Sức khỏe và đời sống
Vì sao trẻ em ở Mỹ thường rất tự tin?
Trẻ em ở Mỹ dù có học giỏi hay không, ngoại hình xấu đẹp thế nào, dáng người cao thấp mập ốm ra sao thì đều rất tự hào về bản thân, rất năng động sôi nổi, các bé luôn cảm thấy mình đặc biệt. Nói cách khác, những đứa trẻ này đều cực kỳ tự tin.
Vậy thì trẻ em ở Mỹ có được sự tự tin này từ đâu?
1. Tình yêu thương vô điều kiện của cha mẹ khiến trẻ tự tin
Chuyên gia tâm lý cho rằng sự tự tin của trẻ về cơ bản là đến từ tình yêu thương vô điều kiện của cha mẹ, đây là sự khẳng định giá trị bản thân của một con người.
Thế nào là tình yêu thương vô điều kiện? Khi trẻ đến với thế giới này, các bậc phụ huynh ở Mỹ sẽ nói với con của họ rằng: Con yêu à, dù sau này con khỏe mạnh hay ốm yếu, thông minh hay ngốc nghếch, ngoan ngoãn hay cứng đầu, có xinh xắn hay không, học có giỏi hay không thì cha mẹ đều sẽ mãi luôn yêu con, nuôi dạy con cho đến khi con trở thành người độc lập.
Đây chính là tình yêu thương vô điều kiện. Dù đứa trẻ ra sao cũng không quan trọng.
Họ yêu thương con của mình, họ thỏa thích tận hưởng quá trình trưởng thành của con, hưởng thụ niềm vui mà con trẻ mang đến cho mình, họ dành cho con thái độ tôn trọng, cổ vũ, tán thưởng, tin tưởng.
Có tình yêu thương của cha mẹ ủng hộ, dù trẻ gặp phải bất cứ điều gì bên ngoài kia thì đều không sợ hãi, vì đã luôn có “cha mẹ yêu thương mình, hiểu rõ mình”, trong lòng trẻ vô cùng thoải mái, trẻ biết rằng mình có nguồn năng lượng không bao giờ cạn để có thể đương đầu với cả thế giới.
Để có thể trở thành những người cha người mẹ yêu thương con vô điều kiện, bản thân họ cũng đều là những người tự tin, nhờ thái độ “tự khẳng định mình” nên họ sẽ không áp đặt những lý tưởng chưa thực hiện được lên con trẻ hoặc ép trẻ thay mình hoàn thành những việc chưa làm được. Họ biết mỗi đứa trẻ đều có đặc điểm riêng của chúng, họ sẽ cổ vũ con sống với chính bản thân mình, phát huy sở trường, khắc phục điểm yếu, họ tin tưởng rằng cuối cùng thì con cũng sẽ trở thành một người độc lập tự chủ.
Điều mà trẻ khát vọng nhất chính là tình yêu thương của cha mẹ, một tình yêu thương vô điều kiện. Chỉ đơn giản là bởi vì trẻ là điều quý giá của cha mẹ, chứ không phải vì con là “thần đồng piano” hay “thiên tài toán học” hoặc vì con giành được giải thưởng nào cả.
Nếu tình yêu thương của cha mẹ là có điều kiện, ví dụ như: con học giỏi thì cha mẹ mới hài lòng, con phải giành được giải thưởng trong kì thi Olympic toán học thì cha mẹ mới vui v.v…, lúc này trong lòng trẻ sẽ tự hoài nghi chính mình, đánh mất sự tin vào bản thân, đồng thời trẻ sẽ học cách nhìn tình yêu thương và sự quan tâm bằng quan điểm “vụ lợi”. Nếu cha mẹ cứ đặt ra tiêu chuẩn quá cao thiếu thực tế cho trẻ thì khi lớn lên trẻ sẽ trở nên căng thẳng, lo lắng, suy tính thiệt hơn.
Bác sĩ khoa thần kinh cho rằng: Các bé gặp vấn đề về tâm lý đa số đều có thể tìm thấy nguyên nhân trong cách giáo dục của gia đình. Sự tác động của cha mẹ đối với tính cách và cảm xúc của con trẻ nhiều hơn sự ảnh hưởng đến từ nhà trường và xã hội.
2. Sự tôn trọng khiến trẻ tự tin
Sự tự tin xuất phát từ sự tự tôn, một người phải tự tôn trước rồi mới tự tin. Tự tôn là sự tự khẳng định giá trị bản thân của một người, đây là cái bên trong thuộc về cá nhân, hoàn cảnh bên ngoài không thể tác động đến được.
