Đoạn Đường Chiến Binh
Yêu Màu Áo Trận
Yêu Màu Áo Trận
*** *** Mới đó mà đã trên ba mươi năm trôi qua, biết bao đổi thay trên quê hương khốn khổ của Liên. Cha mẹ Trí đã vĩnh viễn nằm yên trong lòng đất. Anh Hai của chàng đã đi tu. Liên và gia đình được anh Việt bảo lãnh qua Canada, một xứ sở tự do. Vùng đất xanh mát xinh tươi vào xuân, đẹp rực rỡ vào hạ, vô cùng lãng mạn vào thu, nhưng thật gía lạnh vào những ngày đông đến. Vùng đất được mọi người âu yếm gọi “ Đất lạnh tình nồng”. Dù sống trong một đất nước tự do, vật chất đầy đu, thế nhưng Liên mãi hoài không quên được Đà Lạt quê hương nàng. Tình yêu với người lính mũ nâu ngày nào vẫn in sâu trong lòng cô gái. Liên không lấy chồng, nàng chọn cuộc sống êm đềm của một cô giáo tỉnh nhỏ, yêu thương và chăm sóc các học sinh như yêu chính con mình. Vào mỗi năm, đến tháng tư buồn, Liên lặng lẽ đến giáo đường, đốt cho người yêu một ngọn nến... thắp sáng niềm tin. Trí đang ở một nơi thật yên bình, thật hạnh phúc. Tân Sơn Hòa chuyểnForget me not Dalat
- Anh nghĩ, em nên gác chuyện tình cảm lại, lo học trước đã. Sang năm thi tú tài rồi.
Anh chặc lưỡi nói thêm:
- “Biết vậy anh không cho nó lên đây.”
Liên ôm vai anh nũng nịu:
- Bộ anh không thấy anh Trí thật hiền, đẹp trai và thật oai hùng, quả cảm sao? Đáng lý anh phải khuyến khích em phải yêu anh ấy nhiều hơn, quan tâm anh ấy nhiều hơn. Để anh ấy vững tin chiến đấu nơi sa trường, mang yên vui, thanh bình cho hậu tuyến. Đúng không anh?
Anh Hai kí đầu Liên rồi xuống giọng:
- Chịu thua cô bé rồi! Nhớ là không được chểnh mảng việc học đó nghe!
Mơ màng ...Liên hồi tưởng lại buổi đầu gặp Trí. Hôm ấy, sau buổi tan trường, chờ̀ hoài không thấy anh Hai đến đón, Liên lững thững đi về một mình, ôm trong tay chiếc cặp đầy ắp sách vở̉. Vưà đi Liên vừa càu nhàu:
- “Tức thật, để về nhà anh biết với em”.
Đang thẫn thờ lê bước, bỗng “xịch” một chiếc xe Honda đậu sát cạnh. Một giọng nam thật ấm áp, ngọt ngào cất lên:
- Cô bé ơi! Sao em mang nặng dzậy. Lên đây anh đưa em về nè!
Ngước mắt nhìn lên: “ Ồ, một anh lính mới về thành phố ”. Nước da anh sạm đen, đôi mắt thật sâu. Bộ đồ rằn ri anh bận cùng chiếc mũ nâu. Liên biết ngay là lính biệt động. Liên nguýt dài không trả lời, nàng thầm nghĩ: “Lại cái mửng của mấy chàng đi theo tán tỉnh, lúc nào cũng đòi chở về nhà. Đừng có mà mơ bạn ơi...”. Chàng trai vẫn lẽo đẽo theo sau:
- Cô bé Liên ơi. Cô có biết anh Việt không?
- Uả sao anh lại biết tên em, lại biết cả tên anh Việt nữa? Liên giật mình.
Anh bật cười:
- Nãy giờ chọc bé thôi. Anh là Trí, bạn của anh Việt nè. Anh Việt sai anh đi đón em. Anh đã cố ý mặc áo lính thế này mà em không nhận ra anh sao?
