Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Ðời lính thủy - Trần Nguơn Phiêu

Triệu tham dự cuộc hải hành đầu tiên trên chiến hạm Việt Nam nhân dịp có chương trình di dân từ các vùng khô cằn ở miền Trung để đưa dân vào tái định cư ở

Triệu tham dự cuộc hải hành đầu tiên trên chiến hạm Việt Nam nhân dịp có chương trình di dân từ các vùng khô cằn ở miền Trung để đưa dân vào tái định cư ở các vùng phì nhiêu trong Nam. Ðây là một trong những chương trình khẩn hoang lập ấp của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm tiếp theo cuộc di dân vĩ đại sau Hiệp định Genève năm 1954.

Chiến hạm được sử dụng trong công tác này thuộc loại dương vận hạm L.S.M. (Landing Ship Medium), có thể chở trên 500 người. Từ bến Sai Gòn ra đến cửa Cần Giờ để ra biển, chiến hạm phải di chuyển rất cẩn trọng vì sông Lòng Tào uốn khúc có những khoảng quẹo khó khăn. Hạm trưởng nếu sơ ý để tàu kẹt vướng vào bờ thường bị “rớt lon” trong các trường hợp này.

Khi tàu vượt khỏi Vũng Tàu, lần đầu tiên hứng được gió và bọt biển thổi ướt mặt, Triệu cảm thấy một niềm hãnh diện vô biên về tương lai mới của mình. Ðây là lần đầu tiên, Triệu đứng trên một chiến hạm có quốc kỳ của xứ sở mình đang bay phấp phới. Vì trên tàu có sự hiện diện của y sĩ nên hạm trưởng cho kéo thêm hiệu kỳ M lên kỳ đài.

So với nước biển bên trời Âu, biển Thái Bình Dương có một màu xanh biếc khác hẳn. Từ Nam ra Trung, chiến hạm di chuyển cận duyên, nên cần phải được xác định vị trí một cách thường trực. Anh em thủy thủ và sĩ quan hải hành phải “làm point”, đo góc cạnh với các mục tiêu trên bờ. Nhờ vậy, Triệu thích thú biết được tường tận vị trí của các địa danh từng nơi trước kia chỉ được biết trên các bản đồ. Các nơi như, mũi Kê Gà, Cap Varella, Mũi Dinh (Cap Padaran), Cù lao Ré, Cù lao Chàm... nay là những thực thể trước mắt Triệu.
L.S.M. là loại tàu đổ bộ và ủi bãi, lườn tàu đáy bằng nên mỗi khi nhảy sóng lớn, toàn thân tàu rung chuyển như một hộp sắt lớn. Mỗi lần tàu nhảy sóng như vậy, các đoàn cá bay lội theo tàu phải hoảng hốt bay lên để tránh xa. Chuyến hải hành này gặp mùa gió Ðông Bắc. Tuy sức gió không phải vào những ngày biển động mạnh nhưng một số thủy thủ cũng bị ói mửa mật xanh, mật vàng, bỏ ăn bỏ uống. Triệu nhờ học được kinh nghiệm truyền lại của những “soái biển” già ở Pháp nên đã chịu đựng được bằng cách suốt ngày chỉ ăn từng nhúm nho khô đã đem theo. Chỉ có đêm đành phải chịu khó ngủ vì tiếng động mạnh của vách tàu rung chuyển mỗi khi nhảy sóng.

Sau hai ngày hải hành, Dương vận hạm cập bến Ðà Nẵng để bốc dỡ quân trang quân dụng chuyên chở cho miền Trung. Hạm trưởng vốn gốc Huế nên nhân dịp định về thăm nhà. Triệu xin được tháp tùng để viếng cố đô Huế.

Ðây là lần đầu tiên Triệu có cơ hội vượt đèo Hải Vân bằng đường bộ. May gặp ngày nắng ráo, từ đỉnh đèo có thể ngắm nhìn ra biển xa với các mảng mây lơ lửng lưng chừng đèo trông rất thơ mộng. Ðúng là quê hương quả đẹp thật!

