Cõi Người Ta
Xuôi phố Bà Triệu, nhớ người “bày mực tàu giấy đỏ”
Hơn mười năm trước, tôi có về Hà Nội vào Tết Nguyên đán. Người bạn dẫn tôi đi một vòng Hồ Gươm rồi cho xe chạy xuôi theo phố Bà Triệu.
Ông đồ Tù Sót lúc |
Ùa vào mắt tôi là cả một góc phố lao xao tiếng nói cười, phất phơ những
tờ giấy màu rực rỡ. Khuất sau những chàng trai cô gái, có ông đồ đang
ngồi viết chữ Nho. Thốt nhiên tôi thấy lòng mình trào dâng một cảm giác
lạ lùng. Nơi tôi sống, một thành phố cực Bắc tổ quốc, hình ảnh những ông
đồ "bày mực tàu giấy đỏ, bên phố đông người qua” chỉ có thể tìm thấy
trong thơ Vũ Đình Liên. Nhưng hôm ấy, ở góc đường Bà Triệu, tôi đã gặp
lại hình ảnh thân thương mà da diết.
Tôi biết, khi viết bài thơ "Ông đồ” sau này trở nên rất nổi tiếng, thi
sĩ Vũ Đình Liên đã cảm khái từ những hình ảnh cụ đồ già trên phố Hàng
Bồ, chứ không phải nơi góc phố Bà Triệu như thế này. Nhưng có làm sao, ở
đây vẫn rất gần Bờ Hồ, vẫn là Hà Nội đấy thôi.
Sau mười một năm, tôi mới lại có dịp về Hà Nội đúng vào lúc người với
người đang hối hả đón xuân. Bạn vẫn dẫn một vòng Bờ Hồ, rồi xe lại xuôi
đường Bà Triệu. Vẫn một chiều như mười một năm trước, nhưng hai bên
đường đã có quá nhiều thay
đổi đủ cho người sống ở nơi chốn khác không thể nhận ra. Chỉ đến khi xe
dừng đèn xanh đèn đỏ trước ngã tư Trần Hưng Đạo, tôi mới chợt giật mình
nhận ra mình đang trên đường Bà Triệu. 30 giây chờ đèn xanh, đủ để cho
ký ức trong tôi chợt sống lại. Tôi nhớ ông đồ già. Nhớ góc phố này mười
một năm trước. Khi đó, tôi đã cố gắng len qua các bạn trẻ, đề chờ xin
được chữ Nhẫn, kèm theo hai câu thơ: "Nhẫn nhất thời phong
bình lãng tĩnh/ Thoái nhất bộ hải khoát thiên không” (Đại ý là: Nhịn
một lúc để trời yên bể lặng/Lùi một bước để thấy biển rộng trời cao).
Khi đó, tôi đã biết ông chính là ông đồ Tú Sót, thành viên chính của
nhóm Cảo thơm thư hiên (Văn chương vỉa hè). Và khi đó, tôi còn được
biết, ông chính là tác giả của những vần thơ trào lộng mà nhiều người đã
thuộc: "Hôm nay mùng 8 tháng 3/ Tôi giặt hộ bà cái áo của tôi/ Tôi phần
bà một đĩa xôi/ Sợ bà xấu bụng, tôi xơi hộ bà!”.
Tên thật của ông là Chu Thành, sinh năm Canh Ngọ (1930), quê ở Diễn
Tường, Diễn Châu, Nghệ An. Đây là một vùng quê "có tiếng” về nói trạng
của xứ Nghệ.
Bắt đầu từ khi "cầm sổ hưu”, Chu Thành – Tú Sót mới chính thức bắt đầu
cầm bút lông, và học thêm ở các bậc túc nho đi trước như cụ Lê Xuân Hòa,
Trần Lê Văn… rồi gắn những năm cuối đời của mình với nhóm "Cảo thơm thư
hiên” ở góc phố Bà Triệu.
Cuộc đời Chu Thành - Tú Sót có nhiều chuyện đáng nói và không nên nói,
đồng thời ông là người có nhiều khát vọng ấp ủ và thể hiện. Bốn câu thơ:
"Hôm nay mùng 8 tháng 3” nằm trong bài "8-3 muôn năm” được Tú Sót viết
vào thập kỷ 80 của thế kỷ trước, khi đang là cán bộ của Nhà xuất bản
Thanh Niên. Và sau đó, nó đã được in vào trong tập thơ trào phúng đầu
tay của tác giả Tú Sót, có tựa đề "Gà trống đẻ” do NXB Thanh Niên.
