Tham Khảo
Xuất hiện phong trào Bất tuân Luật An ninh mạng
Các nhà tranh đấu khởi xướng phong trào bất tuân Luật an ninh mạng, một bộ luật gây tranh cãi trong và ngoài nước, vừa được Chủ tịch nước Trần Đại Quang ký ban hành hôm 28/6.
Từ thành phố Hồ Chí Minh, Luật sư Lê Công Định cho VOA cho biết từ việc người dân phản đối Luật an ninh mạng sẽ tiến tới phong trào bất tuân luật này khi luật có hiệu lực vào ngày 1/1/2019 sắp tới.
“Rõ ràng là trong bao nhiêu năm qua khi có Internet và mạng xã hội, nhất là sự phát triển của Facebook khiến cho những tiếng nói chống lại chính sách sai lầm về mặt kinh tế, chính trị, xã hội của Đảng Cộng sản buộc họ phải siết chặt thông tin, họ biết kiểm soát toàn bộ việc tiếp cận thông tin của người dân. Nhà nước đã vi phạm chính bản Hiến pháp 2013.
Vừa qua toàn xã hội dấy lên một phong trào phản đối Luật an ninh mạng và khi Luật an ninh mạng sắp có hiệu lực thì chúng ta sẽ có một phong trào bất tuân Luật an ninh mạng.
“Luật an ninh mạnh ra đời khiến công dân thấy rằng các quyền hiến định của mình đã bị hạn chế, thậm chí bị tước đoạt. Vừa qua toàn xã hội dấy lên một phong trào phản đối Luật an ninh mạng và khi Luật an ninh mạng sắp có hiệu lực thì chúng ta sẽ có một phong trào bất tuân Luật an ninh mạng.”
Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, người vừa được chính quyền Hà Nội phóng thích và trục xuất sang Đức, cho VOA biết người dân đừng vì bị Luật An ninh mạng đe dọa mà không dám bày tỏ quan điểm của mình.
“Trước sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế và sự đòi hỏi của người dân trong nước, chính quyền Việt Nam nói rằng nếu có Luật an ninh mạng thì họ có được công cụ pháp lý trong tay để siết chặt sự kiểm soát của họ. Nhưng theo tôi, có hay không có Luật an ninh mạng thì đối với người cộng sản cũng chẳng quan trọng nhiều vì họ bất chất pháp luật. Khi họ cần đàn áp thì vẫn có thể đàn áp được. Người dân nếu sợ Luật an ninh mạng mà không dám bày tỏ quan điểm thì chỉ có lợi cho chính quyền cộng sản. Họ ra cái luật này chỉ nhằm mục đích đe dọa, khủng bố tinh thần người dân mà thôi.”
Từ Hà Nội, nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến nói:
“Luật an ninh mạng có một số điều khoản vi phạm công ước quốc tế do dó các tổ chức quốc tế và người dân trong nước phản đối rất mạnh mẽ về các điều khoản vi phạm quyền tự do ngôn luận, quyền riêng tư của người dân trong khi trao quá nhiều quyền cho công an. Vì Việt Nam đã từng ký vào các công ước quốc tế về quyền con người, tôi với tư cách là một công dân sẽ vẫn thực thi các quyền tự do đó như đã ghi nhận trong Hiến pháp của Việt Nam.”
Trần Thu Nguyệt, một một nhà hoạt động nữ ở Sài Gòn chia sẻ:
“Họ ngăn chặn như vậy nhưng chúng ta có các nhà hoạt động trẻ hướng về hiện tình đất nước và đang tìm hiểu rõ sự thật. Khi Luật an ninh mạng đưa ra thì các em lại càng thông hiểu tình hình hơn. Các em sẽ bằng một cách nào đó có thể cất tiếng nói trên các trang mạng khác…Các em sẽ lên tiếng nói mạnh mẽ hơn và dám chấp nhận tất cả trong đất nước bị bịt miệng như thế. Nhà cầm quyền có thể đưa ra bất cứ luật gì họ muốn, nhưng các nhà hoạt động trẻ có cách riêng của họ.”
Có cùng nhận định với nhà hoạt động ở thành phố Hồ Chí Minh, luật sư Nguyễn Văn Đài ở Đức nói:
“Tôi tin rằng chúng ta sẽ có nhiều biện pháp khác nhau, nhiều cách thức đấu tranh khác nhau để vô hiệu hóa Luật an ninh mạng của họ. Tôi sẽ có những bài viết để giúp các bạn hiểu và làm thế nào để vô hiệu hóa luật này và đấu tranh có hiệu quả hơn.”