Sự tự tôn xuất phát từ sự tôn trọng của mọi người đối với người đó. Nếu muốn trẻ tự tin, đầu tiên cha mẹ và mọi người đều phải tôn trọng trẻ.
Các trường học ở Mỹ luôn đề cao việc “giáo dục cổ vũ”, “giáo dục tôn trọng”, nghĩa là mong muốn các em học sinh xây dựng được cách tự nhận thức tích cực, không so sánh với sở trường của người khác để rồi tự ti, ý thức được mỗi người đều là một cá thể độc lập và đặc biệt, đều có thế mạnh của riêng mình. Có thể học toán không giỏi, nhưng lại là người hòa đồng, có duyên, có tài lãnh đạo. Có thể viết văn không hay, nhưng vẽ rất đẹp, có năng khiếu nghệ thuật. Có thể không giỏi nói chuyện, diễn đạt, nhưng có thể lực tốt, cơ thể dẻo dai, chơi thể thao giỏi v.v… Giáo viên và người lớn phải giúp trẻ tìm được sở trường của mình cũng như tạo cơ hội để trẻ phát huy, từ đó tạo nên sự tự tin của trẻ.
Có một người châu Á từ nhỏ đến lớn đều học rất giỏi, thi đậu vào trường danh tiếng và lấy được bằng tiến sĩ của trường Đại học Princeton. Sau khi tốt nghiệp, cô làm việc tại một công ty sản xuất thuốc nổi tiếng ở Mỹ. Trong công ty, cô thường hay cảm thấy tức giận, bởi vì kỹ thuật và kiến thức của các đồng nghiệp người Mỹ đều không bằng cô nhưng ai cũng đều tự cho là mình rất giỏi, luôn miệng nói: “Tôi hiểu rất rõ vấn đề này…”, “Tôi đã có khám phá có tính đột phá đối với vấn đề này…”, còn cô thì lại luôn nghĩ rằng mình không đủ giỏi, khi họp cũng chưa từng dũng cảm nói ra mình làm tốt như thế nào. Trên thực tế, cô là người có cống hiến nhiều hơn bất cứ ai khác trong công ty. Cô cảm thấy so với những người Mỹ thì thực lực của cô là mạnh nhất, chỉ là thiếu sự tự tin, bởi vì điều này mà cô đã đánh mất rất nhiều cơ hội ở công ty.
Đến khi con của cô tới tuổi đi học, cô tới tham dự hoạt động của trường thì mới cực kỳ xúc động với việc các bậc phụ huynh và giáo viên ở Mỹ rất tôn trọng con trẻ, trên lớp có những bé rõ ràng là có vấn đề về trí não, nhưng giáo viên luôn cổ vũ, dù chỉ làm đúng 1 câu trong 10 câu, giáo viên lập tức bảo bé bước lên tính cho mọi người xem, mọi người cùng nhau cổ vũ bé tiếp tục cố gắng, không hề có một chút mỉa mai nào cả. Những đứa trẻ được lớn lên trong môi trường như vậy liệu có thể không tự tin hay sao? Không giống như một số quốc gia, trẻ em khi còn nhỏ, làm kiểm tra không tốt, cha mẹ cứ thế mà mắng mà phạt, quy vào tội “vi phạm kỉ luật”, giáo viên bắt phải đứng giữa lớp cho mọi người phê bình, không hề có sự tôn trọng nào đối với trẻ.
Cô cho biết: “Như tôi là học sinh đứng đầu lớp mà còn bị đả kích mất hết tự tin, huống hồ là những bạn học dở, chẳng trách có rất nhiều bạn học không được giỏi đều trở nên sa sút”.
Ở Mỹ, người ta tôn trọng trẻ em như với người lớn vậy: Cha mẹ phải gõ cửa khi vào phòng con, phải được con đồng ý mới di chuyển hoặc dùng đồ của con, bất cứ việc gì cần đến sự quyết định của con đều phải thảo luận với con trước, không tùy ý xem nhật ký hoặc những vật cá nhân của con v.v… “Tinh thần tôn trọng” này phổ biến trên toàn nước Mỹ.
Một đứa trẻ không được tôn trọng không chỉ không tự tin, mà sau này trẻ cũng sẽ không biết tôn trọng người khác, bởi vì không có ai làm gương, thực hành cho trẻ thấy.
