Xe cán chó

Việt Nam trước đổi mới vòng hai ( Còn mấy vòng nữa thì đến Thiên đường XHCN ? )

Đổi mới hay là chết”. Đó là khẩu hiệu đặt ra trước đổi mới vòng một (cởi trói). Nay cần đặt ra trước đổi mới vòng hai (cải cách thể chế) như “Báo cáo Việt Nam 2035”

Nguyễn Quang Dy

“Đổi mới hay là chết”. Đó là khẩu hiệu đặt ra trước đổi mới vòng một (cởi trói). Nay cần đặt ra trước đổi mới vòng hai (cải cách thể chế) như “Báo cáo Việt Nam 2035” đã khuyến nghị. Đất nước đang đứng trước một loạt nan đề như những quả bom nổ chậm chờ phát nổ. Phải đổi mới thể chế trước khi quá muộn. Không còn lối thoát nào khác.

Tóm lược bối cảnh

Đổi mới vòng một (1986-1990) là giai đoạn khởi đầu cải cách ở Việt nam. Đó là những năm tháng khó quên khi người Việt Nam nếm trải làn gió đổi mới và mở cửa tràn đầy hy vọng, như một thử nghiệm cách mạng “từ trên xuống” (top-down). Nhưng đáng tiếc, phong trào đổi mới đã chết yểu (short-lived) vì thỏa thuận Thành Đô (9/1990) đồng nghĩa với đóng cửa và giữ nguyên trạng chính trị. Có thể rút ra hai bài học kinh nghiệm: Một là Việt Nam chỉ thực sự đổi mới khi nào bị dồn đến chân tường. Hai là đổi mới “từ trên xuống” sẽ không toàn diện và không triệt để, khi ý thức hệ và thể chế chính trị vẫn không thay đổi.

 

Nhưng dù sao, đó là một cuộc tập dượt bổ ích. Lần đầu tiên người Việt Nam thoát khỏi bầu không khí ngột ngạt của chế độ bao cấp với sự bần cùng về vật chất lẫn tinh thần. Việt Nam đứng trước nan đề “đổi mới hay là chết” khi bức tường Berlin và CNCS tại Liên Xô-Đông Âu sụp đổ. Ông Nguyễn văn Linh vừa là người có công dẫn đầu đổi mới, vừa là người có tội khởi xướng Thành Đô. Nay cải cách đã hết đà, và thành quả đổi mới trong 2 thập niên 1990 và 2000 đã bị triệt tiêu gần hết, vì thể chế chính trị. Thỏa thuận Thành Đô đã đem lại cho Việt Nam cái “vòng kim cô”, chứ không phải cái “phao cứu sinh”.

Trung Quốc là cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới. Nhưng gần đây các học giả hàng đầu đánh giá Trung Quốc đã phát triển “kịch đường” và đang ở “màn chót” (end game) trước khi sụp đổ. Mô hình phát triển của “Nền độc tài dẻo dai” (resilient authoritarianism) đã hết đà, đang trả giá. Việt Nam là bản sao của mô hình Trung Quốc, nhưng yếu kém hơn, và phụ thuộc quá nhiều vào họ. Muốn tránh “bẫy thu nhập trung bình” và tụt hậu, Việt Nam phải đổi mới cơ chế toàn diện (vòng hai) và từng bước thoát Trung.

Liệu lúc này Việt Nam đã bị dồn đến chân tường chưa? Trước cơ hội và yêu cầu cấp bách phải đổi mới vòng hai (Reform 2.0), liệu Việt Nam có sẵn sàng đổi mới toàn diện và triệt để, bao gồm đổi mới cả thể chế kinh tế lẫn chính trị? Đó chính là nội dung đề cương đổi mới của “Báo cáo Việt Nam 2035” (do MPI và World Bank chủ trì). Thực ra, báo cáo này cần điều chỉnh lại thành “Báo cáo Việt Nam 2025”. Tôi đồng ý với quan điểm của giáo sư Kenichi Ohno: Tầm nhìn kế hoạch đặt ra quá xa (tới 2035), không thực tiễn.

Nhưng đã nhiều tháng qua, kể từ khi báo cáo được công bố, và phát biểu của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh (tại Đại hội Đảng), vẫn chưa thấy dấu hiệu triển khai. Tại sao? Thứ nhất, thái độ của Chính quyền đối với “Báo cáo Việt Nam 2035” thiếu nghiêm túc (không ra phản đối, cũng không hẳn ủng hộ). Thứ hai, các nhóm lợi ích chưa muốn đổi mới vòng hai, mà muốn hoãn binh và câu giờ để tranh thủ “chuyến tàu vét”. Thứ ba, Trung Quốc không muốn Việt Nam đổi mới, vì sợ giảm phụ thuộc vào họ, ngả theo Mỹ và phương Tây.

Phải chăng ban lãnh đạo mới đang triển khai “chống tham nhũng” để mở đường đổi mới vòng hai? Hay là các nhóm lợi ích tiếp tục tranh giành quyền lực? Hãy điểm lại thực trạng đất nước và những lý do gây ách tắc để cản đường đổi mới vòng hai.

Bức tranh toàn cảnh: Báo động đỏ!

Tiếp tục tranh giành quyền lực

Nhân ngày lễ Quốc khánh, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có một bài viết đáng chú ý (Trước tương lai, sao thể yên lòng”, Trương Tấn Sang, Tuổi Trẻ, 2/9/2016). Vấn đề không phải ông Sang viết cái gì (những cụm từ quen thuộc như “tư bản thân hữu”, “lợi ích nhóm”, “sân sau gia đình”… có “bóng dáng” của những cán bộ quản lý cấp cao…) mà là tại sao lại viết cái đó vào lúc này? Có phải ông Sang kêu gọi chống tham nhũng là dấu hiệu lãnh đạo nhận thức ra vấn đề và đang tìm biện pháp để cải cách (như tiến sĩ Lê Đăng Doanh nhận xét) hay chỉ nhằm ủng hộ ông Nguyễn Phú Trọng, để loại trừ thế lực ông Nguyễn Tấn Dũng (như nhà báo Phạm Chí Dũng nhận định)? Phải chăng đích nhắm của hai ông không phải chỉ có Trịnh Xuân Thanh và Vũ Huy Hoàng, mà còn Đinh La Thăng, và hơn thế nữa?

Bàn cờ chính trị Việt Nam đang diễn biến khó lường, làm bầu không khí cuối hè thêm ngột ngạt, khó đoán được chuyện gì sẽ xảy ra (như hệ quả không định trước). Người ta có cảm giác một biến cố chính trị lớn sắp bùng nổ trong nay mai. Nhưng khả năng bùng nổ (explosion) hầu như không có, và khả năng tự suy xụp (implosion) là nhiều hơn, thường do nội bộ choảng nhau chứ không phải do kết quả đấu tranh của lực lượng dân chủ (còn non yếu, khó khả thi). Người ta đồn đoán có thế lực ngầm bảo vệ Trịnh Xuân Thanh (như một quân bài) để thách thức quyền lực của TBT Nguyễn Phú Trọng, rằng đó là một thế lực đủ mạnh mới cứu được Thanh, và đang chuyển sang thế phản công. Dù đúng hay sai, nó phản ánh khủng hoảng lãnh đạo vẫn tiếp diễn (sau Đại hội Đảng), nhưng với mức độ bạo lực còn cao hơn.

Những cái chết bí ẩn của Tư lệnh quân khu 2, tướng Lê Xuân Duy (trong bệnh viện) sau 3 tháng được bổ nhiệm, của 3 lãnh đạo tỉnh Yên Bái trong một vụ ám sát kiểu giang hồ (18/8), và của phạm nhân Dương Chí Dũng (trong trại giam) là những dấu hiệu bất ổn. Trận đấu giữa thế lực TBT Nguyễn Phú Trọng và thế lực ngầm bảo vệ Trịnh Xuân Thanh làm mất lá bùa chống tham nhũng (bên ngoài), và làm bộc lộ bản chất đấu tranh quyền lực vì lợi ích nhóm (bên trong). Trận đấu này huy động mọi phương tiện, không chỉ các ban/ngành chức năng, mà còn cả thế giới mạng và thế giới ngầm. Nó làm người ta nhớ lại cuộc đấu tranh khốc liệt đầy kịch tính trước và trong Đại hội Đảng, tuy đã tạm dừng sau khi phe ông Nguyến Tấn Dũng chịu thua cuộc và rút lui, nhưng nay đang có dấu hiệu bùng phát trở lại.