Ðến Huế, Triệu được cơ hội viếng thăm các lăng tẩm cổ kính với những kiến trúc khác biệt theo từng thời đại. Triệu thích lăng Minh Mạng với cái không gian tĩnh lặng quanh lăng. Huế còn có bao nhiêu chùa cổ danh tiếng như chùa Thiên Mụ bên dòng sông Hương với cái tháp cao nhiều tầng là độc đáo nhất.

Ðể hồi tưởng lại thời Lưu Hữu Phước tìm được cảm hứng viết bài Hương giang dạ khúc, Triệu đã có được một đêm ngủ đò. Buổi tối trên sông Hương có gió mát trong lành nhưng đò không được tiện nghi như các loại ghe hầu trong Nam. Ông ngoại Triệu làm nghề kinh lý phải di chuyển đó đây trên các sông rạch miền Nam nên đã trang bị một ghe hầu với mui bằng, dưới lót ván gõ đánh bóng. Hai bên ghe có các cửa sổ nhỏ để thoáng khí. Nhiều lần cuối tuần, Triệu đã có được dịp theo ghe ra nghỉ ở các cồn trên sông Cửu Long nên đã hưởng được cái thú ngủ ghe mát mẻ vì gió lồng lộng trên sông. Những ngày nghỉ cuối tuần với gia đình trên sông Cổ Chiên ở Vĩnh Long, đặc biệt nhằm mùa có ốc gạo để làm món ăn là những ngày kỷ niệm khó quên của Triệu.

Trở lại về Ðà Nẵng để tiếp tục công tác, Dương vận hạm trở về vùng Quảng Tín để đưa hơn bốn trăm dân chúng vào Nam lập nghiệp ở vùng An Thới, đảo Phú Quốc. Triệu đã đau lòng chứng kiến cảnh nghèo khó của người dân vùng này. Nhiều gia đình, gia tài của cải mang đi chỉ có vài bộ quần áo rách đựng trong một bọc vải nhỏ! Hi vọng rồi đây khi được vào Nam, được cấp đất canh tác, vật liệu xây cất nhà cửa, số phần của họ sẽ được cải tiến phần nào?

Vì dân chúng được di dân phải đi từng gia đình nên trong số phụ nữ, có những người mang thai gần đến ngày sanh. Khi tàu nhổ neo ra biển, chuyện bị say sóng ói mửa là chuyện thường nhưng vài người mang thai gần đến ngày sanh vì bị sóng nhồi nên đã bắt đầu chuyển bụng. Trong điều kiện chật hẹp trên tàu, Triệu và y tá Hải quân đã đỡ đẻ cho hơn ba thiếu phụ. May mà việc sanh sản không có gì trắc trở. Theo thông lệ Hải Quân, hạm trưởng là sĩ quan hộ tịch. Cả ba bà mẹ đều chọn tên chiến hạm Hàn Giang để đặt tên con.

Dương vận hạm Hàn Giang cuối cùng đã đưa nhóm di dân vào vùng Nam của đảo Phú Quốc là An Thới. Nơi đây là vùng có nhiều vườn dừa, do các chủ đồn điền người Pháp trước kia khai thác. Khi tàu chuẩn bị để ủi bãi, đã thấy một ghe nhỏ từ bờ chèo rất nhanh ra tàu. Các anh em thủy thủ đã kháu nhau: “Ghe cha L. đó”. Linh mục L. cai quản một số giáo dân xa đất liền nên khi có tàu ghé An Thới, nhất là tàu Hải Quân thì thế nào ông cũng ra liên lạc để biết tin tức đất liền, xin báo chí để đọc và - theo các anh em thủy thủ đoàn - để có dịp nhậu la ve lạnh với các sĩ quan.

Vì nóng lòng muốn vào An Thới trước, Triệu đã xin linh mục L. cho mượn ghe. Chèo ghe là việc thông thuộc của Triệu trước kia ở Cao Lãnh cũng như ở Biên Hòa nên Triệu đã giành chèo vào bờ rất “nghề” khiến anh em thủy thủ trên tàu nhiệt liệt hoan hô khi thấy viên y sĩ của tàu vừa mới bên Pháp về lại biết chống chèo rất điệu nghệ.

