TIN CỘNG ĐỒNG
Việt Nam tăng cường trấn áp trên Internet - Điểm Báo của RFI
Báo Le Monde số ra hôm nay 15/08/2013 có bài đặc biệt quan tâm đến Nghị định 72 vừa được ban hành tại Việt Nam, quy định việc « Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng ». Nghị định vừa ban hành đang gây bất bình trong giới cư dân mạng.
Theo Bruno Philip, thông tín viên báo Le Monde tại Bangkok, Nghị định 72 này ban hành trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và xã hội chỉ làm nghiêm trọng thêm sự bất mãn của dân chúng với chính quyền.
Bài viết có tựa đề « Việt Nam tăng cường hệ thống trấn áp lên mạng ». Đầu tiên, tác giả bài viết trích dẫn giải thích của một số quan chức quản lý ngành truyền thông và báo chí mạng, cho biết sẽ không cho phép « tổng hợp các thông tin từ các bài viết cho dù đó là các bài đăng trên các báo, hãng thông tấn hay các trang mạng chính thức ». Các thảo luận về chính trị trên mạng kể từ giờ là bị cấm. Trang mạng xã hội như Facebook hay Twitter chỉ là nơi để « trao đổi thông tin cá nhân ».
Nghị định có hiệu lực vào đầu tháng Chín tới nghiêm cấm « loan các tin thù nghịch với chế độ và có thể gây mất an ninh quốc gia » và đe dọa « trật tự xã hội và thống nhất đất nước ». Tương tự cho « các thông tin bôi nhọ uy tín các đoàn thể và danh dự hay phẩm cách các cá nhân ». Ông Lê Nam Thắng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, còn nhấn mạnh là quy định mới cho phép « đưa ra những thông tin chính xác và phù hợp trên mạng ».
Từ các trích dẫn trên, Bruno Philip, phóng viên thường trú của Le Monde tại Băngkok cho rằng « chính phủ Việt Nam đang tăng cường xiết chặt công tác kiểm duyệt trên Internet ». Trong một đất nước do một đảng duy nhất lãnh đạo, hệ thống truyền thông đều nằm dưới sự kiểm soát.
Vậy mà, Internet, phương tiện duy nhất để cho người dân giải tỏa những sự bất mãn, thông qua các cuộc thảo luận chính trị cũng bị cấm nốt. Theo tác giả, quy định cho phép ngăn chận mọi lời bình phẩm từ một bộ phận dân chúng trẻ tuổi, vốn có cái nhìn cay cú mỉa mai đối với chính quyền, về những thông tin loan trên các báo chính thống.
Tác giả viết rằng quy định mới này được ban hành trong bối cảnh, thời gian gần đây, thủ tướng Việt Nam, được cho là « mất uy tín » và « bị phản đối » nhiều nhất đang là đề tài châm biếm sôi nổi trên các trang mạng. Bruno Philip cho là, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải đối đầu với hai đối thủ khác trong bộ máy lãnh đạo là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng Bí thư đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng.
Vào trung tuần tháng Sáu vừa qua, 1/3 đại biểu Quốc hội còn công khai bày tỏ « tín nhiệm thấp » người đứng đầu chính phủ. Tuy vậy, tác giả bài viết cho rằng sự bất đồng trên dàn lãnh đạo cao cấp cũng không ngăn cản được việc gia tăng trấn áp những ai muốn « tận dụng » sự bầu không khí nhập nhằng đó để chỉ trích chính phủ.
Một mặt, tác giả trích dẫn nhận định của giới chuyên gia cho rằng các tập đoàn Internet lớn, và các trang mạng xã hội sẽ từ chối cung cấp địa chỉ IP của người sử dụng, theo như tuyên bố của ông Shawn Crispin, thuộc Ủy ban bảo vệ nhà báo CPJ với hãng thông tấn AFP.
Mặt khác, Bruno Philip cũng cho hay là Nghị định trên cũng gây bất bình cho giới cư dân mạng. Bài viết trích dẫn bình phẩm của nhiều blogger tên tuổi trong nước cho rằng quy định mới này « rõ ràng được ban hành nhằm khóa mõm dân chúng » hay như là « Họ muốn biến chúng ta thành những con robot ».