Phải chăng vấn nạn tham nhũngvẫn ổn định” nên khó chống? Transparency International công bố chỉ số tham nhũng của Việt Nam xếp thứ 112/168, với điểm số 31/100 (không đổi từ 2012). Có lẽ chống tham nhũng chỉ là cái cớ để thanh trừng nội bộ. Vì năng lực chống tham nhũng của Viêt Nam kém xa Trung Quốc, nên “chưa đánh chuột đã vỡ bình”. Vụ xử lý Trịnh Xuân Thanh là một ví dụ (case study), làm kế sách chống tham nhũng của TBT Nguyễn Phú Trọng có nguy cơ đổ bể, và làm chìm đi các vụ án khác như Phạm Công Danh, Nguyễn Thị Nguyệt Hường, và Châu Thị Thu Nga (khai chạy vào Quốc hội mất 30 tỷ đồng).

Kinh tế và tài chính bất ổn

Hiện nay, nợ công, nợ xấu, và thâm hụt ngân sách là nỗi ám ảnh hàng đầu của lãnh đạo. Theo Tổng cục Thống kê, tính đến cuối 2015, con số dư nợ công (tuyệt đối) lên đến 2.608 nghìn tỷ VNĐ, và con số nợ công/GDP (tương đối) ở mức 62,2%, sát ngưỡng 65% của Quốc hội. Theo đồng hồ đo nợ công toàn cầu của tạp chí Economist, mỗi người Việt Nam phải gánh 1.039 USD nợ công, tăng gần 4 lần so với 279 USD (năm 2006).

Ngày 4/7/2016, TVTK cho biết thâm hụt ngân sách của Việt Nam trong nửa đầu 2016 là 82,9 nghìn tỷ VNĐ (tương đương 3,7 tỷ USD) do tăng chi thường xuyên và trả nợ đến hạn. Tổng thu ngân sách giai đoạn này đạt 425,6 nghìn tỷ đồng, trong khi chi ngân sách lên đến 508,5 nghìn tỷ đồng. Theo Bộ Tài chính, mức chi thường xuyên năm nay là 67% mức chi ngân sách, so với con số 50% mức chi ngân sách năm ngoái (2015).

Trong khi đó nhập siêu và lệ thuộc vào Trung Quốc chưa có dấu hiệu giảm. Ví dụ, nhập siêu từ Trung Quốc (năm 2015) là 32,3 tỉ USD, tăng 12,5% (so với 2014). Nếu tính cả con số nhập lậu là 20 tỷ USD, thì tổng giá trị nhập siêu từ Trung Quốc lên đến 52 tỷ USD (năm 2015). Kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Ví dụ, các nhà thầu Trung Quốc nắm tới hơn 90% các gói thầu EPC của 77/106 các dự án lớn thuộc các ngành trọng điểm. Việt Nam phải nhập hơn 60% nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc.

Hiện nay, tuy TPP chưa triển khai nhưng Trung Quốc đã “đi tắt đón đầu” tuồn hàng hóa ế thừa sang thị trường Việt Nam để xuất khẩu cho họ (proxy), biến Việt Nam không những thành bãi rác công nghiệp mà còn thành chợ trung chuyển để biến hàng hóa “made in China” thành “made in Vietnam”. Nhiều người Việt tham tiền đang tiếp tay cho người Trung Quốc. Họ mua nhà đất, lập công ty ma, lấy vợ sinh con, vơ vét nguyên liệu, tiêu thụ hàng hóa ế thừa? Phải chăng đây là “ma trận” người Trung Quốc từng bước thôn tính Việt Nam?

Cùng với đà suy thoái kinh tế trong những năm qua, hàng trăm ngàn doanh nghiệp đã bị phá sản và giải thể, do hệ quả của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cũng như bất ổn vĩ mô trong nước. Đà suy thoái này vẫn tiếp tục. Theo TCTK, số doanh nghiệp ngừng hoạt động (trong 2015) là gần 81.000, tăng mạnh ở mức 19% (so với 2014). Trong quý I/2016, số doanh nghiệp ngừng hoạt động lên tới 20.044 (tăng 23,9% so với cùng kỳ năm ngoái).

Dòng người và dòng vốn ra đi

Do hệ quả của suy thoái kinh tế và bất ổn chính trị, ngày càng nhiều người Việt bỏ đất nước ra đi. Theo số liệu của UN DESA, từ 1990 đến 2015 có 2.558.678 người Việt đã di cư (trung bình mỗi năm có 100 nghìn người ra đi). Riêng đi Mỹ có 1,3 triệu người, Úc có 227,3 ngàn, Canada có 182,8 ngàn, Pháp có 125,7 ngàn, Đức có113 ngàn, và Hàn Quốc có 114 ngàn. Cách thức di cư ngày càng đa dạng và quy mô ngày càng lớn. Nguyên nhân chủ yếu do mất lòng tin, và môi trường sống ở Việt Nam ngày càng bất ổn. Doanh nhân ra đi để “phân tán rủi ro”, và quan chức ra đi để “bảo vệ tài sản” (chủ yếu do tham nhũng).

Việt Nam có khoảng 100 ngàn sinh viên theo học ở 49 quốc gia, trong đó 90% là du học tự túc. Tính đến tháng 10/2015, tại Mỹ có 28.883 sinh viên VN, tại Úc có 28.524 sinh viên VN. Hầu hết sinh viên Việt đi du học không trở về, dẫn đến chảy máu chất xám. Nhiều công ty khởi nghiệp của giới trẻ Việt Nam có bằng cấp trong lĩnh vực kinh doanh IT và Internet đang chạy qua Singapore, vì quy định luật pháp ở Việt Nam có nhiều bất cập. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan bức xúc, “Vậy lấy ai xây dựng đất nước này đây?”

Trong tổng số hơn 2,5 triệu người Việt di cư, số người định cư ở nước ngoài bằng vốn đầu tư đã tăng lên đáng kể. Ví dụ, loại visa EB-5 (dành cho các đối tượng có vốn đầu tư vào Mỹ) đã tăng chóng mặt so với các loại visa khác (như EB-1 và EB-2). Số lượng người Việt được cấp visa EB-5 từ 6.418 suất (năm 2014) đã tăng vọt lên 17.662 suất (năm 2015). Dòng người (và dòng tiền) ra đi là hiện tượng “bỏ phiếu bằng chân”, phản ánh khủng hoảng lòng tin của người dân, bao gồm sinh viên, trí thức, doanh nhân, và quan chức.

Theo báo cáo của GFI, trong giai đoạn 2004-2013, có gần 93 tỷ USD chạy ra khỏi Việt Nam một cách bất hợp pháp. Tính trung bình mỗi năm có hơn 9,29 tỷ USD chạy ra khỏi Việt Nam. Với số lượng tiền này, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 18 trong số 149 quốc gia đang phát triển theo xếp hạng của GFI về số lượng tiền phi pháp chảy ra nước ngoài. Tại thời điểm năm 2013, lượng tiền được chuyển bất hợp pháp ra khỏi Việt Nam lên tới 17,837 tỷ USD, gấp hơn 4 lần lượng tiền được chuyển khỏi VN năm 2004 là 4,034 tỷ USD.

Theo Tiến sĩ Vũ Quang Việt (chuyên gia LHQ), trong vòng 6 năm (2008-2013) đã có 33 tỷ USD chạy khỏi Việt Nam một cách bất hợp pháp, rất khó kiểm soát (như đầu tư chui, du học tự túc, mua tài sản, buôn lậu, rửa tiền, hoán đổi bằng đồng tiền ảo…). Hàng trăm cá nhân và tổ chức Việt Nam có tên trong “Hồ sơ Panama” và “Offshoreleakes”. Tuy nhiên, đây mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong bức tranh toàn cảnh Việt Nam.

