Thân Hữu Tiếp Tay...
Ðộc thiện kỳ thân _Nguyễn Xuân Nghĩa
“Các nền văn minh không biến mất trên mặt địa cầu vì bị tiêu diệt mà vì tự sát”. Sử gia Arnold Toynbee người Anh đã phán như vậy. Nhân dịp Giáng Sinh, hãy thử nhìn vào một khía cạnh tự sát của các nước dân chủ Tây phương qua chuyện... sinh đẻ.
Ngày 29 tháng 11 vừa qua, trung tâm Pew Research Center công bố một phúc trình trong loạt nghiên cứu về trào lưu xã hội và dân số, dưới một tiêu đề bắt mắt: “Tỷ lệ sinh đẻ tại Mỹ sụt tới mức kỷ lục: Sút giảm mạnh nhất là trong thành phần di dân”. Ðại để là tỷ lệ sinh sản của phụ nữ Hoa Kỳ trong tuổi sinh con đã giảm trong những năm qua, nhất là từ năm 2007, và giảm đến mức kỷ lục, kể cả trong thành phần phụ nữ Mỹ sinh đẻ ở nước ngoài, một định nghĩa khác của di dân. Nhìn trong ngắn hạn và tập trung vào khía cạnh kinh tế, người ta có thể giải thích rằng nạn tổng suy trầm 2008-2009 và khó khăn kinh tế từ năm năm vừa qua đã khiến dân Mỹ ngần ngại đẻ con và thành phần di dân xưa nay vẫn sinh đẻ nhiều hơn cả cũng giảm mạnh nhất. Nhìn trong trường kỳ và ra khỏi khuôn khổ kinh tế thì Hoa Kỳ đang gặp xu hướng sút giảm dân số rất đáng ngại. Trước cái tin hấp dẫn đó, nhiều nhà bình luận bèn nhập cuộc từ cả hai góc trái phải của võ đài. Thí dụ như Ross Douthat, một chủ biên của tạp chí The Atlantic, đã rất đao thớt như tên gọi mà viết trên tờ New York Times rằng sự suy đồi văn hóa và nếp sống chỉ vì lạc thú riêng tư khiến người Mỹ chúng ta quên hẳn những hy sinh căn bản đã tạo dựng ra nền văn minh này. Một trong những hy sinh đó tất nhiên là lập gia đình, sinh đẻ và nuôi nấng con cái để còn duy trì sự sống cho cả xã hội và quốc gia. Từ góc trái của cuộc đấu khẩu, nàng Amanda Marcotte thấy ngứa và phản pháo trên báo điện tử Slate.com. Rằng “người Mỹ” đây ám chỉ phụ nữ. Nổi tiếng là đấu tranh cho nữ quyền, nàng Amanda này quạt lại phe bảo thủ là chỉ muốn ghìm phụ nữ vào cái khung cổ hủ của quá khứ, là ở nhà và đẻ con, chứ không cho họ tranh đua với nam giới tại hãng sở... Biên tập viên Jamelle Bouie của tạp chí thiên tả The American Prospect bèn nhảy vào phụ họa: Ðấy là thái độ kỳ thị phụ nữ và phản tiến hóa! Ðịnh nghĩa tuyệt vời của chữ tiến hóa. Người viết này phải đọc ngần ấy lập luận và nhớ đến một lời thuyết giảng của... Ðức Ðạt Lai Lạt Ma. Tháng 3 năm 2007, ngài nói với dân Tây Tạng, cho nước Tây Tạng: “Nếu ai ai cũng chỉ muốn đi tu thì dân số Tây Tạng sẽ giảm và nền văn hóa Tây Tạng bị đe dọa”. Cách nhìn thực tế của bậc chân tu thánh thiện này khiến chúng ta suy ngẫm... Và thấy rằng sau Nhật Bản, các nước Âu Châu và cả Liên bang Nga, Hoa Kỳ cũng lại trôi vào nạn lão hóa dân số vì thành phần cao niên chiếm một tỷ trọng lớn hơn. Ðó là