Kinh Khổ
Vũ Thư Hiên - Hiểu rõ thêm “Vụ án xét lại chống Đảng”.
Sau khi đọc xong thư của ông ngày 3-2-1995 gửi các quan chức cấp cao của Đảng và Nhà nước, tôi bàng hoàng xúc động. Tôi trân trọng đặt thư ông lên bàn thờ ông Vũ Đình Huỳnh, thắp nến, châm hương, gửi nó tới oan hồn chồng tôi
Vũ Thư Hiên: Để các bạn hiểu thêm về vụ án ngụy tạo
“nhóm xét lại chống đảng", tôi dưa lên đây thư của mẹ tôi gửi ông Nguyễn
Trung Thành, vụ trưởng vụ bảo vệ đảng trong Ban tổ chức Trung ương, một
trong hai người được giao trách nhiệm tổ chức việc bắt bớ và giam cầm
những người bị vu là ở trong cái nhóm không hề có này. Người kia là ông
Lê Hồng Hà, nguyên chánh văn phòng Bộ Nội vụ.
![]() |
Ông Bà Vũ Đình Huỳnh-Phạm Thị Tề năm 1985. |
Hà Nội ngày 19 tháng 5 năm 1995
Thưa ông Nguyễn Trung Thành
Tôi là Phạm Thị Tề, vợ góa ông Vũ Đình Huỳnh, một trong những nạn nhân oan khuất của cái gọi là “Vụ án xét lại chống Đảng”.
Sau khi đọc xong thư của ông ngày 3-2-1995 gửi các quan chức cấp cao của
Đảng và Nhà nước, tôi bàng hoàng xúc động. Tôi trân trọng đặt thư ông
lên bàn thờ ông Vũ Đình Huỳnh, thắp nến, châm hương, gửi nó tới oan hồn
chồng tôi, cầu cho ông được nhẹ nhõm phần nào nơi chín suối.
Trong những ngày cuối cùng ông quằn quại, vật vã, ông chờ đợi một điều
gì đó nhưng điều đó đã không đến. Khi vĩnh viễn ra đi, mắt ông không
nhắm lại được, các con tôi đã vuốt mắt cho cha. Sang thế giới bên kia,
ông Huỳnh đã đem theo niềm uất hận cuộc đời. Tôi, các con tôi, các cháu
tôi cũng thừa hưởng niềm uất hận vì oan trái ấy, thay vì một tài sản
thừa kế.
Xuất thân từ một gia đình đạo gốc, năm 16 tuổi ông đã giác ngộ cách
mạng, trở thành một trong những đảng viên cộng sản đầu tiên. Từ đó, ông
đã hiến cả cuộc đời mình cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và tự
do cho mỗi người Việt Nam. Ông đã tin vào chủ nghĩa Mác-Lênin còn hơn
ngày nào ông đã từng tin Chúa và chung thủy với giáo lý ấy đến cuối đời.
Thế rồi cả công lao, cả tên tuổi đã bị đồng chí của mình - Lê Đức Thọ - xóa sạch.
Gia đình tôi đã tự đứng ra tổ chức lễ tang cho ông trong sự tiễn đưa của
họ hàng, bạn hữu cùng các cơ quan đoàn thể. Một lễ tang ấm áp tình
người và lạnh lẽo tình đồng chí. Không một đại diện nào của Đảng đến
viếng người quá cố, dù nghĩa tử là nghĩa tận. Cùng theo nguyện vọng của
họ hàng, tôi đã mời một người cháu là linh mục đến cầu nguyện cho ông.
Chưa yên tâm, tôi lại mời các nhà sư đến tụng kinh niệm Phật. Những yêu
cầu của tôi đã được đáp ứng mau lẹ, để cho linh hồn ông được siêu thoát.
Những tôn giáo khác đã tỏ ra giàu tình người hơn.
Lá đơn tôi viết ngày 20-2-1994 là một trong hàng núi đơn từ khiếu oan
của những người trực tiếp và gián tiếp dính vào “vụ xét lại chống Đảng”.
Sự bất đồng về quan điểm - trước số phận của đất nước - với nghị quyết
IX (1963) chỉ là lý do trực tiếp dẫn tới việc bắt bớ, tù đầy, đàn áp
khốc liệt các cán bộ ở trong và ngoài Đảng. Nguyên nhân sâu xa của vụ
này ở đâu? Tôi tin rằng có âm mưu cá nhân của ông Lê Đức Thọ đằng sau
cuộc thanh trừng lớn lao này.