Tiềm ẩn thảm họa môi trường

Trong khi dự án thép Formosa (Vũng Áng, Hà Tĩnh) đã gây ra thảm họa môi trường, vẫn còn vô phương cứu chữa, thì một dự án thép khác có quy mô không thua kém Formosa (10,6 tỷ USD) đang nổi lên đe dọa phá nốt môi trường biển miền Trung. Đó là dự án thép Hoa sen Cà Ná (Ninh Thuận) do tập đoàn Hoa Sen (HSG) là chủ đầu tư. Cả hai dự án thép khủng nói trên đều có quy mô quá lớn, cùng tiềm ẩn rủi ro gây ô nhiễm môi trường và đe dọa an ninh quốc gia, vì có cùng bàn tay nhà thầu Trung quốc (MCC/CISDI).

Nhiều câu hỏi vẫn chưa được giải đáp: (1) Tại sao HSG đầu tư vào thép khi giá thép giảm, thị trường dư thừa (đặc biệt là Trung Quốc)? (2) HSG lấy đâu ra tiền để đầu tư lớn như vậy (có “nguồn vốn lạ” nào không)? (3) HSG sử dụng công nghệ/thiết bị Trung Quốc, và nhà thầu Trung Quốc, thì khác gì với Formosa? (4) HSG làm thế nào để không gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo các quy chuẩn môi trường quốc gia/quốc tế? (5) Bộ Công thương dựa trên cơ sở và quy trình nào để đưa dự án thép Cà Ná “vào quy hoạch”? (phát biểu của ông Trương Thanh Hoài, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp Nặng, Bộ Công thương).

Như vậy, bất chấp bài học đau đớn về Formosa, dự án HSG Cà Ná có thể được ưu ái cấp phép, vì lý do tương tự như Formosa. Thứ nhất, đằng sau chủ đầu tư là nhóm lợi ích (nghe nói ông Vũ chủ tịch HSG là anh em cọc chèo với Bộ trưởng Bộ Công thương). Họ có thể thao túng quy trình thẩm định và bất chấp phản biện. Thứ hai, đằng sau nhóm lợi ích có bàn tay Trung Quốc (nhà thầu MCC/CISDI) được chính phủ Trung Quốc chống lưng. Họ có thể dùng đòn bẩy chính trị và tài chính để thao túng chính quyền (như Formosa).

Đối với ông Vũ (và nhóm lợi ích), đây là cơ hội cuối cùng như “chuyến tàu vét” nên “ngu gì mà không làm thép!” Thái độ của ông Vũ làm người ta nhớ đến ông Phàm với câu nói nổi tiếng “chọn cá hay thép”. Còn đối với Trung Quốc, “ngu gì” mà họ không tuồn thép dư thừa sang Việt Nam để xuất khẩu (nhân tiện tuồn luôn chất thải độc hại sang đổ). “Ngu gì” mà họ không câu kết với nhau để hai bên cùng có lợi, “vì đại cục”.

Nếu vì lý do nào đó mà chính quyền bất chấp dư luận phản biện, vẫn cấp phép cho dự án thép HSG Cà Ná, thì đó là dấu hiệu tự sát. Một Formosa đã đủ gây ra thảm họa môi trường và khủng hoảng chính trị-xã hội, nay có hai Formosa thì chưa biết quy mô thảm họa và khủng hoảng sẽ khủng khiếp đến đâu. Nếu nhà đầu tư HSG và chính quyền vẫn vô cảm và vô minh, đặt lợi ích nhóm của họ (và “vì đại cục”) lên trên lợi ích quốc gia, thì thật vô vọng. Nếu không cải cách thể chế, sẽ còn nhiều Formosa nữa. Đó là bi kịch tái diễn.

Vì vậy, nhiều dự án từ trước tới nay tuy tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường, nhưng vẫn được cấp phép triển khai, bất chấp phản biện của giới khoa học và phản đối của dư luận. Ví dụ, dự án bauxite Nhân Cơ và Tân Rai (Đắc Nông), wolfram Núi Pháo (Thái Nguyên), nhiệt điện Vĩnh Tân (Bình Thuận), nhiệt điện Duyên Hải (Trà Vinh), nhiệt điện và dầu khí Nhơn Trạch 1 và 2 (Đồng nai), nhà máy giấy Lee & Man (Hậu Giang), và nhiều dự án thủy điện và khai thác khoáng sản khác đã và đang hủy hoại môi trường Việt nam. Vì sao quy hoạch và cấp phép lại có tình trạng lộn xộn, hỗn loạn, “vô chính phủ?” như vậy?

Các dự án đầu tư lớn phải chú ý đến Tài nguyên Thiên nhiên và Tài nguyên Con người, là một khái niệm đang được các nước tiên tiến trên thế giới coi là tiêu chí hàng đầu trong quá trình phát triển. Nếu các nhà đầu tư hay quan chức chính phủ nào không biết quý trọng tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên con người, để biết cách khai thác và quản lý dự án một cách khoa học và có trách nhiệm thì họ sẽ hủy hoại tương lai của dân tộc.

Văn hóa và giáo dục xuống cấp

Văn hóa xuống cấp và khủng hoảng giáo dục là một vấn nạn. Theo Bộ KH-CN, cả nước có 24.300 tiến sĩ và 101.000 thạc sĩ. Theo VUSTA, số giáo sư, tiến sĩ của Việt Nam nhiều nhất Đông Nam Á. Nếu tính từ cấp thứ trưởng trở lên, số người có bằng tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật Bản. Nhưng tại sao đất nước vẫn tụt hậu? Chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động của VN vẫn bị đánh giá là thấp nhất khu vực? Theo thống kê của Bộ LĐ-TB-XH, 225.500 cử nhân và thạc sĩ bị thất nghiệp (chiếm 20%).

Bộ máy công chức của Việt Nam quá lớn, không ngân sách nào chịu nổi. Theo bà Phạm Chi Lan, bộ máy hành chính hiện có khoảng 2,8 triệu công chức, viên chức. Nếu cộng cả số người hưởng lương hưu trí, thì có 7,5 triệu (chiếm 8,3% dân số). Nếu tính cả các tổ chức quần chúng (trả lương từ ngân sách) thì có 11 triệu người. Trong khi đó, bộ máy hành chính của Mỹ chỉ có 2,1 triệu công chức (tuy dân số Mỹ gấp 4 lần VN).

Theo Uỷ ban An toàn Giao thông, trong 9 ngày nghỉ Tết (2016), cả nước có hơn 400 vụ tai nạn giao thông, làm hơn 300 người chết. Trong 3 ngày lễ Quốc khánh (2-4/9/2016), có 71 vụ TNGT, làm 33 người chết, 59 người bị thương. Bình quân mỗi năm có 8,700-11,500 người chết, mỗi tháng có 900-1,000 người chết, mỗi ngày có hơn 30 người chết, do TNGT. Theo Wikipedia, Việt Nam có tỉ lệ chết do TNGT vào loại cao nhất thế giới. Không có cuộc chiến tranh nào bị nhiều thương vong như tai nạn giao thông ở Viêt Nam. Nguyên Bộ trưởng giao thông Đinh La Thăng ví tai nạn giao thông nguy hiểm “như sóng thần”!

Lễ hội là vấn nạn “cờ đèn kèn trống”. Theo Bộ VH-TT-DL, mỗi năm nước ta có 7.966 lễ hội, bình quân mỗi ngày có 20 lễ hội. Nhiều lễ hội đã trở thành tệ nạn, thừa bạo lực và thiếu văn hóa. Dịp Tết 2016, có hàng nghìn vụ đánh nhau làm hơn 5000 người phải nhập viện. Rượu bia là một tác nhân gây ra bạo lực và tai nạn giao thông đường bộ. Theo Eurowatch, mỗi năm trung bình một người Việt uống 32 lít bia, cả nước uống hơn 3 tỷ lít. Nếu quy ra tiền thì người Việt uống bia tốn hơn 3 tỷ USD/năm. Năm 2015, người Việt uống 3,4 tỷ lít bia, 68 triệu lít rượu, tăng 10% so với 2014. Việt Nam đã trở thành nước tiêu thụ rượu bia nhiều nhất Đông Nam Á và đứng thứ ba Châu Á (chỉ sau Trung Quốc và Nhật Bản).

