Cõi Người Ta
Viết về người thầy hơn năm chục năm không gặp.
Lúc tôi nhỏ, cha mẹ tôi, vì lý do sinh kế, xách đi trường này trường kia hoài cho nên thằng bé vô Đệ Thất hơi trễ. Năm 1954, lúc vô trường Petrus Ký thì đã 14 tuổi
Lúc tôi nhỏ, cha mẹ tôi, vì lý do sinh kế, xách đi trường này trường kia hoài cho nên thằng bé vô Đệ Thất hơi trễ. Năm 1954, lúc vô trường Petrus Ký thì đã 14 tuổi đầu rồi. Hai năm sau, thấy mình đã trộng mà còn lẹt đẹt ở các lớp Đệ Nhất Cấp, tôi quyết định học nhảy ở trường tư. Và từ đó tôi được học với nhiều thầy danh tiếng, trong đó có thầy Nguyễn Văn Phú... chỉ có mấy tháng của năm học, như với tất cả các thầy khác, vậy mà Thầy Phú đã tạo dấu ấn trong tôi suốt cả đời tôi.
Thuở đó Trung học tư thục Văn Lang của Giáo sư Ngô duy Cầu là trường lớn, nằm ở đầu đường Cô Bắc Sàigòn chuyên mở lớp thi Tú Tài I, trường có nhiều Thầy danh tiếng như Vũ Hoàng Chương, Nghiêm Toản, Hoàng Cung, Vũ Huy Chấn, Nguyễn Khang, Nguyễn Văn Phú, Phạm Văn Vận....
Tôi thích môn hình học không gian nên say mê giờ của thầy Phú, Thầy dáng người mập mạnh, to lớn, khoảng mới ngoài ba mươi, vui tánh, pha trò rất có duyên nên giờ toán của thầy luôn hào hứng với những tràng cười rộ lên của lũ học trò trong khi mặt Thầy thì nghiêm, khiến đứa nào cũng ráng chú ý bài giảng, không dám ỷ y. Tôi nhớ Thầy hay khuyên tụi tôi nên chăm vào hai môn Toán –Lý Hóa vì có hệ số cao của Ban B, kết quả kỳ thi đậu rớt tùy thuộc vào hai môn này, Thầy còn nhấn mạnh đến bí quyết nắm vững bài học bằng cách tự trình bày miệng cho mỗi bài đã học qua, vì khi đi thi trả lời đúng các câu hỏi giáo khoa là đã nắm hơn phân nữa chìa khóa mở cửa lên lớp đệ Nhất thi Tú tài II.
Những phân tích thực tế đó giúp cho học trò thi đậu mà còn giúp tôi có cái nhìn vào những vấn đề khác để phân tích sự việc, biết sắp xếp trước sau hợp lý hơn. Tôi nhớ như in gần ngày thi, Thầy cứ dặn tới dặn lui là nên xin hai tờ giấy nháp, mở to ra trên bàn cho trống trải, để khi viết bài cho từng câu hỏi thì dễ tìm để kiểm chứng, dễ đặt vấn đề...
Tuy dạy Toán nhưng Thầy cũng nhấn mạnh đối với môn Việt Văn, khuyên học sinh nên làm phần nhập đề và phần kết luận trên cùng một mặt của tờ nháp, mặt kia là những điểm chánh của bài luận với càng nhiều câu thơ dẫn chứng sẽ làm phong phú thêm bài luận văn, cứ nhớ câu nào thì viết ngay ra nháp rồi sau đó tùy cơ mà sử dụng...Tôi đã áp dụng cách đó của Thầy, không phải chỉ trong bài thi Tú Tài năm đó, mà sau này dài dài trong cuộc đời mình, dạy học, viết lách hay làm những công việc trên bàn giấy...
Có thể những điều Thầy nói hơn nữa thế kỷ trước không có nhiều học trò lưu ý. Điều đó cũng dễ hiểu, Thầy truyền đạt, trò tiếp nhận, tùy theo căn cơ của từng trò, tùy theo tâm trạng của từng trò khi nghe giảng mà sự thấu đáo hay lơ đảng đến mức độ nào.
Chừng mươi năm sau, khi đứng trên bụt giảng, đã từng làm trò trước khi làm Thầy, tôi bình tâm trước những khen chê của học trò, không trách móc hay hãnh diện vì biết rằng có một khoảng cách giữa lời mình giảng và sự thu nhận kiến thức của người học trò.