Chồng tôi và ông Lê Đức Thọ là đồng hương, quen biết và cùng hoạt động
từ ngày cách mạng còn trong trứng nước, rồi cùng tù Sơn La, cùng tham
gia Cách mạng Tháng Tám và chín năm kháng chiến ở Việt Bắc. Phải nói
giữa họ vừa có tình bạn, tình đồng hương, tình đồng chí. Ông Huỳnh biết
quá nhiều về ông Thọ và điều này thực sự là một tai họa với ông.
Cho đến giờ phút này tôi vẫn không sao cắt nghĩa được tại sao những
người đồng chí lại có thể tàn ác ám hại nhau một cách khốc liệt đến thế?
Ông Huỳnh bị bắt đêm 18-10-1967, bị còng tay bằng khóa số 8, khi còng
sắt không vừa, công an đã dùng dây thừng trói giật cánh khuỷu ông, một
ông già đã về hưu. Hình ảnh đó cho đến chết tôi cũng không thể quên, vì
nó tàn bạo và man rợ gấp bội phần so với thời thực dân. May mà các con
tôi không có nhà (các cháu đang ở nơi sơ tán), bởi nếu chúng chứng kiến
cảnh tàn bạo đó, trái tim non nớt của chúng sẽ chứa đầy hận thù và niềm
tin sẽ không còn đất nẩy mầm. Mãi sau này, tôi được biết đó là đòn phủ
đầu theo lệnh ông Lê Đức Thọ. Ông Huỳnh cũng như một số người khác đã
nếm đủ mùi tra tấn, kìm kẹp dưới thời thực dân, muốn khuất phục họ cần
phải có những biện pháp tàn bạo hơn? Thế mới biết, hòn đá ném từ tay
người bạn, người đồng chí bao giờ cũng bất ngờ và đau hơn.
Sau 6 tháng bị nhốt trong xà lim Hỏa Lò (Maison centrale) ông bị đưa lên
Bất Bạt (Sơn Tây), rồi Tân Lập (Vĩnh Phú), Phong Quang (Lào Cai)...
Những năm đầu, ông bị giam riêng trong một căn nhà có hàng rào kẽm gai
bao quanh, chơ vơ giữa một quả đồi. Đến bữa, có người lặng lẽ treo cặp
lồng cơm vào cửa, người này không được phép giao tiếp. Cách giam giữ này
có thể làm người tù phát điên. Nếu mỗi bình minh không thỉnh thoảng
nghe tiếng chim hót trong rừng, nếu mỗi đêm dài không đôi khi nghe chó
sủa xa xa thì mỗi người tù đều có cảm giác như mình đang sống trong nhà
mồ. Còn ông Thọ thì chỉ coi đó là “cuộc đấu tranh nội bộ”, rằng “những
người đồng chí không bỏ tù nhau đâu”, rằng “thuyết phục không được thì
phải dùng biện pháp hành chính”. Ông không có khái niệm gì về pháp luật
hay khi đang ở vị thế “thái thượng hoàng”, ủy viên Bộ chính trị, Trưởng
ban Tổ chức Trung ương ông cho rằng ông có quyền lực vô biên, muốn làm
gì thì làm?
Với những “tội danh” không một viện kiểm sát, một tòa án nào được biết
“chống Đảng có tổ chức, theo chủ nghĩa xét lại, làm tình báo cho nước
ngoài (Liên Xô)…” ông Thọ đã đầy đoạ nhiều công dân vô tội, trong đó
không ít cán bộ trung, cao cấp từng có công lớn với cách mạng. Tiếp theo
đó là cuộc hành hạ theo kiểu “tru di tam tộc” đối với những người trong
gia đình họ.
Trong không khí khủng bố căng thắng ấy, một số bạn bè và người thân xa
lánh. Không thể trách ai vì đó là bản năng tự vệ của mỗi người dân trong
một xã hội thiếu dân chủ, pháp luật chỉ có trên giấy và vì thế đầy dẫy
những bất trắc. Sau “Cải cách Ruộng đất”, “Cải tạo Công Thương Nghiệp”,
“Nhân văn Giai phẩm”, “xét lại chống Đảng” và biết bao vụ khác nữa,
quyền tự do của mỗi người dân bị bóp nghẹt, sự sợ hãi bao trùm toàn xã
hội, khiến mỗi người dân muốn sống yên ổn không có cách nào hơn là phải
đánh mất chính bản thân mình. Song cũng chính trong những năm tháng gian
truân đó, chúng tôi đã tồn tại được không chỉ bằng nghị lực bản thân mà
còn vì chúng tôi vẫn đón nhận những lời chào hỏi ân cần, kính trọng,
những ánh mắt đầy thiện cảm, những sự giúp đỡ chân tình cả về vật chất
lẫn tinh thần từ nhiều người, thậm chí chưa hề quen biết.