Biển Đông lại dậy sóng

Việc Trung Quốc bất ngờ đem dàn khoan HD 981 tới Trường Sa gây sốc dư luận (5/2014), lặng lẽ san lấp và quân sự hóa các đảo tại Biển Đông để thay đổi nguyên trạng, là TUYÊN CHIẾN BẰNG HÀNH ĐỘNG, tạo ra một bước ngoặt làm thay đổi cục diện Biển Đông. Trong khi Trung Quốc hành động quyết liệt thì Mỹ và đồng minh phản ứng không đủ quyết liệt. Những tuyên bố và hành động của Mỹ (như tuần tra FONOP) để triển khai “xoay trục” vẫn là “tiếng kèn ngập ngừng”, không đủ làm Trung Quốc chùn bước.

Để đáp trả Trung Quốc “gậm nhấm” để chiếm Biển Đông như “chuyện đã rồi”, phán quyết của PCA (12/7/2016) là TUYÊN CHIẾN BẰNG LỜI của cộng đồng quốc tế. Tuy không có cơ bắp, nhưng PCA có vai trò lá cờ hiệu và tiếng kèn thúc trận để tập hợp lực lượng, làm Trung Quốc cô lập, Mỹ và đồng minh quyết liệt hơn. Trung Quốc rất lo ngại, tìm mọi cách phá thế “cờ vây”, và triển vọng hình thành một liên minh chiến lược “tứ cường” mới gồm Mỹ-Nhật-Ấn-Úc, làm trụ cột cho một khối “NATO mới” ở Châu Á-TBD.

Để đối phó, Trung Quốc một mặt mua chuộc Campuchia làm lá bài chính trị phá đồng thuận ASEAN, mặt khác ráo riết mua chuộc và lôi kéo Nga làm lá bài chiến lược, để thiết lập trục chiến lược Trung-Nga nhằm đối trọng với chiến lược “xoay trục” của Mỹ, hình thành thế cờ vây cô lập Trung Quốc. Cuộc tập trận hải quân Trung-Nga diễn ra tại Biển Đông (12-19/9/2016) là bước khởi đầu để Trung Quốc răn đe Mỹ và đồng minh. Sau hội nghị G20, và sau khi Nga tuyên bố ủng hộ Trung Quốc, liệu Trung Quốc có dám manh động, vượt “lằn ranh đỏ” (red line) để quân sự hóa Scaborough Shoal và áp đặt ADIZ hay không?

Trong khi liên liên minh bốn nước Mỹ-Nhật-Ấn-Úc còn đang hình thành (Ấn Độ đã tích cực hơn nhưng Úc còn lưỡng lự, sợ Bắc Kinh trả đũa), thì trục chiến lược Trung-Nga vẫn còn lỏng lẻo như “cuộc tình một đêm” của hai kẻ “đồng sàng dị mộng”. Thách thức của bàn cờ Biển Đông là kẻ nào quyết liệt hơn sẽ thắng. Kẻ nào thắng và làm chủ Biển Đông sẽ làm chủ Châu Á-TBD. Và kẻ nào làm chủ Châu Á-TBD sẽ làm chủ thế giới.

Sau phán quyết của PCA, tuy Trung Quốc bị cô lập nhiều hơn, nhưng ASEAN cũng bị Trung Quốc phân hóa và thao túng mạnh hơn (sử dụng lá bài Campuchia). Ai cũng biết hết năm nay ông Obama sẽ kết thúc nhiệm kỳ cuối và vai trò “tổng thống vịt què” của mình, trong khi tranh cử tổng thống còn đầy ẩn số, chưa biết ai thắng, và chưa biết chính sách của chính quyền mới về TPP và chiến lược “xoay trục” sẽ ra sao. Phát biểu của Chủ tịch Nước Trần Đại Quang tại “Đối thoại Singapore” (30/8) phản ánh bức xúc của nhiều nước về nguyên tắc đồng thuận đang làm vô hiệu hóa ASEAN. Trong khi đó, chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (10-15/9/2016) cũng chỉ nhằm duy trì nguyên trạng.

Lời kết: Trò chơi kết thúc!

Khi nhìn lại bức tranh toàn cảnh Việt Nam, người ta có cảm tưởng như điểm lại danh sách những quả bom nổ chậm. Khi các phe phái choảng nhau là lúc chế độ dễ sụp đổ. Tám phát súng K59 tại Yên Bái giống như một quả bom cảnh báo tình trạng mất lòng tin, mất kiểm soát, và mất chính danh của chế độ, phải dùng bạo lực kiểu giang hồ thanh toán lẫn nhau. Sẽ còn nhiều vụ Yên Bái khác, và lần sau không phải chỉ có K59.

Nhưng vụ Yên Bái (và các vụ khác) bỗng nhiên bị mờ nhạt và chìm đi trước vụ Trịnh Xuân Thanh đang nổi lên như một vở bi hài kịch có những “cảnh nóng” thu hút rất đông người xem. Ai cũng tò mò, vì sao Trịnh Xuân Thanh chạy thoát? Vì sao cộng tác với “Người Buôn Gió” phản pháo lại tổng hành dinh của Đảng? Thực ra Thanh chỉ là một quân bài. Đằng sau Thanh chắc có một thế lực mạnh đang tập hợp lực lượng để phản công, nếu không phải để lấy lại những gì đã mất tại Đại hội Đảng, thì để bảo vệ những gì còn lại.

Phe nào cũng muốn giành quyền bính, vì họ biết đây là cơ hội cuối cùng để làm “chuyến tàu vét”, trước khi chuồn. Trong khi hô khẩu hiệu “trung với nước, hiếu với dân” hay “chống diễn biến hòa bình”, thì họ lặng lẽ chuyển tiền ra nước ngoài để đầu tư, cho con du học và xin định cư cho gia đình tại Mỹ hay một nước phương Tây.

Phe nào thắng thì nhân dân cũng thua, vì người dân chỉ là công cụ bị lợi dụng. Nhưng một khi người dân bị dồn đến đường cùng, họ có thể trở thành “Quả bom Đoàn Văn Vươn” (Tiên Lãng, Hải Phòng) hay “Tiếng súng Đặng ngọc Viết” (Thái Bình). Những cuộc biểu tình nhỏ lẻ phản đối Formosa có thể bị trấn áp, nhưng những cuộc biểu tình lớn hàng vạn người được tổ chức chặt chẽ và ôn hòa (như tại Vinh) lại là câu chuyện khác.

Chính quyền càng tìm cách bảo vệ và cứu vãn chế độ, thì càng làm cho chế độ nhanh sụp đổ. Càng chống lại thay đổi, thì thay đổi càng đến nhanh hơn. Đó là một nghịch lý của chế độ toàn trị tại Trung Quốc và Việt Nam, mà David Shambaugh gọi giai đoạn này là “màn chót”. Nếu Trung Quốc là chế độ “Độc tài Hoàn hảo” (Perfect Dictatorship) thì Việt Nam là “Imperfect Dictatorship” (không hoàn hảo). (“The Perfect Dictatorship: China in the 21st Century”, Stein Ringen, Hong Kong University University Press, 2016).

Nói cách khác, trò chơi kết thúc. Tranh giành quyền lực đang biến sân khấu chính trị Việt Nam thành rạp xiếc. Thật bi hài đến thế là cùng. Nếu vụ Trịnh Xuân Thanh không phải là “màn chót” thì thế nào mới là “màn chót”? Những nguyên nhân cản trở đổi mới cũng chính là những lý do cấp bách phải đổi mới vòng hai, vì “đổi mới hay là chết!”

15/9/2016

N.Q.D.

