Đoạn Đường Chiến Binh
Việt Nam gây khó khăn cho người nhập cảnh
Trong những ngày gần đây, Việt Nam liên tiếp gây khó dễ người dân Việt Nam, lẫn người Khmer Krom đang sinh sống ở nước ngoài muốn nhập cảnh vào Việt Nam. Một số người bị từ chối nhập cảnh ngay tại cửa khẩu, còn một số người được phép nhập cảnh thì bị mời đến làm việc tại cơ quan công an.
Hiện tượng phân biệt chủng tộc
Các tổ chức nhân quyền ở ngoài nước và những người bất đồng chính kiến đều kết án những hành động sai trái của Việt Nam là đã trà đạp nhân quyền và quyền tự do của người dân Việt Nam, lẫn người Khmer Krom và các dân tộc thiểu số đang sống ở ngoài nước khi nhập cảnh vào Việt Nam.
Tất cả đã đồng loạt lên tiếng khi Việt Nam từ chối không cho nhập cảnh những người Khmer Krom, và một số người Việt có tư tưởng khác Đảng. Bên cạnh đó, đã có rất nhiều người ở hải ngoại đến thăm gia đình, bà con ở Việt Nam nhưng thường bị chính quyền địa phương gây khó dễ, bằng cách mời đến đồn công an. Thậm chí, còn bị hăm dọa, tịch thu hộ chiếu, thuyết phục làm tình báo cho Công an Việt Nam.
Đối với những hành động trên, các tổ chức nhân quyền Khmer Krom ở Campuchia đã tổ chức họp báo nhằm phơi bày những hành vi cấm nhập cảnh, trục xuất về nước, kiểm tra các thiết bị của du khách nhập cảnh; đặc biệt là vụ Công an cửa khẩu Việt Nam cấm nhập cảnh và trục xuất ông giám đốc Nhà xuất bản báo Prey Nokor của Campuchia gần đây.
Nếu không cho phép vào Việt Nam thì Đại sứ quán nên báo trước là từ chối cho phép nhập cảnh…chứ cho vào rồi sau khi công an cửa khẩu cho phép nhập cảnh, thì về tới quê lại bị công an, cán bộ Việt Nam mời làm việc liên tục. Họ muốn biết mọi hoạt động của người Khmer Krom, theo dõi mọi công việc đang làm
ông Sơn Chum Chuôn
Điều phối viên của tổ chức Nhân quyền và Phát triển Khmer Krom, kiêm Chủ tịch mạng lưới Thanh niên Khmer Krom tại Campuchia là ông Sơn Chum Chuôn phát biểu: “Nếu không cho phép vào Việt Nam thì Đại sứ quán nên báo trước là từ chối cho phép nhập cảnh…chứ cho vào rồi sau khi công an cửa khẩu cho phép nhập cảnh, thì về tới quê lại bị công an, cán bộ Việt Nam mời làm việc liên tục. Họ muốn biết mọi hoạt động của người Khmer Krom, theo dõi mọi công việc đang làm.”
Theo các tổ chức Khmer Krom, đến nay, Việt Nam vẫn tiếp tục âm mưu sửa đổi phong tục, truyền thống và văn hóa Khmer Krom như đã làm đối với dân tộc miền núi ở Tây Nguyên. Chính phủ khủng bố tinh thần người Khmer Krom bằng cách cho công an và an ninh xã, huyện can thiệp vào đời sống hàng ngày của họ. Chiến lược, hăm dọa bằng hình ảnh công an chìm nổi theo dõi người dân và sư sãi Khmer Krom vẫn xảy ra hàng ngày.
Đối với người Việt, những người được phép nhập cảnh vào Việt Nam phải trình báo cho công an địa phương sau khi đến Việt Nam. Đối với người bất đồng chính kiến hoặc công an cửa khẩu không thích thì sẽ tịch thu hộ chiếu hoặc trục xuất hay tạm giữ. Còn những người được phép nhập cảnh nhưng bị nghi ngờ cũng sẽ bị theo dõi 24/24 tiếng.