Các nhà giáo dục đã rút ra kết luận sau những cuộc nghiên cứu sâu rộng như sau: Trong quá trình trưởng thành của trẻ, điều quan trọng nhất là xây dựng sự tự tin của trẻ, khi đã tự tin thì trẻ sẽ có sức mạnh để khắc phục khó khăn mà trẻ gặp phải trong cuộc sống, sống với thái độ cố gắng, dám nghĩ dám làm. Vì vậy khi trẻ còn nhỏ, điều mà cha mẹ cần làm không phải là để trẻ học được bao nhiêu chữ, học thuộc bao nhiêu bài thơ, làm được bao nhiêu bài tập mà là phải tôn trọng cảm giác dù nhỏ nhất của trẻ, xây dựng cho trẻ sự tự tin.
3. Tán dương trẻ khiến trẻ tự tin
Trong lòng mỗi người đều muốn được khẳng định và khen ngợi, nếu một đứa trẻ cảm thấy mình được người khác thừa nhận rằng trẻ quan trọng, có ý nghĩa với người khác thì trẻ sẽ cảm thấy vui vẻ một cách rất tự nhiên, có cảm giác được khẳng định mình.
Suy nghĩ non nớt của trẻ thường dựa vào những lời đánh giá của người khác về mình, đặc biệt là cha mẹ và thầy cô. Nếu trẻ thường xuyên được khen ngợi, trong lòng trẻ sẽ tràn đầy tự hào và tự tin, cảm thấy mình rất ưu tú và đặc biệt. Ngược lại, nếu trẻ hay phải nghe những lời khiển trách, bắt bẻ, trách móc thậm chí là mỉa mai, chỉ một lỗi sai nho nhỏ cũng bị người lớn không ngừng phê bình, trẻ sẽ cảm thấy bản thân rất thất bại, chẳng làm được gì cả, sẽ phủ nhận khả năng của chính mình, sinh ra tâm lý tự ti, từ đó đánh mất sự nhiệt tình đối với việc học hành và cuộc sống.
Vì vậy, trong cuộc sống, người lớn nên khen ngợi cổ vũ trẻ nhiều hơn một chút, giảm bớt những lời chỉ trích, phê bình, khi trẻ có tiến bộ ở một mặt nào đó thì cổ vũ, tán dương trẻ, đừng sợ rằng “khen sẽ khiến trẻ không biết trời cao đất dày là gì”, “khen rồi sẽ kiêu ngạo”, những đứa trẻ tự tin đều là những trẻ được cổ vũ, tán dương.
Khi trẻ gặp phải thất bại hoặc làm sai gì đó, đừng phủ định mọi thứ ở trẻ, càng không được tức giận rồi đánh trẻ, cách làm này sẽ tổn thương nghiêm trọng đến lòng tự tôn, để lại vết thương trong tâm hồn con trẻ.
Ở Mỹ, gia đình, nhà trường và toàn xã hội đều có thái độ cổ vũ khen ngợi đối với trẻ em. Ví dụ như, trong một buổi hợp tác biểu diễn văn nghệ của 2 lớp khác nhau phụ huynh xem. Ở trong hội trường, phụ huynh của hai lớp đều cầm máy ảnh, ngồi thành từng hàng. Các bé luân phiên lên sân khấu múa hát, đọc thơ, đóng kịch. Khi các bé luân phiên đọc thơ, mỗi người đều có cơ hội biểu diễn bằng nhau, đều có 3 đến 4 cơ hội biễu diễn độc lập. Những bé giỏi sẽ học thuộc lời thơ rồi ngâm, còn một số bé thì cầm trên tay và đọc theo, phần biểu diễn của tất cả các bé đều được người lớn hoan hô nhiệt liệt.
Vào năm 2002, tổng thống Mỹ George W. Bush khi đó đã ra luật “Không một trẻ em nào bị bỏ rơi” (No Child Left Behind). Luật này yêu cầu nhà trường phải nâng cao trình độ tri thức của tất cả học sinh, rút ngắn hoặc xóa bỏ khoảng cách trong học tập giữa nhóm trẻ không có điều kiện (như các học sinh nghèo) với các học sinh ưu tú. Thật ra, trường học ở Mỹ không chỉ không để bất cứ một đứa trẻ nào bị bỏ lại phía sau về thành tích học tập mà trong các hoạt động văn nghệ thể thao cũng luôn cố gắng cho tất cả các học sinh cơ hội như nhau, cho mỗi người đều có quyền lợi được tham dự.
Hội thao ở tiểu học là để tất cả học sinh đều phải tham gia thi đấu, các đội bóng rổ, bóng đá, bóng chày, đội kèn, đội đàn v.v… ai muốn tham gia thì ghi danh, không hề lựa chọn dựa trên trình độ cá nhân. Dù là biểu diễn hay thi đấu, người xem đều sẽ vỗ tay cổ vũ nhiệt liệt cho các bé.