Thời gian qua đi qua đi, người học trò trường Văn Lang ngày ấy và ông Thầy Toán Nguyễn văn Phú không có cơ duyên gặp lại nhau trong dòng đời xuôi ngược. Vậy mà gần chục năm trở lại đây tôi vô cùng xúc động và cảm phục khi đọc những bài viết về đạo Phật của Thầy, văn phong trong những bài nầy giản dị, sử dụng những ngôn từ gần gũi chúng ta, bài giảng của Thầy luôn thực tế, thấm lòng người, thể hiện cái Tâm Phật Đạo của Thầy trong từng trang chữ, giống như ngày xưa thầy viết sách Toán, lối trình bày dễ hiểu, biến đổi một môn học khó khăn thành bài học dễ dàng khiến bộ sách của Thầy luôn là kim chỉ nam trong ngăn cặp học trò thời trước. Ngoài bộ sách Toán nổi tiếng, “Những bức thơ cho con” của Thầy cũng làm xao xuyến lòng nhiều thế hệ, nói là viết cho con cháu mình, nhưng thật ra Thầy viết cho lớp trẻ sau này, cho thế hệ 2 và 3,4 của đời “Việt dân di tản”. Cho dù các cháu nhỏ cách Thầy tuổi đời non thế kỷ cũng sẽ thấy như gần với thầy hơn trong bài học mới mẻ này, học để biết cội nguồn của mình, và sẽ hỏi tại ai, vì sao mà có những người Việt lưu vong? Các lớp con cháu này sẽ biết hành động thế nào cho đúng khi ở xứ người mà không quên gốc gác của mình, có cái nhìn đúng đắn về đất nước Việt Nam, không bị hướng dẫn sai lệch do những quyển sách lịch sử cận đại bị bóp méo, thiếu trung thực, tuyên truyền...
Thầy Nguyễn văn Phú thời trai trẻ dạy học, khi xế bóng giảng về Phật Pháp cho bá gia bá tánh khắp nơi ngộ ra chơn lý thiện căn. Nói về Phật Pháp là vấn đề văn hóa, là sự chuyển mạch của đời sống tâm linh, để người nói người nghe đều thân tâm an lạc, nhưng khi Thầy viết “những bức thơ cho con” hướng dẫn thế hệ trẻ hải ngoại biết nhận ra hoàn cảnh hiện hữu của mình và xác định vị trí đứng cũng như lý giải nguyên nhơn phân hóa của cộng đồng người Việt thì chắc chắn rằng Thầy đã lựa chọn một thái độ chính trị rõ ràng và một cách nhìn đúng đắn của người đi trước. Tôi nghĩ Thầy đã không vui khi phải cân nhắc từng câu từng lời, sự an lạc thảnh thơi của người Thầy gần tám mươi tuổi chắc khó mà đạt được khi thời cuộc nhiểu nhương còn lởn vởn trong bóng xế tà của đời mình.
Thầy Nguyễn văn Phú đã thể hiện tấm lòng ái quốc ưu dân tột độ suốt đời. Thầy đã sống một đời đáng sống trong niềm hãnh diện quý trọng của học trò. Tôi tự hào trong cuộc đời mình đã từng làm trò của Thầy Phú.
Khi viết những dòng này thì Thầy đã ra đi bên kia bờ thăm thẳm, mượn lời thay nén hương kính dâng lên Thầy với tấm lòng kính yêu ngưỡng mộ cách sống, cách làm việc của Thầy thuở sanh tiền, ngoài tình Thầy-trò hằng có bấy lâu nay.
Mong Thầy ra đi thanh thản vì đời thầy có ích cho nhiều thế hệ, không bỏ một kiếp làm người...
Học trò Nguyễn văn Sâm.
Rằm tháng giêng Quý Tỵ 2013
Thuở đó Trung học tư thục Văn Lang của Giáo sư Ngô duy Cầu là trường lớn, nằm ở đầu đường Cô Bắc Sàigòn chuyên mở lớp thi Tú Tài I, trường có nhiều Thầy danh tiếng như Vũ Hoàng Chương, Nghiêm Toản, Hoàng Cung, Vũ Huy Chấn, Nguyễn Khang, Nguyễn Văn Phú, Phạm Văn Vận....