Ông Nguyễn Văn Kiêm, người Việt sống ở Campuchia chia sẻ: “Hai năm tôi về nhà một lần. Cái chuyện theo dõi là công việc của người ta phải theo dõi nhưng mình không làm gì ảnh hưởng đến ai, an ninh trật tự cũng không ai làm gì. Tôi về, công an xã, công an huyện nói tôi về phải trình báo. Người ta nói tôi thăm gia đình thì cứ ở nhà sinh hoạt bình thường, đừng có làm gì gây mất an ninh trật tự…sẽ không ai gây khó dễ.”
Theo các tổ chức Khmer Krom, đến nay, Việt Nam vẫn tiếp tục âm mưu sửa đổi phong tục, truyền thống và văn hóa Khmer Krom như đã làm đối với dân tộc miền núi ở Tây Nguyên.
xxxxxxxxx
Kỳ thị người Khmer Krom
Riêng trường hợp Khmer Krom, kể từ năm 2012 đến nay đã có gần 20 trường hợp sư sãi và người dân đến thăm gia đình ở tỉnh An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và tỉnh Trà Vinh. Hầu hết họ nói với RFA rằng công an địa phương mời đến làm việc, buộc họ viết tờ tường trình, thông báo chương trình, địa điểm thăm rõ ràng; ngoài ra công an còn ép họ giúp việc theo dõi những người mà công an gọi là chống nhà nước.
Mặc dù, Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia từng giải thích nguyên nhân từ chối cho phép nhập cảnh là để đảm bảo an ninh và an toàn cho công dân nước ngoài; người nhập cảnh phải trình báo cơ quan địa phương là để bảo vệ trật tự và an toàn…
Ông Võ Thanh Liêm, Trưởng ban Dân tôc tỉnh An Giang nói: “Tôi thấy chính phủ Việt Nam có chính sách tự do đầy đủ đâu có đàn áp gì đâu. Tổ chức Lễ, Tết cho đồng bào. Lên báo là quyền của họ. Còn ở An Giang không có vi phạm nhân quyền. Họ nói như vậy là xuyên tạc. Chính phủ và Đảng Nhà nước Việt Nam không có vấn đề mời họ làm việc. Tôi khẳng định là không có.”
Công an địa phương mời đến làm việc, buộc họ viết tờ tường trình, thông báo chương trình, địa điểm thăm rõ ràng; ngoài ra công an còn ép họ giúp việc theo dõi những người mà công an gọi là chống nhà nước.
Tuy nhiên, Giám đốc của Nhà xuất bản báo Prey Nokor tên Lý Chhuôn cho biết: “Hồi tháng 10 năm 2012, tôi cũng về xứ một lần, về bên tỉnh Bạc Liêu. Vừa tới, mấy anh công an tỉnh Bạc Liêu kêu tôi làm tờ tường trình hết hai ngày. Sau khi lên cơ quan công an tỉnh Bạc Liêu, họ bắt tôi tường trình tại sao tôi đi bỏ quê, mấy năm nay làm gì ở Campuchia. Họ bắt tôi trình bày về các hoạt động của tổ chức phi chính phủ làm gì và phương hướng thế nào. Nhất là Liên minh Khmer Kampuchia Krom (KKF) đang làm gì, để chống lại Việt Nam hay thế nào? Sau đó, họ gọi tôi giúp việc cho họ. Nghĩa là khi tôi qua Campuchia khi có các Hội phi chính phủ và nhóm người Việt có hoạt động chống chính phủ Việt Nam thì điện hoặc nhắn tin hay e-mail cho họ biết.
Mới đây, ngày 12/4/2013, tôi và gia đình định đi thăm sức khỏe bà già, ông già nhưng đi đến cửa khẩu Tịnh Biên bị công an cửa khẩu bắt giam hết 48 tiếng đồng hồ. Sau đó họ trục xuất tôi trở về Campuchia.”
Chúng tôi không thể liên lạc công an tỉnh Bạc Liêu liên quan vụ việc này, nhưng theo biên bản trục xuất của Đồn biên phòng cửa khẩu Tịnh Biên của Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng An Giang mà RFA nhận được lý do cấm nhập cảnh lần này do ông Lý Chhuôn đã có hành vi tổ chức thuê xe ôm đưa vợ con nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên đã tổ chức trục xuất ông cùng vợ con theo đường cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên ra khỏi lãnh thổ Việt Nam về Campuchia.
