Kinh Khổ
Xin đừng sốt ruột !!
Thư trao đổi với anh Nguyễn Long Việt về thư: “Xin giáo sư đừng im lặng” của anh gửi hai gs NBC và ĐTS
Trần Cảnh
Xin phép được xưng hộ như vậy vì tôi không biết tuổi anh. Tôi quyết định viết thư này ngay sau khi đọc bài “Xin giáo sư đừng im lặng” đăng tại http://quechoa.vn/2013/02/06/xin-giao-su-dung-im-lang/. Và thư này gửi cũng chỉ với mục đích hoàn toàn nằm trong nội dung bài viết đó.
Trước tiên, tôi chỉ là một độc giả của Quê Choa, là một cử nhân luật còn trẻ tuổi trong cả kinh nghiệm sống và kinh nghiệm hành nghề. Vì vậy có gì sai xót rất mong được anh bỏ quá cho.
Bức thư anh gửi cho 2 giáo sư đáng kính khá dài, nhưng tôi rút lại ý anh muốn các điều sau:
“Thứ nhất, trang Cùng viết Hiến pháp ra đời đã tạo thêm cho bạn đọc một kênh thông tin cho bạn đọc tham khảo về Hiến pháp. Tôi nghĩ, có lẽ hơi thiển cận một chút, nhưng điều này có dẫn tới việc “chia đàn, xẻ nghé” giới trí thức Việt Nam hay không?”
Như đa số chúng ta đang quan điểm về dân chủ hiện nay, trong đó phải thừa nhận các quan điểm đa chiều và nhiều phương pháp thực hiện. Trong việc góp ý sửa đổi dự thảo Hiến pháp mà Quốc hội đang kêu gọi, Bản kiến nghị Hiến pháp của 72 nhân sĩ đăng trên mạng Boxit cũng là là một quan điểm đi cùng với một phương pháp thực hiện mà thôi. Xin nói trước rằng tôi cũng là một người thấy bản kiến nghị đó có rất nhiều tiến bộ và ủng hộ (tuy không hoàn toàn).
Điều quan trọng của việc lấy ý kiến, góp ý sửa đổi Hiến pháp là làm sao lấy được nhiều ý kiến nhất, nhiều quan điểm nhất của nhiều tầng lớp xã hội nhất. Vì mỗi tầng lớp xã hội cũng sẽ cảm thấy tác động của Hiến pháp lên cuộc sống của mình một cách khác nhau.
Vì vậy, vấn đề quan điểm như thế nào, phương thức thực hiện ra làm sao phải để tự mỗi người suy nghĩ và tự lựa chọn cách thực hiện, không nên có bất cứ “tác động” dù lớn hay nhỏ nào để làm ảnh hưởng đến sự tự lựa chọn đó.
Có những người góp ý như các nhân sĩ đã làm, như những người đã ký tên, cũng có người tự góp ý để gửi trực tiếp cho Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Có những nhóm người tự tập hợp ý kiến, gửi một cách công khai hoặc âm thầm, có ý kiến muốn thay đổi toàn bộ, có những người chỉ thấy cần thay đổi một hoặc một vài phần.
Cho dù có cùng một quan điểm giống hệt nhau về việc sửa đổi Hiến pháp, nhưng lựa chọn ký tên cùng người khác hay gửi độc lập, hoặc bất cứ cách thức nào thì cũng cần sự tôn trọng quyết định của người có ý kiến. Thậm chí, cùng quan điểm, cùng phương pháp thực hiện nhưng mỗi người vẫn có quyền lựa chọn thực hiện chung hay thực hiện riêng cơ mà.
Như vậy, theo tôi chúng ta phải cổ xúy cho việc có nhiều nhóm, có nhiều ý kiến, nhiều bản kiến nghị khác nhau (cho dù quan điểm góp ý có giống nhau của cùng một tầng lớp) giống như là cổ xúy cho dân chủ và suy nghĩ độc lập hơn là lo ngại “chia đàn, xẻ nghé”.
Trong nội dung bức thư anh gửi, tôi còn thấy có một sự hàm ý rằng, bản kiến nghị của 72 nhân sĩ làm “ đã phải lao động rất miệt mài. Trong số đó, có nhiều người rất giỏi và có kinh nghiệm lâu năm như cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, GS Chu Hảo, GS Tương Lai,…”. Thưa anh, nếu muốn những người trẻ như tôi có một cái nhìn độc lập, có ý kiến độc lập, thì hãy để tôi có nhìn độc lập, để tôi đọc bản Kiến nghị của 72 nhân sĩ với tâm thế như đọc bản dự thảo Hiến pháp 2013 của Ủy ban dự thảo sửa đổi HP đang lấy ý kiến hoặc như với bất kỳ ý kiến góp ý cho HP nào mà tôi tiếp cận và đọc được. Có chăng, bản HP của các nhân sĩ chỉ tác động về mặt niềm tin cho tôi mà thôi.
Điều thứ hai:
“Tôi chỉ mong các thành viên thành lập trang Cùng viết Hiến pháp, đặc biệt là Giáo sư Châu và Giáo sư Sơn cho tôi cũng như các bạn trẻ biết được là các Giáo sư có đồng ý với Bản kiến nghị và Hiến pháp mẫu do 72 nhân sỹ trí thức khởi xướng hay không? Nếu không đồng ý thì lý do là gì? Nếu đồng ý, thì các Giáo sư đang và sẽ ký tên?”
Thực ra, việc anh mong các giáo sư trả lời các câu hỏi trên là hoàn toàn đúng, không sai, nhưng việc viết thư bày tỏ mong muốn một cách công khai như một hình thức gây “áp lực” cho người khác lại là điều không nên. Nhất là việc ghi “tôi cũng như các bạn trẻ” thì lại càng không đúng, có chăng chỉ là của mong muốn của anh và đúng là có thêm một số bạn trẻ mà anh biết, không nên đồng nhất tất cả như vậy.
Hai nữa, bản kiến nghị này được công khai trên mạng, bất cứ ai cũng có thể tiếp cận và đọc, và bất cứ ai cũng có thể biểu hiện thái độ. Giống như ông A giữa chốn đông người tự cất cao tiếng hát, tôi nghe thấy hay và vỗ tay tán thưởng, nhưng không thể vỗ tay xong rồi đi hỏi người khác cùng nghe rằng, bài ông A hát có hay không? Nếu không hay thì dở ở chỗ nào? Vì sao lại dở? Và nếu ông A hát hay thì anh sẽ vỗ tay chứ?
Bản thân tôi cho rằng, các giáo sư Sơn và giáo sư Châu có quan điểm riêng của họ, có phương thức thực hiện riêng của họ, “riêng” nhưng không có nghĩa là đối lập, ngược lại (nếu thế cũng chả sao) đối với những quan điểm khác, cho nên tôi chỉ tin tưởng và chờ đợi ở họ. Không nên đưa ra các yêu cầu như kiểu quy “trách nhiệm giải trình” cho hai giao sư về những việc họ đang và sẽ làm. Xin anh đừng sốt ruột, bởi lẽ trả lời hay không là quyền của người nhận.
Tác giả gửi Quechoa
http://quechoa.vn/2013/02/06/xin-dung-sot-ruot/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
Xin đừng sốt ruột !!
Thư trao đổi với anh Nguyễn Long Việt về thư: “Xin giáo sư đừng im lặng” của anh gửi hai gs NBC và ĐTS
Trần Cảnh
Xin phép được xưng hộ như vậy vì tôi không biết tuổi anh. Tôi quyết định viết thư này ngay sau khi đọc bài “Xin giáo sư đừng im lặng” đăng tại http://quechoa.vn/2013/02/06/xin-giao-su-dung-im-lang/. Và thư này gửi cũng chỉ với mục đích hoàn toàn nằm trong nội dung bài viết đó.
Trước tiên, tôi chỉ là một độc giả của Quê Choa, là một cử nhân luật còn trẻ tuổi trong cả kinh nghiệm sống và kinh nghiệm hành nghề. Vì vậy có gì sai xót rất mong được anh bỏ quá cho.
Bức thư anh gửi cho 2 giáo sư đáng kính khá dài, nhưng tôi rút lại ý anh muốn các điều sau:
“Thứ nhất, trang Cùng viết Hiến pháp ra đời đã tạo thêm cho bạn đọc một kênh thông tin cho bạn đọc tham khảo về Hiến pháp. Tôi nghĩ, có lẽ hơi thiển cận một chút, nhưng điều này có dẫn tới việc “chia đàn, xẻ nghé” giới trí thức Việt Nam hay không?”
Như đa số chúng ta đang quan điểm về dân chủ hiện nay, trong đó phải thừa nhận các quan điểm đa chiều và nhiều phương pháp thực hiện. Trong việc góp ý sửa đổi dự thảo Hiến pháp mà Quốc hội đang kêu gọi, Bản kiến nghị Hiến pháp của 72 nhân sĩ đăng trên mạng Boxit cũng là là một quan điểm đi cùng với một phương pháp thực hiện mà thôi. Xin nói trước rằng tôi cũng là một người thấy bản kiến nghị đó có rất nhiều tiến bộ và ủng hộ (tuy không hoàn toàn).
Điều quan trọng của việc lấy ý kiến, góp ý sửa đổi Hiến pháp là làm sao lấy được nhiều ý kiến nhất, nhiều quan điểm nhất của nhiều tầng lớp xã hội nhất. Vì mỗi tầng lớp xã hội cũng sẽ cảm thấy tác động của Hiến pháp lên cuộc sống của mình một cách khác nhau.