Tôi thích môn hình học không gian nên say mê giờ của thầy Phú, Thầy dáng người mập mạnh, to lớn, khoảng mới ngoài ba mươi, vui tánh, pha trò rất có duyên nên giờ toán của thầy luôn hào hứng với những tràng cười rộ lên của lũ học trò trong khi mặt Thầy thì nghiêm, khiến đứa nào cũng ráng chú ý bài giảng, không dám ỷ y. Tôi nhớ Thầy hay khuyên tụi tôi nên chăm vào hai môn Toán –Lý Hóa vì có hệ số cao của Ban B, kết quả kỳ thi đậu rớt tùy thuộc vào hai môn này, Thầy còn nhấn mạnh đến bí quyết nắm vững bài học bằng cách tự trình bày miệng cho mỗi bài đã học qua, vì khi đi thi trả lời đúng các câu hỏi giáo khoa là đã nắm hơn phân nữa chìa khóa mở cửa lên lớp đệ Nhất thi Tú tài II.
Những phân tích thực tế đó giúp cho học trò thi đậu mà còn giúp tôi có cái nhìn vào những vấn đề khác để phân tích sự việc, biết sắp xếp trước sau hợp lý hơn. Tôi nhớ như in gần ngày thi, Thầy cứ dặn tới dặn lui là nên xin hai tờ giấy nháp, mở to ra trên bàn cho trống trải, để khi viết bài cho từng câu hỏi thì dễ tìm để kiểm chứng, dễ đặt vấn đề...
Tuy dạy Toán nhưng Thầy cũng nhấn mạnh đối với môn Việt Văn, khuyên học sinh nên làm phần nhập đề và phần kết luận trên cùng một mặt của tờ nháp, mặt kia là những điểm chánh của bài luận với càng nhiều câu thơ dẫn chứng sẽ làm phong phú thêm bài luận văn, cứ nhớ câu nào thì viết ngay ra nháp rồi sau đó tùy cơ mà sử dụng...Tôi đã áp dụng cách đó của Thầy, không phải chỉ trong bài thi Tú Tài năm đó, mà sau này dài dài trong cuộc đời mình, dạy học, viết lách hay làm những công việc trên bàn giấy...
Có thể những điều Thầy nói hơn nữa thế kỷ trước không có nhiều học trò lưu ý. Điều đó cũng dễ hiểu, Thầy truyền đạt, trò tiếp nhận, tùy theo căn cơ của từng trò, tùy theo tâm trạng của từng trò khi nghe giảng mà sự thấu đáo hay lơ đảng đến mức độ nào.
Chừng mươi năm sau, khi đứng trên bụt giảng, đã từng làm trò trước khi làm Thầy, tôi bình tâm trước những khen chê của học trò, không trách móc hay hãnh diện vì biết rằng có một khoảng cách giữa lời mình giảng và sự thu nhận kiến thức của người học trò.
Thời gian qua đi qua đi, người học trò trường Văn Lang ngày ấy và ông Thầy Toán Nguyễn văn Phú không có cơ duyên gặp lại nhau trong dòng đời xuôi ngược. Vậy mà gần chục năm trở lại đây tôi vô cùng xúc động và cảm phục khi đọc những bài viết về đạo Phật của Thầy, văn phong trong những bài nầy giản dị, sử dụng những ngôn từ gần gũi chúng ta, bài giảng của Thầy luôn thực tế, thấm lòng người, thể hiện cái Tâm Phật Đạo của Thầy trong từng trang chữ, giống như ngày xưa thầy viết sách Toán, lối trình bày dễ hiểu, biến đổi một môn học khó khăn thành bài học dễ dàng khiến bộ sách của Thầy luôn là kim chỉ nam trong ngăn cặp học trò thời trước. Ngoài bộ sách Toán nổi tiếng, “Những bức thơ cho con” của Thầy cũng làm xao xuyến lòng nhiều thế hệ, nói là viết cho con cháu mình, nhưng thật ra Thầy viết cho lớp trẻ sau này, cho thế hệ 2 và 3,4 của đời “Việt dân di tản”. Cho dù các cháu nhỏ cách Thầy tuổi đời non thế kỷ cũng sẽ thấy như gần với thầy hơn trong bài học mới mẻ này, học để biết cội nguồn của mình, và sẽ hỏi tại ai, vì sao mà có những người Việt lưu vong? Các lớp con cháu này sẽ biết hành động thế nào cho đúng khi ở xứ người mà không quên gốc gác của mình, có cái nhìn đúng đắn về đất nước Việt Nam, không bị hướng dẫn sai lệch do những quyển sách lịch sử cận đại bị bóp méo, thiếu trung thực, tuyên truyền...