Với vóc người thấp đậm, Tú Sót lại luôn tiềm ẩn chất trào lộng trong
mình. Ông làm thơ về mọi chuyện, mọi vật diễn ra quanh mình. Khi thì ông
"Nghĩ về thơ”: "Thơ ta chưa cảm được lòng người/ Vì ta cha trọn nghĩa
đời đó thôi/ Sống làm lửa nóng mặt trời/ Thác làm than sưởi cho đời ấm
thêm!”. Lúc ông châm chọc: "Trong thơ có thể "leo thang”/ Làng thơ có kẻ
ăn gian ghế ngồi/ Thơ làm khỉ đọc chê hôi/ Vênh vênh váo váo rậm lời ba
hoa (…)/ Trăm năm trong cõi ngày nay/ Nhà thơ cũng biết học vày buôn
thơ…” (Thơ leo thang).
Bây giờ góc phố Bà Triệu này không còn xôn xao như trong ký ức tôi hơn
mười năm trước. Cái đoạn mấy ông đồ già bày mực tàu giấy đỏ xưa, giờ
được mấy cô, mấy chị bày bán tranh Tàu và tranh chép. Thi thoảng mới
thấy mấy vài khách vào xem. Tôi bần thần như mình vừa đánh mất một điều
gì đó. Hỏi bạn, ông Tú Sót năm nay không bày mực tàu giấy đỏ? Bạn lắc
đầu không biết. Tôi ghé vào quán nước, hỏi ông cụ bán nước chè gần đó,
cụ tròn xoe mắt ngạc nhiên nhìn tôi, rồi như có tiếng thở dài: "Chắc bác
ở xa về?” Tôi gật đầu. Ông cụ bán nước chè bảo: "Cụ Tú Sót thành người
"muôn năm cũ” mấy năm rồi, bác chưa biết ư?”.
Tôi thấy sống lưng mình buốt lạnh. Vậy là Hà Nội đã lại vắng thêm một ông đồ.
"Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa…”
Theo DDK Mai Anh chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Xuôi phố Bà Triệu, nhớ người “bày mực tàu giấy đỏ”
Hơn mười năm trước, tôi có về Hà Nội vào Tết Nguyên đán. Người bạn dẫn tôi đi một vòng Hồ Gươm rồi cho xe chạy xuôi theo phố Bà Triệu.
Ông đồ Tù Sót lúc |
Ùa vào mắt tôi là cả một góc phố lao xao tiếng nói cười, phất phơ những
tờ giấy màu rực rỡ. Khuất sau những chàng trai cô gái, có ông đồ đang
ngồi viết chữ Nho. Thốt nhiên tôi thấy lòng mình trào dâng một cảm giác
lạ lùng. Nơi tôi sống, một thành phố cực Bắc tổ quốc, hình ảnh những ông
đồ "bày mực tàu giấy đỏ, bên phố đông người qua” chỉ có thể tìm thấy
trong thơ Vũ Đình Liên. Nhưng hôm ấy, ở góc đường Bà Triệu, tôi đã gặp
lại hình ảnh thân thương mà da diết.
Tôi biết, khi viết bài thơ "Ông đồ” sau này trở nên rất nổi tiếng, thi
sĩ Vũ Đình Liên đã cảm khái từ những hình ảnh cụ đồ già trên phố Hàng
Bồ, chứ không phải nơi góc phố Bà Triệu như thế này. Nhưng có làm sao, ở
đây vẫn rất gần Bờ Hồ, vẫn là Hà Nội đấy thôi.
Sau mười một năm, tôi mới lại có dịp về Hà Nội đúng vào lúc người với
người đang hối hả đón xuân. Bạn vẫn dẫn một vòng Bờ Hồ, rồi xe lại xuôi
đường Bà Triệu. Vẫn một chiều như mười một năm trước, nhưng hai bên
đường đã có quá nhiều thay
đổi đủ cho người sống ở nơi chốn khác không thể nhận ra. Chỉ đến khi xe
dừng đèn xanh đèn đỏ trước ngã tư Trần Hưng Đạo, tôi mới chợt giật mình
nhận ra mình đang trên đường Bà Triệu. 30 giây chờ đèn xanh, đủ để cho
ký ức trong tôi chợt sống lại. Tôi nhớ ông đồ già. Nhớ góc phố này mười
một năm trước. Khi đó, tôi đã cố gắng len qua các bạn trẻ, đề chờ xin
được chữ Nhẫn, kèm theo hai câu thơ: "Nhẫn nhất thời phong
bình lãng tĩnh/ Thoái nhất bộ hải khoát thiên không” (Đại ý là: Nhịn
một lúc để trời yên bể lặng/Lùi một bước để thấy biển rộng trời cao).