Bắt đầu từ lớp một, các bé luân phiên làm cán bộ lớp, tất cả đều có tư cách được phát biểu trên bục và phát biểu thế nào cũng được. Có những bạn khi nói không có kết cấu, nói vấp váp lắp bắp, câu trước không khớp câu sau, giáo viên sẽ khen ngợi học sinh đó có quan điểm đặc biệt và rất dũng cảm.
Giáo viên ở Mỹ luôn có rất nhiều cách để tìm ra được ưu điểm, điểm mạnh của học sinh để khen ngợi và tránh những khiếm khuyết của trẻ. Lâu dần, những điểm tốt của trẻ sẽ càng ngày càng tốt hơn, sở trường sẽ càng lúc càng giỏi. Trẻ sẽ tìm được sự tự tin nhờ những sở trường của mình.
Lần đầu tiên tiếp xúc với giáo viên ở trường học Mỹ, nhiều người châu Á cho rằng con của mình may mắn gặp được giáo viên tốt, sau này nhận ra giáo viên nào ở đây cũng vậy cả, yêu cầu cơ bản nhất của một giáo viên là biết cách cổ vũ học sinh tìm ra được sở trường của mình.
Các bậc cha mẹ ở Mỹ cho rằng những khuyết điểm thể hiện trên hành vi của trẻ đa số đều có liên quan đến sự giáo dục không đúng đắn của cha mẹ và những tấm gương xấu. Vì vậy, không có trẻ không ngoan, chỉ có những bậc phụ huynh không biết nuôi con mà thôi.
4. Sự tin tưởng khiến trẻ tự tin hơn
Các bậc cha mẹ thường sẽ vô ý phủ nhận cảm giác của con, không nói được những lời tin tưởng con. Ví dụ như trẻ nói nóng quá, không muốn mặc áo khoác, nhiều bậc phụ huynh sẽ mắng trẻ: “Nóng gì mà nóng? Mẹ không có thấy nóng”. Khi trẻ cố gắng muốn phụ giúp cha mẹ bưng chén đĩa, thì nhiều ông bố bà mẹ lập tức nói: “Con không cầm chắc sẽ làm vỡ hết đĩa cho mà coi”. Nếu con phàn phàn bài tập khó quá, nhiều phụ huynh hay nói: “Sao người khác biết làm mà con lại không biết? Nhất định là con không chịu nghe giảng ở trên lớp rồi”. Khi con muốn thử làm những điều mới mẻ, có người sẽ nói: “Thôi đi, đủ rồi đấy, bố mẹ còn không biết con hay sao, đừng làm bố mẹ mất mặt nữa”.
Thậm chí khi con đã lớn muốn tìm bạn đời, nhiều bậc cha mẹ vẫn không yên tâm. Trong mắt nhiều phụ huynh, con cái luôn là người “nói không suy nghĩ, làm không chắc chắn”. Ngay cả cha mẹ cũng không tin tưởng vào khả năng nhận định của con thì trẻ lấy đâu ra tự tin đây?
Khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ cứ hay phủ định suy nghĩ và cách làm của con thì sẽ dần dần giết chết sự tự tin và khả năng độc lập của trẻ.
Vì vậy, làm cha mẹ, phải tin tưởng vào cảm giác và sự nhận định của con. Nếu con nói nóng không muốn mặc áo khoác thì hãy sờ thử tay con xem có nóng không, cũng có thể cầm áo khoác cho con, đợi đến khi con cần thì sẽ mặc. Khi con cảm thấy bài tập quá khó, hãy hỏi con khó ở đâu và tìm cách giúp trẻ giải quyết. Khi con muốn thử bất cứ việc gì thì cũng hãy cho con cơ hội được làm, hãy cho con sự tin tưởng trọn vẹn cũng như cơ hội được học hỏi.
Một người thật sự tự tin không dựa vào những giá trị bên ngoài như học lực, thành tựu trong công việc, tiền bạc, ngoại hình mà là những giá trị mà bản thân người đó nhận thức được ở chính mình.
Sự tự tin thật sự trong mỗi người được vun đắp khi còn nhỏ. Và cách xây dựng sự tự tin quan trọng nhất chính là cha mẹ phải làm gương, bản thân phải có đủ lòng tin ở con của mình, dù cho con có được phần thưởng hay không, dù con thi cử ra sao, dù con học ngành gì, vào trường nào, thậm chí dù con có không vào đại học, chỉ cần con có những phẩm chất đạo đức tốt, biết bản thân đang làm gì, sau này phải làm gì và biết theo đuổi lý tưởng của bản thân thì con cái nhất đinh sẽ tìm ra được bầu trời của riêng mình trong tương lai.
