Đoạn Đường Chiến Binh
"XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI” CÓ LÀ CHÍNH SÁCH: "CƯỚP NƠI KHỐ RÁCH ĐỂ ĐÃI KẺ QUẦN HỒNG" ? .
Cuộc sống bây giờ có nhiều vấn đề lắm. Người cầm bút đôi khi đắn đo suy nghĩ rất lâu trước những sự kiện diễn ra, đặc biệt là ở cơ sở, muốn viết lắm, nhưng lại rất khó viết. Không giống như một thời làm báo trước đây, chỉ viết bài ca ngợi thôi. Cái dở thì giấu nhẹm, còn cái hay (hoặc tô lên cho nó hay, đúng với "chỉ đạo" thì tha hồ viết, viết đến nỗi, ngay cả cái địa phương, đơn vị được đưa lên báo, người ta cũng cảm thấy khó chịu).
Nhiều khi, người làm báo chạy theo những thị hiếu tầm thường, viết những cái "vô thưởng vô phạt" để "tự bảo vệ mình" và bảo đảm chỉ tiêu bài vở do Toà soan "khoán" cho hàng tháng. Chao ôi, vắt chất xám ky cóp tích luỹ nhiều năm để rồi không thể nói những vấn đề cốt lõi cuộc sống mà chỉ "chạy" ngoài rìa, đôi khi cũng cảm thấy buồn đấy. Nhưng lại chưa thể làm khác !
Tôi làm báo đã 40 năm, nay nghỉ hưu. Anh Phó Tổng biên tập Báo Đảng tỉnh cũng đã hưu rồi. Chúng tôi thân nhau, đã từng
Đầu năm 2012, trên báo Đảng của tỉnh tôi, cả Bí thư huyện uỷ lẫn chủ tịch UBND huyện đều có bài đăng trên báo khoe rằng huyện nhà đang phấn đấu thành "thị xã". Cuối năm 2012, cũng trên báo Đảng tỉnh, Bí thư huyện uỷ lại cho đăng trả lời phỏng vấn "huyện nhà phấn đấu xây dựng nông thôn mới !". Như thế có nghĩa là, với một huyện đồng bằng, chỉ có 13 xã thị trấn trên 9 vạn dân vừa phấn đấu trở thành "thị xã" vừa phấn đấu "xây dựng nông thôn mới" theo 19 tiêu chí quốc gia ?
Là một huyện nhỏ nhưng có quốc lộ chạy qua lại gần thủ đô Hà Nội nên mảnh đất thuần nông trước đây nay hấp dẫn quá nhiều nhà đầu tư phát triển công nghiệp dịch vụ. Mười năm qua, với phương châm "trải thảm đỏ" mời gọi đầu tư, hàng trăm ha đất ruộng canh tác mà ông cha ta đã xây dựng hàng nghìn năm đã biến thành "mặt bằng" các nhà máy, công ty, cơ quan và còn ...bỏ hoang, hoặc bỏ không chờ mời gọi đầu tư tiếp. Đất canh tác nông nghiệp huyên này đã và đang cho từ 10 đến 12 tấn thóc/ha/năm. Có chỗ rộng 3, 4 ha, người ta "mua" với giá chỉ 7 triệu đồng một sào Bắc Bộ (360 mét vuông) từ 13 năm nay, dựng lên đó vài cái nhà hình dáng công ty, rồi bỏ không, làm "sân chơi" cho chuột. Quá lãng phí. Trong khi đó, rất nhiều hộ nông dân không còn ruộng, vất vả "chạy ăn từng bữa toát mồ hôi !". Tuy thế, được đến bù theo thời giá do Tỉnh quy định mặc dù là giá bèo, người nông dân "mất ruộng" nhưng "được một khoản tiền" sửa nhà, xây nhà, mua sắm phương tiện giao thông, phương tiện sinh hoạt. Thậm chí lên nhà tầng.
Xã Thọ Xá chúng tôi hiện có gần 4 km quốc lộ chạy qua, nhìn bề ngoài tưởng là địa phương "công nghiệp hoá" phát triển mạnh, giầu có ghê gớm lắm. Đi sâu vào thì có nhiều điều mà bây giờ nhờ có Nghị quyết Trung ương 4 khóa 11 về "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng đảng hiện nay", chúng tôi, những nhà báo đã nghỉ hưu mới lại thấy cần phải viết ra, tức là phơi bầy sự thật ra ánh sáng mặt trời. Thọ Xá được quy hoạch vào khu công nghiệp, chỉ là cái để người ta dễ bề "chuyển nhượng đất canh tác" của nông dân thành nền nhà máy, công ty và cả những "công ty ma".
