Cà Kê Dê Ngỗng
Ðường Tơ Lụa đi về đâu?
Ông Tập Cận Bình có thể ghi một bàn thắng trong cuộc đấu trí với ông Donald Trump. Nhưng bàn thắng này chỉ có tính cách tượng trưng; không mang một giá trị thực tế nào. Trong khi đó, kế hoạch Đường Tơ Lụa trên
Ngô Nhân Dụng
Ông Tập Cận Bình
có thể ghi một bàn thắng trong cuộc đấu trí với ông Donald Trump. Nhưng bàn
thắng này chỉ có tính cách tượng trưng; không mang một giá trị thực tế nào.
Trong khi đó, kế hoạch Đường Tơ Lụa trên Biển, giấc mộng lớn của ông chưa biết
sẽ trôi tới đâu! Mà đó mới là chuyện thiết thực, quyết định tương lai kinh tế
Trung Quốc, trong thế kỷ 21.
Tổng thống
Donald Trump có vẻ nhượng bộ ông Tập Cận Bình khi tuyên bố tôn trọng quy tắc
“Một nước Trung Hoa.” Nhưng ông Trump không nêu ra một nhượng bộ về chính sách
nào mà chỉ quay trở lại với chủ trương của bốn, năm vị tổng thống Mỹ đời trước,
Dân Chủ cũng như Cộng Hòa, suốt 40 năm qua. Tuyên bố tôn trọng quy tắc “Một
nước Trung Hoa” chỉ giúp Bắc Kinh giữ thể diện, nhưng không thay đổi gì khi hai
nước bàn các vấn đề kinh tế, thương mại, mà chắc chắn chính quyền Mỹ sẽ cứng
rắn hơn.
Thực ra, nhiều
quốc gia vẫn nói họ tôn trọng quy tắc “Một nước Trung Hoa” và cùng lúc đó vẫn
làm ăn, mua bán với cả lục địa lẫn Đài Loan. Chính phủ Singapore xưa rày vẫn
nói họ chỉ công nhận chính quyền ở Bắc Kinh là nước Trung Hoa duy nhất. Nhưng
họ vẫn mua bán, làm ăn với Đài Loan. Họ đưa quân đội qua cho Đài Loan huấn
luyện và thao dượt. Họ làm như vậy mấy chục năm qua, chỉ tới khi mấy chiếc xe
bọc thép cũ Singapore mua của Đài Loan đi qua Hồng Kông bị quan thuế giữ lại,
thì lúc đó thế giới mới chú ý tới mối tình tay ba này. Sau cùng, Hồng Kông đã
trao trả hết số xe này cho Singapore, cũng chẳng sao cả! Ông Trump sẽ làm như
vậy, không khác gì các ông Bush, Obama đã làm. Cho nên, dân Trung Quốc có thể
hả hê thấy ông Tập Cận Bình thắng ông Donald Trump một bàn, nhưng bàn thắng đó
không có giá trị nào thực tế.
Trong khi đó,
một chương trình kinh tế dài hạn bao trùm nửa trái đất của ông Tập Cận Bình
đang bị thực tế thử thách. Đó là kế hoạch “Một vòng đai, một con đường” (Nhất đới
nhất lộ, 一带一路) đã được Tập Cận Bình công bố năm 2013. Vòng đai đặt trên lục địa được gọi là Đường
Tơ Lụa Kinh Tế (Ty Thao chi lộ kinh tế đới, 丝绸之路经济带) có tham vọng nối liền Châu Âu, từ Venice, nước Ý, Duisburg, nước Đức, đi
qua thủ đô Nga rồi qua phía Đông tới thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, cố
kinh của đế quốc Trung Hoa hơn 10 thế kỷ, từ đời Tần, Hán, qua nhà Đường. Năm
2014, Tập Cận Bình đã cho lập “Quỹ Hạ tầng Cơ sở Đường Tơ Lụa” để cấp vốn cho
Vòng Đai này, hy vọng sẽ làm sống lại con đường buôn bán đi qua Trung Á đã nối
nước Tàu với Châu Âu từ hai ngàn năm trước. Con đường Tơ Lụa đó chỉ mất ảnh
hưởng khi kỹ thuật hàng hải phát triển.
