Xe cán chó
Vì sao tổng thống Mỹ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1?
Tổng thống Mỹ Barack Obama trong lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ đầu. (Ảnh: Reuters)
Trong lịch sử gần 80 năm qua, ngày 20/1 được chọn là ngày chuyển giao từ chính quyền cũ sang chính quyền mới sau mỗi kỳ bầu cử tổng thống ở Mỹ. Nói cách khác, đây là ngày tân tổng thống Mỹ sẽ tuyên thệ nhậm chức, đồng thời tổng thống đương nhiệm chính thức kết thúc nhiệm kỳ.
Tuy nhiên, trong trường hợp ngày 20/1 rơi vào Chủ nhật, hoạt động này sẽ diễn ra theo hình thức tuyên thệ kín và ngày tuyên thệ chính thức trước toàn dân sẽ diễn ra vào ngày hôm sau 21/1. Trường hợp này từng xảy ra gần đây nhất là vào năm 2013 khi Tổng thống Barack Obama tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 2.
Trước đó, ngày tuyên thệ nhậm chức của tổng thống Mỹ được chọn là vào 4/3, lấy ngày kỷ niệm phiên họp đầu tiên của Quốc hội Mỹ vào năm 1789 khi chính phủ hoạt động theo Hiến pháp. Thời gian 17 tuần từ cuộc bầu cử vào tháng 1 đến khi tân tổng thống tuyên thệ nhậm chức được coi là khá thuận lợi cho các quan chức ở thế kỷ 18 và 19 khi phương tiện di chuyển tới Washington của họ khá hạn chế. Ngoài ra, 17 tuần cũng là thời gian phù hợp để chính quyền sắp mãn nhiệm tiếp tục một số vấn đề còn tồn đọng trong khi cho phép chính quyền kế nhiệm có thời gian cho các hoạt động như chuẩn bị nhân sự nội các.
Bất chấp những ưu điểm này và mặc dù tháng 3 được coi là thời điểm khí hậu ấm áp hơn, ngày tuyên thệ nhậm chức của tổng thống Mỹ đã được đẩy lên tháng 1 kể từ năm 1936. Điều này là bởi, các nhà lập pháp Mỹ sau đó nhận thấy thời gian chuyển giao quyền lực kéo dài 4 tháng cũng kéo theo một số vấn đề.
Một ví dụ rõ nhất là trong thời gian chờ tuyên thệ của Tổng thống đắc cử Abraham Lincoln vào tháng 3/1861, phong trào ly khai đã nổ ra tại 7 bang của Mỹ. Người tiền nhiệm của ông Lincoln, Tổng thống James Buchanan khi đó nhất trí với Tổng thống đắc cử rằng các bang đó không có quyền ly khai, nhưng mặt khác cũng nhấn mạnh việc chính quyền thống nhất đất nước bằng bạo lực sẽ bị coi là phạm pháp. Kết quả là, đến thời điểm Tổng thống Lincoln nhậm chức, chính phủ Mỹ gần như không thể làm gì để ngăn chặn việc thành lập Liên minh miền Nam Hoa Kỳ cũng như ngăn chặn cuộc nội chiến đẫm máu nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Một ví dụ khác là trong thời gian chờ tuyên thệ của Tổng thống đắc cử Franklin D. Roosevelt năm 1933, nước Mỹ đã rơi vào tình trạng không có người lãnh đạo trong suốt 17 tuần này trong khi nền kinh tế vẫn chao đảo vì Đại suy thoái, hàng nghìn ngân hàng phá sản, 1/4 người lao động không có việc làm.
