Di Sản Hồ Chí Minh
Việt Nam: Tự do báo chí = Kiểm duyệt + Tự kiểm duyệt?
Phạm Chí Dũng
Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam ra đời theo cung cách nhằm vinh thăng giá trị vĩnh cửu của tự do báo chí chứ không tô điểm cho vòng kim cô sắp vỡ tung của chế độ kiểm duyệt báo chí.
Cuối năm 2011, phóng viên của một tờ báo điện tử nhà nước uất ức: “Trung Quốc ngang ngược cắt cáp tàu Bình Minh của ta đến vậy mà Ban Tuyên giáo Trung ương vẫn chỉ đạo báo chí đăng là “tàu lạ”. Nhu nhược đến thế là cùng!”.
Nhưng đến mùa hè năm 2014, nỗi uất ức đã bùng nổ thành cơn giận dữ lật mặt cũng trong chính người phóng viên ấy: “Cả một chính sách ngoại giao quỳ gối đã đè bẹp các cơ quan tuyên giáo Việt Nam. Hết cấm rồi mở, hết mở rồi lại cấm, làm sao cái gọi là nền báo chí cách mạng còn chút gì là liêm sỉ?”. Vào đúng thời gian này, giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc lừng lững đầy ngạo mạn tiến chiếm vùng lãnh hải Việt Nam như vào chốn không chủ quyền.
Kiểm duyệt và tự kiểm duyệt
Nếu quá nhiều bài báo phản ánh tiêu cực xã hội đã bị “cấp trên” chỉ đạo gỡ bỏ, chẳng ai hoài nghi rằng sẽ có lúc tình cảm thiêng liêng của dân tộc bị chặn họng nghẹt thở đến như thế.
Từ lâu nay, chính sách kiểm duyệt báo chí ở Việt Nam có thể xem là một bản sao của chính thể độc trị Bắc Kinh, luôn được “nâng lên một tầm cao mới” với hàng chục cách thức can thiệp từ kín đáo đến cứng rắn. Được cấu trúc bởi quan điểm “Cương lĩnh Đảng quan trọng hơn Hiến pháp”, một phần khá lớn nhân sự chủ chốt trong số hơn 800 tờ báo quốc doanh được cấu thành từ những người không mấy am hiểu về nghiệp vụ báo chí và cả những chính khách luôn xem báo chí là một thứ “quyền lực thứ tư” cần bị nhốt xó.
Chế độ tự kiểm duyệt cũng vì thế đã tự hình thành như một công thức quyền lực vô giới hạn. Bất cứ một bài viết nào đụng đến một vấn đề hoặc lĩnh vực được coi là “nhạy cảm” rất thường bị “tuýt còi”, còn giới phóng viên thấp cổ bé họng bị tổng biên tập gạt sang một bên. Vietnamnet – một tờ báo điện tử từng có thời mang chất giọng riêng có – đã phải kiểm điểm nặng nề vì dám ví von “Mùa xuân Ả Rập” với một tương lai nếu chưa thì sẽ xảy ra ở Việt Nam.
Không ít minh họa tàn nhẫn đã khắc họa bức tranh tự do báo chí ở Việt Nam: những nhà báo có khuynh hướng tự do nhất trong sáng tác đều phải đối mặt với nguy cơ bị treo bút, rút thẻ nhà báo, sa thải và thậm chí còn bị truy tố vì những điều luật mơ hồ và cực kỳ dễ bị lạm dụng như điều 258 và điều 88 trong bộ Luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nhưng lại có một điều trở nên quá sức chịu đựng đối với phần lớn báo giới còn liêm sỉ ở Việt Nam: thành tích tuyên giáo về tự do báo chí như thế đã được nhà nước cộng hòa mệnh danh xã hội chủ nghĩa này đem ra báo cáo ở các kỳ Kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào năm 2009 và 2014, trong lúc vẫn còn đến hơn ba chục nhà báo và blogger bị giam cầm – theo một thống kê chưa phải cuối cùng của Tổ chức Phóng viên không biên giới ở Pháp.
Vào mùa hè đỏ lửa năm 2014, ngay cả một tờ báo nhà nước là Pháp luật và Xã hội cũng bị Cơ quan an ninh điều tra của Bộ Công an khởi tố theo điều 258 về “lợi dụng quyền tự do dân chủ”, xen cài với câu chuyện phóng viên báo này có bài viết chỉ bày tỏ đôi chút nghi vấn về hoạt động của những doanh nghiệp của ngành “công an là bạn của dân”.
