Đoạn Đường Chiến Binh
Viết cho ngày 30/4
Hằng năm mỗi lần tháng tư về là thấy bùi ngùi, xót xa. Sông còn có ngày trở về với đại dương còn cuộc đời lưu vong vẫn miệt mài trôi nổi như con thuyền không bến.
Viết cho ngày 30/4
Hằng năm mỗi lần tháng tư về là thấy bùi ngùi, xót xa. Sông còn có ngày trở về với đại dương còn cuộc đời lưu vong vẫn miệt mài trôi nổi như con thuyền không bến. Đã hơn bốn mươi cái tháng tư rồi, một cuộc đời sắp hết mà ngày mong đợi vẫn còn xa lắc xa lơ. Những người lính năm xưa, những anh thương phế binh ở quê nhà, những người dân trong nước thật sự đã mòn mõi theo tháng ngày tàn úa. Bài hát Rừng Lá Thấp Trần Thiện Thanh đã viết cho anh hùng mũ xanh cố Đại Uý Vũ Mạnh Hùng Tiểu Đoàn 3 TQLC đã hy sinh tại mặt trận Bình Lợi năm 1968, “ Trọn kiếp yêu anh lính khổ xa nhà, giữa rừng già cất tiếng hát thật cao, nhưng giữa rừng già tôi có thấy gì đâu….”Một câu hát sao nghe buồn quá ! Một câu hát nức nở xót xa cho tất cả người dân Việt Nam.
Trải qua một quãng đường dài lịch sử, đất nước cũng có rất nhiều anh hùng, liệt nữ đã hiên ngang, lẫm liệt đứng lên đánh đuổi kẻ thù truyền kiếp ra khỏi bở cõi Việt Nam, nhưng bây giờ thì người thắng cuộc cấu kết với ngoại bang dập tắt những ngọn lửa đầu tranh trong nước, bắt bớ, giam cầm, đánh đập dã man đối với những người yêu nước, yêu đồng bào, thương quê hương Tổ Quốc. Khác máu tanh lòng thì làm sao có mười sáu chữ vàng, làm sao mà có bốn tốt, được. Vậy mà những con người lãnh đạo đất nước vẫn còn u mê, say ngủ trong căn bệnh thành tích trầm kha.
Hơn hai mươi năm người dân quen sống trong tự do, cơm no, áo ấm của hai nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hoà giờ không còn nữa. Mặc dù người dân trong nước không nói ra tâm tư của họ nhưng tất cả đã hiểu được đâu là chân lý, đâu là lẽ sống và đâu là tự do. Cái gì đã ra khỏi tầm tay rồi mới thấy quý, bây giờ là thời đại Internet thì không còn bưng bít, che dấu như xưa được nữa. Bài hát Việt Nam Tôi Đâu và Anh Là Ai của nhạc sĩ Việt Khang như những lời đau thương của con chim non trúng đạn xa đàn kêu gào thống thiết !
Hồi Ký Bên Dòng Lịch Sử của Linh Mục Cao Văn Luận ông có nói là một lần ông đi Đà Lạt bị VC chặn đường xe đò lại, thấy ông mặc đồ Linh Mục, tên chính trị viên tự xưng nói với ông: “Đạo Công giáo đã có trên nhiều trăm năm mà tín đồ theo đạo chỉ có 1/3 dân số trên thế giới, còn Chủ Nghĩa Cộng Sản chưa đầy 100 năm mà số người theo cộng sản chiếm ¾ dân số trên thế giới”. Linh Mục Cao Văn Luận nói: “Để xem 100 năm nữa thì số người theo cộng sản được bao nhiêu.” Câu nói đối đáp của Linh Mục Cao Văn Luận như lời tiên tri uyên bác ! Ông cùng giáo sư Nguyễn Ngọc Huy tìm đường cứu nước nhưng ước mơ chưa thực hiện được thì họ đã ra đi !
Họ là những anh hùng không tên tuổi
Sống âm thầm trong bóng tối mông mênh
Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh,
Nhưng can đảm và tận tình giúp nước… (Anh Hùng Vô Danh, Nguyễn Ngọc Huy)
Một chiến hữu cùng tôi chiến đấu trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến nói: “Trận này chắc mình thua quá Hiếu ơi !” Một câu nói bi ai nhưng hùng hồn, dù biết rằng chiến đấu với niềm tuyệt vọng, chiến đấu cô đơn, không tải thương, không tiếp viện nhưng không bỏ chạy, không nỡ lòng bỏ anh em chết đuối dưới lằn đạn của quân thù mà để yên thân riêng mình ! Và anh đã hy sinh.