Theo tác giả, chính phủ Việt Nam không ngừng trấn áp giới nhà báo và các nhà bình phẩm trên mạng. Thêm vào đó, tình hình khủng hoảng kinh tế và xã hội chỉ làm trầm trọng thêm sự bất mãn của người dân với chế độ. Tác giả tổng hợp lại là chỉ trong vòng có sáu tháng đầu năm nay, rất đông người bị quy tội « hoạt động chống chính quyền » đã bị bắt giam. Tính đến ngày hôm nay có tổng cộng 46 nhà đấu tranh và những người chỉ trích Nhà nước đã bị kết án tù nặng.
Trong số này, Bruno Philip đơn cử hai trường hợp gần đây nhất là blogger Nguyễn văn Hải, bút danh Điếu Cày, bị kết án 12 năm tù. Ông này vừa tiến hành xong một đợt tuyệt thực 25 ngày nhằm phản đối điều kiện giam giữ.
Hay như mới đây nhất là việc bắt giam phóng viên điều tra Võ Thanh Tùng, nổi tiếng với những bài phóng sự điều tra nạn tham nhũng trong ngành công an giao thông. Ông này bị bắt giữ với tội danh là « nhận hối lộ ». Trong vụ việc này, bài viết đặt nghi vấn : « Liệu kẻ đưa hối lộ cũng bị hối lộ ? ». hay là « Anh ta chính là nạn nhân của việc trả thù từ những kẻ mà anh ta gây phiền toái ? »
Ai Cập : nguy cơ lại rơi vào hỗn loạn
Diễn biến phức tạp tại Ai Cập chắc chắn sẽ là chủ đề thời sự nóng bỏng trong làng báo Pháp. Dù hầu hết các báo tờ hôm nay không xuất bản, do là ngày lễ, nhưng độc giả vẫn có thể tìm đọc nhiều bài phóng sự và phân tích trên các trang mạng của các báo Pháp.
Sau nhiều ngày yêu cầu giải tán không thành công, cuối cùng các lực lượng an ninh Ai Cập sáng sớm hôm qua 14/08/2013, bất ngờ tấn công vào đám đông biểu tình ủng hộ tổng thống bị lật đổ Mohamed Morsi. « Biển máu » là nhận định chung của các tờ báo Pháp ra ngày hôm qua và hôm nay. Theo thống kê sơ bộ của chính quyền Ai Cập, 235 thường dân và 43 cảnh sát thiệt mạng trên toàn quốc sau vụ giải thể đám đông biểu tình bằng bạo lực hôm qua. Phía phe Huynh đệ Hồi giáo, phe ủng hộ tổng thống bị lật đổ thì đưa ra con số 2200 người chết, cao gần gấp 10 lần con số chính thức.
Đáng chú ý là bài phóng sự trên trang mạng Libération.fr do thông tín viên Marwan Chahine tại Cairo cho thấy « ngay giữa lòng hỗn độn đó, rất nhiều người dân Ai Cập không chấp nhận hành động cực kỳ bạo lực của cảnh sát… ».
Chiến dịch giải tán đám đông của cảnh sát bằng bạo lực chia rẽ dư luận công chúng Ai Cập. Nhiều người không đồng tình chuyện cảnh sát nã súng vô tội vạ vào đám đông bất chấp việc có « phụ nữ và trẻ con ». Số khác lại cho rằng sự can thiệp đó là « bình thường ». Đối với họ, phe ủng hộ tổng thống Morsi là những kẻ « khủng bố, chúng đều giống Ben Laden ».
Trong tình hình hỗn độn đó, khẩu chiến giữa phe ủng hộ Morsi và phe chống Morsi cũng xảy ra. Phe thứ nhất lên án hành động « tàn sát » của lực lượng an ninh. Ngược lại, phe chống đổ lỗi cho bên kia nổ súng trước mới dẫn đến tình trạng đẫm máu như vậy.
Một phóng sự khác trên trang mạng nhật báo cánh hữu Le Figaro cho biết là tình hình Ai Cập lộn xộn đến mức mà một nhân chứng đã thốt lên là « tôi không biết là ai đã đánh tôi, cũng không biết tại sao… » Phóng viên tờ báo có cảm giác là giờ đây « Không ai biết được kẻ nào thuộc phe nào. Tự mình phải giám sát lấy mình thôi ».
Ai Cập : nền dân chủ lại bị tước đoạt ?