- Xin lỗi anh, em tưởng cuối tháng anh mới lên chứ. Thêm nữa hình anh chụp chung với anh Việt đâu giống anh lúc này! Trí không trả lời, hối Liên lên xe. Anh ra lịnh:
- Ôm chặt eo anh đi. Lính quen phóng xe nhanh lắm đấy.
Liên lẩm bẩm: “Thật đáng ghét. Chưa chi đã muốn bắt nạt mình rồi.”
Trí là bạn thân của anh Hai. Hai người quen nhau lúc anh Hai về Sài gòn học hai năm cuối ở Võ Trường Toản. Đậu tú́ tài toàn, anh trở lại Đàlạt học Chính trị kinh doanh. Anh Trí cũng thi đậu nhưng lại xin vào trường Sỹ Quan Thủ Đức, mặc dù anh có đủ điều kiện hoãn dịch vì̀ lý do gia cảnh (nhà anh chỉ có hai người con trai, anh của Trí lại là Thương phế binh). Sau những tháng miệt mài ở Quân trường, mãn khoá học, anh gia nhập binh chủng Biệt Động, phục vụ Tiểu đoàn 43BĐQ. Ra trường nhằm lúc chiến trường trở nên khốc liệt ở khắp mọi nơi. Là binh chủng thiện chiến, anh hành quân liên miên, cả năm trời mới được phép thường niên. Cầm giấy phép trong tay là anh tức tốc về Cần Thơ thăm nhà̀ hai hôm. Sau đó mua vé đáp xe về Sài gòn, rồi đi thẳng lên Đàlạt thăm gia đình Liên, thăm Thành phố sương mù mà anh thường ao ước được thăm viếng. Anh đã được gia đình Liên ưu ái dành tình cảm thân thiết như cật ruột. Ba má Liên xem anh như anh Việt. Má nấu những món ăn ngon đãi đằng, quan tâm chăm sóc anh như chăm sóc đứa con ở xa mới về thăm cha mẹ. Ngày ngày, Trí thế bạn đến trường đón Liên sau giờ tan học. Cuối tuần cả nhà̀ tổ chức đi picnic, đi thăm những thắng cảnh của Đàlạt. Chàng trai Biệt động thấy mình ngẩn ngơ với thiên nhiên xinh đẹp bao quanh mình, với tình cảm gắn bó thân thương của gia đình bạn và nhất là... Trí đã chẳng đặng đừng nghĩ đến cô bé Liên liến khỉ, xinh xinh, má hồng duyên dáng. Cô đã hớp hồn anh tự lúc nào mà anh chẳng biết. Riêng Liên, cũng thấy tim mình rung động bởi chàng lính chiến ấy.
Hai tuần phép qua thật nhanh. Trí trở̉ về đơn vị mang theo mối tình chớm nở với cô nữ̃ sinh xứ́ hoa đào. Những ngày phép ở Đà Lạt là những tháng ngày hạnh phúc nhất của anh. Anh thấy nhớ nhung, vương vấn thật nhiều. Nhưng đời lính rày đây mai đó, ngày đêm anh bận rộn hành quân, truy sát giặc. Bước chân trải dài từ Vĩnh Xương, qua Tịnh Biên, Ba Chúc.... Dù bận rộn liên miên anh vẫn không quên thư đều cho Liên. Quà anh tặng nàng là những cánh hoa xinh, anh hái và ép được trong những lần hành quân. Anh gỡ cả phù hiệu có hình con cọp nhe hàm răng mười ba cái nhọn hoắt gởi tặng nàng. Anh viết: “Gởi cho em tấm phù hiệu của binh chủng anh đó. Biết không? Anh dữ ghê lắm!... và̀ cũng ghen vô cùng!.. Nhớ́ đừng quen ai ngoài anh nghe em!!”