Thầy Nguyễn văn Phú thời trai trẻ dạy học, khi xế bóng giảng về Phật Pháp cho bá gia bá tánh khắp nơi ngộ ra chơn lý thiện căn. Nói về Phật Pháp là vấn đề văn hóa, là sự chuyển mạch của đời sống tâm linh, để người nói người nghe đều thân tâm an lạc, nhưng khi Thầy viết “những bức thơ cho con” hướng dẫn thế hệ trẻ hải ngoại biết nhận ra hoàn cảnh hiện hữu của mình và xác định vị trí đứng cũng như lý giải nguyên nhơn phân hóa của cộng đồng người Việt thì chắc chắn rằng Thầy đã lựa chọn một thái độ chính trị rõ ràng và một cách nhìn đúng đắn của người đi trước. Tôi nghĩ Thầy đã không vui khi phải cân nhắc từng câu từng lời, sự an lạc thảnh thơi của người Thầy gần tám mươi tuổi chắc khó mà đạt được khi thời cuộc nhiểu nhương còn lởn vởn trong bóng xế tà của đời mình.
Thầy Nguyễn văn Phú đã thể hiện tấm lòng ái quốc ưu dân tột độ suốt đời. Thầy đã sống một đời đáng sống trong niềm hãnh diện quý trọng của học trò. Tôi tự hào trong cuộc đời mình đã từng làm trò của Thầy Phú.
Khi viết những dòng này thì Thầy đã ra đi bên kia bờ thăm thẳm, mượn lời thay nén hương kính dâng lên Thầy với tấm lòng kính yêu ngưỡng mộ cách sống, cách làm việc của Thầy thuở sanh tiền, ngoài tình Thầy-trò hằng có bấy lâu nay.
Mong Thầy ra đi thanh thản vì đời thầy có ích cho nhiều thế hệ, không bỏ một kiếp làm người...
Học trò Nguyễn văn Sâm.
Rằm tháng giêng Quý Tỵ 2013
http://www.voatiengviet.com/content/viet-ve-nguoi-thay-hon-nam-chuc-nam-khong-gap/1612059.html
Bàn ra tán vào (0)
Viết về người thầy hơn năm chục năm không gặp.
Lúc tôi nhỏ, cha mẹ tôi, vì lý do sinh kế, xách đi trường này trường kia hoài cho nên thằng bé vô Đệ Thất hơi trễ. Năm 1954, lúc vô trường Petrus Ký thì đã 14 tuổi
Lúc tôi nhỏ, cha mẹ tôi, vì lý do sinh kế, xách đi trường này trường kia hoài cho nên thằng bé vô Đệ Thất hơi trễ. Năm 1954, lúc vô trường Petrus Ký thì đã 14 tuổi đầu rồi. Hai năm sau, thấy mình đã trộng mà còn lẹt đẹt ở các lớp Đệ Nhất Cấp, tôi quyết định học nhảy ở trường tư. Và từ đó tôi được học với nhiều thầy danh tiếng, trong đó có thầy Nguyễn Văn Phú... chỉ có mấy tháng của năm học, như với tất cả các thầy khác, vậy mà Thầy Phú đã tạo dấu ấn trong tôi suốt cả đời tôi.
Thuở đó Trung học tư thục Văn Lang của Giáo sư Ngô duy Cầu là trường lớn, nằm ở đầu đường Cô Bắc Sàigòn chuyên mở lớp thi Tú Tài I, trường có nhiều Thầy danh tiếng như Vũ Hoàng Chương, Nghiêm Toản, Hoàng Cung, Vũ Huy Chấn, Nguyễn Khang, Nguyễn Văn Phú, Phạm Văn Vận....
Tôi thích môn hình học không gian nên say mê giờ của thầy Phú, Thầy dáng người mập mạnh, to lớn, khoảng mới ngoài ba mươi, vui tánh, pha trò rất có duyên nên giờ toán của thầy luôn hào hứng với những tràng cười rộ lên của lũ học trò trong khi mặt Thầy thì nghiêm, khiến đứa nào cũng ráng chú ý bài giảng, không dám ỷ y. Tôi nhớ Thầy hay khuyên tụi tôi nên chăm vào hai môn Toán –Lý Hóa vì có hệ số cao của Ban B, kết quả kỳ thi đậu rớt tùy thuộc vào hai môn này, Thầy còn nhấn mạnh đến bí quyết nắm vững bài học bằng cách tự trình bày miệng cho mỗi bài đã học qua, vì khi đi thi trả lời đúng các câu hỏi giáo khoa là đã nắm hơn phân nữa chìa khóa mở cửa lên lớp đệ Nhất thi Tú tài II.