Vì vậy, vấn đề quan điểm như thế nào, phương thức thực hiện ra làm sao phải để tự mỗi người suy nghĩ và tự lựa chọn cách thực hiện, không nên có bất cứ “tác động” dù lớn hay nhỏ nào để làm ảnh hưởng đến sự tự lựa chọn đó.
Có những người góp ý như các nhân sĩ đã làm, như những người đã ký tên, cũng có người tự góp ý để gửi trực tiếp cho Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Có những nhóm người tự tập hợp ý kiến, gửi một cách công khai hoặc âm thầm, có ý kiến muốn thay đổi toàn bộ, có những người chỉ thấy cần thay đổi một hoặc một vài phần.
Cho dù có cùng một quan điểm giống hệt nhau về việc sửa đổi Hiến pháp, nhưng lựa chọn ký tên cùng người khác hay gửi độc lập, hoặc bất cứ cách thức nào thì cũng cần sự tôn trọng quyết định của người có ý kiến. Thậm chí, cùng quan điểm, cùng phương pháp thực hiện nhưng mỗi người vẫn có quyền lựa chọn thực hiện chung hay thực hiện riêng cơ mà.
Như vậy, theo tôi chúng ta phải cổ xúy cho việc có nhiều nhóm, có nhiều ý kiến, nhiều bản kiến nghị khác nhau (cho dù quan điểm góp ý có giống nhau của cùng một tầng lớp) giống như là cổ xúy cho dân chủ và suy nghĩ độc lập hơn là lo ngại “chia đàn, xẻ nghé”.
Trong nội dung bức thư anh gửi, tôi còn thấy có một sự hàm ý rằng, bản kiến nghị của 72 nhân sĩ làm “ đã phải lao động rất miệt mài. Trong số đó, có nhiều người rất giỏi và có kinh nghiệm lâu năm như cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, GS Chu Hảo, GS Tương Lai,…”. Thưa anh, nếu muốn những người trẻ như tôi có một cái nhìn độc lập, có ý kiến độc lập, thì hãy để tôi có nhìn độc lập, để tôi đọc bản Kiến nghị của 72 nhân sĩ với tâm thế như đọc bản dự thảo Hiến pháp 2013 của Ủy ban dự thảo sửa đổi HP đang lấy ý kiến hoặc như với bất kỳ ý kiến góp ý cho HP nào mà tôi tiếp cận và đọc được. Có chăng, bản HP của các nhân sĩ chỉ tác động về mặt niềm tin cho tôi mà thôi.
Điều thứ hai:
“Tôi chỉ mong các thành viên thành lập trang Cùng viết Hiến pháp, đặc biệt là Giáo sư Châu và Giáo sư Sơn cho tôi cũng như các bạn trẻ biết được là các Giáo sư có đồng ý với Bản kiến nghị và Hiến pháp mẫu do 72 nhân sỹ trí thức khởi xướng hay không? Nếu không đồng ý thì lý do là gì? Nếu đồng ý, thì các Giáo sư đang và sẽ ký tên?”
Thực ra, việc anh mong các giáo sư trả lời các câu hỏi trên là hoàn toàn đúng, không sai, nhưng việc viết thư bày tỏ mong muốn một cách công khai như một hình thức gây “áp lực” cho người khác lại là điều không nên. Nhất là việc ghi “tôi cũng như các bạn trẻ” thì lại càng không đúng, có chăng chỉ là của mong muốn của anh và đúng là có thêm một số bạn trẻ mà anh biết, không nên đồng nhất tất cả như vậy.
Hai nữa, bản kiến nghị này được công khai trên mạng, bất cứ ai cũng có thể tiếp cận và đọc, và bất cứ ai cũng có thể biểu hiện thái độ. Giống như ông A giữa chốn đông người tự cất cao tiếng hát, tôi nghe thấy hay và vỗ tay tán thưởng, nhưng không thể vỗ tay xong rồi đi hỏi người khác cùng nghe rằng, bài ông A hát có hay không? Nếu không hay thì dở ở chỗ nào? Vì sao lại dở? Và nếu ông A hát hay thì anh sẽ vỗ tay chứ?
Bản thân tôi cho rằng, các giáo sư Sơn và giáo sư Châu có quan điểm riêng của họ, có phương thức thực hiện riêng của họ, “riêng” nhưng không có nghĩa là đối lập, ngược lại (nếu thế cũng chả sao) đối với những quan điểm khác, cho nên tôi chỉ tin tưởng và chờ đợi ở họ. Không nên đưa ra các yêu cầu như kiểu quy “trách nhiệm giải trình” cho hai giao sư về những việc họ đang và sẽ làm. Xin anh đừng sốt ruột, bởi lẽ trả lời hay không là quyền của người nhận.
Tác giả gửi Quechoa
http://quechoa.vn/2013/02/06/xin-dung-sot-ruot/