Nhưng Tập Cận
Bình cũng có một kế hoạch tạo ra một Đường Tơ Lụa trên Biển Thế kỷ 21 (Nhị thập
nhất Thế kỷ Hải thượng Ty thao chi lộ, 21世纪海上丝绸之路). Đường trên biển
này nối liền các hải cảng Trung Quốc với thủ đô Colombo của Sri Lanka, xuyên
qua Ấn Độ Dương, Hồng Hải, tới các hải cảng của Hy Lạp và Ý, rồi chấm dứt ở
Venice.
Chương trình
Nhất Đới Nhất Lộ của Tập Cận Bình sẽ được khai triển trên năm lãnh vực: Xây
dựng hạ tầng cơ sở, thương mại, tài chánh, trao đổi chính sách và nhân sự. Khi
thành hình, sẽ bao gồm 64 quốc gia, với dân số gần 4 tỷ rưỡi, chiếm 40% sản
lượng kinh tế toàn cầu. Trên biển sẽ nối liền cảng Liên Vân thuộc tỉnh Giang Tô
với Rotterdam; Hòa Lan. Một hành lang đường bộ nối Mông Cổ với Nga, một đường
Xuyên các nước Trung Á, một đường qua các nước Đông Dương, trong đó có Việt
Nam, sẽ nối với hành lang Bangladesh-Trung Quốc-Ấn Độ và Myanmar; thêm một hành
lang qua Pakistan. Năm hành lang này là tham vọng kinh tế của Tập Cận Bình cho
nước Trung Hoa trong thế kỷ 21. Nhưng nói thì dễ, khi thực hiện mới khó!
Ngày Thứ Năm, 16
Tháng Hai năm 2017 vừa qua, Đường Tơ Lụa trên Biển của Tập Cận Bình gặp sóng
gió lớn ở Sri Lanka, trạm dừng chân đầu trong Ấn Độ dương. Tổng Thống
Maithripala Sirisena đã ra lệnh tạm ngừng hai dự án của Trung Cộng gồm hải cảng
Hambantota và khu công nghiệp rộng 6,000 mẫu (ha) đất kế bên; sau khi bị dân
chúng, các công đoàn, và đảng đối lập phản kháng. Bắc Kinh dự tính sẽ đầu tư
hơn một tỷ đô la Mỹ trong dự án mới này, sau khi đã bỏ ra 1.7 tỷ Mỹ kim cho hải
cảng Hambantota và phi trường. Dân chúng và giới công đoàn tố cáo chính quyền
lệ thuộc Trung Cộng vì cần tiền trả nợ, trong đó có những món nợ do Bắc Kinh
cho vay, nên đã “bán rẻ đất đai” của quốc gia. Người Việt Nam nghe vậy thì hiểu
và thông cảm với dân Sri Lanka!
Nhưng Sri Lanka
không phải là địa điểm đầu tiên Nhất Lộ của Tập Cận Bình gặp khó khăn. Hai quốc
gia nhỏ xíu trong vùng Đông Nam Á đã tỏ ra muốn tách khỏi kế hoạch kinh tế thế
kỷ 21 của Tập Cận Bình. Singapore càng ngày càng thân thiện hơn với Mỹ, điều
này đã được chứng tỏ khi họ cho Hải Quân Mỹ cập bến thường xuyên và ký hiệp ước
tự do mậu dịch với Mỹ. Khi thủ tướng Singapore thăm Mỹ, Tổng Thống Obama đã nêu
danh Singapore như là một “cái neo” của chính sách ngoại giao Mỹ ở Châu Á –
trước đó ông Obama chỉ coi Nhật Bản và Australia là những “cái neo.”