Còn ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó trưởng ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh, một tỉnh có người Khmer sống đông đảo nhất Nam Bộ nói rằng những vị sư hay người dân được phép nhập cảnh sẽ được chính phủ tạo điều kiện, đảm bảo an ninh và an toàn. Đối với thành phần chính trị, chống đối và nhập cảnh trái phép sẽ được công an địa phương mời làm việc và theo dõi.
Mới đây, ngày 12/4/2013, tôi và gia đình định đi thăm sức khỏe bà già, ông già nhưng đi đến cửa khẩu Tịnh Biên bị công an cửa khẩu bắt giam hết 48 tiếng đồng hồ. Sau đó họ trục xuất tôi trở về Campuchia
Giám đốc Nhà xuất bản báo Prey Nokor
Ông Nguyễn Thanh Hùng nói: “Nếu về thăm quê hương bằng con đường hợp lệ thì Đảng và Nhà nước tạo điều kiện thôi. Còn việc họ nói về đây bị công an Việt Nam mời làm việc, hăm dọa chỉ là xuyên tạc thôi.
Tôi muốn nói như thế này, bây giờ Đảng và Nhà nước sẵn sàng tạo điều kiện, bất cứ anh sống ở đâu nếu về Việt Nam bằng con đường hợp pháp. Còn trường hợp anh về bấp hợp pháp tất nhiên vì tình hình an ninh chính trị thì ngừơi ta phải bảo vệ. Về hợp pháp thì chúng tôi sẽ tạo điều kiện và bảo vệ bà con về thăm quê hương…”
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Khmer ở Việt Nam có dân số 1.260.640 người. Họ sống chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam thuộc các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Bình Phước, Bình Dương và TP.HCM.
Các tổ chức Khmer Krom cho rằng lý do mà chính phủ Việt Nam làm khó dễ đối với nhân dân Việt Nam, lẫn người Khmer Krom vì muốn gây áp lực, khủng bố tinh thần không để người Việt đòi đa nguyên đa đảng, hay người Khmer Krom muốn sáp nhập lãnh thổ với Campuchia.
RFA
Bàn ra tán vào (0)
Việt Nam gây khó khăn cho người nhập cảnh
Trong những ngày gần đây, Việt Nam liên tiếp gây khó dễ người dân Việt Nam, lẫn người Khmer Krom đang sinh sống ở nước ngoài muốn nhập cảnh vào Việt Nam. Một số người bị từ chối nhập cảnh ngay tại cửa khẩu, còn một số người được phép nhập cảnh thì bị mời đến làm việc tại cơ quan công an.
Hiện tượng phân biệt chủng tộc
Các tổ chức nhân quyền ở ngoài nước và những người bất đồng chính kiến đều kết án những hành động sai trái của Việt Nam là đã trà đạp nhân quyền và quyền tự do của người dân Việt Nam, lẫn người Khmer Krom và các dân tộc thiểu số đang sống ở ngoài nước khi nhập cảnh vào Việt Nam.
Tất cả đã đồng loạt lên tiếng khi Việt Nam từ chối không cho nhập cảnh những người Khmer Krom, và một số người Việt có tư tưởng khác Đảng. Bên cạnh đó, đã có rất nhiều người ở hải ngoại đến thăm gia đình, bà con ở Việt Nam nhưng thường bị chính quyền địa phương gây khó dễ, bằng cách mời đến đồn công an. Thậm chí, còn bị hăm dọa, tịch thu hộ chiếu, thuyết phục làm tình báo cho Công an Việt Nam.
Đối với những hành động trên, các tổ chức nhân quyền Khmer Krom ở Campuchia đã tổ chức họp báo nhằm phơi bày những hành vi cấm nhập cảnh, trục xuất về nước, kiểm tra các thiết bị của du khách nhập cảnh; đặc biệt là vụ Công an cửa khẩu Việt Nam cấm nhập cảnh và trục xuất ông giám đốc Nhà xuất bản báo Prey Nokor của Campuchia gần đây.
