Xe cán chó
Việt Nam bắt người bất đồng để thử phản ứng Mỹ? ( VN là chó gì, có ai để ý đến đâu mà thử? )
Xoay quanh thời điểm ông Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ, Việt Nam đã bắt hai nhà bất đồng chính kiến. Một số người ngờ rằng đó có thể là động thái
Xoay quanh thời điểm ông Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ, Việt Nam đã bắt hai nhà bất đồng chính kiến. Một số người ngờ rằng đó có thể là động thái Việt Nam thăm dò xem mức độ quan tâm của chính quyền mới ở Mỹ đến vấn đề nhân quyền như thế nào.
Xoay quanh thời điểm ông Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ, Việt Nam đã bắt hai nhà bất đồng chính kiến. Một số người ngờ rằng đó có thể là động thái Việt Nam thăm dò xem mức độ quan tâm của chính quyền mới ở Mỹ đến vấn đề nhân quyền như thế nào.
Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai được tự do ngày 2 tháng 8 năm 2015. |
Một ngày trước lễ nhậm chức của ông Trump, hôm 19/1, nhà chức trách ở
tỉnh Nghệ An đã bắt một cựu tù nhân lương tâm là Nguyễn Văn Oai, 36
tuổi, vì “chống người thi hành công vụ” và “chống lệnh quản chế”.
Tính theo giờ Việt Nam, chưa đầy một ngày sau khi ông Trump chính thức
trở thành tổng thống Mỹ, hôm 21/1, công an tỉnh Hà Nam đã bắt bà Trần
Thị Nga, 40 tuổi. Bà là một nhà hoạt động tích cực tham gia các cuộc
biểu tình chống Trung Quốc, tuần hành vì môi trường, và trợ giúp việc
khiếu kiện của những người dân gặp bất công.
Trong diễn văn nhậm chức của ông Trump có đoạn nói Mỹ “ý thức rằng tất
cả các quốc gia có quyền đặt lợi ích của chính họ lên trên hết” và Mỹ
“không tìm cách áp đặt lối sống” của mình lên bất cứ ai khác.
Một số người ở Việt Nam bày tỏ trên mạng xã hội rằng đó có thể là dấu
hiệu tân chính phủ Mỹ sẽ quan tâm ít hơn đến tình trạng nhân quyền không
mấy sáng sủa ở những nước như Việt Nam. Họ cho rằng các vụ bắt bớ quanh
ngày ông Trump lên nắm quyền có thể là bài thử của Việt Nam xem phản
ứng từ chính quyền mới ở Mỹ ra sao.
Chỉ chưa đầy một tháng trước, Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Obama đã ký
thông qua luật Magnitsky chế tài đối với những người vi phạm nhân quyền,
mang lại nhiều khích lệ cho giới hoạt động ở Việt Nam. Theo luật, các
cá nhân, quan chức ở các nước nếu bị liệt vào dạng vi phạm nhân quyền,
có thể bị Hoa Kỳ hạn chế nhập cảnh hoặc đóng băng tài sản.
Khi đó, trên mạng xã hội, đã xuất hiện những lời kêu gọi của giới hoạt
động về lập danh sách những quan chức, nhân viên chính quyền Việt Nam vi
phạm nhân quyền để gửi đến Mỹ. Họ hy vọng nếu các nhân vật đó bị trừng
phạt theo luật Magnitsky, tình hình nhân quyền có thể được cải thiện.
VOA đã liên lạc với Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội để hỏi phản ứng của họ về hai vụ bắt giữ mới đây song chưa nhận được câu trả lời.
Không loại trừ khả năng Việt Nam đang thử phản ứng của Mỹ, Giáo sư Ngô
Vĩnh Long tại Đại học Maine, Mỹ, cho rằng Việt Nam đã không chọn đúng
thời điểm khi các cơ quan chính phủ Mỹ đang bận rộn chuyển giao.
Tuy nhiên, Giáo sư Long nhận định việc bắt giữ có thể liên quan đến quan hệ Việt-Trung nhiều hơn là đến tân chính quyền Mỹ:
“Tôi nghĩ cái quan trọng hơn là ông Nguyễn Phú Trọng mới vừa đi Trung
Quốc. Có thể giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có một cái đồng ý, hay là
giữa ông Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình có sự đồng ý là không muốn gọi
là làm rắc rối thêm cái bang giao giữa hai nước. Tôi nghĩ trong nước sợ
là để cho một số người đứng lên có tiếng nói. Nhất là vì đây là lúc kỷ
niệm vấn đề Trung Quốc chiếm đảo của Việt Nam, thì Việt Nam có lẽ sợ là
sẽ khuấy động. Chứ còn tôi nghĩ rằng cái vấn đề Trump nói không phải là
cái vấn đề lớn đâu”.