Năm ngoái, đến
lượt Cộng Sản Lào cũng bắt đầu xa lánh Cộng Sản Trung Hoa. Tổng Thống Barack
Obama là vị tổng thống Mỹ đầu tiên thăm nước Lào, ông đã được tiếp đón long
trọng vì chính sách của quốc gia này đã thay đổi, sau việc thay đổi lãnh đạo
vào Tháng Tư năm 2016. Phần lớn giới lãnh đạo trong chính quyền Lào được huấn
luyện ở Việt Nam. Chính quyền Vientiane ngả sang phía Cộng Sản Việt Nam, để dựa
vào đó mà thoát khỏi sức ép của Trung Cộng. Trong khi cả nền kinh tế nước Lào
bị người Trung Hoa thao túng, Bắc Kinh đầu tư mỗi năm một tỷ Mỹ kim từ năm
2014. Nhưng năm ngoái, một dự án đường xe lửa với 7 tỷ Mỹ kim vốn đầu tư của
Trung Cộng đã bị chính phủ mới ngưng lại.
Chương trình
Nhất Đới Nhất Lộ của Tập Cận Bình sẽ còn gặp nhiều trở ngại trong hàng chục năm
tới, vì từ bản chất việc đầu tư hàng chục tỷ Mỹ kim của Trung Cộng vào các dự
án này không dựa trên động cơ kinh tế mà nhắm trước hết vào mục tiêu chính trị.
Đây là thói quen của những quan chức cộng sản đã trưởng thành trong nền kinh tế
tập trung đặt trên ủy ban kế hoạch nhà nước! Nếp suy nghĩ của họ đã nhiễm tật
đó rồi, rất khó thay đổi.
Nhưng các nước
nằm trên các con đường Nhất Đới Nhất Lộ sẽ nhìn ra họ bị lợi dụng để Bắc Kinh
giải quyết những khó khăn kinh tế nội tại. Trung Cộng đang cần nơi tiêu thụ
những sản xuất công nghiệp ế ẩm, nhất là trong các ngành thép, xi măng và nhôm
vì trong quá khứ đã xây cất quá nhiều nhà máy mà không nghiên cứu nhu cầu tiêu
thụ. Chính phủ Mỹ đang chuẩn bị tấn công Trung Cộng về việc “bán tháo” thép qua
Mỹ với giá quá rẻ. Trong số thặng dư mậu dịch của Trung Cộng năm ngoái (gần 300
tỷ Mỹ kim) có tới 42% là tiền bán thép dư dùng. Các công nghiệp khác ở Trung
Quốc cũng tùy thuộc vào xuất cảng như vậy. Cho nên, Bắc Kinh nhắm lôi kéo các
quốc gia khác vào dự án Nhất Đới Nhất Lộ để làm nơi tiêu thụ hàng sản xuất
thặng dư trong công nghiệp. Bắc Kinh sẽ xâm nhập thị trường các nước trên Nhất
Đới Nhất Lộ để giải quyết bán hàng hóa ứ đọng. Người ta tính rằng một đường xe
lửa dài 20,000 km sẽ sử dụng 85 triệu tấn thép của các nhà máy Trung Hoa.
Các quốc gia
khác cũng không ngu đến nỗi không biết như vậy. Họ cũng không thể đóng vai trò
khách hàng thường xuyên của công nghiệp Trung Quốc, trong khi 30 trong số 34
quốc gia trên Đường Tơ Lụa đều đang thâm thủng mậu dịch. Hơn nữa, các quốc gia
này sẽ phải đóng vai trò cung cấp nguyên liệu cho kinh tế Trung Hoa, giống như các
nước thuộc địa tại Á và Phi Châu trong thế kỷ 19 lệ thuộc các nước Châu Âu. Từ
năm 2008, gần 80% hàng nhập cảng từ các nước trên vào Trung Quốc đều là nguyên
liệu. Bắc Kinh cung cấp tín dụng để làm đường, nhưng tiền cho các dự án phát
triển công nghiệp bản xứ thì chỉ nhỏ giọt, khoảng 5%.
Dân chúng các
nước trong các nước thuộc vùng Nhất Đới Nhất Lộ sẽ thức tỉnh, nhìn ra họ bị
Cộng Sản Trung Hoa lợi dụng. Hơn nữa, những cuộc đầu tư vào hạ tầng cơ sở như
xa lộ, đường xe lửa, phi trường hoặc hải cảng không đem lại lợi ích trước mắt,
mà phải chờ từ 5 đến 10 năm mới thấy. Nếu không nghiên cứu kế hoạch kỹ thì có
khi hoàn toàn vô ích. Chính trong nước Trung Hoa hiện nay có hàng trăm công
trình xây dựng bị bỏ hoang không người dùng.