Nếu không có ngày 30/4 thì dân tộc tôi đâu phải quá đoạ đày, đâu phải rơi xuống tận cùng của cuộc đời, đâu có số người vượt biên, vượt biển đã bỏ thân xác giữa đại dương bão tố, đâu bị hải tặc hãm hiếp, sát hại. Nhưng còn sống là còn hy vọng, cuộc sống của một đời người như một điểm di động trên đường Parabol, khi điểm di động đó rơi xuống tận đáy của cuộc đời thì sẽ đi trở lên, chúng ta chắc chắn sẽ thấy được ánh sáng cuối đường hầm vì chủ nghĩa công sản không còn thích hợp với cuộc sống ngày càng văn minh của nhân loại và sẽ bị đào thải trong thế kỷ 21 này.
Bây giờ quang phục đất nước sẽ do những bàn tay tuổi trẻ. Qua sự tìm hiểu những thông tin cần biết, những thông tin đã bị bưng bít từ lâu họ sẽ tìm hiểu được đâu là lẽ sống, đâu là chính nghĩa để đặt niềm tin đúng chỗ và: “ Một cánh tay đưa lên, hàng ngàn cánh tay đưa lên, quyết đấu tranh cho một nền hoà bình công chính, vận nước trong tay ta, là quyền của quân dân ta, định đoạt lấy quê hương ta, chặn âm mưu chia cắt th êm sơn hà..."
Tôi rất sợ một ngày dân Trung Quốc
Sẽ tràn vào làm thảm khốc dân tôi
Những quan to xây biệt thự trên đồi
Bị chúng chiếm để rồi ngồi than khóc
Tôi rất sợ ngày giang sơn gấm vóc
Dâng quê hương bởi kẻ ngốc hôm nay
Bao anh hùng giữ mảnh đất từng ngày
Nay đã mất ôi đọa đày dân tộc
Tiếng Việt Nam không còn trong buổi học
Cờ Trung hoa được treo dọc bên đường
Chữ ngoại bang mọi người phải tới trường
Rồi từ đó ngồi khóc thương tổ quốc
Tôi rất sợ người dân trong tang tóc
Ăn chén cơn chan nước mắt quê hương
Không còn mơ ngày mai sống thiên đường
Người cai trị không xót thương dân Việt
HN11
( Quê Hương Ngày Mai )
Bàn ra tán vào (0)
Viết cho ngày 30/4
Hằng năm mỗi lần tháng tư về là thấy bùi ngùi, xót xa. Sông còn có ngày trở về với đại dương còn cuộc đời lưu vong vẫn miệt mài trôi nổi như con thuyền không bến.
Viết cho ngày 30/4
Hằng năm mỗi lần tháng tư về là thấy bùi ngùi, xót xa. Sông còn có ngày trở về với đại dương còn cuộc đời lưu vong vẫn miệt mài trôi nổi như con thuyền không bến. Đã hơn bốn mươi cái tháng tư rồi, một cuộc đời sắp hết mà ngày mong đợi vẫn còn xa lắc xa lơ. Những người lính năm xưa, những anh thương phế binh ở quê nhà, những người dân trong nước thật sự đã mòn mõi theo tháng ngày tàn úa. Bài hát Rừng Lá Thấp Trần Thiện Thanh đã viết cho anh hùng mũ xanh cố Đại Uý Vũ Mạnh Hùng Tiểu Đoàn 3 TQLC đã hy sinh tại mặt trận Bình Lợi năm 1968, “ Trọn kiếp yêu anh lính khổ xa nhà, giữa rừng già cất tiếng hát thật cao, nhưng giữa rừng già tôi có thấy gì đâu….”Một câu hát sao nghe buồn quá ! Một câu hát nức nở xót xa cho tất cả người dân Việt Nam.
Trải qua một quãng đường dài lịch sử, đất nước cũng có rất nhiều anh hùng, liệt nữ đã hiên ngang, lẫm liệt đứng lên đánh đuổi kẻ thù truyền kiếp ra khỏi bở cõi Việt Nam, nhưng bây giờ thì người thắng cuộc cấu kết với ngoại bang dập tắt những ngọn lửa đầu tranh trong nước, bắt bớ, giam cầm, đánh đập dã man đối với những người yêu nước, yêu đồng bào, thương quê hương Tổ Quốc. Khác máu tanh lòng thì làm sao có mười sáu chữ vàng, làm sao mà có bốn tốt, được. Vậy mà những con người lãnh đạo đất nước vẫn còn u mê, say ngủ trong căn bệnh thành tích trầm kha.