Tổng thống đắc cử Franklin D. Roosevelt tuyên thệ nhậm chức năm 1933. (Ảnh: History)
Nhiều chính trị gia và các tổ chức lớn trong thế kỷ thứ 19, đầu thế kỷ 20 cho rằng, thời gian chuyển giao quá dài tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhưng việc thay đổi thời điểm nhậm chức của tổng thống lại cần sửa đổi Hiến pháp - một quá trình khá phức tạp. Phải đến tận cuộc bầu cử năm 1922, những lo ngại này mới lại gây sự chú ý của dư luận sau khi Tổng thống Warren Harding cố buộc Quốc hội thông qua một dự luật cấp ngân sách cho dự án đóng tàu bất chấp sự phản đối gay gắt. Để ngăn chặn việc này, Thượng nghị sĩ bang Nebraska, George Norris, đã đề xuất ý tưởng mà sau đó trở thành Sửa đổi số 20 của Hiến pháp, kêu gọi Quốc hội mới triệu tập vào ngày 3/1 và tân tổng thống sẽ tuyên thệ vào ngày 20/1. Tuy nhiên, phải đến 10 năm sau đề xuất của ông Norris mới được Quốc hội thông qua và sau đó được 3/4 số bang của Mỹ chấp thuận. Tổng thống Franklin Roosevelt là tổng thống cuối cùng tuyên thệ nhậm chức vào ngày 4/3.
Tuy vậy, tháng 1 cũng không được coi là lựa chọn lý tưởng cho tuyên thệ nhậm chức bởi về cơ bản đây là thời điểm giá lạnh nhất ở Washington khi nhiệt độ dao động từ -2°C đến 6°C. Ngày 20/1/2009, khi Tổng thống Obama tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ đầu, ước tính 1,8 triệu người Mỹ đã phải đứng trong giá lạnh hàng giờ để chứng kiến sự kiện này và theo dõi lễ diễu hành từ tòa nhà Quốc hội đến Nhà Trắng. Ngày 4/3/1841, Tổng thống William Henry Harrison tuyên thệ nhậm chức trong cái lạnh 9°C mà không đội mũ, đeo găng hay mặc áo choàng. Đó được coi là nguyên nhân khiến ông bị viêm phổi và qua đời 1 tháng sau đó và trở thành vị tổng thống có nhiệm kỳ ngắn nhất trong lịch sử Mỹ.
Minh Phương
Theo Đại sứ quán Mỹ
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Vì sao tổng thống Mỹ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1?
Tổng thống Mỹ Barack Obama trong lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ đầu. (Ảnh: Reuters)
Trong lịch sử gần 80 năm qua, ngày 20/1 được chọn là ngày chuyển giao từ chính quyền cũ sang chính quyền mới sau mỗi kỳ bầu cử tổng thống ở Mỹ. Nói cách khác, đây là ngày tân tổng thống Mỹ sẽ tuyên thệ nhậm chức, đồng thời tổng thống đương nhiệm chính thức kết thúc nhiệm kỳ.
Tuy nhiên, trong trường hợp ngày 20/1 rơi vào Chủ nhật, hoạt động này sẽ diễn ra theo hình thức tuyên thệ kín và ngày tuyên thệ chính thức trước toàn dân sẽ diễn ra vào ngày hôm sau 21/1. Trường hợp này từng xảy ra gần đây nhất là vào năm 2013 khi Tổng thống Barack Obama tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 2.
Trước đó, ngày tuyên thệ nhậm chức của tổng thống Mỹ được chọn là vào 4/3, lấy ngày kỷ niệm phiên họp đầu tiên của Quốc hội Mỹ vào năm 1789 khi chính phủ hoạt động theo Hiến pháp. Thời gian 17 tuần từ cuộc bầu cử vào tháng 1 đến khi tân tổng thống tuyên thệ nhậm chức được coi là khá thuận lợi cho các quan chức ở thế kỷ 18 và 19 khi phương tiện di chuyển tới Washington của họ khá hạn chế. Ngoài ra, 17 tuần cũng là thời gian phù hợp để chính quyền sắp mãn nhiệm tiếp tục một số vấn đề còn tồn đọng trong khi cho phép chính quyền kế nhiệm có thời gian cho các hoạt động như chuẩn bị nhân sự nội các.