Ngọc Trúc
( Kiến Thức Trẻ )
Vì sao trẻ em ở Mỹ thường rất tự tin?
Trẻ em ở Mỹ dù có học giỏi hay không, ngoại hình xấu đẹp thế nào, dáng người cao thấp mập ốm ra sao thì đều rất tự hào về bản thân, rất năng động sôi nổi, các bé luôn cảm thấy mình đặc biệt. Nói cách khác, những đứa trẻ này đều cực kỳ tự tin.
Vậy thì trẻ em ở Mỹ có được sự tự tin này từ đâu?
1. Tình yêu thương vô điều kiện của cha mẹ khiến trẻ tự tin
Chuyên gia tâm lý cho rằng sự tự tin của trẻ về cơ bản là đến từ tình yêu thương vô điều kiện của cha mẹ, đây là sự khẳng định giá trị bản thân của một con người.
Thế nào là tình yêu thương vô điều kiện? Khi trẻ đến với thế giới này, các bậc phụ huynh ở Mỹ sẽ nói với con của họ rằng: Con yêu à, dù sau này con khỏe mạnh hay ốm yếu, thông minh hay ngốc nghếch, ngoan ngoãn hay cứng đầu, có xinh xắn hay không, học có giỏi hay không thì cha mẹ đều sẽ mãi luôn yêu con, nuôi dạy con cho đến khi con trở thành người độc lập.
Đây chính là tình yêu thương vô điều kiện. Dù đứa trẻ ra sao cũng không quan trọng.
Họ yêu thương con của mình, họ thỏa thích tận hưởng quá trình trưởng thành của con, hưởng thụ niềm vui mà con trẻ mang đến cho mình, họ dành cho con thái độ tôn trọng, cổ vũ, tán thưởng, tin tưởng.
Có tình yêu thương của cha mẹ ủng hộ, dù trẻ gặp phải bất cứ điều gì bên ngoài kia thì đều không sợ hãi, vì đã luôn có “cha mẹ yêu thương mình, hiểu rõ mình”, trong lòng trẻ vô cùng thoải mái, trẻ biết rằng mình có nguồn năng lượng không bao giờ cạn để có thể đương đầu với cả thế giới.
Để có thể trở thành những người cha người mẹ yêu thương con vô điều kiện, bản thân họ cũng đều là những người tự tin, nhờ thái độ “tự khẳng định mình” nên họ sẽ không áp đặt những lý tưởng chưa thực hiện được lên con trẻ hoặc ép trẻ thay mình hoàn thành những việc chưa làm được. Họ biết mỗi đứa trẻ đều có đặc điểm riêng của chúng, họ sẽ cổ vũ con sống với chính bản thân mình, phát huy sở trường, khắc phục điểm yếu, họ tin tưởng rằng cuối cùng thì con cũng sẽ trở thành một người độc lập tự chủ.
Điều mà trẻ khát vọng nhất chính là tình yêu thương của cha mẹ, một tình yêu thương vô điều kiện. Chỉ đơn giản là bởi vì trẻ là điều quý giá của cha mẹ, chứ không phải vì con là “thần đồng piano” hay “thiên tài toán học” hoặc vì con giành được giải thưởng nào cả.
Nếu tình yêu thương của cha mẹ là có điều kiện, ví dụ như: con học giỏi thì cha mẹ mới hài lòng, con phải giành được giải thưởng trong kì thi Olympic toán học thì cha mẹ mới vui v.v…, lúc này trong lòng trẻ sẽ tự hoài nghi chính mình, đánh mất sự tin vào bản thân, đồng thời trẻ sẽ học cách nhìn tình yêu thương và sự quan tâm bằng quan điểm “vụ lợi”. Nếu cha mẹ cứ đặt ra tiêu chuẩn quá cao thiếu thực tế cho trẻ thì khi lớn lên trẻ sẽ trở nên căng thẳng, lo lắng, suy tính thiệt hơn.
Bác sĩ khoa thần kinh cho rằng: Các bé gặp vấn đề về tâm lý đa số đều có thể tìm thấy nguyên nhân trong cách giáo dục của gia đình. Sự tác động của cha mẹ đối với tính cách và cảm xúc của con trẻ nhiều hơn sự ảnh hưởng đến từ nhà trường và xã hội.
2. Sự tôn trọng khiến trẻ tự tin
Sự tự tin xuất phát từ sự tự tôn, một người phải tự tôn trước rồi mới tự tin. Tự tôn là sự tự khẳng định giá trị bản thân của một người, đây là cái bên trong thuộc về cá nhân, hoàn cảnh bên ngoài không thể tác động đến được.