Sau lá đơn của mình, tôi cũng nhận được nhiều hồi âm, thăm hỏi của những
người dân bình thường từ khắp mọi miền đất nước biểu lộ sự thông cảm
sâu sắc và ủng hộ đòi hỏi chính đáng của tôi.
Tâm hồn dân tộc Việt Nam chưa bao giờ đui chột, nó vẫn tồn tại, xuyên
suốt thời gian và không gian để cho tư tưởng của người anh hùng dân tộc
Nguyễn Trãi “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, đem trí nhân thay cường bạo”
trở thành bất diệt.
Tôi tin ông - Nguyễn Trung Thành - đã ý thức được tinh thần đó của
Nguyễn Trãi. Ông đã noi gương Lê Thánh Tông, vị vua hiền mà lịch sử dân
tộc chưa bao giờ ngừng ca ngợi.
Thực ra, trước đây tôi chỉ biết ông là một trong những người đã trực
tiếp tham gia giải quyết vụ này từ đầu, tôi oán ông cũng gần như oán Lê
Đức Thọ. Sau này, tôi hiểu rằng ông chỉ là một cán bộ thừa hành dưới
quyền Lê Đức Thọ. Ngày ấy nếu ông có đầy đủ tài liệu trong tay và nêu ý
kiến của mình như nội dung lá thư vừa rồi thì chắc chắn ông đã bị ngồi
tù.
Nhưng sau lá thư vừa rồi, ông đã lấy lại được sự kính trọng nơi tôi và
rất nhiều người khác nữa. Ông đã vượt qua chính bản thân để làm một điều
hiếm hoi trong lịch sử Đảng trong mấy chục năm qua. Phải có nhiều tình
người lắm, phải có nhiều dũng khí lắm mới làm được một điều như vậy khi
Đảng và Nhà nước vẫn coi sự phớt lờ đơn từ khiếu oan là quốc sách.
Và vì thế, vụ này đã bị bưng bít suốt mấy chục năm qua. Đó là điều tôi không sao hiểu nổi.
Giờ đây Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã sụp đổ. Đảng đã
chấp nhận đổi mới để Việt Nam đi lên, hòa nhập vào cộng đồng thế giới
với mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Tôi nghĩ
không còn lý do gì để trì hoãn việc xem xét lại toàn bộ vụ này một cách
công khai. Cần phải phê phán sự độc tài của Lê Đức Thọ, người đã lợi
“quyền lãnh đạo của Đảng” để chà đạp lên luật pháp, gây nhiều tội lỗi,
làm bại hoại thanh danh của Đảng. Và qua đó, tìm ra cơ cấu ngăn chặn
những sự lũng đoạn có thể có trong tương lai, xây dựng một nhà nước pháp
quyền dân chủ. Theo tôi cần có “Bộ luật về sự lãnh đạo của Đảng cộng
sản Việt Nam” chứ không thể là sự lãnh đạo chung chung bằng các chỉ thị
và nghị quyết.
Một sự lãnh đạo chung chung làm cho các cơ quan lập pháp, tư pháp, hành
pháp thực tế chỉ là công cụ của Đảng mà thôi. Điều này đã được chứng
minh bằng sự lộng quyền để chà đạp luật pháp của ông Lê Đức Thọ và một
số quan chức cấp cao của Đảng.
Gần 30 năm đã trôi qua. Ông Vũ Đình Huỳnh nhà cách mạng lão thành đã góp
cả đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc, đặc biệt trong Cách mạng
Tháng Tám, trong việc làm kinh tế cho Đảng và giúp Chủ tịch Hồ Chí Minh
thành lập Chính phủ lâm thời, chính phủ đại diện cho đoàn kết và hòa hợp
dân tộc, một chính phủ thể hiện đầy đủ ý nguyện dân tộc Việt Nam qua
hàng ngàn năm lịch sử. Nhưng nhà cách mạng lão thành đó đã bị xử trí tàn
bạo, phi pháp và đã chết trong oan ức.