Báo Le Monde cũng có bài nhận định trên trang mạng lemonde.fr cho rằng « Ai Cập : quân đội san bằng nền dân chủ ». Đối với tờ báo, « đây rõ ràng là một bước đi lùi khủng khiếp, bắt đầu bằng một biểu tượng tồi tệ nhất của những năm tháng thời kỳ Moubarak : tình trạng khẩn cấp, có hiệu lực trong vòng 30 năm qua dưới thời cựu độc tài, giờ lại được thiết lập lại trong vòng một tháng. Như vậy có nghĩa là quân đội có quyền bắt giam và xét xử cả thường dân. Đây chính là một sự chối bỏ tất cả những thành quả đã đạt được từ cách mạng tháng Giêng 2011 ».
Theo bài viết, noi gương vị Phó Tổng thống El-Baradei, « hầu hết các thành viên trong chính phủ theoxu hướng tự do cũng sẽ phải từ nhiệm nếu muốn tránh một cuộc đàn áp mù quáng và nhục nhã. Còn nếu như họ vẫn cố bám lại, họ biết rằng kể từ giờ tiếng nói của họ sẽ không còn giá trị nữa ».
Tác giả bài viết tỏ ra khá bi quan cho diễn biến động tại Ai Cập. Trong bối cảnh bạo động lan rộng, tình trạng khẩn cấp khó có thể mà dỡ bỏ. Và như vậy, đất nước lại có nguy cơ rơi vào vòng xoáy bạo lực mới giống như đã xảy ra trong những thập niên 90. Sự bình yên sau đó cũng có được nhưng đã phải trả với một cái giá khá đắt : gần 90 ngàn người bị bắt giữ, nhân quyền đã bị chà đạp và vắng bóng hoàn toàn nền dân chủ.
Biến đổi khí hậu : vườn nho Anh bội thu
Thời tiết thất thường năm nay lại gây thiệt hại nhiều nhà vườn của Pháp. Thế nhưng, ở phía bắc nước Pháp và phía nam của Luân Đôn, các nhà trồng nho lại khấp khởi mừng thầm : sản lượng nho tăng vọt bất ngờ. Nguyên nhân chính là do biến đổi khí hậu. Báo Le Monde nhận xét « Tại Anh quốc, khí hậu ấm dần mang lại niềm vui cho ruộng nho ».
Theo các nhà khoa học, hiện tượng khí hậu ấm dần đang tạo nhiều thuận lợi cho các vườn nho phía bắc châu Âu. Các ruộng nho ở phía bắc nước Pháp và miền nam Anh quốc những năm gần đây bắt đầu mùa thu hoạch sớm hơn đến gần nửa tháng.
Các chủ vườn nho tại Anh quốc, điển hình là tại vùng Denbies, cách Luân Đôn 30 km, cho biết năm nay điều kiện khí hậu khá thuận lợi, mùa đông kéo dài nhưng không băng giá lắm, hoa nở chỉ trong vòng có mười ngày, nắng ấm vừa đủ, không có nhiều mưa và ít gió.
Thế nhưng, các chủ vườn nho cũng nhìn nhận là nghề trồng nho rất bấp bênh do thời tiết thất thường có năm được năm không. Họ cho biết rượu nho chỉ chiếm có 50% doanh thu. Phần còn lại là nhờ vào các hoạt động du lịch như tour thăm vườn nho bằng xe điện, thử rượu tại các hầm ủ rượu, hay nhà hàng…
Theo quan sát của báo Le Monde, thì từ năm 2004 đến nay, dù diện tích trồng nho tăng lên gấp đôi, nhưng sản lượng toàn quốc chỉ chiếm có 0,16% thị trường tại Anh. Tuy vậy, ông Christopher White, một chủ vườn nho tại Denbies lại cho rằng « đấy sẽ là một sai lầm nếu hy sinh chất lượng để tăng thêm năng suất. Để tồn tại, chúng tôi cần phải chứng tỏ là chúng tôi có thể ra sản xuất một loại rượu có chất lượng nhưng với giá cả hợp lý ».