Liên thương yêu anh, trân trọng gìn giữ̃ những gì Trí trao tặng. Thơ anh đến, Liên cất vào một chiếc hộp thật xinh, lúc nhớ́ anh nàng lấy ra đọc lại. Cuộc chiến càng ngày càng sôi động, anh càng bận rộn hành quân. Nghe tên những địa danh anh đi qua, Liên cảm thấy như đã̃ biết từ̀ lâu, nghe quá thân thương , gần gũi. Nàng không bỏ sót một buổi phát thanh nào của binh chủng Biệt động. Nàng chờ đón giờ phát thanh mỗi tối thứ năm như mong đợi thơ anh. Liên buồn vui theo từng giờ, theo dõi... những bước chân của đồng đội anh, những người lính mũ nâu oai hùng trên khắp nẻo đường đất nước. Bộ áo trận rằn ri bạc màu hoặc chiếc mũ nâu... nào đó lạc về thành phố, Liên cũng thấy rộn ràng vui... Thương yêu anh, Liên càng ráng học hành, ráng giữ nụ cười tươi để ba mẹ khỏi lo âu. Nhưng đêm từng đêm, Liên trăn trở nghĩ đến người yêu đang băng rừng lội suối, đang giữ chặt tay súng ở một góc rừng, một con suối, một thôn xóm xa xôi nào đó để cho mọi người có được một giấc ngủ yên lành. Liên thấy yêu những người lính vô hạn.
Cuộc sống của Liên càng có ý nghĩa hơn. Liên đã̃ cùng bạn bè thường xuyên đến bịnh viện thăm những thương bệnh binh, xoa dịu nỗi đau thương, mất mát của các anh. Cũng chính nhờ vậy Liên thấy nguôi ngoai nỗi nhớ người yêu thật nhiều.
Tối 31 tháng 3….1975
Những tiếng nổ dữ dội phát ra từ Trường Võ Bị. Ai cũng nghĩ là kho đạn nổ... Mãi đến sáng ngày hôm sau vẫn còn rải rác những tiếng nổ xen lẫn những tiếng súng đó đây. Một số dân chúng vẫn tiếp tục chạy theo hướng Phan Rang. Thành phố ở lại không người làm chủ hỗn loạn, cướp bóc nổi lên khắp nơi. Bọn du thử du thực xách súng chạy đến những ngôi nhà vắng người, bắn phá cửa khóa, chạy vào hôi của. Liên sợ hãi thu mình trong phòng cầu nguyện cho bọn ác ôn đừng đến nhà nàng, cho Anh Việt và các bạn đi đường bình yên, cho Trí đừng gặp những bất trắc...
Chiều ngày một tháng tư quân Bắc Việt mới đến thành phố, từ̀ đó Đàlạt hoàn toàn lọt vào tay Cộng sản. Những ngày sau đó, Liên mất hẳn liên lạc với Anh Việt, với Trí... Tháng tư năm bảy lăm, chấm dứt đời lính của Trí, của các bạn đồng ngũ, của những người đồng chung chiến tuyến. Biết bao chiến sĩ đã bỏ mình trên khắp chiến trường, cố gắng chận lại bước chân của quân miền Bắc. Một số vượt biển ra đi, đa số bị dồn vào trại cải tạo. Trí của nàng đã bặt vô âm tín. Liên tìm về cả những nơi chàng đóng quân xưa, tất cả đều đổi thay. Tìm về Cần Thơ, song thân anh cho biết, ngày Sài gòn thất thủ cũng là ngày cuối cùng gặp mặt đứa con yêu. Anh đã từ đơn vị trở về chào cha mẹ ra đi không hẹn ngày trở lại... Bà khóc mếu máo kể:
- Nó về vội vàng rồi đi ngay. Không hề nói cho Bác biết là nó đi đâu. Có thể nó đã bị bắt đi học tập hoặc có thể bỏ nước ra đi, hoặc nằm bụi nằm bờ đâu đó!
Mẹ Trí trao cho nàng xấp thơ của Tri. Liên đau buồn nhận, đúng hơn đó là những dòng nhật kỷ́ anh viết cho nàng trong những ngày miền Nam sắp mất.
