Tin nóng trong ngày
Việt Nam ‘thay đổi chiến thuật’ trong vụ bắt blogger Hồng Lê Thọ?
Các nhà quan sát từ trong nước cho rằng Việt Nam dường như đang thay đổi cách thức bắt giữ những người có tiếng nói trái chiều với chính quyền, sau vụ tạm giữ blogger Hồng Lê Thọ.
Ông Thọ bị bắt hôm 29/11, và theo thông báo đăng tải trên trang web của Bộ Công an Việt Nam, “cơ quan An ninh điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã bắt quả tang” blogger này “theo tin tố giác của quần chúng”.
Chưa rõ ai là người “tố giác” ông Thọ và ông bị “bắt quả tang”ra sao.
Mạng lưới Blogger Việt Nam hôm qua, 1/12, đã lên tiếng phản đối vụ bắt giữ này, và cho rằng việc “mượn ‘tin tố giác của quần chúng’ để xâm phạm nhà riêng, khám xét và tạm giữ hình sự blogger Hồng Lê Thọ là vi phạm trắng trợn Hiến pháp Việt Nam, vi phạm Công ước nhân quyền của Liên hiệp quốc, chà đạp thô bạo quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt của người dân”.
Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một trong các thành viên sáng lập mạng lưới này, nói:
“Cái cách bắt giữ bây giờ không phải là bắt khẩn cấp nữa mà là theo tin tố giác của quần chúng, rồi nó không đọc lệnh bắt khẩn cấp mà là tạm giữ hình sự. Cách bắt giữ này nó khá khác so với lệnh bắt giữ các blogger khác. Tôi nghĩ rằng cái việc sử dụng tin tố giác quần chúng nó là một cách mượn lý do, lại càng mơ hồ hơn điều 258 của Bộ Luật hình sự, và nó cho thấy sự tùy tiện trong việc sử dụng luật pháp để bảo vệ uy tín của đảng và nhà nước”
Blogger còn được biết tới với tên Mẹ Nấm cho biết thêm rằng trước vụ bắt ông Hồng Lê Thọ, bà đã bị chính quyền “mời lên làm việc” vì trang Facebook của bà “bị tố giác là xấu và cơ quan an ninh điều tra phải làm việc” với bà.
Theo Bộ Công an Việt Nam, ông Thọ, chủ trang blog “Người lót gạch”, bị bắt theo điều 258 Bộ luật Hình sự “vì đăng tải các bài viết trên mạng Internet có nội dung xấu, thông tin sai lệch”, nhưng không nói cụ thể về các cáo buộc này.
Bà Quỳnh cho biết lý do vì sao Mạng lưới Blogger Việt Nam lên tiếng:
“Mục tiêu của Mạng lưới Blogger Việt Nam, ngay từ đầu, đó là phản đối điều 258 Bộ luật Hình sự, điều luật tùy tiện, và mơ hồ dùng để bắt những người bất đồng chính kiến khi sử dụng mạng xã hội để bày tỏ một cách ôn hòa. Vì vậy, chuyện bắt blogger Hồng Lê Thọ cũng nằm trong mục tiêu tranh đấu về tự do ngôn luận của Mạng lưới Blogger Việt Nam nên chúng tôi lên tiếng. Chúng tôi sẽ có những hành động tiếp theo để bảo vệ quyền tự do ngôn luận của blogger nói chung và blogger Hồng Lê Thọ nói riêng”.
Bà Quỳnh cho biết bà “không hy vọng” sẽ có sự hồi đáp từ chính quyền Việt Nam, nhưng bà mong chờ các đại sứ quán và tổ chức quốc tế sử dụng áp lực ngoại giao để đòi Hà Nội phải có câu trả lời. Tin cho hay, blogger Thọ có quốc tịch Nhật.
Dù thông tin về vụ bắt giữ đã được công bố trên trang web của Bộ Công an, không rõ lý do vì sao báo chí Việt Nam chưa đăng tải thông tin về vụ bắt giữ ông Thọ.
Trang blog ‘Người lót gạch’ tổng hợp tin tức, bài viết của nhiều tác giả, tương tự như một trang khác là ‘Anh ba sàm’. Người chủ trang này, ông Nguyễn Hữu Vinh, trước đó cũng đã bị bắt.