Nguồn: http://viet-studies.info/kinhte/NQuangDy_DoiMoiVongHai.htm


Bàn ra tán vào (1)

Lynda
Đi lùi rồi đứng lại bảo rằng đó là đổi mới,nhưng không chịu bức tới...Đứng tại chỗ tự khen rằng "đảng quang vinh muôn năm ".....Chỉ có loài Vẹm mới có trò này

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Việt Nam trước đổi mới vòng hai ( Còn mấy vòng nữa thì đến Thiên đường XHCN ? )

Đổi mới hay là chết”. Đó là khẩu hiệu đặt ra trước đổi mới vòng một (cởi trói). Nay cần đặt ra trước đổi mới vòng hai (cải cách thể chế) như “Báo cáo Việt Nam 2035”

Nguyễn Quang Dy

“Đổi mới hay là chết”. Đó là khẩu hiệu đặt ra trước đổi mới vòng một (cởi trói). Nay cần đặt ra trước đổi mới vòng hai (cải cách thể chế) như “Báo cáo Việt Nam 2035” đã khuyến nghị. Đất nước đang đứng trước một loạt nan đề như những quả bom nổ chậm chờ phát nổ. Phải đổi mới thể chế trước khi quá muộn. Không còn lối thoát nào khác.

Tóm lược bối cảnh

Đổi mới vòng một (1986-1990) là giai đoạn khởi đầu cải cách ở Việt nam. Đó là những năm tháng khó quên khi người Việt Nam nếm trải làn gió đổi mới và mở cửa tràn đầy hy vọng, như một thử nghiệm cách mạng “từ trên xuống” (top-down). Nhưng đáng tiếc, phong trào đổi mới đã chết yểu (short-lived) vì thỏa thuận Thành Đô (9/1990) đồng nghĩa với đóng cửa và giữ nguyên trạng chính trị. Có thể rút ra hai bài học kinh nghiệm: Một là Việt Nam chỉ thực sự đổi mới khi nào bị dồn đến chân tường. Hai là đổi mới “từ trên xuống” sẽ không toàn diện và không triệt để, khi ý thức hệ và thể chế chính trị vẫn không thay đổi.

 

Nhưng dù sao, đó là một cuộc tập dượt bổ ích. Lần đầu tiên người Việt Nam thoát khỏi bầu không khí ngột ngạt của chế độ bao cấp với sự bần cùng về vật chất lẫn tinh thần. Việt Nam đứng trước nan đề “đổi mới hay là chết” khi bức tường Berlin và CNCS tại Liên Xô-Đông Âu sụp đổ. Ông Nguyễn văn Linh vừa là người có công dẫn đầu đổi mới, vừa là người có tội khởi xướng Thành Đô. Nay cải cách đã hết đà, và thành quả đổi mới trong 2 thập niên 1990 và 2000 đã bị triệt tiêu gần hết, vì thể chế chính trị. Thỏa thuận Thành Đô đã đem lại cho Việt Nam cái “vòng kim cô”, chứ không phải cái “phao cứu sinh”.

Trung Quốc là cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới. Nhưng gần đây các học giả hàng đầu đánh giá Trung Quốc đã phát triển “kịch đường” và đang ở “màn chót” (end game) trước khi sụp đổ. Mô hình phát triển của “Nền độc tài dẻo dai” (resilient authoritarianism) đã hết đà, đang trả giá. Việt Nam là bản sao của mô hình Trung Quốc, nhưng yếu kém hơn, và phụ thuộc quá nhiều vào họ. Muốn tránh “bẫy thu nhập trung bình” và tụt hậu, Việt Nam phải đổi mới cơ chế toàn diện (vòng hai) và từng bước thoát Trung.

Liệu lúc này Việt Nam đã bị dồn đến chân tường chưa? Trước cơ hội và yêu cầu cấp bách phải đổi mới vòng hai (Reform 2.0), liệu Việt Nam có sẵn sàng đổi mới toàn diện và triệt để, bao gồm đổi mới cả thể chế kinh tế lẫn chính trị? Đó chính là nội dung đề cương đổi mới của “Báo cáo Việt Nam 2035” (do MPI và World Bank chủ trì). Thực ra, báo cáo này cần điều chỉnh lại thành “Báo cáo Việt Nam 2025”. Tôi đồng ý với quan điểm của giáo sư Kenichi Ohno: Tầm nhìn kế hoạch đặt ra quá xa (tới 2035), không thực tiễn.

Nhưng đã nhiều tháng qua, kể từ khi báo cáo được công bố, và phát biểu của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh (tại Đại hội Đảng), vẫn chưa thấy dấu hiệu triển khai. Tại sao? Thứ nhất, thái độ của Chính quyền đối với “Báo cáo Việt Nam 2035” thiếu nghiêm túc (không ra phản đối, cũng không hẳn ủng hộ). Thứ hai, các nhóm lợi ích chưa muốn đổi mới vòng hai, mà muốn hoãn binh và câu giờ để tranh thủ “chuyến tàu vét”. Thứ ba, Trung Quốc không muốn Việt Nam đổi mới, vì sợ giảm phụ thuộc vào họ, ngả theo Mỹ và phương Tây.

Phải chăng ban lãnh đạo mới đang triển khai “chống tham nhũng” để mở đường đổi mới vòng hai? Hay là các nhóm lợi ích tiếp tục tranh giành quyền lực? Hãy điểm lại thực trạng đất nước và những lý do gây ách tắc để cản đường đổi mới vòng hai.

Bức tranh toàn cảnh: Báo động đỏ!

Tiếp tục tranh giành quyền lực

Nhân ngày lễ Quốc khánh, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có một bài viết đáng chú ý (Trước tương lai, sao thể yên lòng”, Trương Tấn Sang, Tuổi Trẻ, 2/9/2016). Vấn đề không phải ông Sang viết cái gì (những cụm từ quen thuộc như “tư bản thân hữu”, “lợi ích nhóm”, “sân sau gia đình”… có “bóng dáng” của những cán bộ quản lý cấp cao…) mà là tại sao lại viết cái đó vào lúc này? Có phải ông Sang kêu gọi chống tham nhũng là dấu hiệu lãnh đạo nhận thức ra vấn đề và đang tìm biện pháp để cải cách (như tiến sĩ Lê Đăng Doanh nhận xét) hay chỉ nhằm ủng hộ ông Nguyễn Phú Trọng, để loại trừ thế lực ông Nguyễn Tấn Dũng (như nhà báo Phạm Chí Dũng nhận định)? Phải chăng đích nhắm của hai ông không phải chỉ có Trịnh Xuân Thanh và Vũ Huy Hoàng, mà còn Đinh La Thăng, và hơn thế nữa?

Bàn cờ chính trị Việt Nam đang diễn biến khó lường, làm bầu không khí cuối hè thêm ngột ngạt, khó đoán được chuyện gì sẽ xảy ra (như hệ quả không định trước). Người ta có cảm giác một biến cố chính trị lớn sắp bùng nổ trong nay mai. Nhưng khả năng bùng nổ (explosion) hầu như không có, và khả năng tự suy xụp (implosion) là nhiều hơn, thường do nội bộ choảng nhau chứ không phải do kết quả đấu tranh của lực lượng dân chủ (còn non yếu, khó khả thi). Người ta đồn đoán có thế lực ngầm bảo vệ Trịnh Xuân Thanh (như một quân bài) để thách thức quyền lực của TBT Nguyễn Phú Trọng, rằng đó là một thế lực đủ mạnh mới cứu được Thanh, và đang chuyển sang thế phản công. Dù đúng hay sai, nó phản ánh khủng hoảng lãnh đạo vẫn tiếp diễn (sau Đại hội Đảng), nhưng với mức độ bạo lực còn cao hơn.

Những cái chết bí ẩn của Tư lệnh quân khu 2, tướng Lê Xuân Duy (trong bệnh viện) sau 3 tháng được bổ nhiệm, của 3 lãnh đạo tỉnh Yên Bái trong một vụ ám sát kiểu giang hồ (18/8), và của phạm nhân Dương Chí Dũng (trong trại giam) là những dấu hiệu bất ổn. Trận đấu giữa thế lực TBT Nguyễn Phú Trọng và thế lực ngầm bảo vệ Trịnh Xuân Thanh làm mất lá bùa chống tham nhũng (bên ngoài), và làm bộc lộ bản chất đấu tranh quyền lực vì lợi ích nhóm (bên trong). Trận đấu này huy động mọi phương tiện, không chỉ các ban/ngành chức năng, mà còn cả thế giới mạng và thế giới ngầm. Nó làm người ta nhớ lại cuộc đấu tranh khốc liệt đầy kịch tính trước và trong Đại hội Đảng, tuy đã tạm dừng sau khi phe ông Nguyến Tấn Dũng chịu thua cuộc và rút lui, nhưng nay đang có dấu hiệu bùng phát trở lại.