Những phân tích thực tế đó giúp cho học trò thi đậu mà còn giúp tôi có cái nhìn vào những vấn đề khác để phân tích sự việc, biết sắp xếp trước sau hợp lý hơn. Tôi nhớ như in gần ngày thi, Thầy cứ dặn tới dặn lui là nên xin hai tờ giấy nháp, mở to ra trên bàn cho trống trải, để khi viết bài cho từng câu hỏi thì dễ tìm để kiểm chứng, dễ đặt vấn đề...
Tuy dạy Toán nhưng Thầy cũng nhấn mạnh đối với môn Việt Văn, khuyên học sinh nên làm phần nhập đề và phần kết luận trên cùng một mặt của tờ nháp, mặt kia là những điểm chánh của bài luận với càng nhiều câu thơ dẫn chứng sẽ làm phong phú thêm bài luận văn, cứ nhớ câu nào thì viết ngay ra nháp rồi sau đó tùy cơ mà sử dụng...Tôi đã áp dụng cách đó của Thầy, không phải chỉ trong bài thi Tú Tài năm đó, mà sau này dài dài trong cuộc đời mình, dạy học, viết lách hay làm những công việc trên bàn giấy...
Có thể những điều Thầy nói hơn nữa thế kỷ trước không có nhiều học trò lưu ý. Điều đó cũng dễ hiểu, Thầy truyền đạt, trò tiếp nhận, tùy theo căn cơ của từng trò, tùy theo tâm trạng của từng trò khi nghe giảng mà sự thấu đáo hay lơ đảng đến mức độ nào.
Chừng mươi năm sau, khi đứng trên bụt giảng, đã từng làm trò trước khi làm Thầy, tôi bình tâm trước những khen chê của học trò, không trách móc hay hãnh diện vì biết rằng có một khoảng cách giữa lời mình giảng và sự thu nhận kiến thức của người học trò.
Thời gian qua đi qua đi, người học trò trường Văn Lang ngày ấy và ông Thầy Toán Nguyễn văn Phú không có cơ duyên gặp lại nhau trong dòng đời xuôi ngược. Vậy mà gần chục năm trở lại đây tôi vô cùng xúc động và cảm phục khi đọc những bài viết về đạo Phật của Thầy, văn phong trong những bài nầy giản dị, sử dụng những ngôn từ gần gũi chúng ta, bài giảng của Thầy luôn thực tế, thấm lòng người, thể hiện cái Tâm Phật Đạo của Thầy trong từng trang chữ, giống như ngày xưa thầy viết sách Toán, lối trình bày dễ hiểu, biến đổi một môn học khó khăn thành bài học dễ dàng khiến bộ sách của Thầy luôn là kim chỉ nam trong ngăn cặp học trò thời trước. Ngoài bộ sách Toán nổi tiếng, “Những bức thơ cho con” của Thầy cũng làm xao xuyến lòng nhiều thế hệ, nói là viết cho con cháu mình, nhưng thật ra Thầy viết cho lớp trẻ sau này, cho thế hệ 2 và 3,4 của đời “Việt dân di tản”. Cho dù các cháu nhỏ cách Thầy tuổi đời non thế kỷ cũng sẽ thấy như gần với thầy hơn trong bài học mới mẻ này, học để biết cội nguồn của mình, và sẽ hỏi tại ai, vì sao mà có những người Việt lưu vong? Các lớp con cháu này sẽ biết hành động thế nào cho đúng khi ở xứ người mà không quên gốc gác của mình, có cái nhìn đúng đắn về đất nước Việt Nam, không bị hướng dẫn sai lệch do những quyển sách lịch sử cận đại bị bóp méo, thiếu trung thực, tuyên truyền...