Con tàu dối trá
Bản báo cáo thành tích về tự do báo chí vẫn như dài bất tận, bất kể từ khi tham gia vào Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1982 cho đến tận bây giờ, Chính phủ Việt Nam đã gần như chẳng làm gì đề tiếp cận Luật Tiếp cận thông tin.
Ngược lại là đằng khác, vào năm 2013 những viên chức nhiệt tình thái quá của Bộ Công an còn đưa ra dự thảo yêu cầu báo chí phải có trách nhiệm cung cấp nguồn tin cho cơ quan công an. Nếu được thực hiện, cơ chế này đương nhiên sẽ ngược lại hoàn toàn một quy định của ngành tư pháp và cả một điều khoản của hiến pháp Việt Nam.
Khi bản hiến pháp sửa đổi năm 2013 được chính thức “chốt”, những người am hiểu thời tiết xã hội đã thừa hiểu phía sau nó là cả một vực thẳm dành cho tự do báo chí. Không những không được phản biện đối với rất nhiều sai lầm về sở hữu đất đai toàn dân và chủ đạo doanh nghiệp nhà nước, báo chí còn bị cấm cửa vào bất cứ lúc nào báo giới muốn lục tìm các bản dự thảo Luật Lập hội và Luật Biểu tình từ nhà kho trưng bày đổ nát của Quốc hội và các cơ quan công quyền.
Kiểm duyệt cùng với tự kiểm duyệt cũng bởi thế đã lên ngôi như một hình nhân trơ trọi trên cánh đồng khô hạn. Tình cảnh hiện thời là quá khó để bất cứ nhà báo còn lương tâm nào dám cất lên tiếng nói “sự thật sẽ giải phóng anh em” như nguồn nhựa sống cuối cùng trên con tàu dối trá.
Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam có lẽ là một trong số ít những kẻ trung thực dám rời bỏ con tàu dối trá ấy trước khi nó chìm nghỉm.
P. C. D.
Tác giả gửi BVN.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Việt Nam: Tự do báo chí = Kiểm duyệt + Tự kiểm duyệt?
Phạm Chí Dũng
Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam ra đời theo cung cách nhằm vinh thăng giá trị vĩnh cửu của tự do báo chí chứ không tô điểm cho vòng kim cô sắp vỡ tung của chế độ kiểm duyệt báo chí.
Cuối năm 2011, phóng viên của một tờ báo điện tử nhà nước uất ức: “Trung Quốc ngang ngược cắt cáp tàu Bình Minh của ta đến vậy mà Ban Tuyên giáo Trung ương vẫn chỉ đạo báo chí đăng là “tàu lạ”. Nhu nhược đến thế là cùng!”.
Nhưng đến mùa hè năm 2014, nỗi uất ức đã bùng nổ thành cơn giận dữ lật mặt cũng trong chính người phóng viên ấy: “Cả một chính sách ngoại giao quỳ gối đã đè bẹp các cơ quan tuyên giáo Việt Nam. Hết cấm rồi mở, hết mở rồi lại cấm, làm sao cái gọi là nền báo chí cách mạng còn chút gì là liêm sỉ?”. Vào đúng thời gian này, giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc lừng lững đầy ngạo mạn tiến chiếm vùng lãnh hải Việt Nam như vào chốn không chủ quyền.
Kiểm duyệt và tự kiểm duyệt
Nếu quá nhiều bài báo phản ánh tiêu cực xã hội đã bị “cấp trên” chỉ đạo gỡ bỏ, chẳng ai hoài nghi rằng sẽ có lúc tình cảm thiêng liêng của dân tộc bị chặn họng nghẹt thở đến như thế.
Từ lâu nay, chính sách kiểm duyệt báo chí ở Việt Nam có thể xem là một bản sao của chính thể độc trị Bắc Kinh, luôn được “nâng lên một tầm cao mới” với hàng chục cách thức can thiệp từ kín đáo đến cứng rắn. Được cấu trúc bởi quan điểm “Cương lĩnh Đảng quan trọng hơn Hiến pháp”, một phần khá lớn nhân sự chủ chốt trong số hơn 800 tờ báo quốc doanh được cấu thành từ những người không mấy am hiểu về nghiệp vụ báo chí và cả những chính khách luôn xem báo chí là một thứ “quyền lực thứ tư” cần bị nhốt xó.