Sự tự tôn xuất phát từ sự tôn trọng của mọi người đối với người đó. Nếu muốn trẻ tự tin, đầu tiên cha mẹ và mọi người đều phải tôn trọng trẻ.
Các trường học ở Mỹ luôn đề cao việc “giáo dục cổ vũ”, “giáo dục tôn trọng”, nghĩa là mong muốn các em học sinh xây dựng được cách tự nhận thức tích cực, không so sánh với sở trường của người khác để rồi tự ti, ý thức được mỗi người đều là một cá thể độc lập và đặc biệt, đều có thế mạnh của riêng mình. Có thể học toán không giỏi, nhưng lại là người hòa đồng, có duyên, có tài lãnh đạo. Có thể viết văn không hay, nhưng vẽ rất đẹp, có năng khiếu nghệ thuật. Có thể không giỏi nói chuyện, diễn đạt, nhưng có thể lực tốt, cơ thể dẻo dai, chơi thể thao giỏi v.v… Giáo viên và người lớn phải giúp trẻ tìm được sở trường của mình cũng như tạo cơ hội để trẻ phát huy, từ đó tạo nên sự tự tin của trẻ.
Có một người châu Á từ nhỏ đến lớn đều học rất giỏi, thi đậu vào trường danh tiếng và lấy được bằng tiến sĩ của trường Đại học Princeton. Sau khi tốt nghiệp, cô làm việc tại một công ty sản xuất thuốc nổi tiếng ở Mỹ. Trong công ty, cô thường hay cảm thấy tức giận, bởi vì kỹ thuật và kiến thức của các đồng nghiệp người Mỹ đều không bằng cô nhưng ai cũng đều tự cho là mình rất giỏi, luôn miệng nói: “Tôi hiểu rất rõ vấn đề này…”, “Tôi đã có khám phá có tính đột phá đối với vấn đề này…”, còn cô thì lại luôn nghĩ rằng mình không đủ giỏi, khi họp cũng chưa từng dũng cảm nói ra mình làm tốt như thế nào. Trên thực tế, cô là người có cống hiến nhiều hơn bất cứ ai khác trong công ty. Cô cảm thấy so với những người Mỹ thì thực lực của cô là mạnh nhất, chỉ là thiếu sự tự tin, bởi vì điều này mà cô đã đánh mất rất nhiều cơ hội ở công ty.
Đến khi con của cô tới tuổi đi học, cô tới tham dự hoạt động của trường thì mới cực kỳ xúc động với việc các bậc phụ huynh và giáo viên ở Mỹ rất tôn trọng con trẻ, trên lớp có những bé rõ ràng là có vấn đề về trí não, nhưng giáo viên luôn cổ vũ, dù chỉ làm đúng 1 câu trong 10 câu, giáo viên lập tức bảo bé bước lên tính cho mọi người xem, mọi người cùng nhau cổ vũ bé tiếp tục cố gắng, không hề có một chút mỉa mai nào cả. Những đứa trẻ được lớn lên trong môi trường như vậy liệu có thể không tự tin hay sao? Không giống như một số quốc gia, trẻ em khi còn nhỏ, làm kiểm tra không tốt, cha mẹ cứ thế mà mắng mà phạt, quy vào tội “vi phạm kỉ luật”, giáo viên bắt phải đứng giữa lớp cho mọi người phê bình, không hề có sự tôn trọng nào đối với trẻ.
Cô cho biết: “Như tôi là học sinh đứng đầu lớp mà còn bị đả kích mất hết tự tin, huống hồ là những bạn học dở, chẳng trách có rất nhiều bạn học không được giỏi đều trở nên sa sút”.
Ở Mỹ, người ta tôn trọng trẻ em như với người lớn vậy: Cha mẹ phải gõ cửa khi vào phòng con, phải được con đồng ý mới di chuyển hoặc dùng đồ của con, bất cứ việc gì cần đến sự quyết định của con đều phải thảo luận với con trước, không tùy ý xem nhật ký hoặc những vật cá nhân của con v.v… “Tinh thần tôn trọng” này phổ biến trên toàn nước Mỹ.
Một đứa trẻ không được tôn trọng không chỉ không tự tin, mà sau này trẻ cũng sẽ không biết tôn trọng người khác, bởi vì không có ai làm gương, thực hành cho trẻ thấy.