Bất chấp những ưu điểm này và mặc dù tháng 3 được coi là thời điểm khí hậu ấm áp hơn, ngày tuyên thệ nhậm chức của tổng thống Mỹ đã được đẩy lên tháng 1 kể từ năm 1936. Điều này là bởi, các nhà lập pháp Mỹ sau đó nhận thấy thời gian chuyển giao quyền lực kéo dài 4 tháng cũng kéo theo một số vấn đề.
Một ví dụ rõ nhất là trong thời gian chờ tuyên thệ của Tổng thống đắc cử Abraham Lincoln vào tháng 3/1861, phong trào ly khai đã nổ ra tại 7 bang của Mỹ. Người tiền nhiệm của ông Lincoln, Tổng thống James Buchanan khi đó nhất trí với Tổng thống đắc cử rằng các bang đó không có quyền ly khai, nhưng mặt khác cũng nhấn mạnh việc chính quyền thống nhất đất nước bằng bạo lực sẽ bị coi là phạm pháp. Kết quả là, đến thời điểm Tổng thống Lincoln nhậm chức, chính phủ Mỹ gần như không thể làm gì để ngăn chặn việc thành lập Liên minh miền Nam Hoa Kỳ cũng như ngăn chặn cuộc nội chiến đẫm máu nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Một ví dụ khác là trong thời gian chờ tuyên thệ của Tổng thống đắc cử Franklin D. Roosevelt năm 1933, nước Mỹ đã rơi vào tình trạng không có người lãnh đạo trong suốt 17 tuần này trong khi nền kinh tế vẫn chao đảo vì Đại suy thoái, hàng nghìn ngân hàng phá sản, 1/4 người lao động không có việc làm.
Tổng thống đắc cử Franklin D. Roosevelt tuyên thệ nhậm chức năm 1933. (Ảnh: History)
Nhiều chính trị gia và các tổ chức lớn trong thế kỷ thứ 19, đầu thế kỷ 20 cho rằng, thời gian chuyển giao quá dài tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhưng việc thay đổi thời điểm nhậm chức của tổng thống lại cần sửa đổi Hiến pháp - một quá trình khá phức tạp. Phải đến tận cuộc bầu cử năm 1922, những lo ngại này mới lại gây sự chú ý của dư luận sau khi Tổng thống Warren Harding cố buộc Quốc hội thông qua một dự luật cấp ngân sách cho dự án đóng tàu bất chấp sự phản đối gay gắt. Để ngăn chặn việc này, Thượng nghị sĩ bang Nebraska, George Norris, đã đề xuất ý tưởng mà sau đó trở thành Sửa đổi số 20 của Hiến pháp, kêu gọi Quốc hội mới triệu tập vào ngày 3/1 và tân tổng thống sẽ tuyên thệ vào ngày 20/1. Tuy nhiên, phải đến 10 năm sau đề xuất của ông Norris mới được Quốc hội thông qua và sau đó được 3/4 số bang của Mỹ chấp thuận. Tổng thống Franklin Roosevelt là tổng thống cuối cùng tuyên thệ nhậm chức vào ngày 4/3.
Tuy vậy, tháng 1 cũng không được coi là lựa chọn lý tưởng cho tuyên thệ nhậm chức bởi về cơ bản đây là thời điểm giá lạnh nhất ở Washington khi nhiệt độ dao động từ -2°C đến 6°C. Ngày 20/1/2009, khi Tổng thống Obama tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ đầu, ước tính 1,8 triệu người Mỹ đã phải đứng trong giá lạnh hàng giờ để chứng kiến sự kiện này và theo dõi lễ diễu hành từ tòa nhà Quốc hội đến Nhà Trắng. Ngày 4/3/1841, Tổng thống William Henry Harrison tuyên thệ nhậm chức trong cái lạnh 9°C mà không đội mũ, đeo găng hay mặc áo choàng. Đó được coi là nguyên nhân khiến ông bị viêm phổi và qua đời 1 tháng sau đó và trở thành vị tổng thống có nhiệm kỳ ngắn nhất trong lịch sử Mỹ.
Minh Phương
Theo Đại sứ quán Mỹ