một vấn đề kinh tế trong trường kỳ, một thứ “định mệnh” y như địa dư hình thể. Khác với nhiều nước công nghiệp hóa, Hoa Kỳ có dân số tương đối trẻ hơn là nhờ tiếp nhận di dân, thành phần vốn dĩ có sinh suất cao hơn nên phần nào bù đắp sự sút giảm dân số của xã hội. Dân số một quốc gia sẽ giảm nếu không đạt một sinh suất (fertility rate) tối thiểu là 2.1. Diễn giải cho nôm na theo dân số học hay nhân khẩu học thì một phụ nữ trung bình phải có 2.1 đứa con để bù vào tử suất, là số người mãn phần. Sinh suất tại Mỹ hiện đã sụt tới 1.9 và còn đang sụt. Trong quá khứ, khi kinh tế suy trầm (recession, là đà tăng trưởng sút giảm trong hai quý liền, khác với suy thoái, depression, là khi không có tăng trưởng mà còn sụt mạnh trong nhiều khu vực sản xuất khác nhau), đà sinh đẻ đều giảm. Nhưng sau đó sức đẻ lại phục hồi khi kinh tế bắt lại đà tăng trưởng. Lần này, tình hình lại khác và đáng ngại hơn cả, cái vựa người trong cộng đồng di dân cũng cạn dần... Lý do thứ nhất là số di dân có giảm, nhất là trong thành phần chủ lực là di dân gốc Mễ. Lý do thứ hai là di dân đã được Mỹ hóa khá nhanh nhờ các dịch vụ ngừa thai hay giáo dục về sinh lý trong học đường. Mà Mỹ hóa là cùng chia sẻ một nhân sinh quan: Hạnh phúc không nhất thiết là qua hôn nhân, có gia đình một vợ một chồng, và có con gái... Người ta lập gia đình trễ hơn, có con trễ và ít hơn, tỷ lệ vui đời độc thân cũng cao hơn: Bằng phân nửa của xã hội... Kinh hãi nhất là ba phần tư các bà mẹ độc thân là phụ nữ da trắng. Nhưng nói vậy là oan cho nước Mỹ, cho phụ nữ Hoa Kỳ, thuốc ngừa thai, phong trào phá thai, triệt sản hoặc hôn nhân giữa người đồng tính. Ðấy là hiện tượng chung của các xã hội chúng ta gọi là tiên tiến. Tại Ðức, 30% phụ nữ cho biết là họ không muốn có con. Tại Nhật, phụ nữ ở lớp tuổi 25-29 có 60% là những người chưa từng lập gia đình, cao gấp ba tỷ lệ 20% của năm 1960. Trong toàn cõi Ðông Á đang trở thành “tân hưng”, có 25% phụ nữ đã kiên trì độc thân cho đến tuổi 50. Nghĩa là khỏi phải hy sinh lấy chồng đẻ con để lo việc truyền chủng. Ðấy là trào lưu chung của thế giới gọi là văn minh. Trung Quốc thì còn văn minh hơn thiên hạ: chính quyền chủ động thi hành quốc sách triệt sản với kế hoạch “mỗi hộ một con”. Nhờ vậy mà 40 năm sau là ngày nay, người dân chưa giàu thì đã già.... Dân số cũng lão hóa và kinh tế chưa qua mặt Hoa Kỳ như người ta dự báo thì đã bị Ấn Ðộ bắt kịp trong vài chục năm tới. Vì dân Ấn Ðộ vẫn ấn đại chứ chưa biết sùng chuộng nếp sống độc thân của người văn minh? Bốn mươi năm trước, một tổ chức chuyên trị về hốt hoảng đã báo trước mối nguy nhân mãn của nhân loại. Phúc trình “Giới hạn Tăng trưởng” của Club of Rome dạy rằng thế giới sẽ hết vàng vào năm 