Các nhà giáo dục đã rút ra kết luận sau những cuộc nghiên cứu sâu rộng như sau: Trong quá trình trưởng thành của trẻ, điều quan trọng nhất là xây dựng sự tự tin của trẻ, khi đã tự tin thì trẻ sẽ có sức mạnh để khắc phục khó khăn mà trẻ gặp phải trong cuộc sống, sống với thái độ cố gắng, dám nghĩ dám làm. Vì vậy khi trẻ còn nhỏ, điều mà cha mẹ cần làm không phải là để trẻ học được bao nhiêu chữ, học thuộc bao nhiêu bài thơ, làm được bao nhiêu bài tập mà là phải tôn trọng cảm giác dù nhỏ nhất của trẻ, xây dựng cho trẻ sự tự tin.
3. Tán dương trẻ khiến trẻ tự tin
Trong lòng mỗi người đều muốn được khẳng định và khen ngợi, nếu một đứa trẻ cảm thấy mình được người khác thừa nhận rằng trẻ quan trọng, có ý nghĩa với người khác thì trẻ sẽ cảm thấy vui vẻ một cách rất tự nhiên, có cảm giác được khẳng định mình.
Suy nghĩ non nớt của trẻ thường dựa vào những lời đánh giá của người khác về mình, đặc biệt là cha mẹ và thầy cô. Nếu trẻ thường xuyên được khen ngợi, trong lòng trẻ sẽ tràn đầy tự hào và tự tin, cảm thấy mình rất ưu tú và đặc biệt. Ngược lại, nếu trẻ hay phải nghe những lời khiển trách, bắt bẻ, trách móc thậm chí là mỉa mai, chỉ một lỗi sai nho nhỏ cũng bị người lớn không ngừng phê bình, trẻ sẽ cảm thấy bản thân rất thất bại, chẳng làm được gì cả, sẽ phủ nhận khả năng của chính mình, sinh ra tâm lý tự ti, từ đó đánh mất sự nhiệt tình đối với việc học hành và cuộc sống.
Vì vậy, trong cuộc sống, người lớn nên khen ngợi cổ vũ trẻ nhiều hơn một chút, giảm bớt những lời chỉ trích, phê bình, khi trẻ có tiến bộ ở một mặt nào đó thì cổ vũ, tán dương trẻ, đừng sợ rằng “khen sẽ khiến trẻ không biết trời cao đất dày là gì”, “khen rồi sẽ kiêu ngạo”, những đứa trẻ tự tin đều là những trẻ được cổ vũ, tán dương.
Khi trẻ gặp phải thất bại hoặc làm sai gì đó, đừng phủ định mọi thứ ở trẻ, càng không được tức giận rồi đánh trẻ, cách làm này sẽ tổn thương nghiêm trọng đến lòng tự tôn, để lại vết thương trong tâm hồn con trẻ.
Ở Mỹ, gia đình, nhà trường và toàn xã hội đều có thái độ cổ vũ khen ngợi đối với trẻ em. Ví dụ như, trong một buổi hợp tác biểu diễn văn nghệ của 2 lớp khác nhau phụ huynh xem. Ở trong hội trường, phụ huynh của hai lớp đều cầm máy ảnh, ngồi thành từng hàng. Các bé luân phiên lên sân khấu múa hát, đọc thơ, đóng kịch. Khi các bé luân phiên đọc thơ, mỗi người đều có cơ hội biểu diễn bằng nhau, đều có 3 đến 4 cơ hội biễu diễn độc lập. Những bé giỏi sẽ học thuộc lời thơ rồi ngâm, còn một số bé thì cầm trên tay và đọc theo, phần biểu diễn của tất cả các bé đều được người lớn hoan hô nhiệt liệt.
Vào năm 2002, tổng thống Mỹ George W. Bush khi đó đã ra luật “Không một trẻ em nào bị bỏ rơi” (No Child Left Behind). Luật này yêu cầu nhà trường phải nâng cao trình độ tri thức của tất cả học sinh, rút ngắn hoặc xóa bỏ khoảng cách trong học tập giữa nhóm trẻ không có điều kiện (như các học sinh nghèo) với các học sinh ưu tú. Thật ra, trường học ở Mỹ không chỉ không để bất cứ một đứa trẻ nào bị bỏ lại phía sau về thành tích học tập mà trong các hoạt động văn nghệ thể thao cũng luôn cố gắng cho tất cả các học sinh cơ hội như nhau, cho mỗi người đều có quyền lợi được tham dự.
Hội thao ở tiểu học là để tất cả học sinh đều phải tham gia thi đấu, các đội bóng rổ, bóng đá, bóng chày, đội kèn, đội đàn v.v… ai muốn tham gia thì ghi danh, không hề lựa chọn dựa trên trình độ cá nhân. Dù là biểu diễn hay thi đấu, người xem đều sẽ vỗ tay cổ vũ nhiệt liệt cho các bé.