Phải chăng vấn nạn tham nhũngvẫn ổn định” nên khó chống? Transparency International công bố chỉ số tham nhũng của Việt Nam xếp thứ 112/168, với điểm số 31/100 (không đổi từ 2012). Có lẽ chống tham nhũng chỉ là cái cớ để thanh trừng nội bộ. Vì năng lực chống tham nhũng của Viêt Nam kém xa Trung Quốc, nên “chưa đánh chuột đã vỡ bình”. Vụ xử lý Trịnh Xuân Thanh là một ví dụ (case study), làm kế sách chống tham nhũng của TBT Nguyễn Phú Trọng có nguy cơ đổ bể, và làm chìm đi các vụ án khác như Phạm Công Danh, Nguyễn Thị Nguyệt Hường, và Châu Thị Thu Nga (khai chạy vào Quốc hội mất 30 tỷ đồng).

Kinh tế và tài chính bất ổn

Hiện nay, nợ công, nợ xấu, và thâm hụt ngân sách là nỗi ám ảnh hàng đầu của lãnh đạo. Theo Tổng cục Thống kê, tính đến cuối 2015, con số dư nợ công (tuyệt đối) lên đến 2.608 nghìn tỷ VNĐ, và con số nợ công/GDP (tương đối) ở mức 62,2%, sát ngưỡng 65% của Quốc hội. Theo đồng hồ đo nợ công toàn cầu của tạp chí Economist, mỗi người Việt Nam phải gánh 1.039 USD nợ công, tăng gần 4 lần so với 279 USD (năm 2006).

Ngày 4/7/2016, TVTK cho biết thâm hụt ngân sách của Việt Nam trong nửa đầu 2016 là 82,9 nghìn tỷ VNĐ (tương đương 3,7 tỷ USD) do tăng chi thường xuyên và trả nợ đến hạn. Tổng thu ngân sách giai đoạn này đạt 425,6 nghìn tỷ đồng, trong khi chi ngân sách lên đến 508,5 nghìn tỷ đồng. Theo Bộ Tài chính, mức chi thường xuyên năm nay là 67% mức chi ngân sách, so với con số 50% mức chi ngân sách năm ngoái (2015).

Trong khi đó nhập siêu và lệ thuộc vào Trung Quốc chưa có dấu hiệu giảm. Ví dụ, nhập siêu từ Trung Quốc (năm 2015) là 32,3 tỉ USD, tăng 12,5% (so với 2014). Nếu tính cả con số nhập lậu là 20 tỷ USD, thì tổng giá trị nhập siêu từ Trung Quốc lên đến 52 tỷ USD (năm 2015). Kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Ví dụ, các nhà thầu Trung Quốc nắm tới hơn 90% các gói thầu EPC của 77/106 các dự án lớn thuộc các ngành trọng điểm. Việt Nam phải nhập hơn 60% nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc.

Hiện nay, tuy TPP chưa triển khai nhưng Trung Quốc đã “đi tắt đón đầu” tuồn hàng hóa ế thừa sang thị trường Việt Nam để xuất khẩu cho họ (proxy), biến Việt Nam không những thành bãi rác công nghiệp mà còn thành chợ trung chuyển để biến hàng hóa “made in China” thành “made in Vietnam”. Nhiều người Việt tham tiền đang tiếp tay cho người Trung Quốc. Họ mua nhà đất, lập công ty ma, lấy vợ sinh con, vơ vét nguyên liệu, tiêu thụ hàng hóa ế thừa? Phải chăng đây là “ma trận” người Trung Quốc từng bước thôn tính Việt Nam?

Cùng với đà suy thoái kinh tế trong những năm qua, hàng trăm ngàn doanh nghiệp đã bị phá sản và giải thể, do hệ quả của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cũng như bất ổn vĩ mô trong nước. Đà suy thoái này vẫn tiếp tục. Theo TCTK, số doanh nghiệp ngừng hoạt động (trong 2015) là gần 81.000, tăng mạnh ở mức 19% (so với 2014). Trong quý I/2016, số doanh nghiệp ngừng hoạt động lên tới 20.044 (tăng 23,9% so với cùng kỳ năm ngoái).

Dòng người và dòng vốn ra đi

Do hệ quả của suy thoái kinh tế và bất ổn chính trị, ngày càng nhiều người Việt bỏ đất nước ra đi. Theo số liệu của UN DESA, từ 1990 đến 2015 có 2.558.678 người Việt đã di cư (trung bình mỗi năm có 100 nghìn người ra đi). Riêng đi Mỹ có 1,3 triệu người, Úc có 227,3 ngàn, Canada có 182,8 ngàn, Pháp có 125,7 ngàn, Đức có113 ngàn, và Hàn Quốc có 114 ngàn. Cách thức di cư ngày càng đa dạng và quy mô ngày càng lớn. Nguyên nhân chủ yếu do mất lòng tin, và môi trường sống ở Việt Nam ngày càng bất ổn. Doanh nhân ra đi để “phân tán rủi ro”, và quan chức ra đi để “bảo vệ tài sản” (chủ yếu do tham nhũng).

Việt Nam có khoảng 100 ngàn sinh viên theo học ở 49 quốc gia, trong đó 90% là du học tự túc. Tính đến tháng 10/2015, tại Mỹ có 28.883 sinh viên VN, tại Úc có 28.524 sinh viên VN. Hầu hết sinh viên Việt đi du học không trở về, dẫn đến chảy máu chất xám. Nhiều công ty khởi nghiệp của giới trẻ Việt Nam có bằng cấp trong lĩnh vực kinh doanh IT và Internet đang chạy qua Singapore, vì quy định luật pháp ở Việt Nam có nhiều bất cập. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan bức xúc, “Vậy lấy ai xây dựng đất nước này đây?”

Trong tổng số hơn 2,5 triệu người Việt di cư, số người định cư ở nước ngoài bằng vốn đầu tư đã tăng lên đáng kể. Ví dụ, loại visa EB-5 (dành cho các đối tượng có vốn đầu tư vào Mỹ) đã tăng chóng mặt so với các loại visa khác (như EB-1 và EB-2). Số lượng người Việt được cấp visa EB-5 từ 6.418 suất (năm 2014) đã tăng vọt lên 17.662 suất (năm 2015). Dòng người (và dòng tiền) ra đi là hiện tượng “bỏ phiếu bằng chân”, phản ánh khủng hoảng lòng tin của người dân, bao gồm sinh viên, trí thức, doanh nhân, và quan chức.

Theo báo cáo của GFI, trong giai đoạn 2004-2013, có gần 93 tỷ USD chạy ra khỏi Việt Nam một cách bất hợp pháp. Tính trung bình mỗi năm có hơn 9,29 tỷ USD chạy ra khỏi Việt Nam. Với số lượng tiền này, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 18 trong số 149 quốc gia đang phát triển theo xếp hạng của GFI về số lượng tiền phi pháp chảy ra nước ngoài. Tại thời điểm năm 2013, lượng tiền được chuyển bất hợp pháp ra khỏi Việt Nam lên tới 17,837 tỷ USD, gấp hơn 4 lần lượng tiền được chuyển khỏi VN năm 2004 là 4,034 tỷ USD.

Theo Tiến sĩ Vũ Quang Việt (chuyên gia LHQ), trong vòng 6 năm (2008-2013) đã có 33 tỷ USD chạy khỏi Việt Nam một cách bất hợp pháp, rất khó kiểm soát (như đầu tư chui, du học tự túc, mua tài sản, buôn lậu, rửa tiền, hoán đổi bằng đồng tiền ảo…). Hàng trăm cá nhân và tổ chức Việt Nam có tên trong “Hồ sơ Panama” và “Offshoreleakes”. Tuy nhiên, đây mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong bức tranh toàn cảnh Việt Nam.