(Sóc Trăng post)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- THƠ XƯỚNG HOẠ: MẤT NƯỚC NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG CAO MỴ NHÂN
- Kỷ niệm 60 năm Quân Đội Úc tham chiến Việt Nam: Hàng nghìn người tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến Binh Việt Nam ( TVQ Uc Chuyển )
- Tin rất buồn: Cựu SVSQ/Khoá 21/ TVBQGVN Đào Đức Bảo vưà tạ thế
- MIỀN QUÁ KHỨ. - CAO MỴ NHÂN
- Xin giúp tìm thân nhân ( Lỗ Trí Thâm chuyển )
Việt Nam tăng cường trấn áp trên Internet - Điểm Báo của RFI
Báo Le Monde số ra hôm nay 15/08/2013 có bài đặc biệt quan tâm đến Nghị định 72 vừa được ban hành tại Việt Nam, quy định việc « Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng ». Nghị định vừa ban hành đang gây bất bình trong giới cư dân mạng.
Theo Bruno Philip, thông tín viên báo Le Monde tại Bangkok, Nghị định 72 này ban hành trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và xã hội chỉ làm nghiêm trọng thêm sự bất mãn của dân chúng với chính quyền.
Bài viết có tựa đề « Việt Nam tăng cường hệ thống trấn áp lên mạng ». Đầu tiên, tác giả bài viết trích dẫn giải thích của một số quan chức quản lý ngành truyền thông và báo chí mạng, cho biết sẽ không cho phép « tổng hợp các thông tin từ các bài viết cho dù đó là các bài đăng trên các báo, hãng thông tấn hay các trang mạng chính thức ». Các thảo luận về chính trị trên mạng kể từ giờ là bị cấm. Trang mạng xã hội như Facebook hay Twitter chỉ là nơi để « trao đổi thông tin cá nhân ».
Nghị định có hiệu lực vào đầu tháng Chín tới nghiêm cấm « loan các tin thù nghịch với chế độ và có thể gây mất an ninh quốc gia » và đe dọa « trật tự xã hội và thống nhất đất nước ». Tương tự cho « các thông tin bôi nhọ uy tín các đoàn thể và danh dự hay phẩm cách các cá nhân ». Ông Lê Nam Thắng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, còn nhấn mạnh là quy định mới cho phép « đưa ra những thông tin chính xác và phù hợp trên mạng ».
Từ các trích dẫn trên, Bruno Philip, phóng viên thường trú của Le Monde tại Băngkok cho rằng « chính phủ Việt Nam đang tăng cường xiết chặt công tác kiểm duyệt trên Internet ». Trong một đất nước do một đảng duy nhất lãnh đạo, hệ thống truyền thông đều nằm dưới sự kiểm soát.
Vậy mà, Internet, phương tiện duy nhất để cho người dân giải tỏa những sự bất mãn, thông qua các cuộc thảo luận chính trị cũng bị cấm nốt. Theo tác giả, quy định cho phép ngăn chận mọi lời bình phẩm từ một bộ phận dân chúng trẻ tuổi, vốn có cái nhìn cay cú mỉa mai đối với chính quyền, về những thông tin loan trên các báo chính thống.
Tác giả viết rằng quy định mới này được ban hành trong bối cảnh, thời gian gần đây, thủ tướng Việt Nam, được cho là « mất uy tín » và « bị phản đối » nhiều nhất đang là đề tài châm biếm sôi nổi trên các trang mạng. Bruno Philip cho là, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải đối đầu với hai đối thủ khác trong bộ máy lãnh đạo là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng Bí thư đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng.
Vào trung tuần tháng Sáu vừa qua, 1/3 đại biểu Quốc hội còn công khai bày tỏ « tín nhiệm thấp » người đứng đầu chính phủ. Tuy vậy, tác giả bài viết cho rằng sự bất đồng trên dàn lãnh đạo cao cấp cũng không ngăn cản được việc gia tăng trấn áp những ai muốn « tận dụng » sự bầu không khí nhập nhằng đó để chỉ trích chính phủ.
Một mặt, tác giả trích dẫn nhận định của giới chuyên gia cho rằng các tập đoàn Internet lớn, và các trang mạng xã hội sẽ từ chối cung cấp địa chỉ IP của người sử dụng, theo như tuyên bố của ông Shawn Crispin, thuộc Ủy ban bảo vệ nhà báo CPJ với hãng thông tấn AFP.
Mặt khác, Bruno Philip cũng cho hay là Nghị định trên cũng gây bất bình cho giới cư dân mạng. Bài viết trích dẫn bình phẩm của nhiều blogger tên tuổi trong nước cho rằng quy định mới này « rõ ràng được ban hành nhằm khóa mõm dân chúng » hay như là « Họ muốn biến chúng ta thành những con robot ».