Chế độ tự kiểm duyệt cũng vì thế đã tự hình thành như một công thức quyền lực vô giới hạn. Bất cứ một bài viết nào đụng đến một vấn đề hoặc lĩnh vực được coi là “nhạy cảm” rất thường bị “tuýt còi”, còn giới phóng viên thấp cổ bé họng bị tổng biên tập gạt sang một bên. Vietnamnet – một tờ báo điện tử từng có thời mang chất giọng riêng có – đã phải kiểm điểm nặng nề vì dám ví von “Mùa xuân Ả Rập” với một tương lai nếu chưa thì sẽ xảy ra ở Việt Nam.
Không ít minh họa tàn nhẫn đã khắc họa bức tranh tự do báo chí ở Việt Nam: những nhà báo có khuynh hướng tự do nhất trong sáng tác đều phải đối mặt với nguy cơ bị treo bút, rút thẻ nhà báo, sa thải và thậm chí còn bị truy tố vì những điều luật mơ hồ và cực kỳ dễ bị lạm dụng như điều 258 và điều 88 trong bộ Luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nhưng lại có một điều trở nên quá sức chịu đựng đối với phần lớn báo giới còn liêm sỉ ở Việt Nam: thành tích tuyên giáo về tự do báo chí như thế đã được nhà nước cộng hòa mệnh danh xã hội chủ nghĩa này đem ra báo cáo ở các kỳ Kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào năm 2009 và 2014, trong lúc vẫn còn đến hơn ba chục nhà báo và blogger bị giam cầm – theo một thống kê chưa phải cuối cùng của Tổ chức Phóng viên không biên giới ở Pháp.
Vào mùa hè đỏ lửa năm 2014, ngay cả một tờ báo nhà nước là Pháp luật và Xã hội cũng bị Cơ quan an ninh điều tra của Bộ Công an khởi tố theo điều 258 về “lợi dụng quyền tự do dân chủ”, xen cài với câu chuyện phóng viên báo này có bài viết chỉ bày tỏ đôi chút nghi vấn về hoạt động của những doanh nghiệp của ngành “công an là bạn của dân”.
Con tàu dối trá
Bản báo cáo thành tích về tự do báo chí vẫn như dài bất tận, bất kể từ khi tham gia vào Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1982 cho đến tận bây giờ, Chính phủ Việt Nam đã gần như chẳng làm gì đề tiếp cận Luật Tiếp cận thông tin.
Ngược lại là đằng khác, vào năm 2013 những viên chức nhiệt tình thái quá của Bộ Công an còn đưa ra dự thảo yêu cầu báo chí phải có trách nhiệm cung cấp nguồn tin cho cơ quan công an. Nếu được thực hiện, cơ chế này đương nhiên sẽ ngược lại hoàn toàn một quy định của ngành tư pháp và cả một điều khoản của hiến pháp Việt Nam.
Khi bản hiến pháp sửa đổi năm 2013 được chính thức “chốt”, những người am hiểu thời tiết xã hội đã thừa hiểu phía sau nó là cả một vực thẳm dành cho tự do báo chí. Không những không được phản biện đối với rất nhiều sai lầm về sở hữu đất đai toàn dân và chủ đạo doanh nghiệp nhà nước, báo chí còn bị cấm cửa vào bất cứ lúc nào báo giới muốn lục tìm các bản dự thảo Luật Lập hội và Luật Biểu tình từ nhà kho trưng bày đổ nát của Quốc hội và các cơ quan công quyền.
Kiểm duyệt cùng với tự kiểm duyệt cũng bởi thế đã lên ngôi như một hình nhân trơ trọi trên cánh đồng khô hạn. Tình cảnh hiện thời là quá khó để bất cứ nhà báo còn lương tâm nào dám cất lên tiếng nói “sự thật sẽ giải phóng anh em” như nguồn nhựa sống cuối cùng trên con tàu dối trá.
Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam có lẽ là một trong số ít những kẻ trung thực dám rời bỏ con tàu dối trá ấy trước khi nó chìm nghỉm.
P. C. D.
Tác giả gửi BVN.