Ngày 1 tháng 4
Nghe tin Đalạt rơi vào tay Cộng sản, mình cảm thấy nhói buốt buồng tim. Không biết cô bé của mình sẽ ra sao đây hở? Làm sao em chịu đựng những bước chân cuồng bạo của bọn vô thần? Em yêu ơi! Em có theo đoàn người di tản hay vẫn bịn rịn gắn bó với nhà, với làng xóm em yêu, với Đa lạt mà em tự hào xinh đẹp, nên thơ nhất thế giới nên em không nỡ bỏ đi? Đừng nghe em! Hãy mạnh dạn ra đi. Hãy nhớ cho là có anh nơi này đang ngóng đợi.
Ngày 15 tháng 4
Chuẩn uý Lợi vừa trở về đơn vị cho biết, anh ấy đã đến gặp em hôm hai mươi sáu tháng ba, chuyển lời của anh là bất kể thế nào cũng phải di tản, nhưng em và gia đình chần chờ chưa quyết định. Anh thấy buồn làm sao. Em còn có lý do gì để mà chần chờ hả em? Lợi kể cho Anh nghe những gian truân của ảnh khi đưa được cha già và hai người em nhỏ theo đường đèo Ngoạn Mục, xuống Sông Pha. Đoàn xe quá tải rồng rắn nối đuôi nhau qua đèo Ngoạn Mục. Mọi người chen chúc trên những chiếc xe hàng chật hẹp, có người leo cả lên mui xe. Biết bao hiểm nguy trên đường chạy giặc. Xe chở nặng, đi qua đèo với độ nghiêng thấy mà khiếp. Chỉ cần trật tay là có thể rớt xuống đèo như chơi. Xuống được Phan Rang, Lợi và gia đình phải đi thuyền thúng ra tàu lớn mới về được Vũng Tàu, và sau hơn nửa tháng mới trình diện đơn vị. Giờ đây, nơi anh đóng quân tình hình rất yên tĩnh, hổm rày VC đã ngưng pháo kích. Anh không hiểu sự yên tĩnh khác thường này có hứa hẹn một trận đánh ác liệt sẽ xảy ra hay không nhưng dù sao bọn anh vẫn trong tư thế sẵn sàng ứng chiến... Không biết em giờ này ra sao? Theo dõi Đài phát thanh, báo chí hàng ngày... Anh đang lo cho em lắm, em biết không?
Ngày 18 tháng 4
Lá thư em gởi cho anh vào ngày một tháng ba, không biết nó đã đi lang thang đâu giờ mới đến. Anh rất vui dù em viết ngắn quá. Đó là thư em hứa hẹn sẽ về thăm anh. Anh biết anh sẽ không thể nào được đón em trong vòng tay thương yêu này, nhưng anh vẫn hy vọng tình thế thay đổi. Sẽ có biến chuyển. Anh hy vọng và cứ hy vọng. Nơi đây anh vẫn ghì chặt tay súng... chờ quân địch đến. Anh và đồng đội đang sẵn sàng...
Ngày 30 tháng 4
Mấy ngày này liên tiếp thay đổi những vị lãnh đạo Quốc gia, Ông TVH rồi đến DVM. Trên làn sóng điện nghe DVM tuyên bố đầu hàng. Lời tuyên bố như một phát súng bức tử. Thế là hết! Việt Nam Cộng Hòa đã bị cáo chung. Một quân đội thiện chiến, anh hùng phải tan rã... Trời ơi! Anh phải làm gì đây?
