Nhân Vật
Viết blog cho một tương lai dân chủ: Câu chuyện Anh Ba Sàm
Người dịch: Lê Quốc Tuấn
15-7-2014
Vào một ngày cuối xuân ở Hà Nội, các cán bộ thuộc Bộ Công an Việt Nam đã tiến hành một cuộc đột kích bất ngờ vào nhà ở và cơ sở kinh doanh của Nguyễn Hữu Vinh, blogger nổi tiếng, còn được biết qua bút danh Anh Ba Sàm (nghĩa là “anh chàng nói chuyện tầm phào”). Vinh và cô Nguyễn Thị Minh Thúy, người trợ lý của ông, đã bị bắt giữ ngay lập tức.
Một cuộc ập vào nhà và “bắt khẩn cấp”, như cách nói của công an, là một kỹ thuật được các lực lượng an ninh Việt Nam thường xuyên thực hiện để trấn áp giới bất đồng chính kiến. Đối với trường hợp ông Vinh, hiện họ đã đạt được mục đích này. Hai trong số các trang web mà ông quản lý vào thời điểm đó –Chép Sử Việt và Dân Quyền – đã bị đóng cửa ngay sau khi ông bị bắt, cho thấy công an đã có thể giành được sự kiểm soát và mật khẩu của các trang web này. Tuy nhiên, các trang blog khác, đặc biệt là trang Ba Sam News, đã ở ngoài tầm kiểm soát của công an và vẫn tiếp tục được công việc hàng ngày của mình.
Ông Vinh hiện đang bị giam giữ, không được gặp luật sư và bị từ chối không cho thăm gặp gia đình. Ông là người tù mới nhất trong tối thiểu là 300 tù nhân lương tâm tại Việt Nam 5 năm qua.
Báo chí Việt Nam là của nhà nước, và cả công an nhân dân cũng như quân đội nhân dân đều có hàng chục cơ quan phát thanh truyền hình và xuất bản riêng của mình. Họ đã miêu tả Vinh như một blogger “chuyên viết về các vấn đề chính trị xã hội Việt Nam với phong cách bình luận chống đối”, “luôn tìm cách làm cho mọi thứ của Việt Nam xấu xa, tồi tệ giống với con người của y”.
Vậy, Nguyễn Hữu Vinh là ai? Ông sinh năm 1956 trong gia đình của một quan chức cộng sản cấp cao. Cha của Vinh, ông Nguyễn Hữu Khiếu, từng hai lần là đại sứ tại Liên Xô trong thời gian từ năm 1974 đến năm 1980. Vì Liên Xô là người “anh cả” của Việt Nam trong thời chiến tranh lạnh, nên gốc gác này là một đặc quyền cực lớn, và như Vinh tự thừa nhận trong một hồi tưởng ngắn vào năm 2012: ông và gia đình từng có một đời sống mà những người Việt khác chỉ có thể mơ ước.
Là một “thái tử đảng” sáng chói, Vinh tốt nghiệp Học viện An ninh, sau đó trở thành một sĩ quan an ninh trước khi tham gia vào một chức vụ trong Ban Việt Kiều. Những kinh nghiệm làm việc với các nhà trí thức Việt Nam ở nước ngoài khiến ông bị ám ảnh với ý nghĩ “vốn xã hội đã bị lãng phí quá nhiều, hậu quả của các chính sách sai hỏng”.
Là một người giỏi suy tính, có lẽ ông Vinh là một trong những người đầu tiên nhìn thấy sức mạnh tiềm năng của Internet trong việc đến được tâm tư và mở mắt cho người dân ở Việt Nam. Năm 2005, khi Yahoo! 360 ° đến với Việt Nam, ông đã sớm thấy mình “viết blog” như bất kỳ thiếu niên nào ở các thành phố lớn.
Ban đầu, trang blog Anh Ba Sam trên Yahoo! 360° của ông tạo ra trong tháng 9 năm 2007 đăng tải các bài ông viết cho các phương tiện truyền thông nhà nước. Tuy nhiên, Vinh sớm nhận ra nhu cầu của người dân trong nước, cần biết thông tin về Việt Nam nhìn từ góc độ nước ngoài. Dân chúng muốn biết “thế giới đang nghĩ gì về mình”. Sau đó ông tập trung vào việc dịch các bài báo nước ngoài sang tiếng Việt cho người đọc blog của mình.
Sau nữa, ông bắt đầu cung cấp không chỉ các bài viết về Việt Nam mà còn cả những tài liệu về mối quan hệ Việt-Trung, mà ngay cả hiện nay vẫn còn là một vấn đề rất nhạy cảm về mặt chính trị.