Theo tác giả, chính phủ Việt Nam không ngừng trấn áp giới nhà báo và các nhà bình phẩm trên mạng. Thêm vào đó, tình hình khủng hoảng kinh tế và xã hội chỉ làm trầm trọng thêm sự bất mãn của người dân với chế độ. Tác giả tổng hợp lại là chỉ trong vòng có sáu tháng đầu năm nay, rất đông người bị quy tội « hoạt động chống chính quyền » đã bị bắt giam. Tính đến ngày hôm nay có tổng cộng 46 nhà đấu tranh và những người chỉ trích Nhà nước đã bị kết án tù nặng.
Trong số này, Bruno Philip đơn cử hai trường hợp gần đây nhất là blogger Nguyễn văn Hải, bút danh Điếu Cày, bị kết án 12 năm tù. Ông này vừa tiến hành xong một đợt tuyệt thực 25 ngày nhằm phản đối điều kiện giam giữ.
Hay như mới đây nhất là việc bắt giam phóng viên điều tra Võ Thanh Tùng, nổi tiếng với những bài phóng sự điều tra nạn tham nhũng trong ngành công an giao thông. Ông này bị bắt giữ với tội danh là « nhận hối lộ ». Trong vụ việc này, bài viết đặt nghi vấn : « Liệu kẻ đưa hối lộ cũng bị hối lộ ? ». hay là « Anh ta chính là nạn nhân của việc trả thù từ những kẻ mà anh ta gây phiền toái ? »
Ai Cập : nguy cơ lại rơi vào hỗn loạn
Diễn biến phức tạp tại Ai Cập chắc chắn sẽ là chủ đề thời sự nóng bỏng trong làng báo Pháp. Dù hầu hết các báo tờ hôm nay không xuất bản, do là ngày lễ, nhưng độc giả vẫn có thể tìm đọc nhiều bài phóng sự và phân tích trên các trang mạng của các báo Pháp.
Sau nhiều ngày yêu cầu giải tán không thành công, cuối cùng các lực lượng an ninh Ai Cập sáng sớm hôm qua 14/08/2013, bất ngờ tấn công vào đám đông biểu tình ủng hộ tổng thống bị lật đổ Mohamed Morsi. « Biển máu » là nhận định chung của các tờ báo Pháp ra ngày hôm qua và hôm nay. Theo thống kê sơ bộ của chính quyền Ai Cập, 235 thường dân và 43 cảnh sát thiệt mạng trên toàn quốc sau vụ giải thể đám đông biểu tình bằng bạo lực hôm qua. Phía phe Huynh đệ Hồi giáo, phe ủng hộ tổng thống bị lật đổ thì đưa ra con số 2200 người chết, cao gần gấp 10 lần con số chính thức.
Đáng chú ý là bài phóng sự trên trang mạng Libération.fr do thông tín viên Marwan Chahine tại Cairo cho thấy « ngay giữa lòng hỗn độn đó, rất nhiều người dân Ai Cập không chấp nhận hành động cực kỳ bạo lực của cảnh sát… ».
Chiến dịch giải tán đám đông của cảnh sát bằng bạo lực chia rẽ dư luận công chúng Ai Cập. Nhiều người không đồng tình chuyện cảnh sát nã súng vô tội vạ vào đám đông bất chấp việc có « phụ nữ và trẻ con ». Số khác lại cho rằng sự can thiệp đó là « bình thường ». Đối với họ, phe ủng hộ tổng thống Morsi là những kẻ « khủng bố, chúng đều giống Ben Laden ».
Trong tình hình hỗn độn đó, khẩu chiến giữa phe ủng hộ Morsi và phe chống Morsi cũng xảy ra. Phe thứ nhất lên án hành động « tàn sát » của lực lượng an ninh. Ngược lại, phe chống đổ lỗi cho bên kia nổ súng trước mới dẫn đến tình trạng đẫm máu như vậy.
Một phóng sự khác trên trang mạng nhật báo cánh hữu Le Figaro cho biết là tình hình Ai Cập lộn xộn đến mức mà một nhân chứng đã thốt lên là « tôi không biết là ai đã đánh tôi, cũng không biết tại sao… » Phóng viên tờ báo có cảm giác là giờ đây « Không ai biết được kẻ nào thuộc phe nào. Tự mình phải giám sát lấy mình thôi ».