Kế hoạch của Tập
Cận Bình còn lâm vào thế kẹt vì thay đổi chính trị ở các nước tham dự. Khi
chính quyền thay đổi, như ở Sri Lanka, họ sẽ đòi xét lại các điều khoản thỏa
hiệp từ trước – giống như ông Donald Trump xé bỏ TPP. Muốn làm 100 km xa lộ với
ba cây cầu phải mất chừng ba năm. Đường xe lửa phải mất năm năm. Trong thời
gian đó chính quyền sở tại có thể thay đổi.
Còn một trở ngại
lớn cho giấc mộng Nhất Đới Nhất Lộ là nạn tham nhũng, trong các nước tham dự và
của các quan chức Trung Cộng. Trong thập niên 1990, thủ tướng Nhật Keizo Obuchi
cũng đưa ra một dự án giống như chương trình hiện nay của Tập Cận Bình. Mục
tiêu cũng là cung cấp vốn xây dựng hạ tầng cơ sở để mở cửa các nước tiêu thụ
hàng hóa thặng dư của công nghiệp Nhật. Sau cùng, kế hoạch đó phải ngưng, vì
các quốc gia khác không đủ điều kiện kinh tế để tiếp nhận những cuộc đầu tư, vì
tham nhũng lũng đoạn, và vì những bất đồng ý kiến không thể giải quyết được!
Ông Tập Cận Bình
có thể vỗ bụng tự khen vì đã buộc ông Donald Trump công nhận “Một nước Trung
Hoa.” Nhưng sau mấy tháng người dân Trung Hoa cũng quên bàn thắng đó mà tỉnh
dậy, trước các cuộc tranh cãi gay go về thương mại giữa hai nước. Trong năm,
mười năm nữa, người Trung Quốc sẽ thức tỉnh thêm lần nữa, để nhìn thấy cả dự án
thế kỷ Nhất Đới Nhất Lộ cũng chẳng giúp gì cho họ cả!
Nguồn: Theo Nhật Báo Người Việt
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Ðường Tơ Lụa đi về đâu?
Ông Tập Cận Bình có thể ghi một bàn thắng trong cuộc đấu trí với ông Donald Trump. Nhưng bàn thắng này chỉ có tính cách tượng trưng; không mang một giá trị thực tế nào. Trong khi đó, kế hoạch Đường Tơ Lụa trên
Ngô Nhân Dụng
Ông Tập Cận Bình
có thể ghi một bàn thắng trong cuộc đấu trí với ông Donald Trump. Nhưng bàn
thắng này chỉ có tính cách tượng trưng; không mang một giá trị thực tế nào.
Trong khi đó, kế hoạch Đường Tơ Lụa trên Biển, giấc mộng lớn của ông chưa biết
sẽ trôi tới đâu! Mà đó mới là chuyện thiết thực, quyết định tương lai kinh tế
Trung Quốc, trong thế kỷ 21.
Tổng thống
Donald Trump có vẻ nhượng bộ ông Tập Cận Bình khi tuyên bố tôn trọng quy tắc
“Một nước Trung Hoa.” Nhưng ông Trump không nêu ra một nhượng bộ về chính sách
nào mà chỉ quay trở lại với chủ trương của bốn, năm vị tổng thống Mỹ đời trước,
Dân Chủ cũng như Cộng Hòa, suốt 40 năm qua. Tuyên bố tôn trọng quy tắc “Một
nước Trung Hoa” chỉ giúp Bắc Kinh giữ thể diện, nhưng không thay đổi gì khi hai
nước bàn các vấn đề kinh tế, thương mại, mà chắc chắn chính quyền Mỹ sẽ cứng
rắn hơn.