Thầy Nguyễn văn Phú thời trai trẻ dạy học, khi xế bóng giảng về Phật Pháp cho bá gia bá tánh khắp nơi ngộ ra chơn lý thiện căn. Nói về Phật Pháp là vấn đề văn hóa, là sự chuyển mạch của đời sống tâm linh, để người nói người nghe đều thân tâm an lạc, nhưng khi Thầy viết “những bức thơ cho con” hướng dẫn thế hệ trẻ hải ngoại biết nhận ra hoàn cảnh hiện hữu của mình và xác định vị trí đứng cũng như lý giải nguyên nhơn phân hóa của cộng đồng người Việt thì chắc chắn rằng Thầy đã lựa chọn một thái độ chính trị rõ ràng và một cách nhìn đúng đắn của người đi trước. Tôi nghĩ Thầy đã không vui khi phải cân nhắc từng câu từng lời, sự an lạc thảnh thơi của người Thầy gần tám mươi tuổi chắc khó mà đạt được khi thời cuộc nhiểu nhương còn lởn vởn trong bóng xế tà của đời mình.
Thầy Nguyễn văn Phú đã thể hiện tấm lòng ái quốc ưu dân tột độ suốt đời. Thầy đã sống một đời đáng sống trong niềm hãnh diện quý trọng của học trò. Tôi tự hào trong cuộc đời mình đã từng làm trò của Thầy Phú.
Khi viết những dòng này thì Thầy đã ra đi bên kia bờ thăm thẳm, mượn lời thay nén hương kính dâng lên Thầy với tấm lòng kính yêu ngưỡng mộ cách sống, cách làm việc của Thầy thuở sanh tiền, ngoài tình Thầy-trò hằng có bấy lâu nay.
Mong Thầy ra đi thanh thản vì đời thầy có ích cho nhiều thế hệ, không bỏ một kiếp làm người...
Học trò Nguyễn văn Sâm.
Rằm tháng giêng Quý Tỵ 2013
Thuở đó Trung học tư thục Văn Lang của Giáo sư Ngô duy Cầu là trường lớn, nằm ở đầu đường Cô Bắc Sàigòn chuyên mở lớp thi Tú Tài I, trường có nhiều Thầy danh tiếng như Vũ Hoàng Chương, Nghiêm Toản, Hoàng Cung, Vũ Huy Chấn, Nguyễn Khang, Nguyễn Văn Phú, Phạm Văn Vận....
Tôi thích môn hình học không gian nên say mê giờ của thầy Phú, Thầy dáng người mập mạnh, to lớn, khoảng mới ngoài ba mươi, vui tánh, pha trò rất có duyên nên giờ toán của thầy luôn hào hứng với những tràng cười rộ lên của lũ học trò trong khi mặt Thầy thì nghiêm, khiến đứa nào cũng ráng chú ý bài giảng, không dám ỷ y. Tôi nhớ Thầy hay khuyên tụi tôi nên chăm vào hai môn Toán –Lý Hóa vì có hệ số cao của Ban B, kết quả kỳ thi đậu rớt tùy thuộc vào hai môn này, Thầy còn nhấn mạnh đến bí quyết nắm vững bài học bằng cách tự trình bày miệng cho mỗi bài đã học qua, vì khi đi thi trả lời đúng các câu hỏi giáo khoa là đã nắm hơn phân nữa chìa khóa mở cửa lên lớp đệ Nhất thi Tú tài II.
Những phân tích thực tế đó giúp cho học trò thi đậu mà còn giúp tôi có cái nhìn vào những vấn đề khác để phân tích sự việc, biết sắp xếp trước sau hợp lý hơn. Tôi nhớ như in gần ngày thi, Thầy cứ dặn tới dặn lui là nên xin hai tờ giấy nháp, mở to ra trên bàn cho trống trải, để khi viết bài cho từng câu hỏi thì dễ tìm để kiểm chứng, dễ đặt vấn đề...
Tuy dạy Toán nhưng Thầy cũng nhấn mạnh đối với môn Việt Văn, khuyên học sinh nên làm phần nhập đề và phần kết luận trên cùng một mặt của tờ nháp, mặt kia là những điểm chánh của bài luận với càng nhiều câu thơ dẫn chứng sẽ làm phong phú thêm bài luận văn, cứ nhớ câu nào thì viết ngay ra nháp rồi sau đó tùy cơ mà sử dụng...Tôi đã áp dụng cách đó của Thầy, không phải chỉ trong bài thi Tú Tài năm đó, mà sau này dài dài trong cuộc đời mình, dạy học, viết lách hay làm những công việc trên bàn giấy...