Tha lỗi cho Anh. Anh không thể chờ em được nữa ... Có thể vĩnh viễn không còn gặp em yêu. Tha lỗi cho anh với những lời hứa mà anh không thể thực hiện được. Lúc nào, và mãi mãi anh vẫn yêu em... Chú cọp của em có lẽ phải xa bầy rồi Liên ạ....
http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/munauso20.htm
Bàn ra tán vào (0)
Yêu Màu Áo Trận
Yêu Màu Áo Trận
*** *** Mới đó mà đã trên ba mươi năm trôi qua, biết bao đổi thay trên quê hương khốn khổ của Liên. Cha mẹ Trí đã vĩnh viễn nằm yên trong lòng đất. Anh Hai của chàng đã đi tu. Liên và gia đình được anh Việt bảo lãnh qua Canada, một xứ sở tự do. Vùng đất xanh mát xinh tươi vào xuân, đẹp rực rỡ vào hạ, vô cùng lãng mạn vào thu, nhưng thật gía lạnh vào những ngày đông đến. Vùng đất được mọi người âu yếm gọi “ Đất lạnh tình nồng”. Dù sống trong một đất nước tự do, vật chất đầy đu, thế nhưng Liên mãi hoài không quên được Đà Lạt quê hương nàng. Tình yêu với người lính mũ nâu ngày nào vẫn in sâu trong lòng cô gái. Liên không lấy chồng, nàng chọn cuộc sống êm đềm của một cô giáo tỉnh nhỏ, yêu thương và chăm sóc các học sinh như yêu chính con mình. Vào mỗi năm, đến tháng tư buồn, Liên lặng lẽ đến giáo đường, đốt cho người yêu một ngọn nến... thắp sáng niềm tin. Trí đang ở một nơi thật yên bình, thật hạnh phúc. Tân Sơn Hòa chuyểnForget me not Dalat
- Anh nghĩ, em nên gác chuyện tình cảm lại, lo học trước đã. Sang năm thi tú tài rồi.
Anh chặc lưỡi nói thêm:
- “Biết vậy anh không cho nó lên đây.”
Liên ôm vai anh nũng nịu:
- Bộ anh không thấy anh Trí thật hiền, đẹp trai và thật oai hùng, quả cảm sao? Đáng lý anh phải khuyến khích em phải yêu anh ấy nhiều hơn, quan tâm anh ấy nhiều hơn. Để anh ấy vững tin chiến đấu nơi sa trường, mang yên vui, thanh bình cho hậu tuyến. Đúng không anh?
Anh Hai kí đầu Liên rồi xuống giọng:
- Chịu thua cô bé rồi! Nhớ là không được chểnh mảng việc học đó nghe!
Mơ màng ...Liên hồi tưởng lại buổi đầu gặp Trí. Hôm ấy, sau buổi tan trường, chờ̀ hoài không thấy anh Hai đến đón, Liên lững thững đi về một mình, ôm trong tay chiếc cặp đầy ắp sách vở̉. Vưà đi Liên vừa càu nhàu:
- “Tức thật, để về nhà anh biết với em”.
Đang thẫn thờ lê bước, bỗng “xịch” một chiếc xe Honda đậu sát cạnh. Một giọng nam thật ấm áp, ngọt ngào cất lên:
- Cô bé ơi! Sao em mang nặng dzậy. Lên đây anh đưa em về nè!
Ngước mắt nhìn lên: “ Ồ, một anh lính mới về thành phố ”. Nước da anh sạm đen, đôi mắt thật sâu. Bộ đồ rằn ri anh bận cùng chiếc mũ nâu. Liên biết ngay là lính biệt động. Liên nguýt dài không trả lời, nàng thầm nghĩ: “Lại cái mửng của mấy chàng đi theo tán tỉnh, lúc nào cũng đòi chở về nhà. Đừng có mà mơ bạn ơi...”. Chàng trai vẫn lẽo đẽo theo sau:
- Cô bé Liên ơi. Cô có biết anh Việt không?
- Uả sao anh lại biết tên em, lại biết cả tên anh Việt nữa? Liên giật mình.
Anh bật cười:
- Nãy giờ chọc bé thôi. Anh là Trí, bạn của anh Việt nè. Anh Việt sai anh đi đón em. Anh đã cố ý mặc áo lính thế này mà em không nhận ra anh sao?
