Kinh Khổ
VietTuSaiGon - Nghĩ về chuyện cầm bút và bồi bút
Trong vài ngày trở lại đây, kể từ khi lễ kỉ niệm “40 năm giải phóng miền nam” bắt đầu rục rịch cho đến khi nó kết thúc, rồi sang ngày Báo Chí Thế Giới, bá
Câu
chuyện đầu tiên phải nói đến đồng chí Lái, một cựu quân nhân Bắc Việt,
từng có thành tích đang bị thương nhưng thấy địch tới, liền xé vải băng
vết thương ngay tức thời và nhờ một đồng chí trinh sát kéo giùm khẩu
37mm Canon tới để tiếp tục chiến đấu.
Trong vài ngày trở lại đây, kể từ khi lễ kỉ niệm “40 năm giải phóng miền
nam” bắt đầu rục rịch cho đến khi nó kết thúc, rồi sang ngày Báo Chí
Thế Giới, báo chí ở Việt Nam xuất hiện khá nhiều nhân vật “gương mẫu”,
tiêu biểu, từ các đồng chí cựu chiến binh xuất hiện trên truyền hình với
những chuyện xuất thần cho đến các đồng chí xuất hiện trên báo, nếu
không xuất thần thì cũng xuất chúng, nói chung là xuất…!
Cái hay ở chỗ loại súng này phải được một tổ tám người nam và mười đến
mười hai nữ thanh niên xung phong vừa hè vừa kéo theo từng nhịp mới có
thể di chuyển được bởi nó có trọng lượng trên 2000kg khi đứng không và
có thể lên đến trên 2500kg khi mang cơ số đạn bên mình nó. Vậy mà một
đồng chí trinh sát đã nhanh chóng kéo bốn khẩu lại vị trí chiến đẩu để
đồng chí Lái cho “nổ”. Kết quả là có mấy tên địch nữa đi toi!
Chuyện này khá buồn cười bởi nó không thể có thật, người ta nổ đến mức
một ông lính Cộng sản có thể ngang với thần thánh, trong phút chốc làm
Phù Đổng Thiên Vương. Nhưng thời đại bây giờ không phải như ngày xưa mà
khó tìm kiếm thông tin để đọc, để biết về đặc điểm cũng như tính năng
của loại vũ khí tương đối cũ hoặc phổ biến nào đó như 37mm Cannon. Vậy
mà anh nhà báo tác giả bài viết vẫn hồn nhiên viết bài, gửi đăng và
người biên tập, đặc biệt là đồng chí tổng biên tập vốn dĩ có thói quen
săm soi từng chữ cũng hồn nhiên cho đăng. Bài hot mà!
Kết quả là câu chuyện chém gió này gây trò cười cho không ít người và
một lần nữa nó làm nhiều người cảm thấy buồn, thậm chí tổn thương bởi sự
trung thực đã biến mất (chí ít là) trong người cầm bút (này). Bởi vô
hình trung, một cách hết sức tự nhiên, một lần nữa, khái niệm bồi bút
lại được nhắc đến, nó cho thấy người cầm bút không những cẩu thả, thiếu
lòng tự trọng mà còn thiếu cả những kiến thức rất cơ bản trước khi xây
dựng một câu chuyện (dù là chuyện để tô son, trét phấn).
Đương nhiên, trong cái buồn cũng có cái vui, bởi lẽ, qua đó, độc giả một
lần nữa xác tín về những gì họ hoài nghi, nhìn thấy ở giới cầm bút nhà
nước, họ không còn phải phân vân hay lưỡng lự trong chuyện có nên chọn
thông tin báo chí nhà nước để làm tiêu điểm truyền thống troing cuộc
sống hằng ngày hay không? Và nhiều người chắc chắn đã có câu trả lời dứt
khoát, tránh tình trạng nấn ná, lưỡng lự. Đó cũng là cái hay.