Năm 1993, thực hiện "khoán 10" xã viên chỉ được giao bình quân từ 1,3 đến 1,5 sào Bắc Bộ là "miếng thịt giữa ruộng" còn khá nhiều đất canh tác bị "để ngoài sổ sách", rồi người ta ngấm ngầm chia cho nhau toàn loại cán bộ "cánh hẩu" sản xuất, trốn thuế, trốn nghĩa vụ hàng chục năm mà không ai phát hiện, nay giao đất cho doanh nghiệp lòi ra lại được tính vào "công điền" giao cho "xã" quản lý và "xã" muốn cho ai bán cho ai bao nhiêu thì tuỳ, tiền thu được không biết có được cho vào ngân sách địa phương không mà cứ hễ đụng đến tiền để chi tiêu công ích hoặc hoạt động đoàn thể thì ông chủ tịch xã lại nhăn mặt "Ngân sách xã hết rồi các đồng chí, các vị thông cảm !"
Mười mấy năm qua, do được "quản lý sử dụng đất công" nên UB xã muốn bán, muốn cho ai thì tuỷ, dân không hề được biết vì có công khai bao giờ mà biết, mà cho dù có biết thì người dân "thấp cổ bé miệng" chẳng làm gì được. Một "phong trào" đòi lại ruộng đất ông cha tổ nghiệp" dấy lên rất mạnh. Bao nhiêu thùng vũng, ao chuôm trước đây đã "công hữu hóa" vào HTX cả làng thì nay vỡ ra hàng mảng, về tay tư nhân các họ hết cả thậm chí có ít khai xít ra nhiều, và ai được cũng tranh thủ làm nhà ngay, sợ "xã" thay đổi ý kiến". Thế là họ thực hiện "cả làng lấp ao, toàn dân lấn chiếm" mạnh ai nấy làm, người ở gần đồng, gần khu đất công thì tha hồ "mở rông đất thổ cư" ở không hết thì cắt bán, bán để lên nhà tầng.
Chỉ trong vòng 10 năm, nghĩa là kể từ khi có "công nghiệp về làng", xã Thọ Xá đã chia nhau, chuyển nhượng, bán, cho...trên một nghìn suất đất, đối tượng được mua là cán bộ từ cấp thôn trở lên, trong khi đó người thiếu đất ở thì chỉ đứng nhìn.
Không một kỳ họp HĐND xã nào mà trong báo cáo của UBND xã không có cụm từ:"công tác quản lý đất đai tại xã nhà còn nhiều vấn đề nổi cộm. Cần phải tăng cường quản lý đất đai theo Luật đất đai do Nhà nước ban hành". Báo cáo như vậy, nhưng ai cần và cần như thế nào trong thực tế thì không bao giờ được đáp ứng. Do vậy, ở cơ sở xã, nắm ruộng đất trong tay, những người lãnh đạo, nhất là cán bộ chủ chốt, chỉ nói "tăng cường quản lý" đất đai cho vui và cho vừa lỗ tai cấp trên chứ thực chất công tác quản lý đất đai chẳng theo luật nào cả, rất tuỳ tiện, không minh bạch và có xu hướng "cuốc giật vào lòng".
thậm chí cần đất giãn dân cũng không bao giờ được mua theo tiêu chuẩn dãn dân. Thế đấy, một xã, có rất nhiều cán bộ giầu lên từ đất, và mọi hình thức tham nhũng nổi bật nhất vẫn là tham nhũng đất đai. Họ còn dùng đất để làm quà, để hối lộ, để chạy học, chạy việc cho bản thân và con cái họ. Thực chất mới có chưa đến 30% số hộ được cấp "Sổ đỏ" về đất ở, còn lại ai muốn có sổ đỏ phải chi cho "cán bộ địa chính" một khoản tiền không nhỏ, mới có. Nhờ có khoản "bán sổ đỏ" cán bộ địa chính làm giầu ngon ơ.
Trên một cái nền mà chúng tôi điểm qua tình hình như vậy liệu có thể "xây dựng nông thôn mới theo 19 tiêu chí quốc gia được không ?" ấy là chưa nói đến việc ông bí thư huyện uỷ còn lớn tiếng phấn đấu xây dựng huyện thành thị xã nay mai. Chao ôi, những cai bánh vẽ lâu nay đã làm mất uy tín của Đảng, nay lại càng làm uy tín của đảng lung lay nhiều hơn !