- Xin lỗi anh, em tưởng cuối tháng anh mới lên chứ. Thêm nữa hình anh chụp chung với anh Việt đâu giống anh lúc này! Trí không trả lời, hối Liên lên xe. Anh ra lịnh:
- Ôm chặt eo anh đi. Lính quen phóng xe nhanh lắm đấy.
Liên lẩm bẩm: “Thật đáng ghét. Chưa chi đã muốn bắt nạt mình rồi.”
Trí là bạn thân của anh Hai. Hai người quen nhau lúc anh Hai về Sài gòn học hai năm cuối ở Võ Trường Toản. Đậu tú́ tài toàn, anh trở lại Đàlạt học Chính trị kinh doanh. Anh Trí cũng thi đậu nhưng lại xin vào trường Sỹ Quan Thủ Đức, mặc dù anh có đủ điều kiện hoãn dịch vì̀ lý do gia cảnh (nhà anh chỉ có hai người con trai, anh của Trí lại là Thương phế binh). Sau những tháng miệt mài ở Quân trường, mãn khoá học, anh gia nhập binh chủng Biệt Động, phục vụ Tiểu đoàn 43BĐQ. Ra trường nhằm lúc chiến trường trở nên khốc liệt ở khắp mọi nơi. Là binh chủng thiện chiến, anh hành quân liên miên, cả năm trời mới được phép thường niên. Cầm giấy phép trong tay là anh tức tốc về Cần Thơ thăm nhà̀ hai hôm. Sau đó mua vé đáp xe về Sài gòn, rồi đi thẳng lên Đàlạt thăm gia đình Liên, thăm Thành phố sương mù mà anh thường ao ước được thăm viếng. Anh đã được gia đình Liên ưu ái dành tình cảm thân thiết như cật ruột. Ba má Liên xem anh như anh Việt. Má nấu những món ăn ngon đãi đằng, quan tâm chăm sóc anh như chăm sóc đứa con ở xa mới về thăm cha mẹ. Ngày ngày, Trí thế bạn đến trường đón Liên sau giờ tan học. Cuối tuần cả nhà̀ tổ chức đi picnic, đi thăm những thắng cảnh của Đàlạt. Chàng trai Biệt động thấy mình ngẩn ngơ với thiên nhiên xinh đẹp bao quanh mình, với tình cảm gắn bó thân thương của gia đình bạn và nhất là... Trí đã chẳng đặng đừng nghĩ đến cô bé Liên liến khỉ, xinh xinh, má hồng duyên dáng. Cô đã hớp hồn anh tự lúc nào mà anh chẳng biết. Riêng Liên, cũng thấy tim mình rung động bởi chàng lính chiến ấy.
Hai tuần phép qua thật nhanh. Trí trở̉ về đơn vị mang theo mối tình chớm nở với cô nữ̃ sinh xứ́ hoa đào. Những ngày phép ở Đà Lạt là những tháng ngày hạnh phúc nhất của anh. Anh thấy nhớ nhung, vương vấn thật nhiều. Nhưng đời lính rày đây mai đó, ngày đêm anh bận rộn hành quân, truy sát giặc. Bước chân trải dài từ Vĩnh Xương, qua Tịnh Biên, Ba Chúc.... Dù bận rộn liên miên anh vẫn không quên thư đều cho Liên. Quà anh tặng nàng là những cánh hoa xinh, anh hái và ép được trong những lần hành quân. Anh gỡ cả phù hiệu có hình con cọp nhe hàm răng mười ba cái nhọn hoắt gởi tặng nàng. Anh viết: “Gởi cho em tấm phù hiệu của binh chủng anh đó. Biết không? Anh dữ ghê lắm!... và̀ cũng ghen vô cùng!.. Nhớ́ đừng quen ai ngoài anh nghe em!!”