Tiềm ẩn thảm họa môi trường

Trong khi dự án thép Formosa (Vũng Áng, Hà Tĩnh) đã gây ra thảm họa môi trường, vẫn còn vô phương cứu chữa, thì một dự án thép khác có quy mô không thua kém Formosa (10,6 tỷ USD) đang nổi lên đe dọa phá nốt môi trường biển miền Trung. Đó là dự án thép Hoa sen Cà Ná (Ninh Thuận) do tập đoàn Hoa Sen (HSG) là chủ đầu tư. Cả hai dự án thép khủng nói trên đều có quy mô quá lớn, cùng tiềm ẩn rủi ro gây ô nhiễm môi trường và đe dọa an ninh quốc gia, vì có cùng bàn tay nhà thầu Trung quốc (MCC/CISDI).

Nhiều câu hỏi vẫn chưa được giải đáp: (1) Tại sao HSG đầu tư vào thép khi giá thép giảm, thị trường dư thừa (đặc biệt là Trung Quốc)? (2) HSG lấy đâu ra tiền để đầu tư lớn như vậy (có “nguồn vốn lạ” nào không)? (3) HSG sử dụng công nghệ/thiết bị Trung Quốc, và nhà thầu Trung Quốc, thì khác gì với Formosa? (4) HSG làm thế nào để không gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo các quy chuẩn môi trường quốc gia/quốc tế? (5) Bộ Công thương dựa trên cơ sở và quy trình nào để đưa dự án thép Cà Ná “vào quy hoạch”? (phát biểu của ông Trương Thanh Hoài, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp Nặng, Bộ Công thương).

Như vậy, bất chấp bài học đau đớn về Formosa, dự án HSG Cà Ná có thể được ưu ái cấp phép, vì lý do tương tự như Formosa. Thứ nhất, đằng sau chủ đầu tư là nhóm lợi ích (nghe nói ông Vũ chủ tịch HSG là anh em cọc chèo với Bộ trưởng Bộ Công thương). Họ có thể thao túng quy trình thẩm định và bất chấp phản biện. Thứ hai, đằng sau nhóm lợi ích có bàn tay Trung Quốc (nhà thầu MCC/CISDI) được chính phủ Trung Quốc chống lưng. Họ có thể dùng đòn bẩy chính trị và tài chính để thao túng chính quyền (như Formosa).

Đối với ông Vũ (và nhóm lợi ích), đây là cơ hội cuối cùng như “chuyến tàu vét” nên “ngu gì mà không làm thép!” Thái độ của ông Vũ làm người ta nhớ đến ông Phàm với câu nói nổi tiếng “chọn cá hay thép”. Còn đối với Trung Quốc, “ngu gì” mà họ không tuồn thép dư thừa sang Việt Nam để xuất khẩu (nhân tiện tuồn luôn chất thải độc hại sang đổ). “Ngu gì” mà họ không câu kết với nhau để hai bên cùng có lợi, “vì đại cục”.

Nếu vì lý do nào đó mà chính quyền bất chấp dư luận phản biện, vẫn cấp phép cho dự án thép HSG Cà Ná, thì đó là dấu hiệu tự sát. Một Formosa đã đủ gây ra thảm họa môi trường và khủng hoảng chính trị-xã hội, nay có hai Formosa thì chưa biết quy mô thảm họa và khủng hoảng sẽ khủng khiếp đến đâu. Nếu nhà đầu tư HSG và chính quyền vẫn vô cảm và vô minh, đặt lợi ích nhóm của họ (và “vì đại cục”) lên trên lợi ích quốc gia, thì thật vô vọng. Nếu không cải cách thể chế, sẽ còn nhiều Formosa nữa. Đó là bi kịch tái diễn.

Vì vậy, nhiều dự án từ trước tới nay tuy tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường, nhưng vẫn được cấp phép triển khai, bất chấp phản biện của giới khoa học và phản đối của dư luận. Ví dụ, dự án bauxite Nhân Cơ và Tân Rai (Đắc Nông), wolfram Núi Pháo (Thái Nguyên), nhiệt điện Vĩnh Tân (Bình Thuận), nhiệt điện Duyên Hải (Trà Vinh), nhiệt điện và dầu khí Nhơn Trạch 1 và 2 (Đồng nai), nhà máy giấy Lee & Man (Hậu Giang), và nhiều dự án thủy điện và khai thác khoáng sản khác đã và đang hủy hoại môi trường Việt nam. Vì sao quy hoạch và cấp phép lại có tình trạng lộn xộn, hỗn loạn, “vô chính phủ?” như vậy?

Các dự án đầu tư lớn phải chú ý đến Tài nguyên Thiên nhiên và Tài nguyên Con người, là một khái niệm đang được các nước tiên tiến trên thế giới coi là tiêu chí hàng đầu trong quá trình phát triển. Nếu các nhà đầu tư hay quan chức chính phủ nào không biết quý trọng tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên con người, để biết cách khai thác và quản lý dự án một cách khoa học và có trách nhiệm thì họ sẽ hủy hoại tương lai của dân tộc.

Văn hóa và giáo dục xuống cấp

Văn hóa xuống cấp và khủng hoảng giáo dục là một vấn nạn. Theo Bộ KH-CN, cả nước có 24.300 tiến sĩ và 101.000 thạc sĩ. Theo VUSTA, số giáo sư, tiến sĩ của Việt Nam nhiều nhất Đông Nam Á. Nếu tính từ cấp thứ trưởng trở lên, số người có bằng tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật Bản. Nhưng tại sao đất nước vẫn tụt hậu? Chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động của VN vẫn bị đánh giá là thấp nhất khu vực? Theo thống kê của Bộ LĐ-TB-XH, 225.500 cử nhân và thạc sĩ bị thất nghiệp (chiếm 20%).

Bộ máy công chức của Việt Nam quá lớn, không ngân sách nào chịu nổi. Theo bà Phạm Chi Lan, bộ máy hành chính hiện có khoảng 2,8 triệu công chức, viên chức. Nếu cộng cả số người hưởng lương hưu trí, thì có 7,5 triệu (chiếm 8,3% dân số). Nếu tính cả các tổ chức quần chúng (trả lương từ ngân sách) thì có 11 triệu người. Trong khi đó, bộ máy hành chính của Mỹ chỉ có 2,1 triệu công chức (tuy dân số Mỹ gấp 4 lần VN).

Theo Uỷ ban An toàn Giao thông, trong 9 ngày nghỉ Tết (2016), cả nước có hơn 400 vụ tai nạn giao thông, làm hơn 300 người chết. Trong 3 ngày lễ Quốc khánh (2-4/9/2016), có 71 vụ TNGT, làm 33 người chết, 59 người bị thương. Bình quân mỗi năm có 8,700-11,500 người chết, mỗi tháng có 900-1,000 người chết, mỗi ngày có hơn 30 người chết, do TNGT. Theo Wikipedia, Việt Nam có tỉ lệ chết do TNGT vào loại cao nhất thế giới. Không có cuộc chiến tranh nào bị nhiều thương vong như tai nạn giao thông ở Viêt Nam. Nguyên Bộ trưởng giao thông Đinh La Thăng ví tai nạn giao thông nguy hiểm “như sóng thần”!

Lễ hội là vấn nạn “cờ đèn kèn trống”. Theo Bộ VH-TT-DL, mỗi năm nước ta có 7.966 lễ hội, bình quân mỗi ngày có 20 lễ hội. Nhiều lễ hội đã trở thành tệ nạn, thừa bạo lực và thiếu văn hóa. Dịp Tết 2016, có hàng nghìn vụ đánh nhau làm hơn 5000 người phải nhập viện. Rượu bia là một tác nhân gây ra bạo lực và tai nạn giao thông đường bộ. Theo Eurowatch, mỗi năm trung bình một người Việt uống 32 lít bia, cả nước uống hơn 3 tỷ lít. Nếu quy ra tiền thì người Việt uống bia tốn hơn 3 tỷ USD/năm. Năm 2015, người Việt uống 3,4 tỷ lít bia, 68 triệu lít rượu, tăng 10% so với 2014. Việt Nam đã trở thành nước tiêu thụ rượu bia nhiều nhất Đông Nam Á và đứng thứ ba Châu Á (chỉ sau Trung Quốc và Nhật Bản).