Bàn ra tán vào (0)
"XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI” CÓ LÀ CHÍNH SÁCH: "CƯỚP NƠI KHỐ RÁCH ĐỂ ĐÃI KẺ QUẦN HỒNG" ? .
Cuộc sống bây giờ có nhiều vấn đề lắm. Người cầm bút đôi khi đắn đo suy nghĩ rất lâu trước những sự kiện diễn ra, đặc biệt là ở cơ sở, muốn viết lắm, nhưng lại rất khó viết. Không giống như một thời làm báo trước đây, chỉ viết bài ca ngợi thôi. Cái dở thì giấu nhẹm, còn cái hay (hoặc tô lên cho nó hay, đúng với "chỉ đạo" thì tha hồ viết, viết đến nỗi, ngay cả cái địa phương, đơn vị được đưa lên báo, người ta cũng cảm thấy khó chịu).
Nhiều khi, người làm báo chạy theo những thị hiếu tầm thường, viết những cái "vô thưởng vô phạt" để "tự bảo vệ mình" và bảo đảm chỉ tiêu bài vở do Toà soan "khoán" cho hàng tháng. Chao ôi, vắt chất xám ky cóp tích luỹ nhiều năm để rồi không thể nói những vấn đề cốt lõi cuộc sống mà chỉ "chạy" ngoài rìa, đôi khi cũng cảm thấy buồn đấy. Nhưng lại chưa thể làm khác !
Tôi làm báo đã 40 năm, nay nghỉ hưu. Anh Phó Tổng biên tập Báo Đảng tỉnh cũng đã hưu rồi. Chúng tôi thân nhau, đã từng
Đầu năm 2012, trên báo Đảng của tỉnh tôi, cả Bí thư huyện uỷ lẫn chủ tịch UBND huyện đều có bài đăng trên báo khoe rằng huyện nhà đang phấn đấu thành "thị xã". Cuối năm 2012, cũng trên báo Đảng tỉnh, Bí thư huyện uỷ lại cho đăng trả lời phỏng vấn "huyện nhà phấn đấu xây dựng nông thôn mới !". Như thế có nghĩa là, với một huyện đồng bằng, chỉ có 13 xã thị trấn trên 9 vạn dân vừa phấn đấu trở thành "thị xã" vừa phấn đấu "xây dựng nông thôn mới" theo 19 tiêu chí quốc gia ?
Là một huyện nhỏ nhưng có quốc lộ chạy qua lại gần thủ đô Hà Nội nên mảnh đất thuần nông trước đây nay hấp dẫn quá nhiều nhà đầu tư phát triển công nghiệp dịch vụ. Mười năm qua, với phương châm "trải thảm đỏ" mời gọi đầu tư, hàng trăm ha đất ruộng canh tác mà ông cha ta đã xây dựng hàng nghìn năm đã biến thành "mặt bằng" các nhà máy, công ty, cơ quan và còn ...bỏ hoang, hoặc bỏ không chờ mời gọi đầu tư tiếp. Đất canh tác nông nghiệp huyên này đã và đang cho từ 10 đến 12 tấn thóc/ha/năm. Có chỗ rộng 3, 4 ha, người ta "mua" với giá chỉ 7 triệu đồng một sào Bắc Bộ (360 mét vuông) từ 13 năm nay, dựng lên đó vài cái nhà hình dáng công ty, rồi bỏ không, làm "sân chơi" cho chuột. Quá lãng phí. Trong khi đó, rất nhiều hộ nông dân không còn ruộng, vất vả "chạy ăn từng bữa toát mồ hôi !". Tuy thế, được đến bù theo thời giá do Tỉnh quy định mặc dù là giá bèo, người nông dân "mất ruộng" nhưng "được một khoản tiền" sửa nhà, xây nhà, mua sắm phương tiện giao thông, phương tiện sinh hoạt. Thậm chí lên nhà tầng.
Xã Thọ Xá chúng tôi hiện có gần 4 km quốc lộ chạy qua, nhìn bề ngoài tưởng là địa phương "công nghiệp hoá" phát triển mạnh, giầu có ghê gớm lắm. Đi sâu vào thì có nhiều điều mà bây giờ nhờ có Nghị quyết Trung ương 4 khóa 11 về "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng đảng hiện nay", chúng tôi, những nhà báo đã nghỉ hưu mới lại thấy cần phải viết ra, tức là phơi bầy sự thật ra ánh sáng mặt trời. Thọ Xá được quy hoạch vào khu công nghiệp, chỉ là cái để người ta dễ bề "chuyển nhượng đất canh tác" của nông dân thành nền nhà máy, công ty và cả những "công ty ma".