Có thể những điều Thầy nói hơn nữa thế kỷ trước không có nhiều học trò lưu ý. Điều đó cũng dễ hiểu, Thầy truyền đạt, trò tiếp nhận, tùy theo căn cơ của từng trò, tùy theo tâm trạng của từng trò khi nghe giảng mà sự thấu đáo hay lơ đảng đến mức độ nào.
Chừng mươi năm sau, khi đứng trên bụt giảng, đã từng làm trò trước khi làm Thầy, tôi bình tâm trước những khen chê của học trò, không trách móc hay hãnh diện vì biết rằng có một khoảng cách giữa lời mình giảng và sự thu nhận kiến thức của người học trò.
Thời gian qua đi qua đi, người học trò trường Văn Lang ngày ấy và ông Thầy Toán Nguyễn văn Phú không có cơ duyên gặp lại nhau trong dòng đời xuôi ngược. Vậy mà gần chục năm trở lại đây tôi vô cùng xúc động và cảm phục khi đọc những bài viết về đạo Phật của Thầy, văn phong trong những bài nầy giản dị, sử dụng những ngôn từ gần gũi chúng ta, bài giảng của Thầy luôn thực tế, thấm lòng người, thể hiện cái Tâm Phật Đạo của Thầy trong từng trang chữ, giống như ngày xưa thầy viết sách Toán, lối trình bày dễ hiểu, biến đổi một môn học khó khăn thành bài học dễ dàng khiến bộ sách của Thầy luôn là kim chỉ nam trong ngăn cặp học trò thời trước. Ngoài bộ sách Toán nổi tiếng, “Những bức thơ cho con” của Thầy cũng làm xao xuyến lòng nhiều thế hệ, nói là viết cho con cháu mình, nhưng thật ra Thầy viết cho lớp trẻ sau này, cho thế hệ 2 và 3,4 của đời “Việt dân di tản”. Cho dù các cháu nhỏ cách Thầy tuổi đời non thế kỷ cũng sẽ thấy như gần với thầy hơn trong bài học mới mẻ này, học để biết cội nguồn của mình, và sẽ hỏi tại ai, vì sao mà có những người Việt lưu vong? Các lớp con cháu này sẽ biết hành động thế nào cho đúng khi ở xứ người mà không quên gốc gác của mình, có cái nhìn đúng đắn về đất nước Việt Nam, không bị hướng dẫn sai lệch do những quyển sách lịch sử cận đại bị bóp méo, thiếu trung thực, tuyên truyền...
Thầy Nguyễn văn Phú thời trai trẻ dạy học, khi xế bóng giảng về Phật Pháp cho bá gia bá tánh khắp nơi ngộ ra chơn lý thiện căn. Nói về Phật Pháp là vấn đề văn hóa, là sự chuyển mạch của đời sống tâm linh, để người nói người nghe đều thân tâm an lạc, nhưng khi Thầy viết “những bức thơ cho con” hướng dẫn thế hệ trẻ hải ngoại biết nhận ra hoàn cảnh hiện hữu của mình và xác định vị trí đứng cũng như lý giải nguyên nhơn phân hóa của cộng đồng người Việt thì chắc chắn rằng Thầy đã lựa chọn một thái độ chính trị rõ ràng và một cách nhìn đúng đắn của người đi trước. Tôi nghĩ Thầy đã không vui khi phải cân nhắc từng câu từng lời, sự an lạc thảnh thơi của người Thầy gần tám mươi tuổi chắc khó mà đạt được khi thời cuộc nhiểu nhương còn lởn vởn trong bóng xế tà của đời mình.
Thầy Nguyễn văn Phú đã thể hiện tấm lòng ái quốc ưu dân tột độ suốt đời. Thầy đã sống một đời đáng sống trong niềm hãnh diện quý trọng của học trò. Tôi tự hào trong cuộc đời mình đã từng làm trò của Thầy Phú.
Khi viết những dòng này thì Thầy đã ra đi bên kia bờ thăm thẳm, mượn lời thay nén hương kính dâng lên Thầy với tấm lòng kính yêu ngưỡng mộ cách sống, cách làm việc của Thầy thuở sanh tiền, ngoài tình Thầy-trò hằng có bấy lâu nay.
Mong Thầy ra đi thanh thản vì đời thầy có ích cho nhiều thế hệ, không bỏ một kiếp làm người...
Học trò Nguyễn văn Sâm.
Rằm tháng giêng Quý Tỵ 2013
http://www.voatiengviet.com/content/viet-ve-nguoi-thay-hon-nam-chuc-nam-khong-gap/1612059.html