Quá nửa các con tôi đã về hưu, đứa út đã gần 40 tuổi. Chưa kể con trai
cả của tôi - nhà báo, nhà văn Vũ Thư Hiên không phải là đảng viên, cũng
bị bắt và tù 9 năm không án. Số còn lại đã mất hết tuổi thanh xuân và
năng lực cống hiến vì phải sống trong o ép ngược đãi. Chúng là nhân
chứng của những gì cha chúng đã nếm trải dưới đáy vực cuộc đời. Chúng
mang trong lòng nỗi đau khôn nguôi.
Còn tôi một người vợ, một người mẹ, tôi là người mất nhiều hơn cả, từ
cái đếm được đến cái không đếm được. Giờ đây, tôi không còn gì để mất.
Nhìn rộng hơn chút nữa, suốt mấy chục năm qua biết bao cảnh ngang trái
oan ức, biết bao cuộc đời đui chột, cằn cỗi chỉ vì luật pháp mới chỉ có
trên giấy. Trong một cơ chế không hợp lý, nó không đủ sức mạnh để bảo vệ
cuộc sống yên ổn cho mỗi người dân.
Nhiều nạn nhân trong đó có chồng và con tôi bị bắt, bị tù đầy hàng chục
năm với những thủ đoạn tàn bạo: vu cáo, dựng tội, ép cung... mà chưa
được đưa ra bất kỳ một tòa án nào, kể cả “tòa án” của Đảng. Như vậy theo
tư cách công dân họ vẫn vô can. Muốn xác định trắng đen cần phải đưa ra
tòa xét xử công khai. Chỉ có kết luận của tòa án mới thực sự hợp hiến,
hợp pháp. Mọi cách giải quyết nội bộ kiểu ông Lê Đức Thọ là sai với pháp
luật. Giờ đây, những người lãnh đạo Đảng và Nhà nước không chỉ thừa kế
công lao mà còn phải thừa kế cả lỗi lầm của các nhà lãnh đạo tiền nhiệm,
đó là lẽ công bằng của lịch sử.
Trong lá thư của ông đề cập đến con số 32 cán bộ đảng viên đã bị xử trí.
Theo tôi con số này lớn hơn nhiều, đặc biệt còn có nhiều người ngoài
Đảng, họ cũng phải được minh oan, được bồi thường những thiệt thòi về
vật chất, được công khai trả lại danh dự đã bị bôi nhọ suốt mấy chục năm
qua. Bây giờ đã là quá muộn để làm một việc như vậy.
Lá thư của ông là tia nắng rọi vào bóng đêm dày đặc còn bao phủ lên vụ
này đã gần ba thập kỷ. Đó là tiếng nói của lương tri, của lẽ phải. Tôi
đồng ý với ông rằng, khi giải quyết công khai những sai lầm trong vụ
này, Đảng sẽ đáng được tin cậy hơn trước mắt nhân dân Việt Nam và dư
luận quốc tế. Vì đây sẽ là một trong những bằng chứng về sự thực tâm xây
dựng một nhà nước pháp quyền, một nền dân chủ đích thực.
Tôi tin rằng sau sự lên tiếng của ông, sẽ có nhiều tiếng nói khác nữa,
đồng ý với ông, từ phía những người đã biết, đã từng tham gia xử lý vụ
này, nếu họ là những người có lương tri.
Dân tộc ta rất tôn trọng lòng nhân ái. Tôi rất muốn tin các nhà lãnh đạo
Đảng và Nhà nước ta là những người giàu lòng nhân ái. Khi lòng nhân ái
ngự trị trong tim người ta không bao giờ quay lưng ngoảnh mặt trước bất
kỳ cảnh oan trái nào.
Hơn nữa, đây là trách nhiệm không thể thoái thác.
Ông Nguyễn Trung Thành kính mến,
Tôi hoan nghênh ý kiến của ông!
Tôi tin rằng ý kiến đó sẽ được ủng hộ từ bất kỳ một người dân Việt Nam nào yêu tự do và công lý, dù trong hay ngoài Đảng.
Và tôi tin rằng trong việc này, ông sẽ được Trời Phật phù hộ.
Viết mãi không hết lời. Cuối thư xin gửi tới ông lời chào trân trọng và lời chúc sức khỏe.
Kính thư,
Phạm Thị Tề
TB: Tôi gửi kèm theo lá thư của ông Vũ Đình Huỳnh gửi Tổng bí
thư Đảng Nguyễn Văn Linh. Đây là sự lên tiếng cuối cùng của ông Vũ Đình
Huỳnh trước khi chết.
Tham khảo thêm về vụ án ngụy tạo "nhóm xét lại chống đảng": Thư của vụ trưởng Vụ bảo vệ đảng Nguyễn Trung Thành.