1981, hết thủy ngân vào năm 1987, cạn dầu vào năm 1991. Nhân loại sẽ đói vì tay làm không đủ cho hàm nhai. Trong đà hốt hoảng tập thể, phim khoa học giả tưởng “Soylent Green” còn báo động về nạn ăn thịt người vì hết lương thực! Chuyện hão huyền dớ dẩn vì ngày nay, sự thể xảy ra hoàn toàn trái ngược. Một quốc gia giàu tài nguyên như Liên bang Nga đang lụn bại dần vì dân số sút giảm: Người dân hết tin vào tương lai nên chẳng thiết có con nữa. Hạnh phúc nằm dưới đáy chai rượu đế. Các nước dân chủ Tây phương thì tìm thấy hạnh phúc ở điều khác - và có con là một cực hình. Ta nhớ đến nhận xét của Toynbee về sự tự sát của các nền văn minh. Thật ra, chẳng có nền văn minh nào lại chủ động tự sát như vậy cả. Cái thiên đường âm u của các nước dân chủ có tấm bảng chỉ đường hấp dẫn là Thượng đế đã chết. Và nền giáo dục đại chúng lẫn văn hóa tiên tiến đều quảng bá các chân lý mới, như trì hoãn thành hôn và sinh đẻ, như quyền ly dị, phá thai, hoặc bọn nhà giàu phải tài trợ chế độ bao cấp, để người người đều sướng vô tội vạ... “Sướng một mình” hay “độc thiện kỳ thân” không là một vấn đề sinh lý mà cũng là đạo lý. Với ảnh hưởng chậm rãi và sâu xa cho kinh tế. Bội chi ngân sách, thâm hụt thuế khóa, vực thẳm tài chánh?... Biết đâu chừng là ngần ấy chuyện đều xuất phát từ phòng ngủ! http://dainamaxtribune.blogspot.com/2012/12/oc-thien-ky-than.html
Ðộc thiện kỳ thân _Nguyễn Xuân Nghĩa
“Các nền văn minh không biến mất trên mặt địa cầu vì bị tiêu diệt mà vì tự sát”. Sử gia Arnold Toynbee người Anh đã phán như vậy. Nhân dịp Giáng Sinh, hãy thử nhìn vào một khía cạnh tự sát của các nước dân chủ Tây phương qua chuyện... sinh đẻ.
Ngày 29 tháng 11 vừa qua, trung tâm Pew Research Center công bố một phúc trình trong loạt nghiên cứu về trào lưu xã hội và dân số, dưới một tiêu đề bắt mắt: “Tỷ lệ sinh đẻ tại Mỹ sụt tới mức kỷ lục: Sút giảm mạnh nhất là trong thành phần di dân”. Ðại để là tỷ lệ sinh sản của phụ nữ Hoa Kỳ trong tuổi sinh con đã giảm trong những năm qua, nhất là từ năm 2007, và giảm đến mức kỷ lục, kể cả trong thành phần phụ nữ Mỹ sinh đẻ ở nước ngoài, một định nghĩa khác của di dân. Nhìn trong ngắn hạn và tập trung vào khía cạnh kinh tế, người ta có thể giải thích rằng nạn tổng suy trầm 2008-2009 và khó khăn kinh tế từ năm năm vừa qua đã khiến dân Mỹ ngần ngại đẻ con và thành phần di dân xưa nay vẫn sinh đẻ nhiều hơn cả cũng giảm mạnh nhất. Nhìn trong trường kỳ và ra khỏi khuôn khổ kinh tế thì Hoa Kỳ đang gặp xu hướng sút giảm dân số rất đáng ngại. Trước cái tin hấp dẫn đó, nhiều nhà bình luận bèn nhập cuộc từ cả hai góc trái phải của võ đài. Thí dụ như Ross Douthat, một chủ biên của tạp chí The Atlantic, đã rất đao thớt như tên gọi mà viết trên