Thực ra, nhiều
quốc gia vẫn nói họ tôn trọng quy tắc “Một nước Trung Hoa” và cùng lúc đó vẫn
làm ăn, mua bán với cả lục địa lẫn Đài Loan. Chính phủ Singapore xưa rày vẫn
nói họ chỉ công nhận chính quyền ở Bắc Kinh là nước Trung Hoa duy nhất. Nhưng
họ vẫn mua bán, làm ăn với Đài Loan. Họ đưa quân đội qua cho Đài Loan huấn
luyện và thao dượt. Họ làm như vậy mấy chục năm qua, chỉ tới khi mấy chiếc xe
bọc thép cũ Singapore mua của Đài Loan đi qua Hồng Kông bị quan thuế giữ lại,
thì lúc đó thế giới mới chú ý tới mối tình tay ba này. Sau cùng, Hồng Kông đã
trao trả hết số xe này cho Singapore, cũng chẳng sao cả! Ông Trump sẽ làm như
vậy, không khác gì các ông Bush, Obama đã làm. Cho nên, dân Trung Quốc có thể
hả hê thấy ông Tập Cận Bình thắng ông Donald Trump một bàn, nhưng bàn thắng đó
không có giá trị nào thực tế.
Trong khi đó,
một chương trình kinh tế dài hạn bao trùm nửa trái đất của ông Tập Cận Bình
đang bị thực tế thử thách. Đó là kế hoạch “Một vòng đai, một con đường” (Nhất đới
nhất lộ, 一带一路) đã được Tập Cận Bình công bố năm 2013. Vòng đai đặt trên lục địa được gọi là Đường
Tơ Lụa Kinh Tế (Ty Thao chi lộ kinh tế đới, 丝绸之路经济带) có tham vọng nối liền Châu Âu, từ Venice, nước Ý, Duisburg, nước Đức, đi
qua thủ đô Nga rồi qua phía Đông tới thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, cố
kinh của đế quốc Trung Hoa hơn 10 thế kỷ, từ đời Tần, Hán, qua nhà Đường. Năm
2014, Tập Cận Bình đã cho lập “Quỹ Hạ tầng Cơ sở Đường Tơ Lụa” để cấp vốn cho
Vòng Đai này, hy vọng sẽ làm sống lại con đường buôn bán đi qua Trung Á đã nối
nước Tàu với Châu Âu từ hai ngàn năm trước. Con đường Tơ Lụa đó chỉ mất ảnh
hưởng khi kỹ thuật hàng hải phát triển.
Nhưng Tập Cận
Bình cũng có một kế hoạch tạo ra một Đường Tơ Lụa trên Biển Thế kỷ 21 (Nhị thập
nhất Thế kỷ Hải thượng Ty thao chi lộ, 21世纪海上丝绸之路). Đường trên biển
này nối liền các hải cảng Trung Quốc với thủ đô Colombo của Sri Lanka, xuyên
qua Ấn Độ Dương, Hồng Hải, tới các hải cảng của Hy Lạp và Ý, rồi chấm dứt ở
Venice.
Chương trình
Nhất Đới Nhất Lộ của Tập Cận Bình sẽ được khai triển trên năm lãnh vực: Xây
dựng hạ tầng cơ sở, thương mại, tài chánh, trao đổi chính sách và nhân sự. Khi
thành hình, sẽ bao gồm 64 quốc gia, với dân số gần 4 tỷ rưỡi, chiếm 40% sản
lượng kinh tế toàn cầu. Trên biển sẽ nối liền cảng Liên Vân thuộc tỉnh Giang Tô
với Rotterdam; Hòa Lan. Một hành lang đường bộ nối Mông Cổ với Nga, một đường
Xuyên các nước Trung Á, một đường qua các nước Đông Dương, trong đó có Việt
Nam, sẽ nối với hành lang Bangladesh-Trung Quốc-Ấn Độ và Myanmar; thêm một hành
lang qua Pakistan. Năm hành lang này là tham vọng kinh tế của Tập Cận Bình cho
nước Trung Hoa trong thế kỷ 21. Nhưng nói thì dễ, khi thực hiện mới khó!