Biển Đông lại dậy sóng

Việc Trung Quốc bất ngờ đem dàn khoan HD 981 tới Trường Sa gây sốc dư luận (5/2014), lặng lẽ san lấp và quân sự hóa các đảo tại Biển Đông để thay đổi nguyên trạng, là TUYÊN CHIẾN BẰNG HÀNH ĐỘNG, tạo ra một bước ngoặt làm thay đổi cục diện Biển Đông. Trong khi Trung Quốc hành động quyết liệt thì Mỹ và đồng minh phản ứng không đủ quyết liệt. Những tuyên bố và hành động của Mỹ (như tuần tra FONOP) để triển khai “xoay trục” vẫn là “tiếng kèn ngập ngừng”, không đủ làm Trung Quốc chùn bước.

Để đáp trả Trung Quốc “gậm nhấm” để chiếm Biển Đông như “chuyện đã rồi”, phán quyết của PCA (12/7/2016) là TUYÊN CHIẾN BẰNG LỜI của cộng đồng quốc tế. Tuy không có cơ bắp, nhưng PCA có vai trò lá cờ hiệu và tiếng kèn thúc trận để tập hợp lực lượng, làm Trung Quốc cô lập, Mỹ và đồng minh quyết liệt hơn. Trung Quốc rất lo ngại, tìm mọi cách phá thế “cờ vây”, và triển vọng hình thành một liên minh chiến lược “tứ cường” mới gồm Mỹ-Nhật-Ấn-Úc, làm trụ cột cho một khối “NATO mới” ở Châu Á-TBD.

Để đối phó, Trung Quốc một mặt mua chuộc Campuchia làm lá bài chính trị phá đồng thuận ASEAN, mặt khác ráo riết mua chuộc và lôi kéo Nga làm lá bài chiến lược, để thiết lập trục chiến lược Trung-Nga nhằm đối trọng với chiến lược “xoay trục” của Mỹ, hình thành thế cờ vây cô lập Trung Quốc. Cuộc tập trận hải quân Trung-Nga diễn ra tại Biển Đông (12-19/9/2016) là bước khởi đầu để Trung Quốc răn đe Mỹ và đồng minh. Sau hội nghị G20, và sau khi Nga tuyên bố ủng hộ Trung Quốc, liệu Trung Quốc có dám manh động, vượt “lằn ranh đỏ” (red line) để quân sự hóa Scaborough Shoal và áp đặt ADIZ hay không?

Trong khi liên liên minh bốn nước Mỹ-Nhật-Ấn-Úc còn đang hình thành (Ấn Độ đã tích cực hơn nhưng Úc còn lưỡng lự, sợ Bắc Kinh trả đũa), thì trục chiến lược Trung-Nga vẫn còn lỏng lẻo như “cuộc tình một đêm” của hai kẻ “đồng sàng dị mộng”. Thách thức của bàn cờ Biển Đông là kẻ nào quyết liệt hơn sẽ thắng. Kẻ nào thắng và làm chủ Biển Đông sẽ làm chủ Châu Á-TBD. Và kẻ nào làm chủ Châu Á-TBD sẽ làm chủ thế giới.

Sau phán quyết của PCA, tuy Trung Quốc bị cô lập nhiều hơn, nhưng ASEAN cũng bị Trung Quốc phân hóa và thao túng mạnh hơn (sử dụng lá bài Campuchia). Ai cũng biết hết năm nay ông Obama sẽ kết thúc nhiệm kỳ cuối và vai trò “tổng thống vịt què” của mình, trong khi tranh cử tổng thống còn đầy ẩn số, chưa biết ai thắng, và chưa biết chính sách của chính quyền mới về TPP và chiến lược “xoay trục” sẽ ra sao. Phát biểu của Chủ tịch Nước Trần Đại Quang tại “Đối thoại Singapore” (30/8) phản ánh bức xúc của nhiều nước về nguyên tắc đồng thuận đang làm vô hiệu hóa ASEAN. Trong khi đó, chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (10-15/9/2016) cũng chỉ nhằm duy trì nguyên trạng.

Lời kết: Trò chơi kết thúc!

Khi nhìn lại bức tranh toàn cảnh Việt Nam, người ta có cảm tưởng như điểm lại danh sách những quả bom nổ chậm. Khi các phe phái choảng nhau là lúc chế độ dễ sụp đổ. Tám phát súng K59 tại Yên Bái giống như một quả bom cảnh báo tình trạng mất lòng tin, mất kiểm soát, và mất chính danh của chế độ, phải dùng bạo lực kiểu giang hồ thanh toán lẫn nhau. Sẽ còn nhiều vụ Yên Bái khác, và lần sau không phải chỉ có K59.

Nhưng vụ Yên Bái (và các vụ khác) bỗng nhiên bị mờ nhạt và chìm đi trước vụ Trịnh Xuân Thanh đang nổi lên như một vở bi hài kịch có những “cảnh nóng” thu hút rất đông người xem. Ai cũng tò mò, vì sao Trịnh Xuân Thanh chạy thoát? Vì sao cộng tác với “Người Buôn Gió” phản pháo lại tổng hành dinh của Đảng? Thực ra Thanh chỉ là một quân bài. Đằng sau Thanh chắc có một thế lực mạnh đang tập hợp lực lượng để phản công, nếu không phải để lấy lại những gì đã mất tại Đại hội Đảng, thì để bảo vệ những gì còn lại.

Phe nào cũng muốn giành quyền bính, vì họ biết đây là cơ hội cuối cùng để làm “chuyến tàu vét”, trước khi chuồn. Trong khi hô khẩu hiệu “trung với nước, hiếu với dân” hay “chống diễn biến hòa bình”, thì họ lặng lẽ chuyển tiền ra nước ngoài để đầu tư, cho con du học và xin định cư cho gia đình tại Mỹ hay một nước phương Tây.

Phe nào thắng thì nhân dân cũng thua, vì người dân chỉ là công cụ bị lợi dụng. Nhưng một khi người dân bị dồn đến đường cùng, họ có thể trở thành “Quả bom Đoàn Văn Vươn” (Tiên Lãng, Hải Phòng) hay “Tiếng súng Đặng ngọc Viết” (Thái Bình). Những cuộc biểu tình nhỏ lẻ phản đối Formosa có thể bị trấn áp, nhưng những cuộc biểu tình lớn hàng vạn người được tổ chức chặt chẽ và ôn hòa (như tại Vinh) lại là câu chuyện khác.

Chính quyền càng tìm cách bảo vệ và cứu vãn chế độ, thì càng làm cho chế độ nhanh sụp đổ. Càng chống lại thay đổi, thì thay đổi càng đến nhanh hơn. Đó là một nghịch lý của chế độ toàn trị tại Trung Quốc và Việt Nam, mà David Shambaugh gọi giai đoạn này là “màn chót”. Nếu Trung Quốc là chế độ “Độc tài Hoàn hảo” (Perfect Dictatorship) thì Việt Nam là “Imperfect Dictatorship” (không hoàn hảo). (“The Perfect Dictatorship: China in the 21st Century”, Stein Ringen, Hong Kong University University Press, 2016).

Nói cách khác, trò chơi kết thúc. Tranh giành quyền lực đang biến sân khấu chính trị Việt Nam thành rạp xiếc. Thật bi hài đến thế là cùng. Nếu vụ Trịnh Xuân Thanh không phải là “màn chót” thì thế nào mới là “màn chót”? Những nguyên nhân cản trở đổi mới cũng chính là những lý do cấp bách phải đổi mới vòng hai, vì “đổi mới hay là chết!”

15/9/2016

N.Q.D.

Nguồn: http://viet-studies.info/kinhte/NQuangDy_DoiMoiVongHai.htm


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm