Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Vũ Khí Không Sát thương: VŨ KHÍ NĂNG LƯỢNG ĐIỀU KHIỂN CỦA HOA KỲ - Lê Chánh Thiêm
Nhằm chủ trương giảm thiểu thương vong, các chuyên viên Mỹ đang nghiên-cứu một công-nghệ mới, “dùng năng lượng” để vô hiệu hóa đối tượng. Công-nghệ nầy có thể xử dụng từ xa, trên cao, trong phạm vi rộng lớn và dĩ nhiên không sát thương. Các chuyên viên trong nhóm nghiên-cứu của Peter Anthony Schlesinger được Ngũ Giác Đài tài trợ cho công-trình nầy. Họ dự trù sẽ “hóa đá” mục tiêu.
Trong thử nghiệm, họ chiếu vào đàn gà một chùm laser. Các bắp thịt chân, cánh của đàn gà bị điện tích laser làm tê liệt, cơ thể đột ngột bị hóa đá trong khi cơ thể vẫn bình thường, bên trong cơ thể không bị tổn hại. Tuy nhiên, các nhà quân-sự Mỹ không dừng lại ở nhu cầu không sát thương mà đây chỉ là bước đầu cho các ứng dụng vào hoạt động quân sự bằng công nghệ nầy vì nó được gọi là vũ-khí. Cựu Bộ-trưởng Quốc-phòng Mỹ Dolores Etter, người ủng-hộ dự án nầy cho biết:
-“Khi bạn có thể làm mọi thứ với tốc-độ của ánh-sáng mọi loại khả-năng mới đều nằm ở đó”.
Trong chiến tranh hiện tại, tỷ như cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq, nếu áp dụng vũ khí kiểu nầy sẽ vô cùng có lợi cho Mỹ. Những nơi quân Mỹ phải đối phó với đám đông không có vũ khí (cuộc biểu tình chẳng hạn) hay có địch quân trà trộn trong đám đông để điều khiển, sách động, chỉ huy đám biểu tình, nếu được xử dụng từ trên trực thăng, quân Mỹ đồng đội dưới đất chỉ còn việc đến “lượm” từng khẩu súng một, “tóm” từng tên chủ mưu một mà camera đã ghi hình trước đó. Ngoài ra, vũ khí nầy còn có thể làm cháy thiết bị hỏa tiễn, bom mìn cài ven đường, làm các xe bọn tôi phạm, khủng bố đang đào tẩu phải liệt máy, đợi người đến bắt.
Các chuyên gia thuộc Không quân Mỹ đang nghiên cứu một loại vũ-khí mang tên “Airborne Laser”, họ gắn một thiết-bị Laser trên phi-cơ để bắn hạ, phá hủy hỏa tiễn địch quân.
Boeing YAL-1, tên của hệ thống vũ khí Airborne Laser Testbed – Trạm laser trên không thử nghiệm, trước đó có tên là Airborne Laser, là một hệ thống vũ khí của Hoa Kỳ, gồm một hệ thống laser Iodine Oxy hóa học công suất megawatt [megawatt-class chemical oxygen iodine laser (COIL)] đặt trên một chiếc Boeing 747-400F. Nó được thiết kế chủ yếu làm hệ thống phòng thủ hỏa tiễn, nhằm tiêu diệt các hỏa tiễn đạn đạo chiến thuật (TBMs), trong khi hỏa tiễn vẫn đang ở trong pha đẩy. Máy bay được bộ quốc phòng Hoa Kỳ định danh là YAL-1A vào năm 2004. Đặc điểm tổng quát của Boeing YAL-1: Phi hành đoàn: 6 người; Chiều dài: 231 ft 10 in (70,6 m); Sải cánh: 211 ft 5 in (64,4 m); Chiều cao: 63 ft 8 in (19,4 m); Trọng lượng cất cánh tối đa: 875.000 lb (396.890 kg); Động cơ: có 4 động cơ General Electric CF6-80C2B5F kiểu turbofan, 62,100 lbf (276 kN) mỗi chiếc. Hiệu suất CỦA Boeing YAL-1: Vận tốc cực đại: Mach 0.92 (630 mph, 1.015 km/h) trên độ cao 35.000 ft; Vận tốc hành trình: Mach 0.84 (575 mph, 925 km/h) trên độ cao 35.000 ft. Trang bị vũ khí: 1 hệ thống laser Iodine Oxy hóa học công suất megawatt [megawatt-class chemical oxygen iodine laser (COIL). Hệ thống điện tử: hệ thống phát hiện hồng ngoại ABL; laser chiếu xạ vào mục tiêu.
Trong một nghiên-cứu khác tiến-hành tại Phòng Thí-nghiệm Nghiên-cứu Không-lực ở tiểu-bang New Mexico, các chuyên gia Mỹ đã chế tạo loại vũ-khí có tên “Hệ thống từ chối hoạt động” (Active Denial Systems, ADS). Công-nghệ nầy dùng năng-lượng vi sóng làm nóng các phân-tử nước dưới làn da của đối tượng, buộc phải bỏ chạy khỏi nơi bị tia sóng chiếu vào.
Vào ngày 20-8-2010, Sở Cảnh sát Los Angeles (Los Angeles Sheriff's Department) sử dụng công nghệ ADS để đối phó với các tù nhân trong Trung tâm giam giữ tù nhân ở Los Angeles, nêu rõ ý định sử dụng nó trong "đánh giá hoạt động" (operational evaluation) cho các tình huống như phá vỡ các cuộc đấu tranh của tù nhân. Kể từ năm 2014, ADS được gắn trên máy bay và xe hơi, ADS được tài trợ bởi Chương trình vũ khí phi đạo đức DoD (DoD Non-Lethal Weapons Program) với Phòng thí nghiệm nghiên cứu không quân (Air Force Research Laboratory) với tư cách là cơ quan chủ trì (the lead agency). Được biết copng6 nghệ nầy đã bị Tàu cộng ăn cắp và họ cũng đã chế tạo thành công tuy rằng chưa ai biết nó hoạt động ra sao.
Theo ông Rich Garcia, phát ngôn viên của Phòng thí nghiệm nói trên cho biết:
-“Kẻ thù có cảm giác như da bị thiêu đốt, song khi thoát khỏi tia vi sóng hoặc tắt nguồn sóng mọi thứ trở lại bình thường, không còn dư vị đau đớn”.
Theo dự trù, không những được dùng trên phi-cơ mà trên các xe Humvee cũng sẽ được trang bị trong những nhu-cầu cho từng khu-vực của cuộc chiến.
Dù không gây tử vong hay tàn phế cho đối tượng nhưng các loại vũ-khí không sát thương vẫn bị chống đối, gây tranh cãi từ những nhà bảo vệ nhân quyền, các tổ-chức từ thiện, các nhóm chống đối chiến tranh cũng như một số đại diện dân cử mị dân, các nhà lãnh đạo tôn-giáo bất chính. Họ lấy chiêu bài “bảo vệ con người” để che đậy âm mưu bên trong, nhất là các nhóm phản chiến. Tuy vậy, các quan chức Mỹ tin rằng các loại vũ-khí nầy không vi-phạm luật hay quy-ước quốc-tế, không có tiềm năng gây nguy-hại cho sức khỏe con người. Đại-úy Daniel McSweeney, phát-ngôn-viên của Phòng Thí-nghiệm Vũ-khí Không Sát thương Hoa-Kỳ cho biết:
-“Quý vị có thể yên tâm rằng khi Active Denial Systems được xử dụng, chúng tôi sẽ có quy-định rõ-ràng về mục-đích xử dụng, không dùng nó làm vũ-khí tra-tấn. Hành-động đó đi ngược lại ý định và tham-số thiết-kế”.
Thật ra, các thử nghiệm công-nghệ Active Denial Systems trên người bắt đầu khi các chuyên gia Mỹ quả quyết rằng không gây tác hại vĩnh-viễn. Một cuộc thí-nghiệm lớn trên cơ thể của hơn 2.000 tình nguyện viên người Mỹ đủ mọi lứa tuổi, từ dân chính đến các nhân-viên cơ-quan chính-phủ, quân-đội, mỗi người được Active Denial Systems chiếu 3 lần, kết quả không ai bị tác-hại gì. Đi lui lại một chút, vào năm 1990, tại căn-cứ Brooks City-Base của Không-quân Mỹ, các chuyên gia Mỹ đã nghiên-cứu các tác-dụng phụ (side effect) của vũ-khí do năng lượng điều khiển. Họ xem lại các nghiên-cứu về năng-lượng tần-số thu-thanh (radio) trong liên-lạc quân-sự, trong radar hay các công-nghệ viễn-thông khác, tất cả đều cho thấy không có trở ngại.
Tuy vậy, người ta - luôn cả những nhóm chống đối - vẫn còn nghi-ngờ, họ cho rằng chính phủ Mỹ giấu diếm. Ông Dominique Loye thuộc Hội Hồng Thập Tự quốc tế thì yêu cầu:
-“Cần tiết lộ thông tin nhiều hơn về nghiên-cứu năng-lượng điều khiển cũng như cần mở các cuộc điều tra độc lập về tác dụng phụ của nó”.
Ông còn cho biết thêm:
-“Năng lượng điều khiển có thể gây ra thương-tích mới mà chúng ta không biết và không có khả năng điều trị. Chúng tôi hiểu một số công-ty đang đầu tư tiền của, song thông điệp của chúng tôi là điều quan trọng, nên tiến hành điều tra càng sớm càng tốt, đừng đầu tư hàng chục triệu Đô-la rồi 10 năm sau hóa ra vũ khí đó bất hợp pháp”.
Còn ông Steve Wright, thuộc tổ chức Omega có trụ sở tại Manchester, Anh quốc, làm việc trong “Cơ quan Kiểm soát Các loại Vũ khí Không giết người” bày tỏ:
-“Thật sự lo ngại về nguy-cơ lạm dụng các loại vũ-khí không sát thương ngày một tinh vi hơn”.
Các nhà chế tạo vũ-khí thì viện dẫn vũ khí điều khiển năng lượng không gây chết người, dùng nó có thể cứu mạng người trong các vụ bắt cóc hay đe dọa nổ bom, có thể điều khiển làm nổ bom mìn gài theo đường từ khoảng cách xa, dùng nó có lợi hơn là có hại. Ngoài ra, họ còn nói độ chính xác của đầu kim Laser, loại bỏ mọi thương vong mà hỏa tiễn thường có thể gây ra. Ông Peter Bitar, Chủ-tịch Xtreme Alternative Defense Systems, là công ty sáng chế súng điều khiển năng lượng cho Thủy-quân Lục-chiến Mỹ phát biểu:
-“Chúng ta có thể làm nổ trước đa số chất nổ tự tạo hiện đang sử dụng”.
Súng của hãng Xtreme Alternative Defense Systems hoạt động bằng cách tạo nên một điện tích qua một chùm ion hóa hoặc plasma (huyết tương). Chiến binh điều chỉnh để bắn vào khối chất nổ, vào thiết bị điện tử trên xe hay làm tê liệt cơ thể đối tượng mà nội tạng không bị ảnh hưởng gì.
Lê Chánh Thiêm.
(Trích trong tiểu luận "Vũ Khí không sát thương". Xem bài nầy, click vào đây:
http://www.nuiansongtra.com/index.php?c=article&p=1387.
Hình 1: Một chiếc YAL-1A Airborne Laser đang thi hành một phi vụ đặc biệt.
Hình 2: Một chiếc quân xa có trang bị Hệ thống Từ chối Hoạt động (Active Denial System).
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Vũ Khí Không Sát thương: VŨ KHÍ NĂNG LƯỢNG ĐIỀU KHIỂN CỦA HOA KỲ - Lê Chánh Thiêm
Nhằm chủ trương giảm thiểu thương vong, các chuyên viên Mỹ đang nghiên-cứu một công-nghệ mới, “dùng năng lượng” để vô hiệu hóa đối tượng. Công-nghệ nầy có thể xử dụng từ xa, trên cao, trong phạm vi rộng lớn và dĩ nhiên không sát thương. Các chuyên viên trong nhóm nghiên-cứu của Peter Anthony Schlesinger được Ngũ Giác Đài tài trợ cho công-trình nầy. Họ dự trù sẽ “hóa đá” mục tiêu.
Trong thử nghiệm, họ chiếu vào đàn gà một chùm laser. Các bắp thịt chân, cánh của đàn gà bị điện tích laser làm tê liệt, cơ thể đột ngột bị hóa đá trong khi cơ thể vẫn bình thường, bên trong cơ thể không bị tổn hại. Tuy nhiên, các nhà quân-sự Mỹ không dừng lại ở nhu cầu không sát thương mà đây chỉ là bước đầu cho các ứng dụng vào hoạt động quân sự bằng công nghệ nầy vì nó được gọi là vũ-khí. Cựu Bộ-trưởng Quốc-phòng Mỹ Dolores Etter, người ủng-hộ dự án nầy cho biết:
-“Khi bạn có thể làm mọi thứ với tốc-độ của ánh-sáng mọi loại khả-năng mới đều nằm ở đó”.
Trong chiến tranh hiện tại, tỷ như cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq, nếu áp dụng vũ khí kiểu nầy sẽ vô cùng có lợi cho Mỹ. Những nơi quân Mỹ phải đối phó với đám đông không có vũ khí (cuộc biểu tình chẳng hạn) hay có địch quân trà trộn trong đám đông để điều khiển, sách động, chỉ huy đám biểu tình, nếu được xử dụng từ trên trực thăng, quân Mỹ đồng đội dưới đất chỉ còn việc đến “lượm” từng khẩu súng một, “tóm” từng tên chủ mưu một mà camera đã ghi hình trước đó. Ngoài ra, vũ khí nầy còn có thể làm cháy thiết bị hỏa tiễn, bom mìn cài ven đường, làm các xe bọn tôi phạm, khủng bố đang đào tẩu phải liệt máy, đợi người đến bắt.
Các chuyên gia thuộc Không quân Mỹ đang nghiên cứu một loại vũ-khí mang tên “Airborne Laser”, họ gắn một thiết-bị Laser trên phi-cơ để bắn hạ, phá hủy hỏa tiễn địch quân.
Boeing YAL-1, tên của hệ thống vũ khí Airborne Laser Testbed – Trạm laser trên không thử nghiệm, trước đó có tên là Airborne Laser, là một hệ thống vũ khí của Hoa Kỳ, gồm một hệ thống laser Iodine Oxy hóa học công suất megawatt [megawatt-class chemical oxygen iodine laser (COIL)] đặt trên một chiếc Boeing 747-400F. Nó được thiết kế chủ yếu làm hệ thống phòng thủ hỏa tiễn, nhằm tiêu diệt các hỏa tiễn đạn đạo chiến thuật (TBMs), trong khi hỏa tiễn vẫn đang ở trong pha đẩy. Máy bay được bộ quốc phòng Hoa Kỳ định danh là YAL-1A vào năm 2004. Đặc điểm tổng quát của Boeing YAL-1: Phi hành đoàn: 6 người; Chiều dài: 231 ft 10 in (70,6 m); Sải cánh: 211 ft 5 in (64,4 m); Chiều cao: 63 ft 8 in (19,4 m); Trọng lượng cất cánh tối đa: 875.000 lb (396.890 kg); Động cơ: có 4 động cơ General Electric CF6-80C2B5F kiểu turbofan, 62,100 lbf (276 kN) mỗi chiếc. Hiệu suất CỦA Boeing YAL-1: Vận tốc cực đại: Mach 0.92 (630 mph, 1.015 km/h) trên độ cao 35.000 ft; Vận tốc hành trình: Mach 0.84 (575 mph, 925 km/h) trên độ cao 35.000 ft. Trang bị vũ khí: 1 hệ thống laser Iodine Oxy hóa học công suất megawatt [megawatt-class chemical oxygen iodine laser (COIL). Hệ thống điện tử: hệ thống phát hiện hồng ngoại ABL; laser chiếu xạ vào mục tiêu.
Trong một nghiên-cứu khác tiến-hành tại Phòng Thí-nghiệm Nghiên-cứu Không-lực ở tiểu-bang New Mexico, các chuyên gia Mỹ đã chế tạo loại vũ-khí có tên “Hệ thống từ chối hoạt động” (Active Denial Systems, ADS). Công-nghệ nầy dùng năng-lượng vi sóng làm nóng các phân-tử nước dưới làn da của đối tượng, buộc phải bỏ chạy khỏi nơi bị tia sóng chiếu vào.
Vào ngày 20-8-2010, Sở Cảnh sát Los Angeles (Los Angeles Sheriff's Department) sử dụng công nghệ ADS để đối phó với các tù nhân trong Trung tâm giam giữ tù nhân ở Los Angeles, nêu rõ ý định sử dụng nó trong "đánh giá hoạt động" (operational evaluation) cho các tình huống như phá vỡ các cuộc đấu tranh của tù nhân. Kể từ năm 2014, ADS được gắn trên máy bay và xe hơi, ADS được tài trợ bởi Chương trình vũ khí phi đạo đức DoD (DoD Non-Lethal Weapons Program) với Phòng thí nghiệm nghiên cứu không quân (Air Force Research Laboratory) với tư cách là cơ quan chủ trì (the lead agency). Được biết copng6 nghệ nầy đã bị Tàu cộng ăn cắp và họ cũng đã chế tạo thành công tuy rằng chưa ai biết nó hoạt động ra sao.
Theo ông Rich Garcia, phát ngôn viên của Phòng thí nghiệm nói trên cho biết:
-“Kẻ thù có cảm giác như da bị thiêu đốt, song khi thoát khỏi tia vi sóng hoặc tắt nguồn sóng mọi thứ trở lại bình thường, không còn dư vị đau đớn”.
Theo dự trù, không những được dùng trên phi-cơ mà trên các xe Humvee cũng sẽ được trang bị trong những nhu-cầu cho từng khu-vực của cuộc chiến.
Dù không gây tử vong hay tàn phế cho đối tượng nhưng các loại vũ-khí không sát thương vẫn bị chống đối, gây tranh cãi từ những nhà bảo vệ nhân quyền, các tổ-chức từ thiện, các nhóm chống đối chiến tranh cũng như một số đại diện dân cử mị dân, các nhà lãnh đạo tôn-giáo bất chính. Họ lấy chiêu bài “bảo vệ con người” để che đậy âm mưu bên trong, nhất là các nhóm phản chiến. Tuy vậy, các quan chức Mỹ tin rằng các loại vũ-khí nầy không vi-phạm luật hay quy-ước quốc-tế, không có tiềm năng gây nguy-hại cho sức khỏe con người. Đại-úy Daniel McSweeney, phát-ngôn-viên của Phòng Thí-nghiệm Vũ-khí Không Sát thương Hoa-Kỳ cho biết:
-“Quý vị có thể yên tâm rằng khi Active Denial Systems được xử dụng, chúng tôi sẽ có quy-định rõ-ràng về mục-đích xử dụng, không dùng nó làm vũ-khí tra-tấn. Hành-động đó đi ngược lại ý định và tham-số thiết-kế”.