tờ New York Times rằng sự suy đồi văn hóa và nếp sống chỉ vì lạc thú riêng tư khiến người Mỹ chúng ta quên hẳn những hy sinh căn bản đã tạo dựng ra nền văn minh này. Một trong những hy sinh đó tất nhiên là lập gia đình, sinh đẻ và nuôi nấng con cái để còn duy trì sự sống cho cả xã hội và quốc gia. Từ góc trái của cuộc đấu khẩu, nàng Amanda Marcotte thấy ngứa và phản pháo trên báo điện tử Slate.com. Rằng “người Mỹ” đây ám chỉ phụ nữ. Nổi tiếng là đấu tranh cho nữ quyền, nàng Amanda này quạt lại phe bảo thủ là chỉ muốn ghìm phụ nữ vào cái khung cổ hủ của quá khứ, là ở nhà và đẻ con, chứ không cho họ tranh đua với nam giới tại hãng sở... Biên tập viên Jamelle Bouie của tạp chí thiên tả The American Prospect bèn nhảy vào phụ họa: Ðấy là thái độ kỳ thị phụ nữ và phản tiến hóa! Ðịnh nghĩa tuyệt vời của chữ tiến hóa. Người viết này phải đọc ngần ấy lập luận và nhớ đến một lời thuyết giảng của... Ðức Ðạt Lai Lạt Ma. Tháng 3 năm 2007, ngài nói với dân Tây Tạng, cho nước Tây Tạng: “Nếu ai ai cũng chỉ muốn đi tu thì dân số Tây Tạng sẽ giảm và nền văn hóa Tây Tạng bị đe dọa”. Cách nhìn thực tế của bậc chân tu thánh thiện này khiến chúng ta suy ngẫm... Và thấy rằng sau Nhật Bản, các nước Âu Châu và cả Liên bang Nga, Hoa Kỳ cũng lại trôi vào nạn lão hóa dân số vì thành phần cao niên chiếm một tỷ trọng lớn hơn. Ðó là một vấn đề kinh tế trong trường kỳ, một thứ “định mệnh” y như địa dư hình thể. Khác với nhiều nước công nghiệp hóa, Hoa Kỳ có dân số tương đối trẻ hơn là nhờ tiếp nhận di dân, thành phần vốn dĩ có sinh suất cao hơn nên phần nào bù đắp sự sút giảm dân số của xã hội. Dân số một quốc gia sẽ giảm nếu không đạt một sinh suất (fertility rate) tối thiểu là 2.1. Diễn giải cho nôm na theo dân số học hay nhân khẩu học thì một phụ nữ trung bình phải có 2.1 đứa con để bù vào tử suất, là số người mãn phần. Sinh suất tại Mỹ hiện đã sụt tới 1.9 và còn đang sụt. Trong quá khứ, khi kinh tế suy trầm (recession, là đà tăng trưởng sút giảm trong hai quý liền, khác với suy thoái, depression, là khi không có tăng trưởng mà còn sụt mạnh trong nhiều khu vực sản xuất khác nhau), đà sinh đẻ đều giảm. Nhưng sau đó sức đẻ lại phục hồi khi kinh tế bắt lại đà tăng trưởng. Lần này, tình hình lại khác và đáng ngại hơn cả, cái vựa người trong cộng đồng di dân cũng cạn dần... Lý do thứ nhất là số di dân có giảm, nhất là trong thành phần chủ lực là di dân gốc Mễ. Lý do thứ hai là di dân đã được Mỹ hóa khá nhanh nhờ các dịch vụ ngừa thai hay giáo dục về sinh lý trong học đường. Mà Mỹ hóa là cùng chia sẻ một nhân sinh quan: Hạnh phúc không nhất thiết là qua hôn nhân, có gia đình một vợ một chồng, và có con gái... Người ta lập gia đình trễ hơn, có con trễ và ít