(FB Vũ Thư Hiên)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
Vũ Thư Hiên - Hiểu rõ thêm “Vụ án xét lại chống Đảng”.
Sau khi đọc xong thư của ông ngày 3-2-1995 gửi các quan chức cấp cao của Đảng và Nhà nước, tôi bàng hoàng xúc động. Tôi trân trọng đặt thư ông lên bàn thờ ông Vũ Đình Huỳnh, thắp nến, châm hương, gửi nó tới oan hồn chồng tôi
Vũ Thư Hiên: Để các bạn hiểu thêm về vụ án ngụy tạo
“nhóm xét lại chống đảng", tôi dưa lên đây thư của mẹ tôi gửi ông Nguyễn
Trung Thành, vụ trưởng vụ bảo vệ đảng trong Ban tổ chức Trung ương, một
trong hai người được giao trách nhiệm tổ chức việc bắt bớ và giam cầm
những người bị vu là ở trong cái nhóm không hề có này. Người kia là ông
Lê Hồng Hà, nguyên chánh văn phòng Bộ Nội vụ.
![]() |
Ông Bà Vũ Đình Huỳnh-Phạm Thị Tề năm 1985. |
Hà Nội ngày 19 tháng 5 năm 1995
Thưa ông Nguyễn Trung Thành
Tôi là Phạm Thị Tề, vợ góa ông Vũ Đình Huỳnh, một trong những nạn nhân oan khuất của cái gọi là “Vụ án xét lại chống Đảng”.
Sau khi đọc xong thư của ông ngày 3-2-1995 gửi các quan chức cấp cao của
Đảng và Nhà nước, tôi bàng hoàng xúc động. Tôi trân trọng đặt thư ông
lên bàn thờ ông Vũ Đình Huỳnh, thắp nến, châm hương, gửi nó tới oan hồn
chồng tôi, cầu cho ông được nhẹ nhõm phần nào nơi chín suối.
Trong những ngày cuối cùng ông quằn quại, vật vã, ông chờ đợi một điều
gì đó nhưng điều đó đã không đến. Khi vĩnh viễn ra đi, mắt ông không
nhắm lại được, các con tôi đã vuốt mắt cho cha. Sang thế giới bên kia,
ông Huỳnh đã đem theo niềm uất hận cuộc đời. Tôi, các con tôi, các cháu
tôi cũng thừa hưởng niềm uất hận vì oan trái ấy, thay vì một tài sản
thừa kế.
Xuất thân từ một gia đình đạo gốc, năm 16 tuổi ông đã giác ngộ cách
mạng, trở thành một trong những đảng viên cộng sản đầu tiên. Từ đó, ông
đã hiến cả cuộc đời mình cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và tự
do cho mỗi người Việt Nam. Ông đã tin vào chủ nghĩa Mác-Lênin còn hơn
ngày nào ông đã từng tin Chúa và chung thủy với giáo lý ấy đến cuối đời.
Thế rồi cả công lao, cả tên tuổi đã bị đồng chí của mình - Lê Đức Thọ - xóa sạch.
Gia đình tôi đã tự đứng ra tổ chức lễ tang cho ông trong sự tiễn đưa của
họ hàng, bạn hữu cùng các cơ quan đoàn thể. Một lễ tang ấm áp tình
người và lạnh lẽo tình đồng chí. Không một đại diện nào của Đảng đến
viếng người quá cố, dù nghĩa tử là nghĩa tận. Cùng theo nguyện vọng của
họ hàng, tôi đã mời một người cháu là linh mục đến cầu nguyện cho ông.
Chưa yên tâm, tôi lại mời các nhà sư đến tụng kinh niệm Phật. Những yêu
cầu của tôi đã được đáp ứng mau lẹ, để cho linh hồn ông được siêu thoát.
Những tôn giáo khác đã tỏ ra giàu tình người hơn.
Lá đơn tôi viết ngày 20-2-1994 là một trong hàng núi đơn từ khiếu oan
của những người trực tiếp và gián tiếp dính vào “vụ xét lại chống Đảng”.
Sự bất đồng về quan điểm - trước số phận của đất nước - với nghị quyết
IX (1963) chỉ là lý do trực tiếp dẫn tới việc bắt bớ, tù đầy, đàn áp
khốc liệt các cán bộ ở trong và ngoài Đảng. Nguyên nhân sâu xa của vụ
này ở đâu? Tôi tin rằng có âm mưu cá nhân của ông Lê Đức Thọ đằng sau
cuộc thanh trừng lớn lao này.