Theo vị giáo sư, nhân quyền là vấn đề lâu dài đối với nước Mỹ và đảng
Cộng hòa của Tổng thống Trump sẽ vẫn nhấn mạnh đến tình hình nhân quyền ở
Việt Nam.
Về nhận định lâu nay của một số người rằng Việt Nam dùng nhân quyền hay
những vụ bắt bớ để mặc cả các vấn đề kinh tế, địa chính trị, Giáo sư
Long nói:
“Từ ngày xưa đến bây giờ, Việt Nam cũng không có thể dùng nhân quyền để
mặc cả với Mỹ. Việt Nam lâu lâu bắt một số người rồi thả ra. Tưởng như
vậy có thể là xoa dịu Mỹ. Nhưng mà đối với người Mỹ vấn đề nhân quyền là
vấn đề lâu dài. Những cuộc biểu tình ở ngay trong nước Mỹ trong mấy
ngày qua cũng đủ cho thấy rằng là đối với người Mỹ vấn đề nhân quyền và
vấn đề dân quyền là hai vấn đề rất là quan trọng”.
Mỹ và Việt Nam đã có 12 vòng đối thoại nhân quyền hàng năm. Lần gần đây nhất là tháng 4/2016.
Cũng tháng 4/2016, Bộ Ngoại giao Mỹ ra báo cáo nhân quyền trên thế giới,
trong đó, phần đề cập đến Việt Nam đặc biệt nhấn mạnh đến những vụ đàn
áp nặng tay của chính quyền nhắm vào giới bất đồng chính kiến.
Báo cáo nhận xét các vấn đề nghiêm trọng nhất tại Việt Nam bao gồm hạn
chế nghiêm ngặt các quyền chính trị của công dân; hạn chế quyền tự do
dân sự của người dân, trong đó có quyền tự do hội họp, lập hội, cũng như
ngôn luận; và không bảo vệ đúng mức quyền của người dân được xét xử
công bằng, bao gồm quyền được bảo vệ chống lại các hành vi giam cầm vô
lý.
(VOA)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Việt Nam bắt người bất đồng để thử phản ứng Mỹ? ( VN là chó gì, có ai để ý đến đâu mà thử? )
Xoay quanh thời điểm ông Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ, Việt Nam đã bắt hai nhà bất đồng chính kiến. Một số người ngờ rằng đó có thể là động thái
Xoay quanh thời điểm ông Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ, Việt Nam
đã bắt hai nhà bất đồng chính kiến. Một số người ngờ rằng đó có thể là
động thái Việt Nam thăm dò xem mức độ quan tâm của chính quyền mới ở Mỹ
đến vấn đề nhân quyền như thế nào.
Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai được tự do ngày 2 tháng 8 năm 2015. |
Một ngày trước lễ nhậm chức của ông Trump, hôm 19/1, nhà chức trách ở
tỉnh Nghệ An đã bắt một cựu tù nhân lương tâm là Nguyễn Văn Oai, 36
tuổi, vì “chống người thi hành công vụ” và “chống lệnh quản chế”.
Tính theo giờ Việt Nam, chưa đầy một ngày sau khi ông Trump chính thức
trở thành tổng thống Mỹ, hôm 21/1, công an tỉnh Hà Nam đã bắt bà Trần
Thị Nga, 40 tuổi. Bà là một nhà hoạt động tích cực tham gia các cuộc
biểu tình chống Trung Quốc, tuần hành vì môi trường, và trợ giúp việc
khiếu kiện của những người dân gặp bất công.
Trong diễn văn nhậm chức của ông Trump có đoạn nói Mỹ “ý thức rằng tất
cả các quốc gia có quyền đặt lợi ích của chính họ lên trên hết” và Mỹ
“không tìm cách áp đặt lối sống” của mình lên bất cứ ai khác.
Một số người ở Việt Nam bày tỏ trên mạng xã hội rằng đó có thể là dấu
hiệu tân chính phủ Mỹ sẽ quan tâm ít hơn đến tình trạng nhân quyền không
mấy sáng sủa ở những nước như Việt Nam. Họ cho rằng các vụ bắt bớ quanh
ngày ông Trump lên nắm quyền có thể là bài thử của Việt Nam xem phản
ứng từ chính quyền mới ở Mỹ ra sao.
