Xe cán chó
Xây ga tàu điện ngầm, phá xóa trung tâm Sài Gòn
Ở một đất nước mà chính quyền độc tài tự cho phép mình muốn làm gì thì làm, bất cần hỏi, bất cần biết ý dân, việc thay đổi hay phá hỏng di sản cảnh quan, kiến trúc của một đô thị như Sài Gòn là thứ độc tài khinh dân.
SÀI GÒN - Đứng nhìn cảnh những hàng cây cổ thụ trước nhà hát thành phố bị đốn hạ, dọn dẹp lấy đất cho việc xây nhà ga tàu điện ngầm đang làm dư luận người dân thành phố Sài Gòn đắng lòng.
Ở một đất nước mà chính quyền độc tài tự cho phép mình muốn làm gì thì làm, bất cần hỏi, bất cần biết ý dân, việc thay đổi hay phá hỏng di sản cảnh quan, kiến trúc của một đô thị như Sài Gòn là thứ độc tài khinh dân.
Phan Chánh/Người Việt
SÀI GÒN - Đứng nhìn cảnh những hàng cây cổ thụ trước nhà hát thành phố bị đốn hạ, dọn dẹp lấy đất cho việc xây nhà ga tàu điện ngầm đang làm dư luận người dân thành phố Sài Gòn đắng lòng.
Tan tành đài phun nước, trái tin khu trung tâm Sài Gòn ở giao lộ Nguyễn Huệ- Lê Lợi.(Hình: Phan Chánh/Người Việt) |
Ở một đất nước mà chính quyền độc tài tự cho phép mình muốn làm gì thì làm, bất cần hỏi, bất cần biết ý dân, việc thay đổi hay phá hỏng di sản cảnh quan, kiến trúc của một đô thị như Sài Gòn là thứ độc tài khinh dân.
Các công trình như Công viên Lam Sơn trước nhà hát thành phố, cây xanh hai bên công viên, đài phun
nước ở giao lộ Lê Lợi - Nguyễn Huệ, vòng xoay Quách Thị Trang, tượng đài Trần Nguyên Hãn... sẽ lần lượt được di dời giải tỏa.
Chúng
tôi có mặt ở khu vực trung tâm Sài Gòn tan tành này vào ngày thứ hai
của việc phá dọn mặt bằng. Nhìn những gốc dương liễu có tuổi đời năm sáu
chục năm quanh đài phun nước bị bứng. Một người đàn ông lớn tuổi, xúc
động nói. "Hồi tôi còn nhỏ, mỗi khi ra Sài gòn là chạy quanh bồn nước
này, mua bong bóng, kẹo, bánh, chụp ảnh gia đình... Hồi đó đã có mấy cây
dương liễu này rồi, bây giờ thấy nó chết tươi, mà chú có hiểu chết tươi
là chết ra sao mới biết đau lòng cỡ nào."
Trước và sau chúng tôi, những người đi đường dừng xe lấy điện thoại
ghi lại những hình ảnh cuối cùng của đài
phun nước, của hàng cây dầu cổ thụ. Điện thoại trong túi tôi cũng rung,
tôi mở ra đọc được tin nhắn của một người bạn thân có nội dung: Sài Gòn
đang bị xóa đó anh! Tôi hiểu người bạn này muốn nói gì.
Sau
biến cố 1975, ai cũng biết Sài Gòn đã mất vị thế lịch sử thủ đô của một
chính thể dân chủ - tự do VNCH, giá trị văn hóa-văn minh của một đô thị
kế thừa và thượng tôn ý thức dân tộc. Từ đó đến nay, Sài Gòn mất tên,
đường phố thay danh... Sài Gòn bị chế độ cộng sản hành hạ bằng những
thay đổi cực đoan và ấu trĩ, nhưng dù khu trung tâm Sài Gòn bị khoác
hình thức và nội dung tuyên truyền nào, thì ít ra tinh anh Sài Gòn vẫn
may mắn không bị xóa trắng như lần này.
Một bà vừa đi mua sắm ở chợ Sài Gòn ra, nói.
"Tại sao họ không xây ga điện ngầm ở khu công viên 23/9 cho dễ coi. Tui
nghe nói họ dẹp luôn tượng Trần Nguyên Hãn, rồi tới đây phá luôn chợ
Sài Gòn để làm siêu thị cao cấp. Vậy là kể như Sài Gòn chết hết rồi."