Phú Quốc, là một đảo nhỏ nhưng rất trù phú với công nghệ sản xuất nước mắm đặc biệt của đảo. Cá chánh yếu để làm nước mắm Phú Quốc phần lớn là loại cá cơm, một loại cá được thấy rất nhiều ở vịnh Thái Lan. Cá cơm đã đem lại cho nước mắm Phú Quốc một hương vị thơm ngọt, khác với loại nước mắm khác như nước mắm Phan Thiết vốn được biết là loại rất đậm đà. Trong những ngày lưu lại An Thới, Triệu và các anh em sĩ quan Hải Quân đã được một vài chủ vựa mắm khoản đãi những món ăn địa phương. Ngoài những đặc sản quý như biên mai, những loại cá biển khác tuy thông thường nhưng vì được lưới tươi từ biển lên, chấm với loại nước mắm nhỉ có “ốc trâu” đặc biệt của chủ vựa nên lần đầu tiên Triệu mới biết thưởng thức hương vị thơm ngọt của nước mắm Phú Quốc.

Sau chuyến công tác An Thới, Triệu có nhiều dịp tháp tùng các chiến hạm khác nên đã có dịp biết các hải đảo như Cù lao Chàm, đảo Phú Quý hay Cù lao Thu, Côn Ðảo, hòn Khoai với ngọn hải đăng và suối Tiên, hòn Thổ Châu, hòn Nam Du... Triệu thích nhất mỗi khi được đi công tác trên chiếc Hóa Giang. Ðây là một tàu được biến chế thời Pháp để làm công tác vẻ bản đồ vịnh Thái Lan. Sàn tàu phía sau được sửa sang thành một sân rộng rất mát mẻ để sanh hoạt hằng ngày. Có lần Triệu được chỉ định tháp tùng một phái đoàn của Ðại học Khoa học Sài Gòn cùng với Hải học viện Nha Trang ra khảo sát Ðảo Trường Sa. Ðến Trường Sa lại có tin bão lớn sắp đến. Cuộc khảo sát phải đổi mục tiêu, chuyển sang nghiên cứu về Cù lao Thu ngoài khơi Phan Thiết trong hơn một tuần. Trên các bản đồ cũ cù lao có tên là Poulo Cécir de Mer, nay lại có tên là đảo Phú Quý. Vì xa đất liền nên trong suốt cuộc chiến, đảo tương đối rất an bình. Trong suốt tuần tàu neo ở đảo, mỗi ngày Triệu đeo mặt nạ và bình hơi ép, lặn theo các em nhỏ ở đảo để đi bắt cá trong các hóc đá. Các em chỉ dùng những kính đeo mắt thô sơ bằng hai lóng tre có gắn kiếng, kèm hai băng cao su để cột kính vào hai bên tai. Với loại kính thô sơ như vậy nhưng các em lại bắt được nhiều cá hơn Triệu. Mỗi lần bắt được cá, các em đưa lên miệng, chỉ cắn một cái để giết cá, xong cột cá vào thắt lưng để tiếp tục cuộc săn một cách thật rành nghề.

Hải hành ở vùng Vịnh Thái Lan thường rất êm ả, ít khi bị sóng lớn. Trái lại từ Nam ra Trung gặp lúc gió mùa Ðông Bắc là mùa biển động, thủy thủ đoàn phải qua nhiều phen vất vả. Các chiến dịch lớn thường xảy ra lúc mùa khô. Ðịch thường chọn mùa này để khởi động các chiến dịch Ðông-Xuân nên Hải Quân thường phải đảm nhận các công tác tiếp vận cho miền Trung trong mùa gió chướng mà dân Hải Quân thường dùng danh từ của Pháp để lại là mùa Nọt-Ðê (Nord-East). Mỗi lần đi công tác nhằm mùa gió Ðông-Bắc, Triệu mới thấm thía nhớ lại lời của viên huấn luyện viên “sói biển già” ở trung tâm huấn luyện thuyền buồm Socoa: “Khi nào về xứ Việt Nam của anh, gặp lúc gió mùa Ðông-Bắc, anh sẽ biết biển động là gì. Nhưng đã là thủy thủ thì một khi có công tác chỉ định, phải cố gắng chịu đựng hoàn thành”.

Có được dịp hải hành theo các thủy thủ trong lúc gió mùa Ðông Bắc mới thấu rõ được khổ cực của người lính thủy khi phải vật lộn với thiên nhiên trong những phen cuồng nộ.