Câu chuyện thứ hai, cũng là chuyện nâng bi cho nhân vật, nhưng có khác
câu chuyện thứ nhất. Ở câu chuyện thứ hai, nói về một viên công an ở
thành phố Đà Nẵng trong đêm sau lễ hội bắn pháo bông, anh đã cúi xuống
nhặt rác bỏ vào bao tải giúp người phu quét đường. Và bài báo này xem
đây là hành vi đẹp, hết lời ca ngợi viên công an này.
Mới đọc qua cũng thấy rằng xã hội Việt Nam lộn xộn cỡ nào và cách định
nghĩa cũng như hiểu về chức năng công việc của một nhà báo như tác giả
bài báo này bị cụt cỡ nào. Bởi chức năng cơ bản của một công an không
phải là đi nhặt rác. Đương nhiên việc này cũng không thừa nếu như anh ta
thực hiện chức năng của mình đầy đủ và nếu thấy thừa thời gian, anh có
thể giúp người khác, đó là chuyện rất bình thường, giống như hàng triệu
con người khác đang giúp đỡ nhau trong xã hội, chẳng có gì đáng bàn.
Nhưng ở đây, có hai vấn đề, thử hỏi, công an Việt nam có bao giờ làm
đúng và đủ chức năng bảo vệ an ninh cho nhân dân? Nếu không muốn nói là
họ từng đánh chết người, từng cưỡng chế nhân dân và từng “thấy là hốt
liền” những người biểu tình chống Trung Quốc xâm chiếm lãnh hải Việt
Nam.
Hơn nữa, nếu là chuyện bình thường thì có gì đáng nói? Sao lại phải ca
ngợi như thế? Phải chăng bài báo này muốn lột trần sự xấu tệ của ngành
công an và xem hành vì của viên công an trên là một sự bất thường, là
tiêu biểu hay gì gì đó?
Khả năng thứ hai là lột trần cái xấu có vẻ như không xãy ra. Nhưng khả
năng viết bài để ca ngợi “công an nhân dân” là chắn chắn có. Trong khi
đó, một nhà báo, khi ca ngợi một vấn đề gì đó, trước nhất phải coi lại
bản chất cũng như sứ mệnh và chức năng của đối tượng. Khi mà ngay trong
chức năng, sứ mệnh của bản thân chưa bao giờ trọn vẹn lại đi diễn trò để
được ca ngợi là chuyện quá tệ, không đáng bàn, thậm chí đáng khinh.
Ngược lại, nếu như đối tượng đã làm xong chức năng, sứ mệnh của bản thân
và muốn chia sẻ thời gian rảnh rỗi của bản thân bằng cách giúp một ai
đó thì cũng là chuyện bình thường. Trừ khi xã hội đó không bình thường,
cách định nghĩa xã hội của người chứng kiến sự việc cũng không bình
thường thì cái nhìn của người ta trở nên bất thường và bất kì việc cỏn
con nào cũng xé cho to.
Và hơn hết, khi xã hội quá hiếm chuyện tốt, hiếm nghĩa cử hay hành vi
tốt, một chuyện cỏn con cũng mang ra ca ngợi, nhào nặn nó thành một hành
vi tiêu biểu hoặc một hiện tượng có tầm vóc thì rõ ràng là xã hội đó
bất ổn. Và kẻ ca ngợi, thần thánh hóa nó quá thiển cận, nếu không muốn
nói là đánh mất lòng tự trọng cũng như khả năng nhận định giá trị con
người thông qua chức năng và sứ mệnh của công việc ở một người cầm bút.
Điều này chỉ chứng minh rằng báo chí nhà nước vốn quen ca ngợi của Việt
Nam hiện tại đã trở nên trơ trẽn và không còn khả năng căn bản nhất của
báo chí là ghi chép thực tại, nhìn nhận và đánh giá thực tại bằng một
cách nào đó khách quan nhất.
Ngày Báo Chí Quốc Tế, tự dưng thấy báo chí Việt Nam vừa có chút gì đó
khôi hài, lại vừa có điều gì đó thật khó nói, chí ít là cũng khó nói về
giá trị, phẩm cách của người cầm bút nhà nước trong hiện tại. Thật đáng
buồn và khôi hài!