Hơn hai mươi năm người dân quen sống trong tự do, cơm no, áo ấm của hai nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hoà giờ không còn nữa. Mặc dù người dân trong nước không nói ra tâm tư của họ nhưng tất cả đã hiểu được đâu là chân lý, đâu là lẽ sống và đâu là tự do. Cái gì đã ra khỏi tầm tay rồi mới thấy quý, bây giờ là thời đại Internet thì không còn bưng bít, che dấu như xưa được nữa. Bài hát Việt Nam Tôi Đâu và Anh Là Ai của nhạc sĩ Việt Khang như những lời đau thương của con chim non trúng đạn xa đàn kêu gào thống thiết !
Hồi Ký Bên Dòng Lịch Sử của Linh Mục Cao Văn Luận ông có nói là một lần ông đi Đà Lạt bị VC chặn đường xe đò lại, thấy ông mặc đồ Linh Mục, tên chính trị viên tự xưng nói với ông: “Đạo Công giáo đã có trên nhiều trăm năm mà tín đồ theo đạo chỉ có 1/3 dân số trên thế giới, còn Chủ Nghĩa Cộng Sản chưa đầy 100 năm mà số người theo cộng sản chiếm ¾ dân số trên thế giới”. Linh Mục Cao Văn Luận nói: “Để xem 100 năm nữa thì số người theo cộng sản được bao nhiêu.” Câu nói đối đáp của Linh Mục Cao Văn Luận như lời tiên tri uyên bác ! Ông cùng giáo sư Nguyễn Ngọc Huy tìm đường cứu nước nhưng ước mơ chưa thực hiện được thì họ đã ra đi !
Họ là những anh hùng không tên tuổi
Sống âm thầm trong bóng tối mông mênh
Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh,
Nhưng can đảm và tận tình giúp nước… (Anh Hùng Vô Danh, Nguyễn Ngọc Huy)
Một chiến hữu cùng tôi chiến đấu trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến nói: “Trận này chắc mình thua quá Hiếu ơi !” Một câu nói bi ai nhưng hùng hồn, dù biết rằng chiến đấu với niềm tuyệt vọng, chiến đấu cô đơn, không tải thương, không tiếp viện nhưng không bỏ chạy, không nỡ lòng bỏ anh em chết đuối dưới lằn đạn của quân thù mà để yên thân riêng mình ! Và anh đã hy sinh.
Nếu không có ngày 30/4 thì dân tộc tôi đâu phải quá đoạ đày, đâu phải rơi xuống tận cùng của cuộc đời, đâu có số người vượt biên, vượt biển đã bỏ thân xác giữa đại dương bão tố, đâu bị hải tặc hãm hiếp, sát hại. Nhưng còn sống là còn hy vọng, cuộc sống của một đời người như một điểm di động trên đường Parabol, khi điểm di động đó rơi xuống tận đáy của cuộc đời thì sẽ đi trở lên, chúng ta chắc chắn sẽ thấy được ánh sáng cuối đường hầm vì chủ nghĩa công sản không còn thích hợp với cuộc sống ngày càng văn minh của nhân loại và sẽ bị đào thải trong thế kỷ 21 này.
Bây giờ quang phục đất nước sẽ do những bàn tay tuổi trẻ. Qua sự tìm hiểu những thông tin cần biết, những thông tin đã bị bưng bít từ lâu họ sẽ tìm hiểu được đâu là lẽ sống, đâu là chính nghĩa để đặt niềm tin đúng chỗ và: “ Một cánh tay đưa lên, hàng ngàn cánh tay đưa lên, quyết đấu tranh cho một nền hoà bình công chính, vận nước trong tay ta, là quyền của quân dân ta, định đoạt lấy quê hương ta, chặn âm mưu chia cắt th êm sơn hà..."
Tôi rất sợ một ngày dân Trung Quốc
Sẽ tràn vào làm thảm khốc dân tôi
Những quan to xây biệt thự trên đồi
Bị chúng chiếm để rồi ngồi than khóc
Tôi rất sợ ngày giang sơn gấm vóc
Dâng quê hương bởi kẻ ngốc hôm nay
Bao anh hùng giữ mảnh đất từng ngày
Nay đã mất ôi đọa đày dân tộc
Tiếng Việt Nam không còn trong buổi học
Cờ Trung hoa được treo dọc bên đường
Chữ ngoại bang mọi người phải tới trường
Rồi từ đó ngồi khóc thương tổ quốc
Tôi rất sợ người dân trong tang tóc
Ăn chén cơn chan nước mắt quê hương
Không còn mơ ngày mai sống thiên đường
Người cai trị không xót thương dân Việt
HN11
( Quê Hương Ngày Mai )