hơn, tỷ lệ vui đời độc thân cũng cao hơn: Bằng phân nửa của xã hội... Kinh hãi nhất là ba phần tư các bà mẹ độc thân là phụ nữ da trắng. Nhưng nói vậy là oan cho nước Mỹ, cho phụ nữ Hoa Kỳ, thuốc ngừa thai, phong trào phá thai, triệt sản hoặc hôn nhân giữa người đồng tính. Ðấy là hiện tượng chung của các xã hội chúng ta gọi là tiên tiến. Tại Ðức, 30% phụ nữ cho biết là họ không muốn có con. Tại Nhật, phụ nữ ở lớp tuổi 25-29 có 60% là những người chưa từng lập gia đình, cao gấp ba tỷ lệ 20% của năm 1960. Trong toàn cõi Ðông Á đang trở thành “tân hưng”, có 25% phụ nữ đã kiên trì độc thân cho đến tuổi 50. Nghĩa là khỏi phải hy sinh lấy chồng đẻ con để lo việc truyền chủng. Ðấy là trào lưu chung của thế giới gọi là văn minh. Trung Quốc thì còn văn minh hơn thiên hạ: chính quyền chủ động thi hành quốc sách triệt sản với kế hoạch “mỗi hộ một con”. Nhờ vậy mà 40 năm sau là ngày nay, người dân chưa giàu thì đã già.... Dân số cũng lão hóa và kinh tế chưa qua mặt Hoa Kỳ như người ta dự báo thì đã bị Ấn Ðộ bắt kịp trong vài chục năm tới. Vì dân Ấn Ðộ vẫn ấn đại chứ chưa biết sùng chuộng nếp sống độc thân của người văn minh? Bốn mươi năm trước, một tổ chức chuyên trị về hốt hoảng đã báo trước mối nguy nhân mãn của nhân loại. Phúc trình “Giới hạn Tăng trưởng” của Club of Rome dạy rằng thế giới sẽ hết vàng vào năm 1981, hết thủy ngân vào năm 1987, cạn dầu vào năm 1991. Nhân loại sẽ đói vì tay làm không đủ cho hàm nhai. Trong đà hốt hoảng tập thể, phim khoa học giả tưởng “Soylent Green” còn báo động về nạn ăn thịt người vì hết lương thực! Chuyện hão huyền dớ dẩn vì ngày nay, sự thể xảy ra hoàn toàn trái ngược. Một quốc gia giàu tài nguyên như Liên bang Nga đang lụn bại dần vì dân số sút giảm: Người dân hết tin vào tương lai nên chẳng thiết có con nữa. Hạnh phúc nằm dưới đáy chai rượu đế. Các nước dân chủ Tây phương thì tìm thấy hạnh phúc ở điều khác - và có con là một cực hình. Ta nhớ đến nhận xét của Toynbee về sự tự sát của các nền văn minh. Thật ra, chẳng có nền văn minh nào lại chủ động tự sát như vậy cả. Cái thiên đường âm u của các nước dân chủ có tấm bảng chỉ đường hấp dẫn là Thượng đế đã chết. Và nền giáo dục đại chúng lẫn văn hóa tiên tiến đều quảng bá các chân lý mới, như trì hoãn thành hôn và sinh đẻ, như quyền ly dị, phá thai, hoặc bọn nhà giàu phải tài trợ chế độ bao cấp, để người người đều sướng vô tội vạ... “Sướng một mình” hay “độc thiện kỳ thân” không là một vấn đề sinh lý mà cũng là đạo lý. Với ảnh hưởng chậm rãi và sâu xa cho kinh tế. Bội chi ngân sách, thâm hụt thuế khóa, vực thẳm tài chánh?... Biết đâu chừng là ngần ấy chuyện đều xuất phát từ phòng ngủ! http://dainamaxtribune.blogspot.com/2012/12/oc-thien-ky-than.html