Chồng tôi và ông Lê Đức Thọ là đồng hương, quen biết và cùng hoạt động
từ ngày cách mạng còn trong trứng nước, rồi cùng tù Sơn La, cùng tham
gia Cách mạng Tháng Tám và chín năm kháng chiến ở Việt Bắc. Phải nói
giữa họ vừa có tình bạn, tình đồng hương, tình đồng chí. Ông Huỳnh biết
quá nhiều về ông Thọ và điều này thực sự là một tai họa với ông.
Cho đến giờ phút này tôi vẫn không sao cắt nghĩa được tại sao những
người đồng chí lại có thể tàn ác ám hại nhau một cách khốc liệt đến thế?
Ông Huỳnh bị bắt đêm 18-10-1967, bị còng tay bằng khóa số 8, khi còng
sắt không vừa, công an đã dùng dây thừng trói giật cánh khuỷu ông, một
ông già đã về hưu. Hình ảnh đó cho đến chết tôi cũng không thể quên, vì
nó tàn bạo và man rợ gấp bội phần so với thời thực dân. May mà các con
tôi không có nhà (các cháu đang ở nơi sơ tán), bởi nếu chúng chứng kiến
cảnh tàn bạo đó, trái tim non nớt của chúng sẽ chứa đầy hận thù và niềm
tin sẽ không còn đất nẩy mầm. Mãi sau này, tôi được biết đó là đòn phủ
đầu theo lệnh ông Lê Đức Thọ. Ông Huỳnh cũng như một số người khác đã
nếm đủ mùi tra tấn, kìm kẹp dưới thời thực dân, muốn khuất phục họ cần
phải có những biện pháp tàn bạo hơn? Thế mới biết, hòn đá ném từ tay
người bạn, người đồng chí bao giờ cũng bất ngờ và đau hơn.
Sau 6 tháng bị nhốt trong xà lim Hỏa Lò (Maison centrale) ông bị đưa lên
Bất Bạt (Sơn Tây), rồi Tân Lập (Vĩnh Phú), Phong Quang (Lào Cai)...
Những năm đầu, ông bị giam riêng trong một căn nhà có hàng rào kẽm gai
bao quanh, chơ vơ giữa một quả đồi. Đến bữa, có người lặng lẽ treo cặp
lồng cơm vào cửa, người này không được phép giao tiếp. Cách giam giữ này
có thể làm người tù phát điên. Nếu mỗi bình minh không thỉnh thoảng
nghe tiếng chim hót trong rừng, nếu mỗi đêm dài không đôi khi nghe chó
sủa xa xa thì mỗi người tù đều có cảm giác như mình đang sống trong nhà
mồ. Còn ông Thọ thì chỉ coi đó là “cuộc đấu tranh nội bộ”, rằng “những
người đồng chí không bỏ tù nhau đâu”, rằng “thuyết phục không được thì
phải dùng biện pháp hành chính”. Ông không có khái niệm gì về pháp luật
hay khi đang ở vị thế “thái thượng hoàng”, ủy viên Bộ chính trị, Trưởng
ban Tổ chức Trung ương ông cho rằng ông có quyền lực vô biên, muốn làm
gì thì làm?
Với những “tội danh” không một viện kiểm sát, một tòa án nào được biết
“chống Đảng có tổ chức, theo chủ nghĩa xét lại, làm tình báo cho nước
ngoài (Liên Xô)…” ông Thọ đã đầy đoạ nhiều công dân vô tội, trong đó
không ít cán bộ trung, cao cấp từng có công lớn với cách mạng. Tiếp theo
đó là cuộc hành hạ theo kiểu “tru di tam tộc” đối với những người trong
gia đình họ.
Trong không khí khủng bố căng thắng ấy, một số bạn bè và người thân xa
lánh. Không thể trách ai vì đó là bản năng tự vệ của mỗi người dân trong
một xã hội thiếu dân chủ, pháp luật chỉ có trên giấy và vì thế đầy dẫy
những bất trắc. Sau “Cải cách Ruộng đất”, “Cải tạo Công Thương Nghiệp”,
“Nhân văn Giai phẩm”, “xét lại chống Đảng” và biết bao vụ khác nữa,
quyền tự do của mỗi người dân bị bóp nghẹt, sự sợ hãi bao trùm toàn xã
hội, khiến mỗi người dân muốn sống yên ổn không có cách nào hơn là phải
đánh mất chính bản thân mình. Song cũng chính trong những năm tháng gian
truân đó, chúng tôi đã tồn tại được không chỉ bằng nghị lực bản thân mà
còn vì chúng tôi vẫn đón nhận những lời chào hỏi ân cần, kính trọng,
những ánh mắt đầy thiện cảm, những sự giúp đỡ chân tình cả về vật chất
lẫn tinh thần từ nhiều người, thậm chí chưa hề quen biết.