Sau khi Hà Nội thông qua Luật an ninh mạng, Hoa kỳ bày tỏ sự thất vọng, nói rằng Luật này đã “thu hẹp tự do biểu đạt trên không gian mạng và áp đặt những hạn chế gây phiền toái đối với các doanh nghiệp Hoa Kỳ và các doanh nghiệp nước ngoài khác.”
Người dân nếu sợ Luật an ninh mạng mà không dám bày tỏ quan điểm thì chỉ có lợi cho chính quyền cộng sản. Họ ra cái luật này chỉ nhằm mục đích đe dọa, khủng bố tinh thần người dân mà thôi.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ viết: “Chúng tôi thúc giục Việt Nam đảm bảo rằng luật pháp của Việt Nam tạo ra một môi trường kỹ thuật số cởi mở và mang tính cạnh tranh, nhất quán với các nghĩa vụ thương mại quốc tế của Việt Nam.”
Luật sư Lê Công Định nhận định rằng quan điểm của Hà Nội về an ninh mạng khác hẳn với thế giới.
“Trên thế giới khi người ta nói an ninh mạng tức họ người quan tâm đến hệ thống mạng nội bộ của một tổ chức một quốc gia có thể bị tấn công bởi những hacker cố tình đột nhập để lấy cắp thông tin, nhưng ở Việt Nam thì an ninh mạng được nhìn theo hướng là nhà cầm quyền muốn thâm nhập vào hệ thống máy tính, hệ thống mạng, tài khoản cá nhân của công ty, cá nhân mà họ nghĩ rằng là có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, sự tồn vong của chế độ và quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản.”
LHQ cũng bày tỏ quan ngại nói rằng Luật an ninh mạng của Việt Nam trao cho chính quyền “nhiều quyền hạn mới”, cho phép họ “ép buộc” các công ty công nghệ và nhà cung cấp dịch vụ phải chia sẻ dữ liệu máy tính, bao gồm thông tin cá nhân, hoặc phải từ chối dịch vụ và kiểm duyệt bài đăng của người sử dụng mà không cần có sự xem xét của nhánh tư pháp.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Xuất hiện phong trào Bất tuân Luật An ninh mạng
Các nhà tranh đấu khởi xướng phong trào bất tuân Luật an ninh mạng, một bộ luật gây tranh cãi trong và ngoài nước, vừa được Chủ tịch nước Trần Đại Quang ký ban hành hôm 28/6.
Từ thành phố Hồ Chí Minh, Luật sư Lê Công Định cho VOA cho biết từ việc người dân phản đối Luật an ninh mạng sẽ tiến tới phong trào bất tuân luật này khi luật có hiệu lực vào ngày 1/1/2019 sắp tới.
“Rõ ràng là trong bao nhiêu năm qua khi có Internet và mạng xã hội, nhất là sự phát triển của Facebook khiến cho những tiếng nói chống lại chính sách sai lầm về mặt kinh tế, chính trị, xã hội của Đảng Cộng sản buộc họ phải siết chặt thông tin, họ biết kiểm soát toàn bộ việc tiếp cận thông tin của người dân. Nhà nước đã vi phạm chính bản Hiến pháp 2013.
Vừa qua toàn xã hội dấy lên một phong trào phản đối Luật an ninh mạng và khi Luật an ninh mạng sắp có hiệu lực thì chúng ta sẽ có một phong trào bất tuân Luật an ninh mạng.
“Luật an ninh mạnh ra đời khiến công dân thấy rằng các quyền hiến định của mình đã bị hạn chế, thậm chí bị tước đoạt. Vừa qua toàn xã hội dấy lên một phong trào phản đối Luật an ninh mạng và khi Luật an ninh mạng sắp có hiệu lực thì chúng ta sẽ có một phong trào bất tuân Luật an ninh mạng.”
Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, người vừa được chính quyền Hà Nội phóng thích và trục xuất sang Đức, cho VOA biết người dân đừng vì bị Luật An ninh mạng đe dọa mà không dám bày tỏ quan điểm của mình.
