầm” đi biếu phải có 2 cán bộ lãnh đạo, khi đến nơi một người vào, một người đứng ngoài cửa, khi người vào biếu trở ra vỗ tay vào túi rỗng, là báo hiệu đã hối lộ thành công.
Biên Phi, Bí thư huyện ủy Đại Danh, tỉnh Hà Bắc có biệt hiệu “Đại tham huyện nghèo” là trường hợp điển hình “ngồi thu tiền tại văn phòng”. Tháng 2-2012, Biên Phi khi vừa nhận chức Bí thư huyện ủy đã nhận 400 ngàn NDT tiền biếu của một bí thư thị trấn để sắp xếp cho người đó làm Cục trưởng một cục trong huyện. Một năm sau, Phi lại lấy cớ có việc, yêu cầu người đó đưa thêm 150 ngàn nữa, người này gom được 200 ngàn đem đến phòng làm việc đưa cho Phi.
Tết năm 2013, giám đốc một công ty địa phương đem biếu Phi 100 ngàn NDT để được tạo điều kiện làm ăn. Ngày 23-6-2015, Tòa án Thạch Gia Trang đã tuyên phạt Biên Phi án tử hình hoãn thi hành 2 năm, tịch thu toàn bộ tài sản cá nhân về tội nhận hối lộ và có tài sản khổng lồ không thể giải trình.
Một trường hợp khác là Đới Binh, Chủ nhiệm Văn phòng Đấu thầu quận Vĩnh Xuyên, Trùng Khánh thường xuyên nhận hối lộ tại phòng làm việc. Trong số 19 lần ông chủ thầu xây dựng họ Vương đưa hối lộ cho Binh thì có tới 17 lần diễn ra tại phòng làm việc, một lần ở phía dưới lầu. Ngoài ra, Đới Binh còn “tích cực” lui tới trụ sở công ty của các ông chủ để nhận phong bao.
Mộ Thỏa Tân, nguyên Thị trưởng Thẩm Dương, ngày Tết không muốn mau chóng về nhà đoàn tụ với gia đình mà chỉ ngồi lỳ ở văn phòng đợi người ta đến cống nạp. Khi bị bắt điều tra, Tân đã khai nhận, trong 4 năm giữ chức đã có hơn 180 người cứ năm hết Tết đến là mang tiền đến biếu, tổng số lên tới mấy triệu NDT…
Đồng tiền liền khúc ruột. Tiền nhà tích cóp nhưng mang cất ở... cơ quan như vợ chồng ông Trưởng ban tổ chức tỉnh ủy Yên Bái, liệu có tin được không?
Thảo Vy
(VNTB)