Năm 1993, thực hiện "khoán 10" xã viên chỉ được giao bình quân từ 1,3 đến 1,5 sào Bắc Bộ là "miếng thịt giữa ruộng" còn khá nhiều đất canh tác bị "để ngoài sổ sách", rồi người ta ngấm ngầm chia cho nhau toàn loại cán bộ "cánh hẩu" sản xuất, trốn thuế, trốn nghĩa vụ hàng chục năm mà không ai phát hiện, nay giao đất cho doanh nghiệp lòi ra lại được tính vào "công điền" giao cho "xã" quản lý và "xã" muốn cho ai bán cho ai bao nhiêu thì tuỳ, tiền thu được không biết có được cho vào ngân sách địa phương không mà cứ hễ đụng đến tiền để chi tiêu công ích hoặc hoạt động đoàn thể thì ông chủ tịch xã lại nhăn mặt "Ngân sách xã hết rồi các đồng chí, các vị thông cảm !"
Mười mấy năm qua, do được "quản lý sử dụng đất công" nên UB xã muốn bán, muốn cho ai thì tuỷ, dân không hề được biết vì có công khai bao giờ mà biết, mà cho dù có biết thì người dân "thấp cổ bé miệng" chẳng làm gì được. Một "phong trào" đòi lại ruộng đất ông cha tổ nghiệp" dấy lên rất mạnh. Bao nhiêu thùng vũng, ao chuôm trước đây đã "công hữu hóa" vào HTX cả làng thì nay vỡ ra hàng mảng, về tay tư nhân các họ hết cả thậm chí có ít khai xít ra nhiều, và ai được cũng tranh thủ làm nhà ngay, sợ "xã" thay đổi ý kiến". Thế là họ thực hiện "cả làng lấp ao, toàn dân lấn chiếm" mạnh ai nấy làm, người ở gần đồng, gần khu đất công thì tha hồ "mở rông đất thổ cư" ở không hết thì cắt bán, bán để lên nhà tầng.
Chỉ trong vòng 10 năm, nghĩa là kể từ khi có "công nghiệp về làng", xã Thọ Xá đã chia nhau, chuyển nhượng, bán, cho...trên một nghìn suất đất, đối tượng được mua là cán bộ từ cấp thôn trở lên, trong khi đó người thiếu đất ở thì chỉ đứng nhìn.
Không một kỳ họp HĐND xã nào mà trong báo cáo của UBND xã không có cụm từ:"công tác quản lý đất đai tại xã nhà còn nhiều vấn đề nổi cộm. Cần phải tăng cường quản lý đất đai theo Luật đất đai do Nhà nước ban hành". Báo cáo như vậy, nhưng ai cần và cần như thế nào trong thực tế thì không bao giờ được đáp ứng. Do vậy, ở cơ sở xã, nắm ruộng đất trong tay, những người lãnh đạo, nhất là cán bộ chủ chốt, chỉ nói "tăng cường quản lý" đất đai cho vui và cho vừa lỗ tai cấp trên chứ thực chất công tác quản lý đất đai chẳng theo luật nào cả, rất tuỳ tiện, không minh bạch và có xu hướng "cuốc giật vào lòng".
thậm chí cần đất giãn dân cũng không bao giờ được mua theo tiêu chuẩn dãn dân. Thế đấy, một xã, có rất nhiều cán bộ giầu lên từ đất, và mọi hình thức tham nhũng nổi bật nhất vẫn là tham nhũng đất đai. Họ còn dùng đất để làm quà, để hối lộ, để chạy học, chạy việc cho bản thân và con cái họ. Thực chất mới có chưa đến 30% số hộ được cấp "Sổ đỏ" về đất ở, còn lại ai muốn có sổ đỏ phải chi cho "cán bộ địa chính" một khoản tiền không nhỏ, mới có. Nhờ có khoản "bán sổ đỏ" cán bộ địa chính làm giầu ngon ơ.
Trên một cái nền mà chúng tôi điểm qua tình hình như vậy liệu có thể "xây dựng nông thôn mới theo 19 tiêu chí quốc gia được không ?" ấy là chưa nói đến việc ông bí thư huyện uỷ còn lớn tiếng phấn đấu xây dựng huyện thành thị xã nay mai. Chao ôi, những cai bánh vẽ lâu nay đã làm mất uy tín của Đảng, nay lại càng làm uy tín của đảng lung lay nhiều hơn !