Xe cán chó
Y Tá Đấm Bóp Ba Dũng Cũng Có Bằng Cử Nhân Luật: Hãy thôi lừa dối nhau và lừa dối chính mình
Hân hoan. Khoan khoái. Hoạn lộ mở ra, thông thoáng. Kể từ ngày đó, và kể từ ngày mà một vị mới lên làm bộ trưởng giáo dục đã đặt ra cái chỉ tiêu đầy tự hào là trong bao nhiêu năm Việt Nam phải có 20.000 tiến s
Đoàn Khắc Xuyên/ Người Đô Thị
Câu chuyện lạm phát tiến sĩ, tiến sĩ giấy ở Việt Nam là một câu chuyện
dài chưa có hồi kết kể từ cái ngày cách đây cũng đã lâu, khi mà người ta
quyết định các chức danh công chức phải có bằng cấp nhất định nào đấy,
và rồi nhờ một quyết định mang tính chất hành chính mà hàng trăm phó
tiến sĩ bỗng chốc ngủ một đêm thức dậy thấy mình thành tiến sĩ.
Hân hoan. Khoan khoái. Hoạn lộ mở ra, thông thoáng. Kể từ ngày đó, và
kể từ ngày mà một vị mới lên làm bộ trưởng giáo dục đã đặt ra cái chỉ
tiêu đầy tự hào là trong bao nhiêu năm Việt Nam phải có 20.000 tiến sĩ,
rồi Hà Nội cũng đưa ra mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu có 100% cán bộ
diện Thành ủy quản lý có trình độ tiến sĩ, 100% cán bộ diện UBND thành
phố quản lý có trình độ trên đại học, trong đó một nửa cần đạt trình độ
tiến sĩ thì căn bệnh lạm phát tiến sĩ chỉ có ngày càng nặng thêm, với
biết bao hệ luỵ: học giả bằng giả, bằng thật học giả, bằng dỏm của các
đại học dỏm nước ngoài, thuê thi hộ, thuê viết luận án hộ hoặc “chôm”
luận án của người khác…
Số ấn phẩm khoa học từ 1966 đến 2011 của các nước trong khối ASEAN.
Dù có số lượng tiến sĩ không nhỏ nhưng Việt Nam vào hàng chót bảng
(nguồn: ISI Web of Science 2012)
Dù có số lượng tiến sĩ không nhỏ nhưng Việt Nam vào hàng chót bảng
(nguồn: ISI Web of Science 2012)
Với 24.000 tiến sĩ hiện nay, nhiều nhất trong các quốc gia Đông Nam Á,
Việt Nam lại chẳng có bao nhiêu công trình khoa học được đăng tải trên
các tạp chí khoa học quốc tế, không có trường đại học nào trong 500
trường đại học tốp đầu thế giới, chất lượng giáo dục và đào tạo bậc cao
chỉ xếp thứ 7/10 nước ASEAN (chỉ đứng trên Lào, Campuchia, Myanmar) và
thứ 95/148 quốc gia được xếp hạng theo diễn đàn Kinh tế thế giới. Nhiều
vấn đề học thuật, khoa học công nghệ, kinh tế, xã hội mà thực tiễn đặt
ra không thấy hoặc rất ít thấy có sự góp sức về giải pháp của các nhà
khoa bảng. Ngoài 633 tiến sĩ là giảng viên các trường cao đẳng, 8.519
tiến sĩ là giảng viên các trường đại học (theo số liệu của bộ Giáo dục
và đào tạo năm 2013), không biết 15.000 tiến sĩ còn lại không giảng dạy,
không nghiên cứu, vậy thì họ ở đâu, làm gì nếu không phải là lãnh đạo,
công chức, cán bộ cơ quan, doanh nghiệp nhà nước? Mà nếu vậy họ cần cái
học vị tiến sĩ để làm gì nếu không phải để giữ chức, thăng chức hoặc để
loè thiên hạ? Trong khi đó thì nhiều tiến sĩ không rành nổi một ngoại
ngữ, đến nỗi khi bộ Nội vụ dự tính yêu cầu cấp thứ trưởng, mà trong số
đó hẳn có không ít tiến sĩ, phải có một trình độ ngoại ngữ kha khá thì
nhiều người thấy ngay là chuyện không tưởng, là làm khó nhau. (Thật ra,
bình thường, khi tốt nghiệp đại học và trước khi bước vào quan trường,
các ứng viên đã phải làm chủ tương đối một ngoại ngữ chứ không phải sau
khi làm quan chức rồi mới cho đi học bổ sung ngoại ngữ bằng tiền ngân
sách).