VietTuSaiGon
(Blog RFA)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
VietTuSaiGon - Nghĩ về chuyện cầm bút và bồi bút
Trong vài ngày trở lại đây, kể từ khi lễ kỉ niệm “40 năm giải phóng miền nam” bắt đầu rục rịch cho đến khi nó kết thúc, rồi sang ngày Báo Chí Thế Giới, bá
Trong vài ngày trở lại đây, kể từ khi lễ kỉ niệm “40 năm giải phóng miền
nam” bắt đầu rục rịch cho đến khi nó kết thúc, rồi sang ngày Báo Chí
Thế Giới, báo chí ở Việt Nam xuất hiện khá nhiều nhân vật “gương mẫu”,
tiêu biểu, từ các đồng chí cựu chiến binh xuất hiện trên truyền hình với
những chuyện xuất thần cho đến các đồng chí xuất hiện trên báo, nếu
không xuất thần thì cũng xuất chúng, nói chung là xuất…!
Cái hay ở chỗ loại súng này phải được một tổ tám người nam và mười đến
mười hai nữ thanh niên xung phong vừa hè vừa kéo theo từng nhịp mới có
thể di chuyển được bởi nó có trọng lượng trên 2000kg khi đứng không và
có thể lên đến trên 2500kg khi mang cơ số đạn bên mình nó. Vậy mà một
đồng chí trinh sát đã nhanh chóng kéo bốn khẩu lại vị trí chiến đẩu để
đồng chí Lái cho “nổ”. Kết quả là có mấy tên địch nữa đi toi!
Chuyện này khá buồn cười bởi nó không thể có thật, người ta nổ đến mức
một ông lính Cộng sản có thể ngang với thần thánh, trong phút chốc làm
Phù Đổng Thiên Vương. Nhưng thời đại bây giờ không phải như ngày xưa mà
khó tìm kiếm thông tin để đọc, để biết về đặc điểm cũng như tính năng
của loại vũ khí tương đối cũ hoặc phổ biến nào đó như 37mm Cannon. Vậy
mà anh nhà báo tác giả bài viết vẫn hồn nhiên viết bài, gửi đăng và
người biên tập, đặc biệt là đồng chí tổng biên tập vốn dĩ có thói quen
săm soi từng chữ cũng hồn nhiên cho đăng. Bài hot mà!
Kết quả là câu chuyện chém gió này gây trò cười cho không ít người và
một lần nữa nó làm nhiều người cảm thấy buồn, thậm chí tổn thương bởi sự
trung thực đã biến mất (chí ít là) trong người cầm bút (này). Bởi vô
hình trung, một cách hết sức tự nhiên, một lần nữa, khái niệm bồi bút
lại được nhắc đến, nó cho thấy người cầm bút không những cẩu thả, thiếu
lòng tự trọng mà còn thiếu cả những kiến thức rất cơ bản trước khi xây
dựng một câu chuyện (dù là chuyện để tô son, trét phấn).
Đương nhiên, trong cái buồn cũng có cái vui, bởi lẽ, qua đó, độc giả một
lần nữa xác tín về những gì họ hoài nghi, nhìn thấy ở giới cầm bút nhà
nước, họ không còn phải phân vân hay lưỡng lự trong chuyện có nên chọn
thông tin báo chí nhà nước để làm tiêu điểm truyền thống troing cuộc
sống hằng ngày hay không? Và nhiều người chắc chắn đã có câu trả lời dứt
khoát, tránh tình trạng nấn ná, lưỡng lự. Đó cũng là cái hay.
Câu chuyện thứ hai, cũng là chuyện nâng bi cho nhân vật, nhưng có khác
câu chuyện thứ nhất. Ở câu chuyện thứ hai, nói về một viên công an ở
thành phố Đà Nẵng trong đêm sau lễ hội bắn pháo bông, anh đã cúi xuống
nhặt rác bỏ vào bao tải giúp người phu quét đường. Và bài báo này xem
đây là hành vi đẹp, hết lời ca ngợi viên công an này.