Chỉ chưa đầy một tháng trước, Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Obama đã ký
thông qua luật Magnitsky chế tài đối với những người vi phạm nhân quyền,
mang lại nhiều khích lệ cho giới hoạt động ở Việt Nam. Theo luật, các
cá nhân, quan chức ở các nước nếu bị liệt vào dạng vi phạm nhân quyền,
có thể bị Hoa Kỳ hạn chế nhập cảnh hoặc đóng băng tài sản.
Khi đó, trên mạng xã hội, đã xuất hiện những lời kêu gọi của giới hoạt
động về lập danh sách những quan chức, nhân viên chính quyền Việt Nam vi
phạm nhân quyền để gửi đến Mỹ. Họ hy vọng nếu các nhân vật đó bị trừng
phạt theo luật Magnitsky, tình hình nhân quyền có thể được cải thiện.
VOA đã liên lạc với Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội để hỏi phản ứng của họ về hai vụ bắt giữ mới đây song chưa nhận được câu trả lời.
Không loại trừ khả năng Việt Nam đang thử phản ứng của Mỹ, Giáo sư Ngô
Vĩnh Long tại Đại học Maine, Mỹ, cho rằng Việt Nam đã không chọn đúng
thời điểm khi các cơ quan chính phủ Mỹ đang bận rộn chuyển giao.
Tuy nhiên, Giáo sư Long nhận định việc bắt giữ có thể liên quan đến quan hệ Việt-Trung nhiều hơn là đến tân chính quyền Mỹ:
“Tôi nghĩ cái quan trọng hơn là ông Nguyễn Phú Trọng mới vừa đi Trung
Quốc. Có thể giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có một cái đồng ý, hay là
giữa ông Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình có sự đồng ý là không muốn gọi
là làm rắc rối thêm cái bang giao giữa hai nước. Tôi nghĩ trong nước sợ
là để cho một số người đứng lên có tiếng nói. Nhất là vì đây là lúc kỷ
niệm vấn đề Trung Quốc chiếm đảo của Việt Nam, thì Việt Nam có lẽ sợ là
sẽ khuấy động. Chứ còn tôi nghĩ rằng cái vấn đề Trump nói không phải là
cái vấn đề lớn đâu”.
Theo vị giáo sư, nhân quyền là vấn đề lâu dài đối với nước Mỹ và đảng
Cộng hòa của Tổng thống Trump sẽ vẫn nhấn mạnh đến tình hình nhân quyền ở
Việt Nam.
Về nhận định lâu nay của một số người rằng Việt Nam dùng nhân quyền hay
những vụ bắt bớ để mặc cả các vấn đề kinh tế, địa chính trị, Giáo sư
Long nói:
“Từ ngày xưa đến bây giờ, Việt Nam cũng không có thể dùng nhân quyền để
mặc cả với Mỹ. Việt Nam lâu lâu bắt một số người rồi thả ra. Tưởng như
vậy có thể là xoa dịu Mỹ. Nhưng mà đối với người Mỹ vấn đề nhân quyền là
vấn đề lâu dài. Những cuộc biểu tình ở ngay trong nước Mỹ trong mấy
ngày qua cũng đủ cho thấy rằng là đối với người Mỹ vấn đề nhân quyền và
vấn đề dân quyền là hai vấn đề rất là quan trọng”.
Mỹ và Việt Nam đã có 12 vòng đối thoại nhân quyền hàng năm. Lần gần đây nhất là tháng 4/2016.
Cũng tháng 4/2016, Bộ Ngoại giao Mỹ ra báo cáo nhân quyền trên thế giới,
trong đó, phần đề cập đến Việt Nam đặc biệt nhấn mạnh đến những vụ đàn
áp nặng tay của chính quyền nhắm vào giới bất đồng chính kiến.
Báo cáo nhận xét các vấn đề nghiêm trọng nhất tại Việt Nam bao gồm hạn
chế nghiêm ngặt các quyền chính trị của công dân; hạn chế quyền tự do
dân sự của người dân, trong đó có quyền tự do hội họp, lập hội, cũng như
ngôn luận; và không bảo vệ đúng mức quyền của người dân được xét xử
công bằng, bao gồm quyền được bảo vệ chống lại các hành vi giam cầm vô
lý.
(VOA)