Trước những hệ luỵ mà trào lưu “tiến sĩ hoá” đã gây ra cho chính nền giáo dục, cho chất lượng nhân sự và bộ máy quản lý nhà nước, cho đạo đức xã hội (nạn chạy chọt bằng cấp, nạn đạo văn, nạn gian dối bằng cấp…), trước tình hình chất lượng giáo dục cao đẳng và đại học sa sút, yếu kém như hiện nay, đã đến lúc bộ máy giáo dục, bộ máy nhà nước và xã hội chấm dứt căn bệnh tự lừa dối nhau và lừa dối chính mình. Hãy trở về với giá trị thực, thôi gắn bằng cấp với chức danh quản lý nhà nước, đề ra những điều kiện tuyển dụng chức danh quản lý mà bằng cấp chỉ có ý nghĩa tham khảo và thay vào đó là tiêu chuẩn cho phép đánh giá khả năng thực sự của ứng viên. Trong khi đó thì ngành giáo dục cần siết chặt điều kiện đào tạo tiến sĩ, siết chặt việc quản lý chất lượng tấm bằng tiến sĩ để những người được cấp bằng không phải là những tiến sĩ giấy, với những luận án nghiên cứu vô bổ, không có phát kiến gì mới, không đóng góp được gì về học thuật hoặc giải pháp cho thực tiễn. Điều đó lại chỉ có thể thực hiện trong một nỗ lực chung cải cách tận gốc nền giáo dục, vốn đòi hỏi không chỉ trí tuệ mà cả ý chí chính trị lớn, khi mà những yếu kém của nền giáo dục đã tồn tại quá lâu.
Và xã hội chúng ta nói chung hãy thôi sùng bái bằng cấp, thay vào đó là nhìn vào trí tuệ thực sự, nhìn vào khả năng xử lý công việc, xử lý những vấn đề của cuộc sống của mỗi con người.
Theo Người Đô Thị
Trước những hệ luỵ mà trào lưu “tiến sĩ hoá” đã gây ra cho chính nền giáo dục, cho chất lượng nhân sự và bộ máy quản lý nhà nước, cho đạo đức xã hội (nạn chạy chọt bằng cấp, nạn đạo văn, nạn gian dối bằng cấp…), trước tình hình chất lượng giáo dục cao đẳng và đại học sa sút, yếu kém như hiện nay, đã đến lúc bộ máy giáo dục, bộ máy nhà nước và xã hội chấm dứt căn bệnh tự lừa dối nhau và lừa dối chính mình. Hãy trở về với giá trị thực, thôi gắn bằng cấp với chức danh quản lý nhà nước, đề ra những điều kiện tuyển dụng chức danh quản lý mà bằng cấp chỉ có ý nghĩa tham khảo và thay vào đó là tiêu chuẩn cho phép đánh giá khả năng thực sự của ứng viên. Trong khi đó thì ngành giáo dục cần siết chặt điều kiện đào tạo tiến sĩ, siết chặt việc quản lý chất lượng tấm bằng tiến sĩ để những người được cấp bằng không phải là những tiến sĩ giấy, với những luận án nghiên cứu vô bổ, không có phát kiến gì mới, không đóng góp được gì về học thuật hoặc giải pháp cho thực tiễn. Điều đó lại chỉ có thể thực hiện trong một nỗ lực chung cải cách tận gốc nền giáo dục, vốn đòi hỏi không chỉ trí tuệ mà cả ý chí chính trị lớn, khi mà những yếu kém của nền giáo dục đã tồn tại quá lâu.
Và xã hội chúng ta nói chung hãy thôi sùng bái bằng cấp, thay vào đó là nhìn vào trí tuệ thực sự, nhìn vào khả năng xử lý công việc, xử lý những vấn đề của cuộc sống của mỗi con người.