Mới đọc qua cũng thấy rằng xã hội Việt Nam lộn xộn cỡ nào và cách định
nghĩa cũng như hiểu về chức năng công việc của một nhà báo như tác giả
bài báo này bị cụt cỡ nào. Bởi chức năng cơ bản của một công an không
phải là đi nhặt rác. Đương nhiên việc này cũng không thừa nếu như anh ta
thực hiện chức năng của mình đầy đủ và nếu thấy thừa thời gian, anh có
thể giúp người khác, đó là chuyện rất bình thường, giống như hàng triệu
con người khác đang giúp đỡ nhau trong xã hội, chẳng có gì đáng bàn.
Nhưng ở đây, có hai vấn đề, thử hỏi, công an Việt nam có bao giờ làm
đúng và đủ chức năng bảo vệ an ninh cho nhân dân? Nếu không muốn nói là
họ từng đánh chết người, từng cưỡng chế nhân dân và từng “thấy là hốt
liền” những người biểu tình chống Trung Quốc xâm chiếm lãnh hải Việt
Nam.
Hơn nữa, nếu là chuyện bình thường thì có gì đáng nói? Sao lại phải ca
ngợi như thế? Phải chăng bài báo này muốn lột trần sự xấu tệ của ngành
công an và xem hành vì của viên công an trên là một sự bất thường, là
tiêu biểu hay gì gì đó?
Khả năng thứ hai là lột trần cái xấu có vẻ như không xãy ra. Nhưng khả
năng viết bài để ca ngợi “công an nhân dân” là chắn chắn có. Trong khi
đó, một nhà báo, khi ca ngợi một vấn đề gì đó, trước nhất phải coi lại
bản chất cũng như sứ mệnh và chức năng của đối tượng. Khi mà ngay trong
chức năng, sứ mệnh của bản thân chưa bao giờ trọn vẹn lại đi diễn trò để
được ca ngợi là chuyện quá tệ, không đáng bàn, thậm chí đáng khinh.
Ngược lại, nếu như đối tượng đã làm xong chức năng, sứ mệnh của bản thân
và muốn chia sẻ thời gian rảnh rỗi của bản thân bằng cách giúp một ai
đó thì cũng là chuyện bình thường. Trừ khi xã hội đó không bình thường,
cách định nghĩa xã hội của người chứng kiến sự việc cũng không bình
thường thì cái nhìn của người ta trở nên bất thường và bất kì việc cỏn
con nào cũng xé cho to.
Và hơn hết, khi xã hội quá hiếm chuyện tốt, hiếm nghĩa cử hay hành vi
tốt, một chuyện cỏn con cũng mang ra ca ngợi, nhào nặn nó thành một hành
vi tiêu biểu hoặc một hiện tượng có tầm vóc thì rõ ràng là xã hội đó
bất ổn. Và kẻ ca ngợi, thần thánh hóa nó quá thiển cận, nếu không muốn
nói là đánh mất lòng tự trọng cũng như khả năng nhận định giá trị con
người thông qua chức năng và sứ mệnh của công việc ở một người cầm bút.
Điều này chỉ chứng minh rằng báo chí nhà nước vốn quen ca ngợi của Việt
Nam hiện tại đã trở nên trơ trẽn và không còn khả năng căn bản nhất của
báo chí là ghi chép thực tại, nhìn nhận và đánh giá thực tại bằng một
cách nào đó khách quan nhất.
Ngày Báo Chí Quốc Tế, tự dưng thấy báo chí Việt Nam vừa có chút gì đó
khôi hài, lại vừa có điều gì đó thật khó nói, chí ít là cũng khó nói về
giá trị, phẩm cách của người cầm bút nhà nước trong hiện tại. Thật đáng
buồn và khôi hài!
VietTuSaiGon
(Blog RFA)