Ngày Thứ Năm, 16
Tháng Hai năm 2017 vừa qua, Đường Tơ Lụa trên Biển của Tập Cận Bình gặp sóng
gió lớn ở Sri Lanka, trạm dừng chân đầu trong Ấn Độ dương. Tổng Thống
Maithripala Sirisena đã ra lệnh tạm ngừng hai dự án của Trung Cộng gồm hải cảng
Hambantota và khu công nghiệp rộng 6,000 mẫu (ha) đất kế bên; sau khi bị dân
chúng, các công đoàn, và đảng đối lập phản kháng. Bắc Kinh dự tính sẽ đầu tư
hơn một tỷ đô la Mỹ trong dự án mới này, sau khi đã bỏ ra 1.7 tỷ Mỹ kim cho hải
cảng Hambantota và phi trường. Dân chúng và giới công đoàn tố cáo chính quyền
lệ thuộc Trung Cộng vì cần tiền trả nợ, trong đó có những món nợ do Bắc Kinh
cho vay, nên đã “bán rẻ đất đai” của quốc gia. Người Việt Nam nghe vậy thì hiểu
và thông cảm với dân Sri Lanka!
Nhưng Sri Lanka
không phải là địa điểm đầu tiên Nhất Lộ của Tập Cận Bình gặp khó khăn. Hai quốc
gia nhỏ xíu trong vùng Đông Nam Á đã tỏ ra muốn tách khỏi kế hoạch kinh tế thế
kỷ 21 của Tập Cận Bình. Singapore càng ngày càng thân thiện hơn với Mỹ, điều
này đã được chứng tỏ khi họ cho Hải Quân Mỹ cập bến thường xuyên và ký hiệp ước
tự do mậu dịch với Mỹ. Khi thủ tướng Singapore thăm Mỹ, Tổng Thống Obama đã nêu
danh Singapore như là một “cái neo” của chính sách ngoại giao Mỹ ở Châu Á –
trước đó ông Obama chỉ coi Nhật Bản và Australia là những “cái neo.”
Năm ngoái, đến
lượt Cộng Sản Lào cũng bắt đầu xa lánh Cộng Sản Trung Hoa. Tổng Thống Barack
Obama là vị tổng thống Mỹ đầu tiên thăm nước Lào, ông đã được tiếp đón long
trọng vì chính sách của quốc gia này đã thay đổi, sau việc thay đổi lãnh đạo
vào Tháng Tư năm 2016. Phần lớn giới lãnh đạo trong chính quyền Lào được huấn
luyện ở Việt Nam. Chính quyền Vientiane ngả sang phía Cộng Sản Việt Nam, để dựa
vào đó mà thoát khỏi sức ép của Trung Cộng. Trong khi cả nền kinh tế nước Lào
bị người Trung Hoa thao túng, Bắc Kinh đầu tư mỗi năm một tỷ Mỹ kim từ năm
2014. Nhưng năm ngoái, một dự án đường xe lửa với 7 tỷ Mỹ kim vốn đầu tư của
Trung Cộng đã bị chính phủ mới ngưng lại.
Chương trình
Nhất Đới Nhất Lộ của Tập Cận Bình sẽ còn gặp nhiều trở ngại trong hàng chục năm
tới, vì từ bản chất việc đầu tư hàng chục tỷ Mỹ kim của Trung Cộng vào các dự
án này không dựa trên động cơ kinh tế mà nhắm trước hết vào mục tiêu chính trị.
Đây là thói quen của những quan chức cộng sản đã trưởng thành trong nền kinh tế
tập trung đặt trên ủy ban kế hoạch nhà nước! Nếp suy nghĩ của họ đã nhiễm tật
đó rồi, rất khó thay đổi.
Nhưng các nước
nằm trên các con đường Nhất Đới Nhất Lộ sẽ nhìn ra họ bị lợi dụng để Bắc Kinh
giải quyết những khó khăn kinh tế nội tại. Trung Cộng đang cần nơi tiêu thụ
những sản xuất công nghiệp ế ẩm, nhất là trong các ngành thép, xi măng và nhôm
vì trong quá khứ đã xây cất quá nhiều nhà máy mà không nghiên cứu nhu cầu tiêu
thụ. Chính phủ Mỹ đang chuẩn bị tấn công Trung Cộng về việc “bán tháo” thép qua
Mỹ với giá quá rẻ. Trong số thặng dư mậu dịch của Trung Cộng năm ngoái (gần 300
tỷ Mỹ kim) có tới 42% là tiền bán thép dư dùng. Các công nghiệp khác ở Trung
Quốc cũng tùy thuộc vào xuất cảng như vậy. Cho nên, Bắc Kinh nhắm lôi kéo các
quốc gia khác vào dự án Nhất Đới Nhất Lộ để làm nơi tiêu thụ hàng sản xuất
thặng dư trong công nghiệp. Bắc Kinh sẽ xâm nhập thị trường các nước trên Nhất
Đới Nhất Lộ để giải quyết bán hàng hóa ứ đọng. Người ta tính rằng một đường xe
lửa dài 20,000 km sẽ sử dụng 85 triệu tấn thép của các nhà máy Trung Hoa.