Theo Người Đô Thị
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Y Tá Đấm Bóp Ba Dũng Cũng Có Bằng Cử Nhân Luật: Hãy thôi lừa dối nhau và lừa dối chính mình
Hân hoan. Khoan khoái. Hoạn lộ mở ra, thông thoáng. Kể từ ngày đó, và kể từ ngày mà một vị mới lên làm bộ trưởng giáo dục đã đặt ra cái chỉ tiêu đầy tự hào là trong bao nhiêu năm Việt Nam phải có 20.000 tiến s
Đoàn Khắc Xuyên/ Người Đô Thị
Câu chuyện lạm phát tiến sĩ, tiến sĩ giấy ở Việt Nam là một câu chuyện
dài chưa có hồi kết kể từ cái ngày cách đây cũng đã lâu, khi mà người ta
quyết định các chức danh công chức phải có bằng cấp nhất định nào đấy,
và rồi nhờ một quyết định mang tính chất hành chính mà hàng trăm phó
tiến sĩ bỗng chốc ngủ một đêm thức dậy thấy mình thành tiến sĩ.
Hân hoan. Khoan khoái. Hoạn lộ mở ra, thông thoáng. Kể từ ngày đó, và
kể từ ngày mà một vị mới lên làm bộ trưởng giáo dục đã đặt ra cái chỉ
tiêu đầy tự hào là trong bao nhiêu năm Việt Nam phải có 20.000 tiến sĩ,
rồi Hà Nội cũng đưa ra mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu có 100% cán bộ
diện Thành ủy quản lý có trình độ tiến sĩ, 100% cán bộ diện UBND thành
phố quản lý có trình độ trên đại học, trong đó một nửa cần đạt trình độ
tiến sĩ thì căn bệnh lạm phát tiến sĩ chỉ có ngày càng nặng thêm, với
biết bao hệ luỵ: học giả bằng giả, bằng thật học giả, bằng dỏm của các
đại học dỏm nước ngoài, thuê thi hộ, thuê viết luận án hộ hoặc “chôm”
luận án của người khác…
Số ấn phẩm khoa học từ 1966 đến 2011 của các nước trong khối ASEAN.
Dù có số lượng tiến sĩ không nhỏ nhưng Việt Nam vào hàng chót bảng
(nguồn: ISI Web of Science 2012)
Dù có số lượng tiến sĩ không nhỏ nhưng Việt Nam vào hàng chót bảng
(nguồn: ISI Web of Science 2012)
Với 24.000 tiến sĩ hiện nay, nhiều nhất trong các quốc gia Đông Nam Á,
Việt Nam lại chẳng có bao nhiêu công trình khoa học được đăng tải trên
các tạp chí khoa học quốc tế, không có trường đại học nào trong 500
trường đại học tốp đầu thế giới, chất lượng giáo dục và đào tạo bậc cao
chỉ xếp thứ 7/10 nước ASEAN (chỉ đứng trên Lào, Campuchia, Myanmar) và
thứ 95/148 quốc gia được xếp hạng theo diễn đàn Kinh tế thế giới. Nhiều
vấn đề học thuật, khoa học công nghệ, kinh tế, xã hội mà thực tiễn đặt
ra không thấy hoặc rất ít thấy có sự góp sức về giải pháp của các nhà
khoa bảng. Ngoài 633 tiến sĩ là giảng viên các trường cao đẳng, 8.519
tiến sĩ là giảng viên các trường đại học (theo số liệu của bộ Giáo dục
và đào tạo năm 2013), không biết 15.000 tiến sĩ còn lại không giảng dạy,
không nghiên cứu, vậy thì họ ở đâu, làm gì nếu không phải là lãnh đạo,
công chức, cán bộ cơ quan, doanh nghiệp nhà nước? Mà nếu vậy họ cần cái
học vị tiến sĩ để làm gì nếu không phải để giữ chức, thăng chức hoặc để
loè thiên hạ? Trong khi đó thì nhiều tiến sĩ không rành nổi một ngoại
ngữ, đến nỗi khi bộ Nội vụ dự tính yêu cầu cấp thứ trưởng, mà trong số
đó hẳn có không ít tiến sĩ, phải có một trình độ ngoại ngữ kha khá thì
nhiều người thấy ngay là chuyện không tưởng, là làm khó nhau. (Thật ra,
bình thường, khi tốt nghiệp đại học và trước khi bước vào quan trường,
các ứng viên đã phải làm chủ tương đối một ngoại ngữ chứ không phải sau
khi làm quan chức rồi mới cho đi học bổ sung ngoại ngữ bằng tiền ngân
sách).