Sau lá đơn của mình, tôi cũng nhận được nhiều hồi âm, thăm hỏi của những
người dân bình thường từ khắp mọi miền đất nước biểu lộ sự thông cảm
sâu sắc và ủng hộ đòi hỏi chính đáng của tôi.
Tâm hồn dân tộc Việt Nam chưa bao giờ đui chột, nó vẫn tồn tại, xuyên
suốt thời gian và không gian để cho tư tưởng của người anh hùng dân tộc
Nguyễn Trãi “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, đem trí nhân thay cường bạo”
trở thành bất diệt.
Tôi tin ông - Nguyễn Trung Thành - đã ý thức được tinh thần đó của
Nguyễn Trãi. Ông đã noi gương Lê Thánh Tông, vị vua hiền mà lịch sử dân
tộc chưa bao giờ ngừng ca ngợi.
Thực ra, trước đây tôi chỉ biết ông là một trong những người đã trực
tiếp tham gia giải quyết vụ này từ đầu, tôi oán ông cũng gần như oán Lê
Đức Thọ. Sau này, tôi hiểu rằng ông chỉ là một cán bộ thừa hành dưới
quyền Lê Đức Thọ. Ngày ấy nếu ông có đầy đủ tài liệu trong tay và nêu ý
kiến của mình như nội dung lá thư vừa rồi thì chắc chắn ông đã bị ngồi
tù.
Nhưng sau lá thư vừa rồi, ông đã lấy lại được sự kính trọng nơi tôi và
rất nhiều người khác nữa. Ông đã vượt qua chính bản thân để làm một điều
hiếm hoi trong lịch sử Đảng trong mấy chục năm qua. Phải có nhiều tình
người lắm, phải có nhiều dũng khí lắm mới làm được một điều như vậy khi
Đảng và Nhà nước vẫn coi sự phớt lờ đơn từ khiếu oan là quốc sách.
Và vì thế, vụ này đã bị bưng bít suốt mấy chục năm qua. Đó là điều tôi không sao hiểu nổi.
Giờ đây Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã sụp đổ. Đảng đã
chấp nhận đổi mới để Việt Nam đi lên, hòa nhập vào cộng đồng thế giới
với mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Tôi nghĩ
không còn lý do gì để trì hoãn việc xem xét lại toàn bộ vụ này một cách
công khai. Cần phải phê phán sự độc tài của Lê Đức Thọ, người đã lợi
“quyền lãnh đạo của Đảng” để chà đạp lên luật pháp, gây nhiều tội lỗi,
làm bại hoại thanh danh của Đảng. Và qua đó, tìm ra cơ cấu ngăn chặn
những sự lũng đoạn có thể có trong tương lai, xây dựng một nhà nước pháp
quyền dân chủ. Theo tôi cần có “Bộ luật về sự lãnh đạo của Đảng cộng
sản Việt Nam” chứ không thể là sự lãnh đạo chung chung bằng các chỉ thị
và nghị quyết.
Một sự lãnh đạo chung chung làm cho các cơ quan lập pháp, tư pháp, hành
pháp thực tế chỉ là công cụ của Đảng mà thôi. Điều này đã được chứng
minh bằng sự lộng quyền để chà đạp luật pháp của ông Lê Đức Thọ và một
số quan chức cấp cao của Đảng.
Gần 30 năm đã trôi qua. Ông Vũ Đình Huỳnh nhà cách mạng lão thành đã góp
cả đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc, đặc biệt trong Cách mạng
Tháng Tám, trong việc làm kinh tế cho Đảng và giúp Chủ tịch Hồ Chí Minh
thành lập Chính phủ lâm thời, chính phủ đại diện cho đoàn kết và hòa hợp
dân tộc, một chính phủ thể hiện đầy đủ ý nguyện dân tộc Việt Nam qua
hàng ngàn năm lịch sử. Nhưng nhà cách mạng lão thành đó đã bị xử trí tàn
bạo, phi pháp và đã chết trong oan ức.