Liên thương yêu anh, trân trọng gìn giữ̃ những gì Trí trao tặng. Thơ anh đến, Liên cất vào một chiếc hộp thật xinh, lúc nhớ́ anh nàng lấy ra đọc lại. Cuộc chiến càng ngày càng sôi động, anh càng bận rộn hành quân. Nghe tên những địa danh anh đi qua, Liên cảm thấy như đã̃ biết từ̀ lâu, nghe quá thân thương , gần gũi. Nàng không bỏ sót một buổi phát thanh nào của binh chủng Biệt động. Nàng chờ đón giờ phát thanh mỗi tối thứ năm như mong đợi thơ anh. Liên buồn vui theo từng giờ, theo dõi... những bước chân của đồng đội anh, những người lính mũ nâu oai hùng trên khắp nẻo đường đất nước. Bộ áo trận rằn ri bạc màu hoặc chiếc mũ nâu... nào đó lạc về thành phố, Liên cũng thấy rộn ràng vui... Thương yêu anh, Liên càng ráng học hành, ráng giữ nụ cười tươi để ba mẹ khỏi lo âu. Nhưng đêm từng đêm, Liên trăn trở nghĩ đến người yêu đang băng rừng lội suối, đang giữ chặt tay súng ở một góc rừng, một con suối, một thôn xóm xa xôi nào đó để cho mọi người có được một giấc ngủ yên lành. Liên thấy yêu những người lính vô hạn.
Cuộc sống của Liên càng có ý nghĩa hơn. Liên đã̃ cùng bạn bè thường xuyên đến bịnh viện thăm những thương bệnh binh, xoa dịu nỗi đau thương, mất mát của các anh. Cũng chính nhờ vậy Liên thấy nguôi ngoai nỗi nhớ người yêu thật nhiều.
Tối 31 tháng 3….1975
Những tiếng nổ dữ dội phát ra từ Trường Võ Bị. Ai cũng nghĩ là kho đạn nổ... Mãi đến sáng ngày hôm sau vẫn còn rải rác những tiếng nổ xen lẫn những tiếng súng đó đây. Một số dân chúng vẫn tiếp tục chạy theo hướng Phan Rang. Thành phố ở lại không người làm chủ hỗn loạn, cướp bóc nổi lên khắp nơi. Bọn du thử du thực xách súng chạy đến những ngôi nhà vắng người, bắn phá cửa khóa, chạy vào hôi của. Liên sợ hãi thu mình trong phòng cầu nguyện cho bọn ác ôn đừng đến nhà nàng, cho Anh Việt và các bạn đi đường bình yên, cho Trí đừng gặp những bất trắc...
Chiều ngày một tháng tư quân Bắc Việt mới đến thành phố, từ̀ đó Đàlạt hoàn toàn lọt vào tay Cộng sản. Những ngày sau đó, Liên mất hẳn liên lạc với Anh Việt, với Trí... Tháng tư năm bảy lăm, chấm dứt đời lính của Trí, của các bạn đồng ngũ, của những người đồng chung chiến tuyến. Biết bao chiến sĩ đã bỏ mình trên khắp chiến trường, cố gắng chận lại bước chân của quân miền Bắc. Một số vượt biển ra đi, đa số bị dồn vào trại cải tạo. Trí của nàng đã bặt vô âm tín. Liên tìm về cả những nơi chàng đóng quân xưa, tất cả đều đổi thay. Tìm về Cần Thơ, song thân anh cho biết, ngày Sài gòn thất thủ cũng là ngày cuối cùng gặp mặt đứa con yêu. Anh đã từ đơn vị trở về chào cha mẹ ra đi không hẹn ngày trở lại... Bà khóc mếu máo kể:
- Nó về vội vàng rồi đi ngay. Không hề nói cho Bác biết là nó đi đâu. Có thể nó đã bị bắt đi học tập hoặc có thể bỏ nước ra đi, hoặc nằm bụi nằm bờ đâu đó!
Mẹ Trí trao cho nàng xấp thơ của Tri. Liên đau buồn nhận, đúng hơn đó là những dòng nhật kỷ́ anh viết cho nàng trong những ngày miền Nam sắp mất.