Những quan hệ của Vinh với một số người trong bộ máy nhà nước giúp cung cấp được các nguồn tin hữu ích. Tuy nhiên, chính việc này đồng thời lại cũng khiến tạo nên những nghi ngờ rằng ông là một công an chìm. Nhiều người từng hỏi tại sao Nguyễn Hữu Vinh, người từng đăng tải các tài liệu mà đảng cầm quyền không muốn cho công chúng đọc được, lại không hề bị bắt giữ?
Đó chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.
Blog Ba Sàm đã bị cơ quan công an xác định là một điểm tập hợp các lực lượng “chống nhà nước” ở trong và bên ngoài Việt Nam. Trang web này đã phải hứng chịu nhiều cuộc tấn công liên tục. Một nhà cựu ngoại giao Mỹ và là tác giả có bài viết thường được dịch và được đăng bởi trang Ba Sam đã viết:
“… vào ngày 13 tháng 3, tin tặc lại tấn công, tung lên một đoạn kể lể mà chúng bảo là của biên tập viên điều hành website, đoạn này ráp nối các email và các bức ảnh lại với nhau. Cũng giống như tất cả các màn tuyên truyền hiệu quả khác, đây là một sự pha trộn giữa sự thực và bịa đặt. Một độc giả ngây thơ có thể kết luận rằng đội ngũ Anh Ba Sàm là bọn phản đảng, phản động ở Mỹ, mưu toan lật đổ chính quyền Hà Nội”.
Năm ngày sau khi ông Vinh và cô Thúy bị bắt, hai trong số các đồng sự của họ đã đưa ra một lời tuyên bố thách thức “Nguyễn Hữu Vinh bị bắt, nhưng Ba Sàm thì không!“. Lời tuyên bố chứa hàm ý về sự nổi lên của một phong trào viết blog mạnh mẽ hơn nữa, viết vì sự thay đổi ở Việt Nam, với các blogger đi theo con đường khai sáng những giá trị tự do dân chủ cho các công dân Việt Nam – con đường mà Ba Sàm đã đi.
Có rất nhiều lý do để tin rằng chính quyền Việt Nam sẽ không dễ buộc được các blogger im tiếng mãi mãi.
Nguồn: The Source
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Viết blog cho một tương lai dân chủ: Câu chuyện Anh Ba Sàm
Người dịch: Lê Quốc Tuấn
15-7-2014
Vào một ngày cuối xuân ở Hà Nội, các cán bộ thuộc Bộ Công an Việt Nam đã tiến hành một cuộc đột kích bất ngờ vào nhà ở và cơ sở kinh doanh của Nguyễn Hữu Vinh, blogger nổi tiếng, còn được biết qua bút danh Anh Ba Sàm (nghĩa là “anh chàng nói chuyện tầm phào”). Vinh và cô Nguyễn Thị Minh Thúy, người trợ lý của ông, đã bị bắt giữ ngay lập tức.
Một cuộc ập vào nhà và “bắt khẩn cấp”, như cách nói của công an, là một kỹ thuật được các lực lượng an ninh Việt Nam thường xuyên thực hiện để trấn áp giới bất đồng chính kiến. Đối với trường hợp ông Vinh, hiện họ đã đạt được mục đích này. Hai trong số các trang web mà ông quản lý vào thời điểm đó –Chép Sử Việt và Dân Quyền – đã bị đóng cửa ngay sau khi ông bị bắt, cho thấy công an đã có thể giành được sự kiểm soát và mật khẩu của các trang web này. Tuy nhiên, các trang blog khác, đặc biệt là trang Ba Sam News, đã ở ngoài tầm kiểm soát của công an và vẫn tiếp tục được công việc hàng ngày của mình.
Ông Vinh hiện đang bị giam giữ, không được gặp luật sư và bị từ chối không cho thăm gặp gia đình. Ông là người tù mới nhất trong tối thiểu là 300 tù nhân lương tâm tại Việt Nam 5 năm qua.
Báo chí Việt Nam là của nhà nước, và cả công an nhân dân cũng như quân đội nhân dân đều có hàng chục cơ quan phát thanh truyền hình và xuất bản riêng của mình. Họ đã miêu tả Vinh như một blogger “chuyên viết về các vấn đề chính trị xã hội Việt Nam với phong cách bình luận chống đối”, “luôn tìm cách làm cho mọi thứ của Việt Nam xấu xa, tồi tệ giống với con người của y”.