Khi đó, tôi đã biết ông chính là ông đồ Tú Sót, thành viên chính của
nhóm Cảo thơm thư hiên (Văn chương vỉa hè). Và khi đó, tôi còn được
biết, ông chính là tác giả của những vần thơ trào lộng mà nhiều người đã
thuộc: "Hôm nay mùng 8 tháng 3/ Tôi giặt hộ bà cái áo của tôi/ Tôi phần
bà một đĩa xôi/ Sợ bà xấu bụng, tôi xơi hộ bà!”.
Tên thật của ông là Chu Thành, sinh năm Canh Ngọ (1930), quê ở Diễn
Tường, Diễn Châu, Nghệ An. Đây là một vùng quê "có tiếng” về nói trạng
của xứ Nghệ.
Bắt đầu từ khi "cầm sổ hưu”, Chu Thành – Tú Sót mới chính thức bắt đầu
cầm bút lông, và học thêm ở các bậc túc nho đi trước như cụ Lê Xuân Hòa,
Trần Lê Văn… rồi gắn những năm cuối đời của mình với nhóm "Cảo thơm thư
hiên” ở góc phố Bà Triệu.
Cuộc đời Chu Thành - Tú Sót có nhiều chuyện đáng nói và không nên nói,
đồng thời ông là người có nhiều khát vọng ấp ủ và thể hiện. Bốn câu thơ:
"Hôm nay mùng 8 tháng 3” nằm trong bài "8-3 muôn năm” được Tú Sót viết
vào thập kỷ 80 của thế kỷ trước, khi đang là cán bộ của Nhà xuất bản
Thanh Niên. Và sau đó, nó đã được in vào trong tập thơ trào phúng đầu
tay của tác giả Tú Sót, có tựa đề "Gà trống đẻ” do NXB Thanh Niên.
Với vóc người thấp đậm, Tú Sót lại luôn tiềm ẩn chất trào lộng trong
mình. Ông làm thơ về mọi chuyện, mọi vật diễn ra quanh mình. Khi thì ông
"Nghĩ về thơ”: "Thơ ta chưa cảm được lòng người/ Vì ta cha trọn nghĩa
đời đó thôi/ Sống làm lửa nóng mặt trời/ Thác làm than sưởi cho đời ấm
thêm!”. Lúc ông châm chọc: "Trong thơ có thể "leo thang”/ Làng thơ có kẻ
ăn gian ghế ngồi/ Thơ làm khỉ đọc chê hôi/ Vênh vênh váo váo rậm lời ba
hoa (…)/ Trăm năm trong cõi ngày nay/ Nhà thơ cũng biết học vày buôn
thơ…” (Thơ leo thang).
Bây giờ góc phố Bà Triệu này không còn xôn xao như trong ký ức tôi hơn
mười năm trước. Cái đoạn mấy ông đồ già bày mực tàu giấy đỏ xưa, giờ
được mấy cô, mấy chị bày bán tranh Tàu và tranh chép. Thi thoảng mới
thấy mấy vài khách vào xem. Tôi bần thần như mình vừa đánh mất một điều
gì đó. Hỏi bạn, ông Tú Sót năm nay không bày mực tàu giấy đỏ? Bạn lắc
đầu không biết. Tôi ghé vào quán nước, hỏi ông cụ bán nước chè gần đó,
cụ tròn xoe mắt ngạc nhiên nhìn tôi, rồi như có tiếng thở dài: "Chắc bác
ở xa về?” Tôi gật đầu. Ông cụ bán nước chè bảo: "Cụ Tú Sót thành người
"muôn năm cũ” mấy năm rồi, bác chưa biết ư?”.
Tôi thấy sống lưng mình buốt lạnh. Vậy là Hà Nội đã lại vắng thêm một ông đồ.
"Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa…”
Theo DDK Mai Anh chuyển