Ngày 1 tháng 4
Nghe tin Đalạt rơi vào tay Cộng sản, mình cảm thấy nhói buốt buồng tim. Không biết cô bé của mình sẽ ra sao đây hở? Làm sao em chịu đựng những bước chân cuồng bạo của bọn vô thần? Em yêu ơi! Em có theo đoàn người di tản hay vẫn bịn rịn gắn bó với nhà, với làng xóm em yêu, với Đa lạt mà em tự hào xinh đẹp, nên thơ nhất thế giới nên em không nỡ bỏ đi? Đừng nghe em! Hãy mạnh dạn ra đi. Hãy nhớ cho là có anh nơi này đang ngóng đợi.
Ngày 15 tháng 4
Chuẩn uý Lợi vừa trở về đơn vị cho biết, anh ấy đã đến gặp em hôm hai mươi sáu tháng ba, chuyển lời của anh là bất kể thế nào cũng phải di tản, nhưng em và gia đình chần chờ chưa quyết định. Anh thấy buồn làm sao. Em còn có lý do gì để mà chần chờ hả em? Lợi kể cho Anh nghe những gian truân của ảnh khi đưa được cha già và hai người em nhỏ theo đường đèo Ngoạn Mục, xuống Sông Pha. Đoàn xe quá tải rồng rắn nối đuôi nhau qua đèo Ngoạn Mục. Mọi người chen chúc trên những chiếc xe hàng chật hẹp, có người leo cả lên mui xe. Biết bao hiểm nguy trên đường chạy giặc. Xe chở nặng, đi qua đèo với độ nghiêng thấy mà khiếp. Chỉ cần trật tay là có thể rớt xuống đèo như chơi. Xuống được Phan Rang, Lợi và gia đình phải đi thuyền thúng ra tàu lớn mới về được Vũng Tàu, và sau hơn nửa tháng mới trình diện đơn vị. Giờ đây, nơi anh đóng quân tình hình rất yên tĩnh, hổm rày VC đã ngưng pháo kích. Anh không hiểu sự yên tĩnh khác thường này có hứa hẹn một trận đánh ác liệt sẽ xảy ra hay không nhưng dù sao bọn anh vẫn trong tư thế sẵn sàng ứng chiến... Không biết em giờ này ra sao? Theo dõi Đài phát thanh, báo chí hàng ngày... Anh đang lo cho em lắm, em biết không?
Ngày 18 tháng 4
Lá thư em gởi cho anh vào ngày một tháng ba, không biết nó đã đi lang thang đâu giờ mới đến. Anh rất vui dù em viết ngắn quá. Đó là thư em hứa hẹn sẽ về thăm anh. Anh biết anh sẽ không thể nào được đón em trong vòng tay thương yêu này, nhưng anh vẫn hy vọng tình thế thay đổi. Sẽ có biến chuyển. Anh hy vọng và cứ hy vọng. Nơi đây anh vẫn ghì chặt tay súng... chờ quân địch đến. Anh và đồng đội đang sẵn sàng...
Ngày 30 tháng 4
Mấy ngày này liên tiếp thay đổi những vị lãnh đạo Quốc gia, Ông TVH rồi đến DVM. Trên làn sóng điện nghe DVM tuyên bố đầu hàng. Lời tuyên bố như một phát súng bức tử. Thế là hết! Việt Nam Cộng Hòa đã bị cáo chung. Một quân đội thiện chiến, anh hùng phải tan rã... Trời ơi! Anh phải làm gì đây?
Tha lỗi cho Anh. Anh không thể chờ em được nữa ... Có thể vĩnh viễn không còn gặp em yêu. Tha lỗi cho anh với những lời hứa mà anh không thể thực hiện được. Lúc nào, và mãi mãi anh vẫn yêu em... Chú cọp của em có lẽ phải xa bầy rồi Liên ạ....
http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/munauso20.htm