Quá nửa các con tôi đã về hưu, đứa út đã gần 40 tuổi. Chưa kể con trai
cả của tôi - nhà báo, nhà văn Vũ Thư Hiên không phải là đảng viên, cũng
bị bắt và tù 9 năm không án. Số còn lại đã mất hết tuổi thanh xuân và
năng lực cống hiến vì phải sống trong o ép ngược đãi. Chúng là nhân
chứng của những gì cha chúng đã nếm trải dưới đáy vực cuộc đời. Chúng
mang trong lòng nỗi đau khôn nguôi.
Còn tôi một người vợ, một người mẹ, tôi là người mất nhiều hơn cả, từ
cái đếm được đến cái không đếm được. Giờ đây, tôi không còn gì để mất.
Nhìn rộng hơn chút nữa, suốt mấy chục năm qua biết bao cảnh ngang trái
oan ức, biết bao cuộc đời đui chột, cằn cỗi chỉ vì luật pháp mới chỉ có
trên giấy. Trong một cơ chế không hợp lý, nó không đủ sức mạnh để bảo vệ
cuộc sống yên ổn cho mỗi người dân.
Nhiều nạn nhân trong đó có chồng và con tôi bị bắt, bị tù đầy hàng chục
năm với những thủ đoạn tàn bạo: vu cáo, dựng tội, ép cung... mà chưa
được đưa ra bất kỳ một tòa án nào, kể cả “tòa án” của Đảng. Như vậy theo
tư cách công dân họ vẫn vô can. Muốn xác định trắng đen cần phải đưa ra
tòa xét xử công khai. Chỉ có kết luận của tòa án mới thực sự hợp hiến,
hợp pháp. Mọi cách giải quyết nội bộ kiểu ông Lê Đức Thọ là sai với pháp
luật. Giờ đây, những người lãnh đạo Đảng và Nhà nước không chỉ thừa kế
công lao mà còn phải thừa kế cả lỗi lầm của các nhà lãnh đạo tiền nhiệm,
đó là lẽ công bằng của lịch sử.
Trong lá thư của ông đề cập đến con số 32 cán bộ đảng viên đã bị xử trí.
Theo tôi con số này lớn hơn nhiều, đặc biệt còn có nhiều người ngoài
Đảng, họ cũng phải được minh oan, được bồi thường những thiệt thòi về
vật chất, được công khai trả lại danh dự đã bị bôi nhọ suốt mấy chục năm
qua. Bây giờ đã là quá muộn để làm một việc như vậy.
Lá thư của ông là tia nắng rọi vào bóng đêm dày đặc còn bao phủ lên vụ
này đã gần ba thập kỷ. Đó là tiếng nói của lương tri, của lẽ phải. Tôi
đồng ý với ông rằng, khi giải quyết công khai những sai lầm trong vụ
này, Đảng sẽ đáng được tin cậy hơn trước mắt nhân dân Việt Nam và dư
luận quốc tế. Vì đây sẽ là một trong những bằng chứng về sự thực tâm xây
dựng một nhà nước pháp quyền, một nền dân chủ đích thực.
Tôi tin rằng sau sự lên tiếng của ông, sẽ có nhiều tiếng nói khác nữa,
đồng ý với ông, từ phía những người đã biết, đã từng tham gia xử lý vụ
này, nếu họ là những người có lương tri.
Dân tộc ta rất tôn trọng lòng nhân ái. Tôi rất muốn tin các nhà lãnh đạo
Đảng và Nhà nước ta là những người giàu lòng nhân ái. Khi lòng nhân ái
ngự trị trong tim người ta không bao giờ quay lưng ngoảnh mặt trước bất
kỳ cảnh oan trái nào.
Hơn nữa, đây là trách nhiệm không thể thoái thác.
Ông Nguyễn Trung Thành kính mến,
Tôi hoan nghênh ý kiến của ông!
Tôi tin rằng ý kiến đó sẽ được ủng hộ từ bất kỳ một người dân Việt Nam nào yêu tự do và công lý, dù trong hay ngoài Đảng.
Và tôi tin rằng trong việc này, ông sẽ được Trời Phật phù hộ.
Viết mãi không hết lời. Cuối thư xin gửi tới ông lời chào trân trọng và lời chúc sức khỏe.
Kính thư,
Phạm Thị Tề
TB: Tôi gửi kèm theo lá thư của ông Vũ Đình Huỳnh gửi Tổng bí
thư Đảng Nguyễn Văn Linh. Đây là sự lên tiếng cuối cùng của ông Vũ Đình
Huỳnh trước khi chết.
Tham khảo thêm về vụ án ngụy tạo "nhóm xét lại chống đảng": Thư của vụ trưởng Vụ bảo vệ đảng Nguyễn Trung Thành.
(FB Vũ Thư Hiên)