Ai Cập : nền dân chủ lại bị tước đoạt ?
Báo Le Monde cũng có bài nhận định trên trang mạng lemonde.fr cho rằng « Ai Cập : quân đội san bằng nền dân chủ ». Đối với tờ báo, « đây rõ ràng là một bước đi lùi khủng khiếp, bắt đầu bằng một biểu tượng tồi tệ nhất của những năm tháng thời kỳ Moubarak : tình trạng khẩn cấp, có hiệu lực trong vòng 30 năm qua dưới thời cựu độc tài, giờ lại được thiết lập lại trong vòng một tháng. Như vậy có nghĩa là quân đội có quyền bắt giam và xét xử cả thường dân. Đây chính là một sự chối bỏ tất cả những thành quả đã đạt được từ cách mạng tháng Giêng 2011 ».
Theo bài viết, noi gương vị Phó Tổng thống El-Baradei, « hầu hết các thành viên trong chính phủ theoxu hướng tự do cũng sẽ phải từ nhiệm nếu muốn tránh một cuộc đàn áp mù quáng và nhục nhã. Còn nếu như họ vẫn cố bám lại, họ biết rằng kể từ giờ tiếng nói của họ sẽ không còn giá trị nữa ».
Tác giả bài viết tỏ ra khá bi quan cho diễn biến động tại Ai Cập. Trong bối cảnh bạo động lan rộng, tình trạng khẩn cấp khó có thể mà dỡ bỏ. Và như vậy, đất nước lại có nguy cơ rơi vào vòng xoáy bạo lực mới giống như đã xảy ra trong những thập niên 90. Sự bình yên sau đó cũng có được nhưng đã phải trả với một cái giá khá đắt : gần 90 ngàn người bị bắt giữ, nhân quyền đã bị chà đạp và vắng bóng hoàn toàn nền dân chủ.
Biến đổi khí hậu : vườn nho Anh bội thu
Thời tiết thất thường năm nay lại gây thiệt hại nhiều nhà vườn của Pháp. Thế nhưng, ở phía bắc nước Pháp và phía nam của Luân Đôn, các nhà trồng nho lại khấp khởi mừng thầm : sản lượng nho tăng vọt bất ngờ. Nguyên nhân chính là do biến đổi khí hậu. Báo Le Monde nhận xét « Tại Anh quốc, khí hậu ấm dần mang lại niềm vui cho ruộng nho ».
Theo các nhà khoa học, hiện tượng khí hậu ấm dần đang tạo nhiều thuận lợi cho các vườn nho phía bắc châu Âu. Các ruộng nho ở phía bắc nước Pháp và miền nam Anh quốc những năm gần đây bắt đầu mùa thu hoạch sớm hơn đến gần nửa tháng.
Các chủ vườn nho tại Anh quốc, điển hình là tại vùng Denbies, cách Luân Đôn 30 km, cho biết năm nay điều kiện khí hậu khá thuận lợi, mùa đông kéo dài nhưng không băng giá lắm, hoa nở chỉ trong vòng có mười ngày, nắng ấm vừa đủ, không có nhiều mưa và ít gió.
Thế nhưng, các chủ vườn nho cũng nhìn nhận là nghề trồng nho rất bấp bênh do thời tiết thất thường có năm được năm không. Họ cho biết rượu nho chỉ chiếm có 50% doanh thu. Phần còn lại là nhờ vào các hoạt động du lịch như tour thăm vườn nho bằng xe điện, thử rượu tại các hầm ủ rượu, hay nhà hàng…
Theo quan sát của báo Le Monde, thì từ năm 2004 đến nay, dù diện tích trồng nho tăng lên gấp đôi, nhưng sản lượng toàn quốc chỉ chiếm có 0,16% thị trường tại Anh. Tuy vậy, ông Christopher White, một chủ vườn nho tại Denbies lại cho rằng « đấy sẽ là một sai lầm nếu hy sinh chất lượng để tăng thêm năng suất. Để tồn tại, chúng tôi cần phải chứng tỏ là chúng tôi có thể ra sản xuất một loại rượu có chất lượng nhưng với giá cả hợp lý ».
(Sóc Trăng post)