Cảnh bứng cây trước khách sạn Rex. (Hình: Phan Chánh/Người Việt) |
Dưới
chính thể VNCH, để tôn vinh những anh hùng dân tộc, Sài Gòn đã có những
tượng đài đạt tầm nghệ thuật rất cao như
những tượng đài An
Dương Vương, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ... Tượng Phan Đình Phùng ở bồn
binh Cây Gõ đã bị lấy chỗ xây cầu vượt, và tới đây sẽ tiếp tục biến mất
tượng Trần Nguyên Hãn.
Hẳn nhiên
việc di dời hay xóa bỏ một tượng đài nào đó vì tuổi thọ công trình hay
vì nhu cầu phát triển giao thông là điều không thể tránh khỏi, nhưng
người Sài Gòn cảm thấy bị xúc phạm tình yêu nước và lòng kính trọng lịch
sử dân tộc khi mà toàn bộ các công trình tượng đài mới được chế độ này
xây chỉ để tôn vinh lãnh tụ và những anh hùng của chế độ Cộng Sản.
Chúng tôi tìm cách bắt chuyện với những người
chứng kiến cảnh đốn hạ cây xanh khu trung tâm Sài Gòn. Họ đều buồn đến
ngơ ngác! Với người Sài Gòn, cả cố cựu và người nhập cư
đều cho là xâm phạm khu trung tâm trước nhà hát lớn để đào xới làm ga
tàu điện ngầm là xâm phạm trái tim Sài Gòn và trái tim họ.
Ngay
cả những người trẻ sinh sau năm 1975, vốn không mường tượng được thế
nào là một Sài Gòn hòn ngọc viễn đông và không có xu hướng tưởng vọng
về chính thể VNCH, một chính thể đã tạo ra một "Sài Gòn đẹp lắm Sài Gòn
ơi!" cũng không dấu thất vọng trước việc phá nát cảnh quan khu trung
tâm.
Một bạn trẻ đang làm trưởng phòng Marketing của
một công ty Nhật, hỏi tôi. "Hồi chế độ trước, có ông Tổng Thống hay Thủ
Tướng nào xây cho mình tượng đài không chú?" Tôi trả lời anh là không
có. Anh cười gật gù. "Cháu chẳng hiểu
chế độ đó nhiều, nhưng nếu họ không xây tượng đài cho
mình là tự trọng."
Không lâu
nữa, một bức tượng ông Hồ Chí Minh sẽ được đặt trên nền của cái đài phun
nước đã tan hoang hôm nay. Và không cần ai gợi ý mà cũng không cần nói
ra, người Sài Gòn đều biết số phận của các tượng đài lãnh tụ xứ cộng
sản, lãnh tụ ở các nước độc tài sẽ ra sao. (PC)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Xây ga tàu điện ngầm, phá xóa trung tâm Sài Gòn
Ở một đất nước mà chính quyền độc tài tự cho phép mình muốn làm gì thì làm, bất cần hỏi, bất cần biết ý dân, việc thay đổi hay phá hỏng di sản cảnh quan, kiến trúc của một đô thị như Sài Gòn là thứ độc tài khinh dân.
Phan Chánh/Người Việt
SÀI GÒN - Đứng nhìn cảnh những hàng cây cổ thụ trước nhà hát thành phố bị đốn hạ, dọn dẹp lấy đất cho việc xây nhà ga tàu điện ngầm đang làm dư luận người dân thành phố Sài Gòn đắng lòng.
Tan tành đài phun nước, trái tin khu trung tâm Sài Gòn ở giao lộ Nguyễn Huệ- Lê Lợi.(Hình: Phan Chánh/Người Việt) |
Ở một đất nước mà chính quyền độc tài tự cho phép mình muốn làm gì thì làm, bất cần hỏi, bất cần biết ý dân, việc thay đổi hay phá hỏng di sản cảnh quan, kiến trúc của một đô thị như Sài Gòn là thứ độc tài khinh dân.
Các công trình như Công viên Lam Sơn trước nhà hát thành phố, cây xanh hai bên công viên, đài phun
nước ở giao lộ Lê Lợi - Nguyễn Huệ, vòng xoay Quách Thị Trang, tượng đài Trần Nguyên Hãn... sẽ lần lượt được di dời giải tỏa.
Chúng
tôi có mặt ở khu vực trung tâm Sài Gòn tan tành này vào ngày thứ hai
của việc phá dọn mặt bằng. Nhìn những gốc dương liễu có tuổi đời năm sáu
chục năm quanh đài phun nước bị bứng. Một người đàn ông lớn tuổi, xúc
động nói. "Hồi tôi còn nhỏ, mỗi khi ra Sài gòn là chạy quanh bồn nước
này, mua bong bóng, kẹo, bánh, chụp ảnh gia đình... Hồi đó đã có mấy cây
dương liễu này rồi, bây giờ thấy nó chết tươi, mà chú có hiểu chết tươi
là chết ra sao mới biết đau lòng cỡ nào."