Trước những hệ luỵ mà trào lưu “tiến sĩ hoá” đã gây ra cho chính nền giáo dục, cho chất lượng nhân sự và bộ máy quản lý nhà nước, cho đạo đức xã hội (nạn chạy chọt bằng cấp, nạn đạo văn, nạn gian dối bằng cấp…), trước tình hình chất lượng giáo dục cao đẳng và đại học sa sút, yếu kém như hiện nay, đã đến lúc bộ máy giáo dục, bộ máy nhà nước và xã hội chấm dứt căn bệnh tự lừa dối nhau và lừa dối chính mình. Hãy trở về với giá trị thực, thôi gắn bằng cấp với chức danh quản lý nhà nước, đề ra những điều kiện tuyển dụng chức danh quản lý mà bằng cấp chỉ có ý nghĩa tham khảo và thay vào đó là tiêu chuẩn cho phép đánh giá khả năng thực sự của ứng viên. Trong khi đó thì ngành giáo dục cần siết chặt điều kiện đào tạo tiến sĩ, siết chặt việc quản lý chất lượng tấm bằng tiến sĩ để những người được cấp bằng không phải là những tiến sĩ giấy, với những luận án nghiên cứu vô bổ, không có phát kiến gì mới, không đóng góp được gì về học thuật hoặc giải pháp cho thực tiễn. Điều đó lại chỉ có thể thực hiện trong một nỗ lực chung cải cách tận gốc nền giáo dục, vốn đòi hỏi không chỉ trí tuệ mà cả ý chí chính trị lớn, khi mà những yếu kém của nền giáo dục đã tồn tại quá lâu.
Và xã hội chúng ta nói chung hãy thôi sùng bái bằng cấp, thay vào đó là nhìn vào trí tuệ thực sự, nhìn vào khả năng xử lý công việc, xử lý những vấn đề của cuộc sống của mỗi con người.
Theo Người Đô Thị
Trước những hệ luỵ mà trào lưu “tiến sĩ hoá” đã gây ra cho chính nền giáo dục, cho chất lượng nhân sự và bộ máy quản lý nhà nước, cho đạo đức xã hội (nạn chạy chọt bằng cấp, nạn đạo văn, nạn gian dối bằng cấp…), trước tình hình chất lượng giáo dục cao đẳng và đại học sa sút, yếu kém như hiện nay, đã đến lúc bộ máy giáo dục, bộ máy nhà nước và xã hội chấm dứt căn bệnh tự lừa dối nhau và lừa dối chính mình. Hãy trở về với giá trị thực, thôi gắn bằng cấp với chức danh quản lý nhà nước, đề ra những điều kiện tuyển dụng chức danh quản lý mà bằng cấp chỉ có ý nghĩa tham khảo và thay vào đó là tiêu chuẩn cho phép đánh giá khả năng thực sự của ứng viên. Trong khi đó thì ngành giáo dục cần siết chặt điều kiện đào tạo tiến sĩ, siết chặt việc quản lý chất lượng tấm bằng tiến sĩ để những người được cấp bằng không phải là những tiến sĩ giấy, với những luận án nghiên cứu vô bổ, không có phát kiến gì mới, không đóng góp được gì về học thuật hoặc giải pháp cho thực tiễn. Điều đó lại chỉ có thể thực hiện trong một nỗ lực chung cải cách tận gốc nền giáo dục, vốn đòi hỏi không chỉ trí tuệ mà cả ý chí chính trị lớn, khi mà những yếu kém của nền giáo dục đã tồn tại quá lâu.
Và xã hội chúng ta nói chung hãy thôi sùng bái bằng cấp, thay vào đó là nhìn vào trí tuệ thực sự, nhìn vào khả năng xử lý công việc, xử lý những vấn đề của cuộc sống của mỗi con người.
Theo Người Đô Thị