Thật ra, các thử nghiệm công-nghệ Active Denial Systems trên người bắt đầu khi các chuyên gia Mỹ quả quyết rằng không gây tác hại vĩnh-viễn. Một cuộc thí-nghiệm lớn trên cơ thể của hơn 2.000 tình nguyện viên người Mỹ đủ mọi lứa tuổi, từ dân chính đến các nhân-viên cơ-quan chính-phủ, quân-đội, mỗi người được Active Denial Systems chiếu 3 lần, kết quả không ai bị tác-hại gì. Đi lui lại một chút, vào năm 1990, tại căn-cứ Brooks City-Base của Không-quân Mỹ, các chuyên gia Mỹ đã nghiên-cứu các tác-dụng phụ (side effect) của vũ-khí do năng lượng điều khiển. Họ xem lại các nghiên-cứu về năng-lượng tần-số thu-thanh (radio) trong liên-lạc quân-sự, trong radar hay các công-nghệ viễn-thông khác, tất cả đều cho thấy không có trở ngại.
Tuy vậy, người ta - luôn cả những nhóm chống đối - vẫn còn nghi-ngờ, họ cho rằng chính phủ Mỹ giấu diếm. Ông Dominique Loye thuộc Hội Hồng Thập Tự quốc tế thì yêu cầu:
-“Cần tiết lộ thông tin nhiều hơn về nghiên-cứu năng-lượng điều khiển cũng như cần mở các cuộc điều tra độc lập về tác dụng phụ của nó”.
Ông còn cho biết thêm:
-“Năng lượng điều khiển có thể gây ra thương-tích mới mà chúng ta không biết và không có khả năng điều trị. Chúng tôi hiểu một số công-ty đang đầu tư tiền của, song thông điệp của chúng tôi là điều quan trọng, nên tiến hành điều tra càng sớm càng tốt, đừng đầu tư hàng chục triệu Đô-la rồi 10 năm sau hóa ra vũ khí đó bất hợp pháp”.
Còn ông Steve Wright, thuộc tổ chức Omega có trụ sở tại Manchester, Anh quốc, làm việc trong “Cơ quan Kiểm soát Các loại Vũ khí Không giết người” bày tỏ:
-“Thật sự lo ngại về nguy-cơ lạm dụng các loại vũ-khí không sát thương ngày một tinh vi hơn”.
Các nhà chế tạo vũ-khí thì viện dẫn vũ khí điều khiển năng lượng không gây chết người, dùng nó có thể cứu mạng người trong các vụ bắt cóc hay đe dọa nổ bom, có thể điều khiển làm nổ bom mìn gài theo đường từ khoảng cách xa, dùng nó có lợi hơn là có hại. Ngoài ra, họ còn nói độ chính xác của đầu kim Laser, loại bỏ mọi thương vong mà hỏa tiễn thường có thể gây ra. Ông Peter Bitar, Chủ-tịch Xtreme Alternative Defense Systems, là công ty sáng chế súng điều khiển năng lượng cho Thủy-quân Lục-chiến Mỹ phát biểu:
-“Chúng ta có thể làm nổ trước đa số chất nổ tự tạo hiện đang sử dụng”.
Súng của hãng Xtreme Alternative Defense Systems hoạt động bằng cách tạo nên một điện tích qua một chùm ion hóa hoặc plasma (huyết tương). Chiến binh điều chỉnh để bắn vào khối chất nổ, vào thiết bị điện tử trên xe hay làm tê liệt cơ thể đối tượng mà nội tạng không bị ảnh hưởng gì.
Lê Chánh Thiêm.
(Trích trong tiểu luận "Vũ Khí không sát thương". Xem bài nầy, click vào đây:
http://www.nuiansongtra.com/index.php?c=article&p=1387.
Hình 1: Một chiếc YAL-1A Airborne Laser đang thi hành một phi vụ đặc biệt.
Hình 2: Một chiếc quân xa có trang bị Hệ thống Từ chối Hoạt động (Active Denial System).