“Trước sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế và sự đòi hỏi của người dân trong nước, chính quyền Việt Nam nói rằng nếu có Luật an ninh mạng thì họ có được công cụ pháp lý trong tay để siết chặt sự kiểm soát của họ. Nhưng theo tôi, có hay không có Luật an ninh mạng thì đối với người cộng sản cũng chẳng quan trọng nhiều vì họ bất chất pháp luật. Khi họ cần đàn áp thì vẫn có thể đàn áp được. Người dân nếu sợ Luật an ninh mạng mà không dám bày tỏ quan điểm thì chỉ có lợi cho chính quyền cộng sản. Họ ra cái luật này chỉ nhằm mục đích đe dọa, khủng bố tinh thần người dân mà thôi.”
Từ Hà Nội, nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến nói:
“Luật an ninh mạng có một số điều khoản vi phạm công ước quốc tế do dó các tổ chức quốc tế và người dân trong nước phản đối rất mạnh mẽ về các điều khoản vi phạm quyền tự do ngôn luận, quyền riêng tư của người dân trong khi trao quá nhiều quyền cho công an. Vì Việt Nam đã từng ký vào các công ước quốc tế về quyền con người, tôi với tư cách là một công dân sẽ vẫn thực thi các quyền tự do đó như đã ghi nhận trong Hiến pháp của Việt Nam.”
Trần Thu Nguyệt, một một nhà hoạt động nữ ở Sài Gòn chia sẻ:
“Họ ngăn chặn như vậy nhưng chúng ta có các nhà hoạt động trẻ hướng về hiện tình đất nước và đang tìm hiểu rõ sự thật. Khi Luật an ninh mạng đưa ra thì các em lại càng thông hiểu tình hình hơn. Các em sẽ bằng một cách nào đó có thể cất tiếng nói trên các trang mạng khác…Các em sẽ lên tiếng nói mạnh mẽ hơn và dám chấp nhận tất cả trong đất nước bị bịt miệng như thế. Nhà cầm quyền có thể đưa ra bất cứ luật gì họ muốn, nhưng các nhà hoạt động trẻ có cách riêng của họ.”
Có cùng nhận định với nhà hoạt động ở thành phố Hồ Chí Minh, luật sư Nguyễn Văn Đài ở Đức nói:
“Tôi tin rằng chúng ta sẽ có nhiều biện pháp khác nhau, nhiều cách thức đấu tranh khác nhau để vô hiệu hóa Luật an ninh mạng của họ. Tôi sẽ có những bài viết để giúp các bạn hiểu và làm thế nào để vô hiệu hóa luật này và đấu tranh có hiệu quả hơn.”
Sau khi Hà Nội thông qua Luật an ninh mạng, Hoa kỳ bày tỏ sự thất vọng, nói rằng Luật này đã “thu hẹp tự do biểu đạt trên không gian mạng và áp đặt những hạn chế gây phiền toái đối với các doanh nghiệp Hoa Kỳ và các doanh nghiệp nước ngoài khác.”
Người dân nếu sợ Luật an ninh mạng mà không dám bày tỏ quan điểm thì chỉ có lợi cho chính quyền cộng sản. Họ ra cái luật này chỉ nhằm mục đích đe dọa, khủng bố tinh thần người dân mà thôi.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ viết: “Chúng tôi thúc giục Việt Nam đảm bảo rằng luật pháp của Việt Nam tạo ra một môi trường kỹ thuật số cởi mở và mang tính cạnh tranh, nhất quán với các nghĩa vụ thương mại quốc tế của Việt Nam.”
Luật sư Lê Công Định nhận định rằng quan điểm của Hà Nội về an ninh mạng khác hẳn với thế giới.
“Trên thế giới khi người ta nói an ninh mạng tức họ người quan tâm đến hệ thống mạng nội bộ của một tổ chức một quốc gia có thể bị tấn công bởi những hacker cố tình đột nhập để lấy cắp thông tin, nhưng ở Việt Nam thì an ninh mạng được nhìn theo hướng là nhà cầm quyền muốn thâm nhập vào hệ thống máy tính, hệ thống mạng, tài khoản cá nhân của công ty, cá nhân mà họ nghĩ rằng là có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, sự tồn vong của chế độ và quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản.”
LHQ cũng bày tỏ quan ngại nói rằng Luật an ninh mạng của Việt Nam trao cho chính quyền “nhiều quyền hạn mới”, cho phép họ “ép buộc” các công ty công nghệ và nhà cung cấp dịch vụ phải chia sẻ dữ liệu máy tính, bao gồm thông tin cá nhân, hoặc phải từ chối dịch vụ và kiểm duyệt bài đăng của người sử dụng mà không cần có sự xem xét của nhánh tư pháp.