Tân Sơn Hòa chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Ðời lính thủy - Trần Nguơn Phiêu

Triệu tham dự cuộc hải hành đầu tiên trên chiến hạm Việt Nam nhân dịp có chương trình di dân từ các vùng khô cằn ở miền Trung để đưa dân vào tái định cư ở

Triệu tham dự cuộc hải hành đầu tiên trên chiến hạm Việt Nam nhân dịp có chương trình di dân từ các vùng khô cằn ở miền Trung để đưa dân vào tái định cư ở các vùng phì nhiêu trong Nam. Ðây là một trong những chương trình khẩn hoang lập ấp của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm tiếp theo cuộc di dân vĩ đại sau Hiệp định Genève năm 1954.

Chiến hạm được sử dụng trong công tác này thuộc loại dương vận hạm L.S.M. (Landing Ship Medium), có thể chở trên 500 người. Từ bến Sai Gòn ra đến cửa Cần Giờ để ra biển, chiến hạm phải di chuyển rất cẩn trọng vì sông Lòng Tào uốn khúc có những khoảng quẹo khó khăn. Hạm trưởng nếu sơ ý để tàu kẹt vướng vào bờ thường bị “rớt lon” trong các trường hợp này.

Khi tàu vượt khỏi Vũng Tàu, lần đầu tiên hứng được gió và bọt biển thổi ướt mặt, Triệu cảm thấy một niềm hãnh diện vô biên về tương lai mới của mình. Ðây là lần đầu tiên, Triệu đứng trên một chiến hạm có quốc kỳ của xứ sở mình đang bay phấp phới. Vì trên tàu có sự hiện diện của y sĩ nên hạm trưởng cho kéo thêm hiệu kỳ M lên kỳ đài.

So với nước biển bên trời Âu, biển Thái Bình Dương có một màu xanh biếc khác hẳn. Từ Nam ra Trung, chiến hạm di chuyển cận duyên, nên cần phải được xác định vị trí một cách thường trực. Anh em thủy thủ và sĩ quan hải hành phải “làm point”, đo góc cạnh với các mục tiêu trên bờ. Nhờ vậy, Triệu thích thú biết được tường tận vị trí của các địa danh từng nơi trước kia chỉ được biết trên các bản đồ. Các nơi như, mũi Kê Gà, Cap Varella, Mũi Dinh (Cap Padaran), Cù lao Ré, Cù lao Chàm... nay là những thực thể trước mắt Triệu.
L.S.M. là loại tàu đổ bộ và ủi bãi, lườn tàu đáy bằng nên mỗi khi nhảy sóng lớn, toàn thân tàu rung chuyển như một hộp sắt lớn. Mỗi lần tàu nhảy sóng như vậy, các đoàn cá bay lội theo tàu phải hoảng hốt bay lên để tránh xa. Chuyến hải hành này gặp mùa gió Ðông Bắc. Tuy sức gió không phải vào những ngày biển động mạnh nhưng một số thủy thủ cũng bị ói mửa mật xanh, mật vàng, bỏ ăn bỏ uống. Triệu nhờ học được kinh nghiệm truyền lại của những “soái biển” già ở Pháp nên đã chịu đựng được bằng cách suốt ngày chỉ ăn từng nhúm nho khô đã đem theo. Chỉ có đêm đành phải chịu khó ngủ vì tiếng động mạnh của vách tàu rung chuyển mỗi khi nhảy sóng.

Sau hai ngày hải hành, Dương vận hạm cập bến Ðà Nẵng để bốc dỡ quân trang quân dụng chuyên chở cho miền Trung. Hạm trưởng vốn gốc Huế nên nhân dịp định về thăm nhà. Triệu xin được tháp tùng để viếng cố đô Huế.

Ðây là lần đầu tiên Triệu có cơ hội vượt đèo Hải Vân bằng đường bộ. May gặp ngày nắng ráo, từ đỉnh đèo có thể ngắm nhìn ra biển xa với các mảng mây lơ lửng lưng chừng đèo trông rất thơ mộng. Ðúng là quê hương quả đẹp thật!