Nếu không cho phép vào Việt Nam thì Đại sứ quán nên báo trước là từ chối cho phép nhập cảnh…chứ cho vào rồi sau khi công an cửa khẩu cho phép nhập cảnh, thì về tới quê lại bị công an, cán bộ Việt Nam mời làm việc liên tục. Họ muốn biết mọi hoạt động của người Khmer Krom, theo dõi mọi công việc đang làm
ông Sơn Chum Chuôn
Điều phối viên của tổ chức Nhân quyền và Phát triển Khmer Krom, kiêm Chủ tịch mạng lưới Thanh niên Khmer Krom tại Campuchia là ông Sơn Chum Chuôn phát biểu: “Nếu không cho phép vào Việt Nam thì Đại sứ quán nên báo trước là từ chối cho phép nhập cảnh…chứ cho vào rồi sau khi công an cửa khẩu cho phép nhập cảnh, thì về tới quê lại bị công an, cán bộ Việt Nam mời làm việc liên tục. Họ muốn biết mọi hoạt động của người Khmer Krom, theo dõi mọi công việc đang làm.”
Theo các tổ chức Khmer Krom, đến nay, Việt Nam vẫn tiếp tục âm mưu sửa đổi phong tục, truyền thống và văn hóa Khmer Krom như đã làm đối với dân tộc miền núi ở Tây Nguyên. Chính phủ khủng bố tinh thần người Khmer Krom bằng cách cho công an và an ninh xã, huyện can thiệp vào đời sống hàng ngày của họ. Chiến lược, hăm dọa bằng hình ảnh công an chìm nổi theo dõi người dân và sư sãi Khmer Krom vẫn xảy ra hàng ngày.
Đối với người Việt, những người được phép nhập cảnh vào Việt Nam phải trình báo cho công an địa phương sau khi đến Việt Nam. Đối với người bất đồng chính kiến hoặc công an cửa khẩu không thích thì sẽ tịch thu hộ chiếu hoặc trục xuất hay tạm giữ. Còn những người được phép nhập cảnh nhưng bị nghi ngờ cũng sẽ bị theo dõi 24/24 tiếng.
Ông Nguyễn Văn Kiêm, người Việt sống ở Campuchia chia sẻ: “Hai năm tôi về nhà một lần. Cái chuyện theo dõi là công việc của người ta phải theo dõi nhưng mình không làm gì ảnh hưởng đến ai, an ninh trật tự cũng không ai làm gì. Tôi về, công an xã, công an huyện nói tôi về phải trình báo. Người ta nói tôi thăm gia đình thì cứ ở nhà sinh hoạt bình thường, đừng có làm gì gây mất an ninh trật tự…sẽ không ai gây khó dễ.”
Theo các tổ chức Khmer Krom, đến nay, Việt Nam vẫn tiếp tục âm mưu sửa đổi phong tục, truyền thống và văn hóa Khmer Krom như đã làm đối với dân tộc miền núi ở Tây Nguyên.
xxxxxxxxx
Kỳ thị người Khmer Krom
Riêng trường hợp Khmer Krom, kể từ năm 2012 đến nay đã có gần 20 trường hợp sư sãi và người dân đến thăm gia đình ở tỉnh An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và tỉnh Trà Vinh. Hầu hết họ nói với RFA rằng công an địa phương mời đến làm việc, buộc họ viết tờ tường trình, thông báo chương trình, địa điểm thăm rõ ràng; ngoài ra công an còn ép họ giúp việc theo dõi những người mà công an gọi là chống nhà nước.
Mặc dù, Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia từng giải thích nguyên nhân từ chối cho phép nhập cảnh là để đảm bảo an ninh và an toàn cho công dân nước ngoài; người nhập cảnh phải trình báo cơ quan địa phương là để bảo vệ trật tự và an toàn…
Ông Võ Thanh Liêm, Trưởng ban Dân tôc tỉnh An Giang nói: “Tôi thấy chính phủ Việt Nam có chính sách tự do đầy đủ đâu có đàn áp gì đâu. Tổ chức Lễ, Tết cho đồng bào. Lên báo là quyền của họ. Còn ở An Giang không có vi phạm nhân quyền. Họ nói như vậy là xuyên tạc. Chính phủ và Đảng Nhà nước Việt Nam không có vấn đề mời họ làm việc. Tôi khẳng định là không có.”