Vậy, Nguyễn Hữu Vinh là ai? Ông sinh năm 1956 trong gia đình của một quan chức cộng sản cấp cao. Cha của Vinh, ông Nguyễn Hữu Khiếu, từng hai lần là đại sứ tại Liên Xô trong thời gian từ năm 1974 đến năm 1980. Vì Liên Xô là người “anh cả” của Việt Nam trong thời chiến tranh lạnh, nên gốc gác này là một đặc quyền cực lớn, và như Vinh tự thừa nhận trong một hồi tưởng ngắn vào năm 2012: ông và gia đình từng có một đời sống mà những người Việt khác chỉ có thể mơ ước.
Là một “thái tử đảng” sáng chói, Vinh tốt nghiệp Học viện An ninh, sau đó trở thành một sĩ quan an ninh trước khi tham gia vào một chức vụ trong Ban Việt Kiều. Những kinh nghiệm làm việc với các nhà trí thức Việt Nam ở nước ngoài khiến ông bị ám ảnh với ý nghĩ “vốn xã hội đã bị lãng phí quá nhiều, hậu quả của các chính sách sai hỏng”.
Là một người giỏi suy tính, có lẽ ông Vinh là một trong những người đầu tiên nhìn thấy sức mạnh tiềm năng của Internet trong việc đến được tâm tư và mở mắt cho người dân ở Việt Nam. Năm 2005, khi Yahoo! 360 ° đến với Việt Nam, ông đã sớm thấy mình “viết blog” như bất kỳ thiếu niên nào ở các thành phố lớn.
Ban đầu, trang blog Anh Ba Sam trên Yahoo! 360° của ông tạo ra trong tháng 9 năm 2007 đăng tải các bài ông viết cho các phương tiện truyền thông nhà nước. Tuy nhiên, Vinh sớm nhận ra nhu cầu của người dân trong nước, cần biết thông tin về Việt Nam nhìn từ góc độ nước ngoài. Dân chúng muốn biết “thế giới đang nghĩ gì về mình”. Sau đó ông tập trung vào việc dịch các bài báo nước ngoài sang tiếng Việt cho người đọc blog của mình.
Sau nữa, ông bắt đầu cung cấp không chỉ các bài viết về Việt Nam mà còn cả những tài liệu về mối quan hệ Việt-Trung, mà ngay cả hiện nay vẫn còn là một vấn đề rất nhạy cảm về mặt chính trị.
Những quan hệ của Vinh với một số người trong bộ máy nhà nước giúp cung cấp được các nguồn tin hữu ích. Tuy nhiên, chính việc này đồng thời lại cũng khiến tạo nên những nghi ngờ rằng ông là một công an chìm. Nhiều người từng hỏi tại sao Nguyễn Hữu Vinh, người từng đăng tải các tài liệu mà đảng cầm quyền không muốn cho công chúng đọc được, lại không hề bị bắt giữ?
Đó chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.
Blog Ba Sàm đã bị cơ quan công an xác định là một điểm tập hợp các lực lượng “chống nhà nước” ở trong và bên ngoài Việt Nam. Trang web này đã phải hứng chịu nhiều cuộc tấn công liên tục. Một nhà cựu ngoại giao Mỹ và là tác giả có bài viết thường được dịch và được đăng bởi trang Ba Sam đã viết:
“… vào ngày 13 tháng 3, tin tặc lại tấn công, tung lên một đoạn kể lể mà chúng bảo là của biên tập viên điều hành website, đoạn này ráp nối các email và các bức ảnh lại với nhau. Cũng giống như tất cả các màn tuyên truyền hiệu quả khác, đây là một sự pha trộn giữa sự thực và bịa đặt. Một độc giả ngây thơ có thể kết luận rằng đội ngũ Anh Ba Sàm là bọn phản đảng, phản động ở Mỹ, mưu toan lật đổ chính quyền Hà Nội”.
Năm ngày sau khi ông Vinh và cô Thúy bị bắt, hai trong số các đồng sự của họ đã đưa ra một lời tuyên bố thách thức “Nguyễn Hữu Vinh bị bắt, nhưng Ba Sàm thì không!“. Lời tuyên bố chứa hàm ý về sự nổi lên của một phong trào viết blog mạnh mẽ hơn nữa, viết vì sự thay đổi ở Việt Nam, với các blogger đi theo con đường khai sáng những giá trị tự do dân chủ cho các công dân Việt Nam – con đường mà Ba Sàm đã đi.
Có rất nhiều lý do để tin rằng chính quyền Việt Nam sẽ không dễ buộc được các blogger im tiếng mãi mãi.
Nguồn: The Source