Các quốc gia
khác cũng không ngu đến nỗi không biết như vậy. Họ cũng không thể đóng vai trò
khách hàng thường xuyên của công nghiệp Trung Quốc, trong khi 30 trong số 34
quốc gia trên Đường Tơ Lụa đều đang thâm thủng mậu dịch. Hơn nữa, các quốc gia
này sẽ phải đóng vai trò cung cấp nguyên liệu cho kinh tế Trung Hoa, giống như các
nước thuộc địa tại Á và Phi Châu trong thế kỷ 19 lệ thuộc các nước Châu Âu. Từ
năm 2008, gần 80% hàng nhập cảng từ các nước trên vào Trung Quốc đều là nguyên
liệu. Bắc Kinh cung cấp tín dụng để làm đường, nhưng tiền cho các dự án phát
triển công nghiệp bản xứ thì chỉ nhỏ giọt, khoảng 5%.
Dân chúng các
nước trong các nước thuộc vùng Nhất Đới Nhất Lộ sẽ thức tỉnh, nhìn ra họ bị
Cộng Sản Trung Hoa lợi dụng. Hơn nữa, những cuộc đầu tư vào hạ tầng cơ sở như
xa lộ, đường xe lửa, phi trường hoặc hải cảng không đem lại lợi ích trước mắt,
mà phải chờ từ 5 đến 10 năm mới thấy. Nếu không nghiên cứu kế hoạch kỹ thì có
khi hoàn toàn vô ích. Chính trong nước Trung Hoa hiện nay có hàng trăm công
trình xây dựng bị bỏ hoang không người dùng.
Kế hoạch của Tập
Cận Bình còn lâm vào thế kẹt vì thay đổi chính trị ở các nước tham dự. Khi
chính quyền thay đổi, như ở Sri Lanka, họ sẽ đòi xét lại các điều khoản thỏa
hiệp từ trước – giống như ông Donald Trump xé bỏ TPP. Muốn làm 100 km xa lộ với
ba cây cầu phải mất chừng ba năm. Đường xe lửa phải mất năm năm. Trong thời
gian đó chính quyền sở tại có thể thay đổi.
Còn một trở ngại
lớn cho giấc mộng Nhất Đới Nhất Lộ là nạn tham nhũng, trong các nước tham dự và
của các quan chức Trung Cộng. Trong thập niên 1990, thủ tướng Nhật Keizo Obuchi
cũng đưa ra một dự án giống như chương trình hiện nay của Tập Cận Bình. Mục
tiêu cũng là cung cấp vốn xây dựng hạ tầng cơ sở để mở cửa các nước tiêu thụ
hàng hóa thặng dư của công nghiệp Nhật. Sau cùng, kế hoạch đó phải ngưng, vì
các quốc gia khác không đủ điều kiện kinh tế để tiếp nhận những cuộc đầu tư, vì
tham nhũng lũng đoạn, và vì những bất đồng ý kiến không thể giải quyết được!
Ông Tập Cận Bình
có thể vỗ bụng tự khen vì đã buộc ông Donald Trump công nhận “Một nước Trung
Hoa.” Nhưng sau mấy tháng người dân Trung Hoa cũng quên bàn thắng đó mà tỉnh
dậy, trước các cuộc tranh cãi gay go về thương mại giữa hai nước. Trong năm,
mười năm nữa, người Trung Quốc sẽ thức tỉnh thêm lần nữa, để nhìn thấy cả dự án
thế kỷ Nhất Đới Nhất Lộ cũng chẳng giúp gì cho họ cả!
Nguồn: Theo Nhật Báo Người Việt