Trước và sau chúng tôi, những người đi đường dừng xe lấy điện thoại
ghi lại những hình ảnh cuối cùng của đài
phun nước, của hàng cây dầu cổ thụ. Điện thoại trong túi tôi cũng rung,
tôi mở ra đọc được tin nhắn của một người bạn thân có nội dung: Sài Gòn
đang bị xóa đó anh! Tôi hiểu người bạn này muốn nói gì.
Sau
biến cố 1975, ai cũng biết Sài Gòn đã mất vị thế lịch sử thủ đô của một
chính thể dân chủ - tự do VNCH, giá trị văn hóa-văn minh của một đô thị
kế thừa và thượng tôn ý thức dân tộc. Từ đó đến nay, Sài Gòn mất tên,
đường phố thay danh... Sài Gòn bị chế độ cộng sản hành hạ bằng những
thay đổi cực đoan và ấu trĩ, nhưng dù khu trung tâm Sài Gòn bị khoác
hình thức và nội dung tuyên truyền nào, thì ít ra tinh anh Sài Gòn vẫn
may mắn không bị xóa trắng như lần này.
Một bà vừa đi mua sắm ở chợ Sài Gòn ra, nói.
"Tại sao họ không xây ga điện ngầm ở khu công viên 23/9 cho dễ coi. Tui
nghe nói họ dẹp luôn tượng Trần Nguyên Hãn, rồi tới đây phá luôn chợ
Sài Gòn để làm siêu thị cao cấp. Vậy là kể như Sài Gòn chết hết rồi."
Cảnh bứng cây trước khách sạn Rex. (Hình: Phan Chánh/Người Việt) |
Dưới
chính thể VNCH, để tôn vinh những anh hùng dân tộc, Sài Gòn đã có những
tượng đài đạt tầm nghệ thuật rất cao như
những tượng đài An
Dương Vương, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ... Tượng Phan Đình Phùng ở bồn
binh Cây Gõ đã bị lấy chỗ xây cầu vượt, và tới đây sẽ tiếp tục biến mất
tượng Trần Nguyên Hãn.
Hẳn nhiên
việc di dời hay xóa bỏ một tượng đài nào đó vì tuổi thọ công trình hay
vì nhu cầu phát triển giao thông là điều không thể tránh khỏi, nhưng
người Sài Gòn cảm thấy bị xúc phạm tình yêu nước và lòng kính trọng lịch
sử dân tộc khi mà toàn bộ các công trình tượng đài mới được chế độ này
xây chỉ để tôn vinh lãnh tụ và những anh hùng của chế độ Cộng Sản.
Chúng tôi tìm cách bắt chuyện với những người
chứng kiến cảnh đốn hạ cây xanh khu trung tâm Sài Gòn. Họ đều buồn đến
ngơ ngác! Với người Sài Gòn, cả cố cựu và người nhập cư
đều cho là xâm phạm khu trung tâm trước nhà hát lớn để đào xới làm ga
tàu điện ngầm là xâm phạm trái tim Sài Gòn và trái tim họ.
Ngay
cả những người trẻ sinh sau năm 1975, vốn không mường tượng được thế
nào là một Sài Gòn hòn ngọc viễn đông và không có xu hướng tưởng vọng
về chính thể VNCH, một chính thể đã tạo ra một "Sài Gòn đẹp lắm Sài Gòn
ơi!" cũng không dấu thất vọng trước việc phá nát cảnh quan khu trung
tâm.
Một bạn trẻ đang làm trưởng phòng Marketing của
một công ty Nhật, hỏi tôi. "Hồi chế độ trước, có ông Tổng Thống hay Thủ
Tướng nào xây cho mình tượng đài không chú?" Tôi trả lời anh là không
có. Anh cười gật gù. "Cháu chẳng hiểu
chế độ đó nhiều, nhưng nếu họ không xây tượng đài cho
mình là tự trọng."
Không lâu
nữa, một bức tượng ông Hồ Chí Minh sẽ được đặt trên nền của cái đài phun
nước đã tan hoang hôm nay. Và không cần ai gợi ý mà cũng không cần nói
ra, người Sài Gòn đều biết số phận của các tượng đài lãnh tụ xứ cộng
sản, lãnh tụ ở các nước độc tài sẽ ra sao. (PC)