Công an địa phương mời đến làm việc, buộc họ viết tờ tường trình, thông báo chương trình, địa điểm thăm rõ ràng; ngoài ra công an còn ép họ giúp việc theo dõi những người mà công an gọi là chống nhà nước.
Tuy nhiên, Giám đốc của Nhà xuất bản báo Prey Nokor tên Lý Chhuôn cho biết: “Hồi tháng 10 năm 2012, tôi cũng về xứ một lần, về bên tỉnh Bạc Liêu. Vừa tới, mấy anh công an tỉnh Bạc Liêu kêu tôi làm tờ tường trình hết hai ngày. Sau khi lên cơ quan công an tỉnh Bạc Liêu, họ bắt tôi tường trình tại sao tôi đi bỏ quê, mấy năm nay làm gì ở Campuchia. Họ bắt tôi trình bày về các hoạt động của tổ chức phi chính phủ làm gì và phương hướng thế nào. Nhất là Liên minh Khmer Kampuchia Krom (KKF) đang làm gì, để chống lại Việt Nam hay thế nào? Sau đó, họ gọi tôi giúp việc cho họ. Nghĩa là khi tôi qua Campuchia khi có các Hội phi chính phủ và nhóm người Việt có hoạt động chống chính phủ Việt Nam thì điện hoặc nhắn tin hay e-mail cho họ biết.
Mới đây, ngày 12/4/2013, tôi và gia đình định đi thăm sức khỏe bà già, ông già nhưng đi đến cửa khẩu Tịnh Biên bị công an cửa khẩu bắt giam hết 48 tiếng đồng hồ. Sau đó họ trục xuất tôi trở về Campuchia.”
Chúng tôi không thể liên lạc công an tỉnh Bạc Liêu liên quan vụ việc này, nhưng theo biên bản trục xuất của Đồn biên phòng cửa khẩu Tịnh Biên của Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng An Giang mà RFA nhận được lý do cấm nhập cảnh lần này do ông Lý Chhuôn đã có hành vi tổ chức thuê xe ôm đưa vợ con nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên đã tổ chức trục xuất ông cùng vợ con theo đường cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên ra khỏi lãnh thổ Việt Nam về Campuchia.
Còn ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó trưởng ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh, một tỉnh có người Khmer sống đông đảo nhất Nam Bộ nói rằng những vị sư hay người dân được phép nhập cảnh sẽ được chính phủ tạo điều kiện, đảm bảo an ninh và an toàn. Đối với thành phần chính trị, chống đối và nhập cảnh trái phép sẽ được công an địa phương mời làm việc và theo dõi.
Mới đây, ngày 12/4/2013, tôi và gia đình định đi thăm sức khỏe bà già, ông già nhưng đi đến cửa khẩu Tịnh Biên bị công an cửa khẩu bắt giam hết 48 tiếng đồng hồ. Sau đó họ trục xuất tôi trở về Campuchia
Giám đốc Nhà xuất bản báo Prey Nokor
Ông Nguyễn Thanh Hùng nói: “Nếu về thăm quê hương bằng con đường hợp lệ thì Đảng và Nhà nước tạo điều kiện thôi. Còn việc họ nói về đây bị công an Việt Nam mời làm việc, hăm dọa chỉ là xuyên tạc thôi.
Tôi muốn nói như thế này, bây giờ Đảng và Nhà nước sẵn sàng tạo điều kiện, bất cứ anh sống ở đâu nếu về Việt Nam bằng con đường hợp pháp. Còn trường hợp anh về bấp hợp pháp tất nhiên vì tình hình an ninh chính trị thì ngừơi ta phải bảo vệ. Về hợp pháp thì chúng tôi sẽ tạo điều kiện và bảo vệ bà con về thăm quê hương…”
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Khmer ở Việt Nam có dân số 1.260.640 người. Họ sống chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam thuộc các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Bình Phước, Bình Dương và TP.HCM.
Các tổ chức Khmer Krom cho rằng lý do mà chính phủ Việt Nam làm khó dễ đối với nhân dân Việt Nam, lẫn người Khmer Krom vì muốn gây áp lực, khủng bố tinh thần không để người Việt đòi đa nguyên đa đảng, hay người Khmer Krom muốn sáp nhập lãnh thổ với Campuchia.
RFA