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Việt Nam ‘thay đổi chiến thuật’ trong vụ bắt blogger Hồng Lê Thọ?
Các nhà quan sát từ trong nước cho rằng Việt Nam dường như đang thay đổi cách thức bắt giữ những người có tiếng nói trái chiều với chính quyền, sau vụ tạm giữ blogger Hồng Lê Thọ.
Ông Thọ bị bắt hôm 29/11, và theo thông báo đăng tải trên trang web của Bộ Công an Việt Nam, “cơ quan An ninh điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã bắt quả tang” blogger này “theo tin tố giác của quần chúng”.
Chưa rõ ai là người “tố giác” ông Thọ và ông bị “bắt quả tang”ra sao.
Mạng lưới Blogger Việt Nam hôm qua, 1/12, đã lên tiếng phản đối vụ bắt giữ này, và cho rằng việc “mượn ‘tin tố giác của quần chúng’ để xâm phạm nhà riêng, khám xét và tạm giữ hình sự blogger Hồng Lê Thọ là vi phạm trắng trợn Hiến pháp Việt Nam, vi phạm Công ước nhân quyền của Liên hiệp quốc, chà đạp thô bạo quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt của người dân”.
Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một trong các thành viên sáng lập mạng lưới này, nói:
“Cái cách bắt giữ bây giờ không phải là bắt khẩn cấp nữa mà là theo tin tố giác của quần chúng, rồi nó không đọc lệnh bắt khẩn cấp mà là tạm giữ hình sự. Cách bắt giữ này nó khá khác so với lệnh bắt giữ các blogger khác. Tôi nghĩ rằng cái việc sử dụng tin tố giác quần chúng nó là một cách mượn lý do, lại càng mơ hồ hơn điều 258 của Bộ Luật hình sự, và nó cho thấy sự tùy tiện trong việc sử dụng luật pháp để bảo vệ uy tín của đảng và nhà nước”
Blogger còn được biết tới với tên Mẹ Nấm cho biết thêm rằng trước vụ bắt ông Hồng Lê Thọ, bà đã bị chính quyền “mời lên làm việc” vì trang Facebook của bà “bị tố giác là xấu và cơ quan an ninh điều tra phải làm việc” với bà.
Theo Bộ Công an Việt Nam, ông Thọ, chủ trang blog “Người lót gạch”, bị bắt theo điều 258 Bộ luật Hình sự “vì đăng tải các bài viết trên mạng Internet có nội dung xấu, thông tin sai lệch”, nhưng không nói cụ thể về các cáo buộc này.
Bà Quỳnh cho biết lý do vì sao Mạng lưới Blogger Việt Nam lên tiếng:
“Mục tiêu của Mạng lưới Blogger Việt Nam, ngay từ đầu, đó là phản đối điều 258 Bộ luật Hình sự, điều luật tùy tiện, và mơ hồ dùng để bắt những người bất đồng chính kiến khi sử dụng mạng xã hội để bày tỏ một cách ôn hòa. Vì vậy, chuyện bắt blogger Hồng Lê Thọ cũng nằm trong mục tiêu tranh đấu về tự do ngôn luận của Mạng lưới Blogger Việt Nam nên chúng tôi lên tiếng. Chúng tôi sẽ có những hành động tiếp theo để bảo vệ quyền tự do ngôn luận của blogger nói chung và blogger Hồng Lê Thọ nói riêng”.
Bà Quỳnh cho biết bà “không hy vọng” sẽ có sự hồi đáp từ chính quyền Việt Nam, nhưng bà mong chờ các đại sứ quán và tổ chức quốc tế sử dụng áp lực ngoại giao để đòi Hà Nội phải có câu trả lời. Tin cho hay, blogger Thọ có quốc tịch Nhật.
Dù thông tin về vụ bắt giữ đã được công bố trên trang web của Bộ Công an, không rõ lý do vì sao báo chí Việt Nam chưa đăng tải thông tin về vụ bắt giữ ông Thọ.
Trang blog ‘Người lót gạch’ tổng hợp tin tức, bài viết của nhiều tác giả, tương tự như một trang khác là ‘Anh ba sàm’. Người chủ trang này, ông Nguyễn Hữu Vinh, trước đó cũng đã bị bắt.