Bắt đầu từ lớp một, các bé luân phiên làm cán bộ lớp, tất cả đều có tư cách được phát biểu trên bục và phát biểu thế nào cũng được. Có những bạn khi nói không có kết cấu, nói vấp váp lắp bắp, câu trước không khớp câu sau, giáo viên sẽ khen ngợi học sinh đó có quan điểm đặc biệt và rất dũng cảm.
Giáo viên ở Mỹ luôn có rất nhiều cách để tìm ra được ưu điểm, điểm mạnh của học sinh để khen ngợi và tránh những khiếm khuyết của trẻ. Lâu dần, những điểm tốt của trẻ sẽ càng ngày càng tốt hơn, sở trường sẽ càng lúc càng giỏi. Trẻ sẽ tìm được sự tự tin nhờ những sở trường của mình.
Lần đầu tiên tiếp xúc với giáo viên ở trường học Mỹ, nhiều người châu Á cho rằng con của mình may mắn gặp được giáo viên tốt, sau này nhận ra giáo viên nào ở đây cũng vậy cả, yêu cầu cơ bản nhất của một giáo viên là biết cách cổ vũ học sinh tìm ra được sở trường của mình.
Các bậc cha mẹ ở Mỹ cho rằng những khuyết điểm thể hiện trên hành vi của trẻ đa số đều có liên quan đến sự giáo dục không đúng đắn của cha mẹ và những tấm gương xấu. Vì vậy, không có trẻ không ngoan, chỉ có những bậc phụ huynh không biết nuôi con mà thôi.
4. Sự tin tưởng khiến trẻ tự tin hơn
Các bậc cha mẹ thường sẽ vô ý phủ nhận cảm giác của con, không nói được những lời tin tưởng con. Ví dụ như trẻ nói nóng quá, không muốn mặc áo khoác, nhiều bậc phụ huynh sẽ mắng trẻ: “Nóng gì mà nóng? Mẹ không có thấy nóng”. Khi trẻ cố gắng muốn phụ giúp cha mẹ bưng chén đĩa, thì nhiều ông bố bà mẹ lập tức nói: “Con không cầm chắc sẽ làm vỡ hết đĩa cho mà coi”. Nếu con phàn phàn bài tập khó quá, nhiều phụ huynh hay nói: “Sao người khác biết làm mà con lại không biết? Nhất định là con không chịu nghe giảng ở trên lớp rồi”. Khi con muốn thử làm những điều mới mẻ, có người sẽ nói: “Thôi đi, đủ rồi đấy, bố mẹ còn không biết con hay sao, đừng làm bố mẹ mất mặt nữa”.
Thậm chí khi con đã lớn muốn tìm bạn đời, nhiều bậc cha mẹ vẫn không yên tâm. Trong mắt nhiều phụ huynh, con cái luôn là người “nói không suy nghĩ, làm không chắc chắn”. Ngay cả cha mẹ cũng không tin tưởng vào khả năng nhận định của con thì trẻ lấy đâu ra tự tin đây?
Khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ cứ hay phủ định suy nghĩ và cách làm của con thì sẽ dần dần giết chết sự tự tin và khả năng độc lập của trẻ.
Vì vậy, làm cha mẹ, phải tin tưởng vào cảm giác và sự nhận định của con. Nếu con nói nóng không muốn mặc áo khoác thì hãy sờ thử tay con xem có nóng không, cũng có thể cầm áo khoác cho con, đợi đến khi con cần thì sẽ mặc. Khi con cảm thấy bài tập quá khó, hãy hỏi con khó ở đâu và tìm cách giúp trẻ giải quyết. Khi con muốn thử bất cứ việc gì thì cũng hãy cho con cơ hội được làm, hãy cho con sự tin tưởng trọn vẹn cũng như cơ hội được học hỏi.
Một người thật sự tự tin không dựa vào những giá trị bên ngoài như học lực, thành tựu trong công việc, tiền bạc, ngoại hình mà là những giá trị mà bản thân người đó nhận thức được ở chính mình.
Sự tự tin thật sự trong mỗi người được vun đắp khi còn nhỏ. Và cách xây dựng sự tự tin quan trọng nhất chính là cha mẹ phải làm gương, bản thân phải có đủ lòng tin ở con của mình, dù cho con có được phần thưởng hay không, dù con thi cử ra sao, dù con học ngành gì, vào trường nào, thậm chí dù con có không vào đại học, chỉ cần con có những phẩm chất đạo đức tốt, biết bản thân đang làm gì, sau này phải làm gì và biết theo đuổi lý tưởng của bản thân thì con cái nhất đinh sẽ tìm ra được bầu trời của riêng mình trong tương lai.
Ngọc Trúc
( Kiến Thức Trẻ )