Ðến Huế, Triệu được cơ hội viếng thăm các lăng tẩm cổ kính với những kiến trúc khác biệt theo từng thời đại. Triệu thích lăng Minh Mạng với cái không gian tĩnh lặng quanh lăng. Huế còn có bao nhiêu chùa cổ danh tiếng như chùa Thiên Mụ bên dòng sông Hương với cái tháp cao nhiều tầng là độc đáo nhất.

Ðể hồi tưởng lại thời Lưu Hữu Phước tìm được cảm hứng viết bài Hương giang dạ khúc, Triệu đã có được một đêm ngủ đò. Buổi tối trên sông Hương có gió mát trong lành nhưng đò không được tiện nghi như các loại ghe hầu trong Nam. Ông ngoại Triệu làm nghề kinh lý phải di chuyển đó đây trên các sông rạch miền Nam nên đã trang bị một ghe hầu với mui bằng, dưới lót ván gõ đánh bóng. Hai bên ghe có các cửa sổ nhỏ để thoáng khí. Nhiều lần cuối tuần, Triệu đã có được dịp theo ghe ra nghỉ ở các cồn trên sông Cửu Long nên đã hưởng được cái thú ngủ ghe mát mẻ vì gió lồng lộng trên sông. Những ngày nghỉ cuối tuần với gia đình trên sông Cổ Chiên ở Vĩnh Long, đặc biệt nhằm mùa có ốc gạo để làm món ăn là những ngày kỷ niệm khó quên của Triệu.

Trở lại về Ðà Nẵng để tiếp tục công tác, Dương vận hạm trở về vùng Quảng Tín để đưa hơn bốn trăm dân chúng vào Nam lập nghiệp ở vùng An Thới, đảo Phú Quốc. Triệu đã đau lòng chứng kiến cảnh nghèo khó của người dân vùng này. Nhiều gia đình, gia tài của cải mang đi chỉ có vài bộ quần áo rách đựng trong một bọc vải nhỏ! Hi vọng rồi đây khi được vào Nam, được cấp đất canh tác, vật liệu xây cất nhà cửa, số phần của họ sẽ được cải tiến phần nào?

Vì dân chúng được di dân phải đi từng gia đình nên trong số phụ nữ, có những người mang thai gần đến ngày sanh. Khi tàu nhổ neo ra biển, chuyện bị say sóng ói mửa là chuyện thường nhưng vài người mang thai gần đến ngày sanh vì bị sóng nhồi nên đã bắt đầu chuyển bụng. Trong điều kiện chật hẹp trên tàu, Triệu và y tá Hải quân đã đỡ đẻ cho hơn ba thiếu phụ. May mà việc sanh sản không có gì trắc trở. Theo thông lệ Hải Quân, hạm trưởng là sĩ quan hộ tịch. Cả ba bà mẹ đều chọn tên chiến hạm Hàn Giang để đặt tên con.

Dương vận hạm Hàn Giang cuối cùng đã đưa nhóm di dân vào vùng Nam của đảo Phú Quốc là An Thới. Nơi đây là vùng có nhiều vườn dừa, do các chủ đồn điền người Pháp trước kia khai thác. Khi tàu chuẩn bị để ủi bãi, đã thấy một ghe nhỏ từ bờ chèo rất nhanh ra tàu. Các anh em thủy thủ đã kháu nhau: “Ghe cha L. đó”. Linh mục L. cai quản một số giáo dân xa đất liền nên khi có tàu ghé An Thới, nhất là tàu Hải Quân thì thế nào ông cũng ra liên lạc để biết tin tức đất liền, xin báo chí để đọc và - theo các anh em thủy thủ đoàn - để có dịp nhậu la ve lạnh với các sĩ quan.

Vì nóng lòng muốn vào An Thới trước, Triệu đã xin linh mục L. cho mượn ghe. Chèo ghe là việc thông thuộc của Triệu trước kia ở Cao Lãnh cũng như ở Biên Hòa nên Triệu đã giành chèo vào bờ rất “nghề” khiến anh em thủy thủ trên tàu nhiệt liệt hoan hô khi thấy viên y sĩ của tàu vừa mới bên Pháp về lại biết chống chèo rất điệu nghệ.

Phú Quốc, là một đảo nhỏ nhưng rất trù phú với công nghệ sản xuất nước mắm đặc biệt của đảo. Cá chánh yếu để làm nước mắm Phú Quốc phần lớn là loại cá cơm, một loại cá được thấy rất nhiều ở vịnh Thái Lan. Cá cơm đã đem lại cho nước mắm Phú Quốc một hương vị thơm ngọt, khác với loại nước mắm khác như nước mắm Phan Thiết vốn được biết là loại rất đậm đà. Trong những ngày lưu lại An Thới, Triệu và các anh em sĩ quan Hải Quân đã được một vài chủ vựa mắm khoản đãi những món ăn địa phương. Ngoài những đặc sản quý như biên mai, những loại cá biển khác tuy thông thường nhưng vì được lưới tươi từ biển lên, chấm với loại nước mắm nhỉ có “ốc trâu” đặc biệt của chủ vựa nên lần đầu tiên Triệu mới biết thưởng thức hương vị thơm ngọt của nước mắm Phú Quốc.

Sau chuyến công tác An Thới, Triệu có nhiều dịp tháp tùng các chiến hạm khác nên đã có dịp biết các hải đảo như Cù lao Chàm, đảo Phú Quý hay Cù lao Thu, Côn Ðảo, hòn Khoai với ngọn hải đăng và suối Tiên, hòn Thổ Châu, hòn Nam Du... Triệu thích nhất mỗi khi được đi công tác trên chiếc Hóa Giang. Ðây là một tàu được biến chế thời Pháp để làm công tác vẻ bản đồ vịnh Thái Lan. Sàn tàu phía sau được sửa sang thành một sân rộng rất mát mẻ để sanh hoạt hằng ngày. Có lần Triệu được chỉ định tháp tùng một phái đoàn của Ðại học Khoa học Sài Gòn cùng với Hải học viện Nha Trang ra khảo sát Ðảo Trường Sa. Ðến Trường Sa lại có tin bão lớn sắp đến. Cuộc khảo sát phải đổi mục tiêu, chuyển sang nghiên cứu về Cù lao Thu ngoài khơi Phan Thiết trong hơn một tuần. Trên các bản đồ cũ cù lao có tên là Poulo Cécir de Mer, nay lại có tên là đảo Phú Quý. Vì xa đất liền nên trong suốt cuộc chiến, đảo tương đối rất an bình. Trong suốt tuần tàu neo ở đảo, mỗi ngày Triệu đeo mặt nạ và bình hơi ép, lặn theo các em nhỏ ở đảo để đi bắt cá trong các hóc đá. Các em chỉ dùng những kính đeo mắt thô sơ bằng hai lóng tre có gắn kiếng, kèm hai băng cao su để cột kính vào hai bên tai. Với loại kính thô sơ như vậy nhưng các em lại bắt được nhiều cá hơn Triệu. Mỗi lần bắt được cá, các em đưa lên miệng, chỉ cắn một cái để giết cá, xong cột cá vào thắt lưng để tiếp tục cuộc săn một cách thật rành nghề.

Hải hành ở vùng Vịnh Thái Lan thường rất êm ả, ít khi bị sóng lớn. Trái lại từ Nam ra Trung gặp lúc gió mùa Ðông Bắc là mùa biển động, thủy thủ đoàn phải qua nhiều phen vất vả. Các chiến dịch lớn thường xảy ra lúc mùa khô. Ðịch thường chọn mùa này để khởi động các chiến dịch Ðông-Xuân nên Hải Quân thường phải đảm nhận các công tác tiếp vận cho miền Trung trong mùa gió chướng mà dân Hải Quân thường dùng danh từ của Pháp để lại là mùa Nọt-Ðê (Nord-East). Mỗi lần đi công tác nhằm mùa gió Ðông-Bắc, Triệu mới thấm thía nhớ lại lời của viên huấn luyện viên “sói biển già” ở trung tâm huấn luyện thuyền buồm Socoa: “Khi nào về xứ Việt Nam của anh, gặp lúc gió mùa Ðông-Bắc, anh sẽ biết biển động là gì. Nhưng đã là thủy thủ thì một khi có công tác chỉ định, phải cố gắng chịu đựng hoàn thành”.

Có được dịp hải hành theo các thủy thủ trong lúc gió mùa Ðông Bắc mới thấu rõ được khổ cực của người lính thủy khi phải vật lộn với thiên nhiên trong những phen cuồng nộ.

Tân Sơn Hòa chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm