Cà Kê Dê Ngỗng
"Du Ngoạn Âu Châu" - by Kông Li / Trần Văn Giang (ghi lại).
Châu Âu nguyên là quê cha đất tổ, cội nguồn của nhiều người Mỹ hiện nay. Trong những thế kỷ qua, ngoài những người đi chinh phục vùng đất mới, những cố đạo đi truyền giáo, phần đông họ đều tức tưởi bỏ quê hương đi tha phương cầu thực vì nhiều lý do như: chính trị, tôn giáo, kinh tế, văn hoá… Nhưng khi có điều kiện, các thế hệ sau của họ đều muốn thực hiện một cuộc hành trình về quê hương, thăm mồ mả ông bà, họ hàng thân thích.
Đối với “hắn” là người được sinh ra ở nơi cuối cùng của mảnh đất hình chữ S, vùng đất có “muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lền như bánh canh,” nên hắn ta chả có dính líu gì hết ráo với lục địa này cả, mà hắn vẫn muốn đi một lần cho biết với thiên hạ. Chả là trong lúc họp bạn bè, họ thường kể nhau nghe các cuộc du ngoạn ở cõi trời Tây mà chẳng thấy hắn góp chuyện. Họ bảo hắn nên thử một lần để biết đá biết vàng với anh em.
Phải đợi đến 5, 7 năm sau khi vợ chồng hắn chấm dứt sự nghiệp: “hắn ta hừng đông đi cày bừa, vợ hắn ta cũng hừng đông đi cày bừa…” sau 25 năm định cư ở đất nước này. Sáu tháng sau ngày về hưu, hắn gom tập và so sánh một số công ty du lịch. Cuối cùng hắn chọn một “Tour 15 ngày” đi 8 nước từ Anh Quốc của hãng du lịch có tên “Ritz Tour.” Sở dĩ có sự lưa chọn này vì giá rẻ hơn các công ty khác gần 1/3. Nói là rẻ, nhưng chi phí cho 2 người ngốn hơn 8 tháng lương của hắn. Hắn chặc lưỡi:
- Thôi về hưu rồi thì cứ hưởng. Kẻo gì lỡ xuống âm phủ thì biết còn có dịp hay không?
Hắn bật ngửa khi nhận được giấy thông báo bằng tiếng Tàu và tiếng Anh. Thì ra đây là một công ty Tàu núp bóng Tây. Thôi kệ lỡ rồi. Ván đã đóng thuyền. gỡ ra sẽ sứt mẻ tùm lum hết!
Bay đến phi trường Heathrow Luân Đôn vào lúc 6:30 sáng sau chuyến bay đêm. Vừa mệt vừa đói, mà không thấy ai ra đón. Vừa bực mình vừa lo vì không có “phone,” lại ở xứ lạ quê người. Mãi đến gần 4 giờ chiều, trưởng đoàn mới xuất hiện đẫn theo một đám “con trời” đang xí xô xí xa. “Tour guide” xin lỗi đến trễ vì phải đi khắp phi trường để gom người đến từ nhiều nơi như Mỹ, Đài Loan và Trung Hoa. Hắn nhìn đám khách trú mà chán chường. Ở Việt Nam thì chúng cướp đảo, lấn biển, hà hiếp ngư dân, coi như chỗ không người. Qua đến đây, đi chơi thì bị chúng vây tứ bề thọ địch. Hắn than thầm:
“Ta đã lạc vào rừng Hoa... Kiều.”
May mắn là trong đám ấy, có hai vợ chồng Tàu gốc Chợ Lớn, nên hai cặp Hoa-Việt này không cần khẩu hiệu “14 chữ vàng, 8 việc tốt” cũng trở thành đồng minh bất đắc dĩ của hắn trong chuyến du lịch này. Cả đoàn kéo nhau ra Chinatown Luân Đôn ăn cơm chiều. Về khách sạn, nhận phòng, tắm rửa xong là hơn 11 giờ khuya phải đi ngủ sớm vì ngày mai phải lên đường lúc 7:30 giờ.
Đường xá Luân Đôn nhỏ hẹp, nên thường chỉ một chiều. Đường hơi lớn thì có 3 làn xe, hai xuôi và một ngược, đầy nghẹt các loại xe nhà, bus, camion và xe đạp, mô tô chen nhau ở giữa. Lề đường là chỗ đậu xe, nên đi bộ phải len lỏi qua lại. Các “tour” thăm nuớc Anh, Pháp, Ý thường tập trung vào các lâu đài nguy nga, cung điện xa hoa của vua chúa ngày xưa, các bảo tàng, các nhà thờ đồ sộ, đi rất mỏi cẳng, nên hắn không thích thú lắm. Vậy mà hàng vạn du khách chầu chực quanh điện Buckingham hàng giờ, không phải để diện kiến dung nhan của Nữ Hoàng Elizabeth II, mà chỉ để xem toán lính Hoàng Gia đổi phiên gác, và chụp ảnh với các vệ binh mang hia đội mão màu mè gác ớ tháp Luân Đôn, thường gọi là BeefEaters.
Sau buổi ăn tối tự túc ở Chinatown, cả đoàn lên xe về khách sạn, thì một nữ hành khách phốp pháp, có lẽ dân Hoa Lục, kêu khó chịu. Cả xe lo lắng, người đưa thuốc cảm, kẻ lấy thuốc tiêu chảy cho bà ta, nhưng bà ta không chịu lấy. Gần đến khách sạn thì bà ta ôm bụng rên rỉ, lảm nhảm tiếng Tàu lung tung. Hắn quay lại hỏi ông bạn Hoa-Việt là bà ta nói gì vậy.
- À! Cái này nó đang kêu đau quá và nó đang chưởi cha thằng chồng nó.
Tài xế, trưởng đoàn và cả xe đều hết hồn, vì bà ta có triệu chứng sắp sanh. Gặng hỏi thêm, bà ta mới thú thật là có thai đã 8 tháng, nhưng có lẽ vì đi nhiều và bị “xì trét” nên có thể sanh sớm.
Trưởng đoàn vò tai, bứt tóc kêu trời:
- You'd kill me. Ngộ xẩy lá! Ngộ xẩy là cái chắc !
Cả xe nhớn nháo, lo lắng cho cuộc hành trình có nhiều sóng gió. Một mặt vỗ về, bảo bà bầu ráng chịu đau và bớt chưởi. Trưởng đoàn hối tài xế gọi xe cứu thương và cảnh sát giúp đỡ. Một cảnh hiếm có xảy ra ở Luân Đôn: Xe cảnh sát chớp đèn hú còi tò tí te chạy phía trước, xe bus đầy khách chạy bạt mạng theo sau, ồn ào lẫn tiếng rên, tiếng chưởi, và lời bàn tán hươu, vượn của khách:
- Bà này tính toán hay quá. Thay vì phải vào “xuởng đẻ” ở Hoa Lục. Bà ta chọn xứ này có những phương tiện y khoa tốt nhất để sinh con. Con có quốc tịch Anh ngay, không cần thủ tục nhiêu khê!
“Tour guide” chạy ra chạy vào bệnh viện như gà mắc đẻ, thông báo với đoàn là bác sĩ giữ anh ta lại với sản phụ chờ sanh xong, đề phòng trường hợp bất trắc, vì bà ta sanh sớm và không nói được tiếng Anh.
Tài xế trở thành trưởng đoàn bất đắc dĩ, đành chở khách về khách sạn để chờ xem. Đến nơi thì hơn 11 giờ đêm, nhà hàng đã đóng cửa. May là nhớ lời bạn bè đi trước, hắn có thủ sẵn vài tô mì ăn liền. Ăn vội vàng, tắm rửa xong là đi ngủ để chờ ngày mai que sera, sera….
Hôm sau, ăn sáng xong mà chẳng thấy tăm hơi ông trưởng đoàn đâu cả. Cả đám tụ tập tại “lobby” của khách sạn, bàn ra tán vào om tỏi như cái chợ trời. Thật là không sai tí nào, vì có câu “một anh /chị Ba là một cái chợ Nhỏ (Ở Thủ Đức), hai anh/chị Ba là cái Chợ Lớn và ba anh Ba/Chị Ba là một Chinatown.” Khách đi ngang, ai cũng nhìn vào.
Vì không có điện thoại tay, nên tin tức từ bệnh viện gọi về đều thông qua bác tài. Khách đoàn gần 50 người, không thấy ai có khả năng hiểu tiếng Anh giọng “Scottish” nặng như cối đá của bác tài nên hắn đành nhảy ra làm phát ngôn viên của đoàn, chuyển tin tức từ bác tài sang ông bạn Chợl ớn của hắn, ông này lại dịch sang tiếng Quảng, tiếng Quan Thoại gì đó cho đồng hương. Không biết họ có hiểu gì không, nhưng thấy họ gật đầu và đồng loạt:
- Hầy, hẩu, hẩu la!
Đến trưa thì trưởng đoàn báo cho biết là bà Hoa Lục đã sinh được một đứa con vuông và bà mẹ thì vẫn tròn vo. Hắn đang làm thủ tục hành chính, mua vé phi cơ cho mẹ con về nước. Tổn phí rất cao, nhưng bà ta quẹt thẻ vài cái là xong ngay.
Trưởng đoàn về đến khách sạn lúc gần 1 giờ, mặt mày bơ phờ, nhưng vui vẻ thông báo:
- Ăn trưa tự túc, một giờ nữa sẽ đi xem thành phố Lông Đông.
Định vào nhà hàng ăn, nhưng toàn thứ không hạp khẩu vị, giá lại ở trên trời. Vì chưa kịp đổi tiền Anh, nếu trả bằng đô la, họ sẽ tính tỷ giá 1 Bảng Anh = 1.94 đô. Hắn đành vớt thêm 2 tô “ramen” nữa.
Cả buổi chiều lang thang hết lâu đài Windsor, nơi nghỉ mát mùa Đông của Hoàng Gia Anh trên bờ sông Thames, qua chụp ảnh đồng hồ Big Ben, London Tower, quảng trường Trafalgar… đến hơn 6 giờ chiều là mõi nhừ chân cẳng, thở không ra hơi, nên chẳng ai buồn nói chuyện nữa.
Lại vô cao lâu ăn nữa. Tiệm khá chật, bàn 12 người, dọn từng món; ra món nào xào món đó. Ăn sạch sành sanh không chừa một hột cơm!
Bổn cũ soạn lại. Ngày mai phải lên xe lúc 7:30 để đi qua Pháp bằng đường hầm Chunnel (Channel+Tunnel) dưới đáy biển. Ai trễ sẽ tự túc sang Pháp. Ngồi trên xe lửa, nghĩ bậy bạ: rủi đường hầm rò rỉ, nước biển tràn vô thì thấy ông bà ông vãi ngay. Để bớt lo, hắn cùng ông bạn đi kiếm cà phê thử: cà phê trên xe lửa có màu đen đen, đậm hơn nước lã một tí, bán 2 Euro một ly nhỏ.
Vừa xuống ga Paris Nord, trưởng đoàn nhắc luôn miệng:
- Coi chừng bị móc túi. Giữ chặt túi, giỏ, mắt phải láo liên, kẻo không còn tiền và “passport” về Mỹ đó nhe!
Trước khi vào thăm viện bảo tàng Louvres, đoàn được dẫn vào khu ăn uống, giống như các Food Court ở Mỹ, để ăn tự túc. Thức ăn phần lớn là của dân Bắc Phi. Giá cũng trời ơi. Bốn người đành gặm McDonald, chỉ lối 40 Euro thôi. Ăn xong thì phải sắp hàng, trả 80 xu để giải quyết việc “thoát nước.” Nếu đưa 1 Euro thì miễn có thối lại.
Sau đó lại lục tục rồng rắn để vào trong viện bảo tàng. Người đâu mà đông vô kể. Sơ ý là lạc đoàn ngay, không thể tìm được. Đâu cũng thấy treo bảng: “Coi chừng móc túi!” Trèo lên, tuột xuống, qua, lại những phòng trưng bày rộng mênh mông, xem những bức tranh nổi tiếng, các tượng của các vị thần La mã và Hy lạp. các cổ vật của nền văn minh xưa…
Chiều tối ra Quận 13, tức là một “Chinatown Made in France” để xực phàn, về khách sạn thì đã khuya.
Như cái đồng hồ, ăn sáng xong là lên xe để đi thăm Kinh Đô Ánh Sáng. Chỉ đứng nhìn các cột sắt đen xì của tháp Eiffel, chớ không có thì giờ để lên trên. Đi ngang Khải Hoàn Môn, điện Invalides và bách bộ, đi mua sắm trên đại lộ Champs Élysées. Lề của đại lộ này rộng mênh mông, nhưng người qua lại như nêm, phải chen nhau mà đi. Các cửa hàng bán đồ hiệu thường nhỏ, chỉ trừ Louis Vuitton và cửa hàng bán mỹ phẩm, nước hoa là đồ sộ. Không kể nhân viên an ninh đi lòng vòng trong tiệm, cửa hàng nào cũng có hai tên mặc đồ “complet” đứng canh ngay cửa ra vào. Đặc biệt, muốn vào tiệm LV phải sắp hàng, chỉ được vào một lần 4 người, và hàng LV không đề giá (có lẽ sợ khách yếu bóng vía, yếu tim khi nhìn thấy giá). Muốn mua thì đem đến quầy trả tiền. Thế mà cũng đắt như tôm tươi, người mua phần đông là dân Hoa Lục; có người mua vài cái.
Chiều đến, lại tự túc, tự cường kiếm ăn. Trưởng đoàn đề nghị ăn cơm Tây cho sang trọng. Mỗi phần gồm có beefsteak bò Kobé, sò, tôm nướng và rượu chát chỉ có 60 Euro thôi, chưa kể típ và thuế. Chỉ thấy có 7, 8 người tham dự, số còn lại thì cơm tay cầm hay mì gói tiếp tục.
Tối đến, hắn gặp một bà đi ăn cơm Tây về. Bà này nói nhỏ với hắn:
- Ngộ phải trả 130 Euro cho buổi ăn tối nay. Chỉ có 4 con sò, 4 con tôm nhỏ, một miếng thịt “bít tết” vừa đủ ăn và một ly rượu chát. Bánh mì không có bơ, và xà lách không có “dressing” như ở Mỹ.
May mắn là hắn không nghe lời dụ dỗ của anh chàng “Tour guide” thành ra đỡ mất 260 Euro cho hai vợ chồng.
Lại y chang: hấp tấp đi ngủ, lật đật thức dậy, vội vàng ăn sáng để qua Thụy Sĩ.
Xe đi qua nhiều đường hầm xuyên núi trong 6 tiếng để vào thành phố Lucerne. Một thành phố nhỏ. đẹp, điễn hình cho các thành phố ở Thụy Sỹ. Đây là thành phố đồng hồ. Nơi nào, phố nào cũng là tiệm đồng hồ. Cũng loại, đủ hiệu: Rolex, Omega, Philip Patek, Tissot… đủ kiểu từ vài trăm đến vài ngàn Euro, giá còn mắc hơn ở Mỹ. Vậy mà các anh Ba, chị Ba, có lẽ là họ Mao, vẫn mua thoái mái.
Đoàn
đi du ngoạn và ăn trưa trên tàu chạy trên hồ Lucern, bằng tiền túi, có
một dĩa “nui” vớì gà nướng và nước lọc, kem giá 35 Euro. Đi thăm thành
phố, có vẻ sang trọng, đường sá sạch sẽ, ít xe hơi, Đến 4 giờ là tiếp
tục qua Ý.
Trên đường đi Venice, xe ngừng ở thành phố nhỏ Verona. Nếu Shakespear không dựng lại thiên tình sử bi thảm của Roméo và Juliet, thì chẳng ai biết đến Verona. Thành phố có một con đường lớn mang tên Julietta, nhưng không thấy có đường nào tên Roméo.
Thành phố nào ở Ý cũng có nhiều nhà thờ đồ sộ, các quảng trường mênh mông và các con đường lót đá. Đi ngoằn ngoèo trong các đường nhỏ hẹp, hai bên là cửa hàng, tiệm, quán ăn. Đoàn đến một ngõ hẹp, qua một hành lang ngắn, hai bên tường trét đầy chewing gum technicolor, chi chít những câu “I love you” bằng hàng trăm thứ ngôn ngữ. Xem kỹ, không thấy “tiếng nước ta (?)” đâu; hắn bèn lấy cây viết Bic ra, tìm chỗ trống, nắn nót câu “N iêu M” để tạo “thương hiệu Việt Nam” tại đế quốc La mã!
Qua hành lang là một sân nhỏ, trước nhà của Juliet nổi danh thế giới: một căn nhà hẹp, tầng trên có một lang cang nhỏ. Căn nhà cổ xưa, tường tróc vôi gần hết, dán đầy thơ tình của du khách gởi cho nàng Juliet bất hạnh. Trước nhà là bức tượng của nàng, nhỏ nhắn, xinh đẹp, trong bộ váy giản dị. Du khách đứng xếp hàng để chụp ảnh với nàng.
Khác với Đại Học Harvard (Mỹ), khi đứng bên tượng của ông để chụp ảnh kỷ niệm, khách phương xa đều cố nhón chân lên để sờ chiếc giày của ông, mong sau này con cháu họ sẽ được nhận làm môn đệ ở đây. Ở Verona, khách cũng chờ đến lượt để chụp ảnh bên tượng nàng Juliet. Nhưng không biết có nghe lời xúi bậy của bố “tour guide” để có một tình yêu tuyệt vời, vĩnh cửu (sic), mà ông nào, chàng nào cũng đưa bàn tay nhám nhúa, để rờ cho được trái lê của nàng Juliet đáng thương. Báo hại một bên ngực của nàn bị hàng triệu, hàng triệu bàn tay sờ mó liên tục, trong nhiều năm, nên nó bóng nhẩy và mòn hẳn một bên!
Nhìn căn nhà của Juliet, hắn thấy không giống tí nào so với nhà của nàng trong phim Roméo và Juliet chiếu năm 1968: một căn biệt thự sang trọng, đẹp của dòng họ Capulet, trên là một lan cang chạy dài đến bên một cây cao, để hàng đêm, chàng Roméo, từ cây này, trèo sang lang cang để tò tí với nàng Juliet, do tài tử Olivia Hussey đóng. Cô nàng tài tử này, không thể hiện được tính cách của nàng Juliet: y phục quá cầu kỳ, rườm rà, và nhất là vòng số 1 của nàng, quá cỡ thợ mộc, như cặp dừa xiêm so với Juliet thật, chỉ là hai trái cam sành thôi!
Trưởng đoàn bảo hắn mua vé vào xem nhà và ngôi mộ của Juliet. Hắn từ chối vì không đáng phải tốn để xem một căn nhà xưa và một “nắm đất sè sè bên đàng.” Nghĩa Trang Arlington đẹp đẽ, hào hùng và trang nghiêm biết bao, là nơi đáng xem hơn!
Sáng lại đi sớm để đến thành phố nước Venice. Đường xa nên cứ hai tiếng, xe lại ngừng cho hành khách mua quà vặt, thư giãn tay chân và xã nước. Có nơi thu tiền vào “toilet,” có nơi không, nhưng hầu hết đều giống nhau: các bàn ngồi thì trơ trọi, không có tấm lót ngồi, có lẽ để tiết kiệm hay sợ du khách chôm (?)
Xe vào bãi đậu rộng lớn; Có gần 20, 30 chiếc xe bus đang thả khách xuống. Khách lần lượt xuống tàu. Tàu nhỏ chứa lối 50 người, tàu lớn thì 100 hay 150, thi nhau đưa khách ra thành phố nổi.
Bước chân lên bờ, hắn tưởng đã đến Hồng Kông hay Thượng Hải bên Tàu, chớ không phải Venice. Thành phố nước Venice gì mà chỗ nào cũng đầy (người) Tàu, cũng nghe tiếng Tàu. Tàu trên cầu, Tàu trong quán, Tàu trong tiệm, nhà hàng, nhà thờ. Thứ gì họ cũng mua, sắm, món gì họ cũng ăn. Cửa hàng bán đồ cao cấp cũng có Tàu thu ngân. thợ may cũng Tàu, bán hàng lưu niệm cũng anh Ba, thậm chí người thu tiền ở “toilet” cũng là a Xẩm. Có thể nói trong số 10 du khách ở đây, chỉ có một Tây, một Nhật, một Đại Hàn, còn 7 phần là Tàu: ”Dưới kinh tàu chạy, trên bờ Tàu đi…”
Thấy có một nhà hàng Tàu nho nhỏ trong hẻm. Nhìn giá thực đơn hơi ớn. Chỉ dám gọi hai diã cơm chiên trứng cở bằng một chén cơm nhỏ mà cũng giá 6 Euro / dĩa và một bình trà. Ăn xong, nhìn “bill” thấy bình trà họ tính 3 Euro (ở Mỹ thì uống thoải mái); định nói là mắc nhưng nhìn kỹ lại là con số 8, hết nói luôn. Trả gần 30 Euro cho buổi ăn chưa đủ tráng bao tử, mà đoạn trường từng khúc!
Ai cũng ghi tên đi thuyền “Gondola” cho biết mùi. Mổi chiếc chở được 4 hay 6 người, chèo quanh co trong các kinh chật hẹp, tối thui trong thành phố, khoảng hơn 30 phút là xong. Hắn không thấy thi vị hay thơ mộng gì theo như bạn bè kể lại.
Nhớ lần đi “Du lịch xanh” ở miền Tây Việt Nam trên chiếc thuyền nhỏ. Cô lái đò, tóc bới cao, đưa cái ót trắng ngần, thân hình chắc nịch trong chiếc bà ba trắng; ngồi sau thuyền, đưa mái chèo nhịp nhàng trên con lạch nhỏ, đầy lục bình, dưới sông là cá đớp mồi, đàn bướm lượn trên tàng dừa nước. Phong cảnh thật hữu tình và thanh bình vô tả. Xuồng thuyền, ghé vào vườn cây, khách vừa uống dừa xiêm vừa thưởng thức trái cây từng mùa: ổi, xoài, mận, sa bô chê, mít… và đi thăm xưởng kẹo dừa, kẹo đậu phộng, kẹo chuối…
Buổi ăn trưa được dọn ra ở giũa vườn, dưới những tàn cây ăn trái. Khách được đãi những đặc sản miền sông nước: cá tai tượng chiên xù, canh chua mẽ nấu cá lóc trứng, tôm thẻ hấp nước dừa, chuột đồng nướng, đùi ếch chiên bơ, rau đồng nội, mỗi người một xị nước mắt quê hương. Vừa ăn vừa nghe đờn ca tài tử. Nếu có các cô đầu tham gia, thì khách sẽ được thưởng thức “Tom tom, chát chát. Thiên đàng Cực Lạc là đâu tá? Cực Lạc là đây chín rõ mười.” Vậy mà phí tổn chẳng mắc hơn một chuyến ngồi “Gondola” nhạt phèo hôm nay.
Nghe đồn “Café espresso” Ý là số 1 uống rất phê, nên hắn vào tiệm gọi một ly.
Anh chàng Ý bán hàng hỏi hắn:
- Đứng hay ngồi?
Hắn đớ người ra:
- Đứng, ngồi là thế nào?
Anh Ý bồi đáp tỉnh bơ:
- Đứng đây uống thì 2 Euro, ngồi bàn đằng kia thì 15 Euro.
Lạ thiệt nghe! Đúng là “càng đi càng học được nhiều điều mới mẻ.” Hắn đã từng uống cà phê nhiều kiểu, nhiều loại: cà phê tù bằng cơm cháy, cà phê bít tất bằng bắp xay ở lề đường, cà phê cái nồi ngồi trên cái cốc ở Givral, cà phê võng, cà phê đèn mờ, cà phê không đèn, cà phê ôm trong vườn, cà phê nằm trong chòi, và bây giờ được biết thêm 2 loại cà phê mới!.
Không cần suy nghĩ hắn gọi:
- Cho cái “espresso to stand!”
Rời Venice, xe trực chỉ Florence, Đây là trung tâm văn hoá, nghệ thuật, khoa học… của thời kỳ Phục Hưng ở Ý, nên có nhiều nhà thờ, lâu đài, tượng đài, bảo tàng... ở khắp nơi. Nhưng cái đinh của Florence là tháp nghiêng Pisa. Tháp có 6 tầng, cao 55m, cất bằng đá cẫm thạch trắng. Tháp này được xây vào năm 1173, mới được vài tầng thì méo xẹo, phải tạm ngưng. Mãi đến gần 200 năm sau mới xây tiếp, nhưng tháp vẫn nghiêng từ từ, đến nay thì ẹo 1 góc khoảng 4 độ.
Nhiều năm trước, sau khi thăm và khảo sát tháp, một đoàn chuyên gia địa chất và kiến trúc Nhật đề nghị với thành phố Florence là họ sẽ kéo tháp thẳng lại, hoàn toàn miễn phí, nhưng thành phố từ chối. Hỏi lý do thì họ trả lời rằng:
- Cả trăm năm nay, thành phố sống nhờ cái tháp nghiêng chiềng này. Để các ông dựng đứng lại, thì ma nào đến đây xem cái tháp thẳng. Chúng tôi sẽ thất nghiệp cả lũ à? Vì thế cái tháp vẫn tiếp tục nghiêng như dáng đứng cà ẹo của người mẫu Victoria Secret và thành phố cứ thế mà thu tiền.
Ông bạn hắn rủ lên xem tháp, hắn từ chối và nói:
- Lên trên đó lỡ nó sập, làm sao chạy cho kịp!
Ông bạn lắc đầu, hết ý.
Florence là thành phố hơi vọng cổ (tồn cổ). Đi “Toilet” phải trả tiền nhưng họ vẫn xài bàn cầu ngồi xổm, giật nước bằng dây xích. Ngoài đường có người còn chạy xe Mobylette và Vélosolex. Khách sạn đưa cho khách chìa khóa phòng cổ điển, cột vào một miếng thép nặng cở 300 gram ghi số phòng, với lời dặn đáng giá 200 Euro:
- Đừng làm mất!
Lên xe tiến về thủ đô của Đế Quốc La mã. Dọc đường một trường hợp hy hữu xảy ra tại trạm nghỉ trên xa lộ. “Tour Guide” dặn hành khách trở lại xe sau 30 phút vì đường còn xa. Quá 15 phút rồi mà vẫn thiếu một người, đó là ông bạn của hắn. Trưởng đoàn và hắn đi khắp các khu chợ, cây xăng, nhà hàng, kêu ơi ới mà chẳng thấy tăm hơi hắn đâu cả. Định vào “toilet” kiếm, thì thấy ông ta vừa ra, mặt hơi tẽn tò.
Lên xe, truởng đoàn và cả xe cự nự, trách anh ta không đúng giờ. Bị cằn nhằn hoài, anh ta mới lên tiếng:
- Các bạn thông cảm cho tôi. Chuyện này ngoài ý muốn mà!
Ngừng một chút, anh ta tiếp:
- Khi đi xong rồi thì không thấy cuộn giấy đâu cả. Lại không có nước. Trong 36 kế, không có kế nào giải quyết ca này. Tôi phải sử dụng kế thứ 37 là “tuột quần xà lỏn” thay cho giấy.
Nghe tả oán, cả đoàn thông cảm và cười muốn vỡ xe luôn. Rút kinh nghiệm, từ đó về sau, đi đâu ai cũng thủ sẵn vài tờ giấy trong túi, phòng khi “emergency,” nếu không muốn mất “nội y.”
Trước khi vào thành phố, xe ngừng ở một nhà hàng ngoại ô để khách tự túc ăn tối. Xong về khách sạn là đã tối, chẳng thấy mặt mũi “Rome by night” ra thế nào!
Vẫn vũ như cẩn.. Ăn sáng xong là lên xe ngay để đi thăm Viện bảo tàng Vatican. Đến nơi, đứng xếp hàng bốn vào cái đuôi dài cả trăm thước. Hơn 9 giờ mà chưa thấy nhúc nhích gì cả. “Tour Guide” thông báo phải mua vé vào cửa, giá không rẻ đâu. Nếu ai không đi, thì theo anh ta đi ngắm thành phố, dân “Tiều Châu” có nói “Đâu lứng tăng kể “(Đứng lâu tê cẳng), nên hai cặp theo chàng “Tour guide” đi lòng vòng xem con cháu của César và Nero qua lại!
Đến trưa, đang đi thì bỗng nhiên hai chân hắn biểu tình, từ chối không hoạt động nữa. Hắn ngồi đại bên đường, thở dốc, mồ hôi ra ướt cả áo. Hắn biết bộ máy của hắn sản xuất từ Thế Chiến thứ 2 đang cần đại tu bổ ngay, sau nhiều ngày chạy hết công suất, nếu tiếp tục sẽ “banh ta long” ngay.
Thấy tình hình không mấy khả quan, cả bốn người đều đồng ý là không đi tiếp đến Đức và Hòa Lan nữa. Ngày mai sẽ về Mỹ sớm.
Ra phi trường để đổi vé. Hãng phi cơ mau mắn đổi vé cho hai cặp để làm vui lòng khách đến, nhưng không hài lòng khách đi, vì “charge penalty” rất đẹp cho cái tội đi không đúng ngày và không đúng phi trường. Thẻ tín dụng của hắn bị lủng một lỗ khá lớn.
Đang đứng xếp hàng để đi taxi từ phi trường, một tài xế đến khều hắn, chỉ ra ngoài xe van và nói đi ngay. Vừa đóng cửa xe, tên tài xế nói liền:
- Mỗi người 15 Euro, và đừng quên tiền “tip” nhé.
Nhìn mặt tên tài xế, hắn thấy giống như các tên trong phim “The Godfather,” nên im lặng cho an toàn, xong chuyện. Trả 65 Euro cho chuyến xe 15 phút về khách sạn, hắn thấy tiếc ơi là tiếc. Ra đến phi trường, anh chàng “Tour guide” cười nói với hắn:
- Khi nào các ông sẽ đi với công ty chúng tôi nữa nha?
Không trả lời, hắn kéo vali vào trong.
Phi trường Rome to lớn, nhưng hơi lộn xộn và không được sạch sẽ cho lắm. Hắn và ông bạn suýt trể chuyến bay vì có thay đổi về “gate,” mà chẳng được thông báo trên loa cho khách biết như ở Mỹ. Tình cờ nhìn lên bảng điện tử mới hay. Hú hồn!
Tuần sau đó, gặp lại bạn bè trong quán cà phê Dunkin. Họ hỏi thăm chuyến ngao du Âu châu thế nào? Hắn trả lời lơ lửng không hào hứng lắm:
- Cũng được.
Một tên bạn hỏi:
- Vậy tao muốn đi một lần cho biết, mầy có ý kiến gì không?
Suy nghĩ một lát hắn chậm rãi trả lời:
- Nếu mầy là dân Công Giáo, muốn đi hành hương ở các thánh địa như Lourdes, Fatima hay Vatican thì tốt thôi. Nếu không, phải có bạn bè, thân nhân bên đó thì mới thích. Ngoài hai trường hợp đó, mày muốn đi thì trước hết mày phải có khá nhiều tiền để xài cho đã; phải có một sức khỏe tốt để thức khuya, dậy sớm; phải có bộ giò cứng để lê lết khắp hang cùng, ngõ hẻm, lên thang, xuống hầm; phải có bộ mông to để ngồi 5, 7 tiếng trên xe; chọn hãng du lịch nào kha khá chút. Đi đâu nhớ bỏ túi tiền xu để đóng góp vào kỹ nghệ nước thải của Châu Âu, và nhớ thủ vài tờ giấy phòng trường hợp... Tao có bài thơ này tặng mày trước khi đi:
Chưa đi chưa biết Châu Âu.
Đi rồi mới biết đứng sau Hoa Kỳ.
Thích đi thì cứ việc đi.
Đi rồi mới thấy Hoa Kỳ ngon hơn…
Kông Li
Trần Văn Giang (ghi lại)
Bàn ra tán vào (0)
"Du Ngoạn Âu Châu" - by Kông Li / Trần Văn Giang (ghi lại).
Châu Âu nguyên là quê cha đất tổ, cội nguồn của nhiều người Mỹ hiện nay. Trong những thế kỷ qua, ngoài những người đi chinh phục vùng đất mới, những cố đạo đi truyền giáo, phần đông họ đều tức tưởi bỏ quê hương đi tha phương cầu thực vì nhiều lý do như: chính trị, tôn giáo, kinh tế, văn hoá… Nhưng khi có điều kiện, các thế hệ sau của họ đều muốn thực hiện một cuộc hành trình về quê hương, thăm mồ mả ông bà, họ hàng thân thích.
Đối với “hắn” là người được sinh ra ở nơi cuối cùng của mảnh đất hình chữ S, vùng đất có “muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lền như bánh canh,” nên hắn ta chả có dính líu gì hết ráo với lục địa này cả, mà hắn vẫn muốn đi một lần cho biết với thiên hạ. Chả là trong lúc họp bạn bè, họ thường kể nhau nghe các cuộc du ngoạn ở cõi trời Tây mà chẳng thấy hắn góp chuyện. Họ bảo hắn nên thử một lần để biết đá biết vàng với anh em.
Phải đợi đến 5, 7 năm sau khi vợ chồng hắn chấm dứt sự nghiệp: “hắn ta hừng đông đi cày bừa, vợ hắn ta cũng hừng đông đi cày bừa…” sau 25 năm định cư ở đất nước này. Sáu tháng sau ngày về hưu, hắn gom tập và so sánh một số công ty du lịch. Cuối cùng hắn chọn một “Tour 15 ngày” đi 8 nước từ Anh Quốc của hãng du lịch có tên “Ritz Tour.” Sở dĩ có sự lưa chọn này vì giá rẻ hơn các công ty khác gần 1/3. Nói là rẻ, nhưng chi phí cho 2 người ngốn hơn 8 tháng lương của hắn. Hắn chặc lưỡi:
- Thôi về hưu rồi thì cứ hưởng. Kẻo gì lỡ xuống âm phủ thì biết còn có dịp hay không?
Hắn bật ngửa khi nhận được giấy thông báo bằng tiếng Tàu và tiếng Anh. Thì ra đây là một công ty Tàu núp bóng Tây. Thôi kệ lỡ rồi. Ván đã đóng thuyền. gỡ ra sẽ sứt mẻ tùm lum hết!
Bay đến phi trường Heathrow Luân Đôn vào lúc 6:30 sáng sau chuyến bay đêm. Vừa mệt vừa đói, mà không thấy ai ra đón. Vừa bực mình vừa lo vì không có “phone,” lại ở xứ lạ quê người. Mãi đến gần 4 giờ chiều, trưởng đoàn mới xuất hiện đẫn theo một đám “con trời” đang xí xô xí xa. “Tour guide” xin lỗi đến trễ vì phải đi khắp phi trường để gom người đến từ nhiều nơi như Mỹ, Đài Loan và Trung Hoa. Hắn nhìn đám khách trú mà chán chường. Ở Việt Nam thì chúng cướp đảo, lấn biển, hà hiếp ngư dân, coi như chỗ không người. Qua đến đây, đi chơi thì bị chúng vây tứ bề thọ địch. Hắn than thầm:
“Ta đã lạc vào rừng Hoa... Kiều.”
May mắn là trong đám ấy, có hai vợ chồng Tàu gốc Chợ Lớn, nên hai cặp Hoa-Việt này không cần khẩu hiệu “14 chữ vàng, 8 việc tốt” cũng trở thành đồng minh bất đắc dĩ của hắn trong chuyến du lịch này. Cả đoàn kéo nhau ra Chinatown Luân Đôn ăn cơm chiều. Về khách sạn, nhận phòng, tắm rửa xong là hơn 11 giờ khuya phải đi ngủ sớm vì ngày mai phải lên đường lúc 7:30 giờ.
Đường xá Luân Đôn nhỏ hẹp, nên thường chỉ một chiều. Đường hơi lớn thì có 3 làn xe, hai xuôi và một ngược, đầy nghẹt các loại xe nhà, bus, camion và xe đạp, mô tô chen nhau ở giữa. Lề đường là chỗ đậu xe, nên đi bộ phải len lỏi qua lại. Các “tour” thăm nuớc Anh, Pháp, Ý thường tập trung vào các lâu đài nguy nga, cung điện xa hoa của vua chúa ngày xưa, các bảo tàng, các nhà thờ đồ sộ, đi rất mỏi cẳng, nên hắn không thích thú lắm. Vậy mà hàng vạn du khách chầu chực quanh điện Buckingham hàng giờ, không phải để diện kiến dung nhan của Nữ Hoàng Elizabeth II, mà chỉ để xem toán lính Hoàng Gia đổi phiên gác, và chụp ảnh với các vệ binh mang hia đội mão màu mè gác ớ tháp Luân Đôn, thường gọi là BeefEaters.
Sau buổi ăn tối tự túc ở Chinatown, cả đoàn lên xe về khách sạn, thì một nữ hành khách phốp pháp, có lẽ dân Hoa Lục, kêu khó chịu. Cả xe lo lắng, người đưa thuốc cảm, kẻ lấy thuốc tiêu chảy cho bà ta, nhưng bà ta không chịu lấy. Gần đến khách sạn thì bà ta ôm bụng rên rỉ, lảm nhảm tiếng Tàu lung tung. Hắn quay lại hỏi ông bạn Hoa-Việt là bà ta nói gì vậy.
- À! Cái này nó đang kêu đau quá và nó đang chưởi cha thằng chồng nó.
Tài xế, trưởng đoàn và cả xe đều hết hồn, vì bà ta có triệu chứng sắp sanh. Gặng hỏi thêm, bà ta mới thú thật là có thai đã 8 tháng, nhưng có lẽ vì đi nhiều và bị “xì trét” nên có thể sanh sớm.
Trưởng đoàn vò tai, bứt tóc kêu trời:
- You'd kill me. Ngộ xẩy lá! Ngộ xẩy là cái chắc !
Cả xe nhớn nháo, lo lắng cho cuộc hành trình có nhiều sóng gió. Một mặt vỗ về, bảo bà bầu ráng chịu đau và bớt chưởi. Trưởng đoàn hối tài xế gọi xe cứu thương và cảnh sát giúp đỡ. Một cảnh hiếm có xảy ra ở Luân Đôn: Xe cảnh sát chớp đèn hú còi tò tí te chạy phía trước, xe bus đầy khách chạy bạt mạng theo sau, ồn ào lẫn tiếng rên, tiếng chưởi, và lời bàn tán hươu, vượn của khách:
- Bà này tính toán hay quá. Thay vì phải vào “xuởng đẻ” ở Hoa Lục. Bà ta chọn xứ này có những phương tiện y khoa tốt nhất để sinh con. Con có quốc tịch Anh ngay, không cần thủ tục nhiêu khê!
“Tour guide” chạy ra chạy vào bệnh viện như gà mắc đẻ, thông báo với đoàn là bác sĩ giữ anh ta lại với sản phụ chờ sanh xong, đề phòng trường hợp bất trắc, vì bà ta sanh sớm và không nói được tiếng Anh.
Tài xế trở thành trưởng đoàn bất đắc dĩ, đành chở khách về khách sạn để chờ xem. Đến nơi thì hơn 11 giờ đêm, nhà hàng đã đóng cửa. May là nhớ lời bạn bè đi trước, hắn có thủ sẵn vài tô mì ăn liền. Ăn vội vàng, tắm rửa xong là đi ngủ để chờ ngày mai que sera, sera….
Hôm sau, ăn sáng xong mà chẳng thấy tăm hơi ông trưởng đoàn đâu cả. Cả đám tụ tập tại “lobby” của khách sạn, bàn ra tán vào om tỏi như cái chợ trời. Thật là không sai tí nào, vì có câu “một anh /chị Ba là một cái chợ Nhỏ (Ở Thủ Đức), hai anh/chị Ba là cái Chợ Lớn và ba anh Ba/Chị Ba là một Chinatown.” Khách đi ngang, ai cũng nhìn vào.
Vì không có điện thoại tay, nên tin tức từ bệnh viện gọi về đều thông qua bác tài. Khách đoàn gần 50 người, không thấy ai có khả năng hiểu tiếng Anh giọng “Scottish” nặng như cối đá của bác tài nên hắn đành nhảy ra làm phát ngôn viên của đoàn, chuyển tin tức từ bác tài sang ông bạn Chợl ớn của hắn, ông này lại dịch sang tiếng Quảng, tiếng Quan Thoại gì đó cho đồng hương. Không biết họ có hiểu gì không, nhưng thấy họ gật đầu và đồng loạt:
- Hầy, hẩu, hẩu la!
Đến trưa thì trưởng đoàn báo cho biết là bà Hoa Lục đã sinh được một đứa con vuông và bà mẹ thì vẫn tròn vo. Hắn đang làm thủ tục hành chính, mua vé phi cơ cho mẹ con về nước. Tổn phí rất cao, nhưng bà ta quẹt thẻ vài cái là xong ngay.
Trưởng đoàn về đến khách sạn lúc gần 1 giờ, mặt mày bơ phờ, nhưng vui vẻ thông báo:
- Ăn trưa tự túc, một giờ nữa sẽ đi xem thành phố Lông Đông.
Định vào nhà hàng ăn, nhưng toàn thứ không hạp khẩu vị, giá lại ở trên trời. Vì chưa kịp đổi tiền Anh, nếu trả bằng đô la, họ sẽ tính tỷ giá 1 Bảng Anh = 1.94 đô. Hắn đành vớt thêm 2 tô “ramen” nữa.
Cả buổi chiều lang thang hết lâu đài Windsor, nơi nghỉ mát mùa Đông của Hoàng Gia Anh trên bờ sông Thames, qua chụp ảnh đồng hồ Big Ben, London Tower, quảng trường Trafalgar… đến hơn 6 giờ chiều là mõi nhừ chân cẳng, thở không ra hơi, nên chẳng ai buồn nói chuyện nữa.
Lại vô cao lâu ăn nữa. Tiệm khá chật, bàn 12 người, dọn từng món; ra món nào xào món đó. Ăn sạch sành sanh không chừa một hột cơm!
Bổn cũ soạn lại. Ngày mai phải lên xe lúc 7:30 để đi qua Pháp bằng đường hầm Chunnel (Channel+Tunnel) dưới đáy biển. Ai trễ sẽ tự túc sang Pháp. Ngồi trên xe lửa, nghĩ bậy bạ: rủi đường hầm rò rỉ, nước biển tràn vô thì thấy ông bà ông vãi ngay. Để bớt lo, hắn cùng ông bạn đi kiếm cà phê thử: cà phê trên xe lửa có màu đen đen, đậm hơn nước lã một tí, bán 2 Euro một ly nhỏ.
Vừa xuống ga Paris Nord, trưởng đoàn nhắc luôn miệng:
- Coi chừng bị móc túi. Giữ chặt túi, giỏ, mắt phải láo liên, kẻo không còn tiền và “passport” về Mỹ đó nhe!
Trước khi vào thăm viện bảo tàng Louvres, đoàn được dẫn vào khu ăn uống, giống như các Food Court ở Mỹ, để ăn tự túc. Thức ăn phần lớn là của dân Bắc Phi. Giá cũng trời ơi. Bốn người đành gặm McDonald, chỉ lối 40 Euro thôi. Ăn xong thì phải sắp hàng, trả 80 xu để giải quyết việc “thoát nước.” Nếu đưa 1 Euro thì miễn có thối lại.
Sau đó lại lục tục rồng rắn để vào trong viện bảo tàng. Người đâu mà đông vô kể. Sơ ý là lạc đoàn ngay, không thể tìm được. Đâu cũng thấy treo bảng: “Coi chừng móc túi!” Trèo lên, tuột xuống, qua, lại những phòng trưng bày rộng mênh mông, xem những bức tranh nổi tiếng, các tượng của các vị thần La mã và Hy lạp. các cổ vật của nền văn minh xưa…
Chiều tối ra Quận 13, tức là một “Chinatown Made in France” để xực phàn, về khách sạn thì đã khuya.
Như cái đồng hồ, ăn sáng xong là lên xe để đi thăm Kinh Đô Ánh Sáng. Chỉ đứng nhìn các cột sắt đen xì của tháp Eiffel, chớ không có thì giờ để lên trên. Đi ngang Khải Hoàn Môn, điện Invalides và bách bộ, đi mua sắm trên đại lộ Champs Élysées. Lề của đại lộ này rộng mênh mông, nhưng người qua lại như nêm, phải chen nhau mà đi. Các cửa hàng bán đồ hiệu thường nhỏ, chỉ trừ Louis Vuitton và cửa hàng bán mỹ phẩm, nước hoa là đồ sộ. Không kể nhân viên an ninh đi lòng vòng trong tiệm, cửa hàng nào cũng có hai tên mặc đồ “complet” đứng canh ngay cửa ra vào. Đặc biệt, muốn vào tiệm LV phải sắp hàng, chỉ được vào một lần 4 người, và hàng LV không đề giá (có lẽ sợ khách yếu bóng vía, yếu tim khi nhìn thấy giá). Muốn mua thì đem đến quầy trả tiền. Thế mà cũng đắt như tôm tươi, người mua phần đông là dân Hoa Lục; có người mua vài cái.
Chiều đến, lại tự túc, tự cường kiếm ăn. Trưởng đoàn đề nghị ăn cơm Tây cho sang trọng. Mỗi phần gồm có beefsteak bò Kobé, sò, tôm nướng và rượu chát chỉ có 60 Euro thôi, chưa kể típ và thuế. Chỉ thấy có 7, 8 người tham dự, số còn lại thì cơm tay cầm hay mì gói tiếp tục.
Tối đến, hắn gặp một bà đi ăn cơm Tây về. Bà này nói nhỏ với hắn:
- Ngộ phải trả 130 Euro cho buổi ăn tối nay. Chỉ có 4 con sò, 4 con tôm nhỏ, một miếng thịt “bít tết” vừa đủ ăn và một ly rượu chát. Bánh mì không có bơ, và xà lách không có “dressing” như ở Mỹ.
May mắn là hắn không nghe lời dụ dỗ của anh chàng “Tour guide” thành ra đỡ mất 260 Euro cho hai vợ chồng.
Lại y chang: hấp tấp đi ngủ, lật đật thức dậy, vội vàng ăn sáng để qua Thụy Sĩ.
Xe đi qua nhiều đường hầm xuyên núi trong 6 tiếng để vào thành phố Lucerne. Một thành phố nhỏ. đẹp, điễn hình cho các thành phố ở Thụy Sỹ. Đây là thành phố đồng hồ. Nơi nào, phố nào cũng là tiệm đồng hồ. Cũng loại, đủ hiệu: Rolex, Omega, Philip Patek, Tissot… đủ kiểu từ vài trăm đến vài ngàn Euro, giá còn mắc hơn ở Mỹ. Vậy mà các anh Ba, chị Ba, có lẽ là họ Mao, vẫn mua thoái mái.
Đoàn
đi du ngoạn và ăn trưa trên tàu chạy trên hồ Lucern, bằng tiền túi, có
một dĩa “nui” vớì gà nướng và nước lọc, kem giá 35 Euro. Đi thăm thành
phố, có vẻ sang trọng, đường sá sạch sẽ, ít xe hơi, Đến 4 giờ là tiếp
tục qua Ý.
Trên đường đi Venice, xe ngừng ở thành phố nhỏ Verona. Nếu Shakespear không dựng lại thiên tình sử bi thảm của Roméo và Juliet, thì chẳng ai biết đến Verona. Thành phố có một con đường lớn mang tên Julietta, nhưng không thấy có đường nào tên Roméo.
Thành phố nào ở Ý cũng có nhiều nhà thờ đồ sộ, các quảng trường mênh mông và các con đường lót đá. Đi ngoằn ngoèo trong các đường nhỏ hẹp, hai bên là cửa hàng, tiệm, quán ăn. Đoàn đến một ngõ hẹp, qua một hành lang ngắn, hai bên tường trét đầy chewing gum technicolor, chi chít những câu “I love you” bằng hàng trăm thứ ngôn ngữ. Xem kỹ, không thấy “tiếng nước ta (?)” đâu; hắn bèn lấy cây viết Bic ra, tìm chỗ trống, nắn nót câu “N iêu M” để tạo “thương hiệu Việt Nam” tại đế quốc La mã!
Qua hành lang là một sân nhỏ, trước nhà của Juliet nổi danh thế giới: một căn nhà hẹp, tầng trên có một lang cang nhỏ. Căn nhà cổ xưa, tường tróc vôi gần hết, dán đầy thơ tình của du khách gởi cho nàng Juliet bất hạnh. Trước nhà là bức tượng của nàng, nhỏ nhắn, xinh đẹp, trong bộ váy giản dị. Du khách đứng xếp hàng để chụp ảnh với nàng.
Khác với Đại Học Harvard (Mỹ), khi đứng bên tượng của ông để chụp ảnh kỷ niệm, khách phương xa đều cố nhón chân lên để sờ chiếc giày của ông, mong sau này con cháu họ sẽ được nhận làm môn đệ ở đây. Ở Verona, khách cũng chờ đến lượt để chụp ảnh bên tượng nàng Juliet. Nhưng không biết có nghe lời xúi bậy của bố “tour guide” để có một tình yêu tuyệt vời, vĩnh cửu (sic), mà ông nào, chàng nào cũng đưa bàn tay nhám nhúa, để rờ cho được trái lê của nàng Juliet đáng thương. Báo hại một bên ngực của nàn bị hàng triệu, hàng triệu bàn tay sờ mó liên tục, trong nhiều năm, nên nó bóng nhẩy và mòn hẳn một bên!
Nhìn căn nhà của Juliet, hắn thấy không giống tí nào so với nhà của nàng trong phim Roméo và Juliet chiếu năm 1968: một căn biệt thự sang trọng, đẹp của dòng họ Capulet, trên là một lan cang chạy dài đến bên một cây cao, để hàng đêm, chàng Roméo, từ cây này, trèo sang lang cang để tò tí với nàng Juliet, do tài tử Olivia Hussey đóng. Cô nàng tài tử này, không thể hiện được tính cách của nàng Juliet: y phục quá cầu kỳ, rườm rà, và nhất là vòng số 1 của nàng, quá cỡ thợ mộc, như cặp dừa xiêm so với Juliet thật, chỉ là hai trái cam sành thôi!
Trưởng đoàn bảo hắn mua vé vào xem nhà và ngôi mộ của Juliet. Hắn từ chối vì không đáng phải tốn để xem một căn nhà xưa và một “nắm đất sè sè bên đàng.” Nghĩa Trang Arlington đẹp đẽ, hào hùng và trang nghiêm biết bao, là nơi đáng xem hơn!
Sáng lại đi sớm để đến thành phố nước Venice. Đường xa nên cứ hai tiếng, xe lại ngừng cho hành khách mua quà vặt, thư giãn tay chân và xã nước. Có nơi thu tiền vào “toilet,” có nơi không, nhưng hầu hết đều giống nhau: các bàn ngồi thì trơ trọi, không có tấm lót ngồi, có lẽ để tiết kiệm hay sợ du khách chôm (?)
Xe vào bãi đậu rộng lớn; Có gần 20, 30 chiếc xe bus đang thả khách xuống. Khách lần lượt xuống tàu. Tàu nhỏ chứa lối 50 người, tàu lớn thì 100 hay 150, thi nhau đưa khách ra thành phố nổi.
Bước chân lên bờ, hắn tưởng đã đến Hồng Kông hay Thượng Hải bên Tàu, chớ không phải Venice. Thành phố nước Venice gì mà chỗ nào cũng đầy (người) Tàu, cũng nghe tiếng Tàu. Tàu trên cầu, Tàu trong quán, Tàu trong tiệm, nhà hàng, nhà thờ. Thứ gì họ cũng mua, sắm, món gì họ cũng ăn. Cửa hàng bán đồ cao cấp cũng có Tàu thu ngân. thợ may cũng Tàu, bán hàng lưu niệm cũng anh Ba, thậm chí người thu tiền ở “toilet” cũng là a Xẩm. Có thể nói trong số 10 du khách ở đây, chỉ có một Tây, một Nhật, một Đại Hàn, còn 7 phần là Tàu: ”Dưới kinh tàu chạy, trên bờ Tàu đi…”
Thấy có một nhà hàng Tàu nho nhỏ trong hẻm. Nhìn giá thực đơn hơi ớn. Chỉ dám gọi hai diã cơm chiên trứng cở bằng một chén cơm nhỏ mà cũng giá 6 Euro / dĩa và một bình trà. Ăn xong, nhìn “bill” thấy bình trà họ tính 3 Euro (ở Mỹ thì uống thoải mái); định nói là mắc nhưng nhìn kỹ lại là con số 8, hết nói luôn. Trả gần 30 Euro cho buổi ăn chưa đủ tráng bao tử, mà đoạn trường từng khúc!
Ai cũng ghi tên đi thuyền “Gondola” cho biết mùi. Mổi chiếc chở được 4 hay 6 người, chèo quanh co trong các kinh chật hẹp, tối thui trong thành phố, khoảng hơn 30 phút là xong. Hắn không thấy thi vị hay thơ mộng gì theo như bạn bè kể lại.
Nhớ lần đi “Du lịch xanh” ở miền Tây Việt Nam trên chiếc thuyền nhỏ. Cô lái đò, tóc bới cao, đưa cái ót trắng ngần, thân hình chắc nịch trong chiếc bà ba trắng; ngồi sau thuyền, đưa mái chèo nhịp nhàng trên con lạch nhỏ, đầy lục bình, dưới sông là cá đớp mồi, đàn bướm lượn trên tàng dừa nước. Phong cảnh thật hữu tình và thanh bình vô tả. Xuồng thuyền, ghé vào vườn cây, khách vừa uống dừa xiêm vừa thưởng thức trái cây từng mùa: ổi, xoài, mận, sa bô chê, mít… và đi thăm xưởng kẹo dừa, kẹo đậu phộng, kẹo chuối…
Buổi ăn trưa được dọn ra ở giũa vườn, dưới những tàn cây ăn trái. Khách được đãi những đặc sản miền sông nước: cá tai tượng chiên xù, canh chua mẽ nấu cá lóc trứng, tôm thẻ hấp nước dừa, chuột đồng nướng, đùi ếch chiên bơ, rau đồng nội, mỗi người một xị nước mắt quê hương. Vừa ăn vừa nghe đờn ca tài tử. Nếu có các cô đầu tham gia, thì khách sẽ được thưởng thức “Tom tom, chát chát. Thiên đàng Cực Lạc là đâu tá? Cực Lạc là đây chín rõ mười.” Vậy mà phí tổn chẳng mắc hơn một chuyến ngồi “Gondola” nhạt phèo hôm nay.
Nghe đồn “Café espresso” Ý là số 1 uống rất phê, nên hắn vào tiệm gọi một ly.
Anh chàng Ý bán hàng hỏi hắn:
- Đứng hay ngồi?
Hắn đớ người ra:
- Đứng, ngồi là thế nào?
Anh Ý bồi đáp tỉnh bơ:
- Đứng đây uống thì 2 Euro, ngồi bàn đằng kia thì 15 Euro.
Lạ thiệt nghe! Đúng là “càng đi càng học được nhiều điều mới mẻ.” Hắn đã từng uống cà phê nhiều kiểu, nhiều loại: cà phê tù bằng cơm cháy, cà phê bít tất bằng bắp xay ở lề đường, cà phê cái nồi ngồi trên cái cốc ở Givral, cà phê võng, cà phê đèn mờ, cà phê không đèn, cà phê ôm trong vườn, cà phê nằm trong chòi, và bây giờ được biết thêm 2 loại cà phê mới!.
Không cần suy nghĩ hắn gọi:
- Cho cái “espresso to stand!”
Rời Venice, xe trực chỉ Florence, Đây là trung tâm văn hoá, nghệ thuật, khoa học… của thời kỳ Phục Hưng ở Ý, nên có nhiều nhà thờ, lâu đài, tượng đài, bảo tàng... ở khắp nơi. Nhưng cái đinh của Florence là tháp nghiêng Pisa. Tháp có 6 tầng, cao 55m, cất bằng đá cẫm thạch trắng. Tháp này được xây vào năm 1173, mới được vài tầng thì méo xẹo, phải tạm ngưng. Mãi đến gần 200 năm sau mới xây tiếp, nhưng tháp vẫn nghiêng từ từ, đến nay thì ẹo 1 góc khoảng 4 độ.
Nhiều năm trước, sau khi thăm và khảo sát tháp, một đoàn chuyên gia địa chất và kiến trúc Nhật đề nghị với thành phố Florence là họ sẽ kéo tháp thẳng lại, hoàn toàn miễn phí, nhưng thành phố từ chối. Hỏi lý do thì họ trả lời rằng:
- Cả trăm năm nay, thành phố sống nhờ cái tháp nghiêng chiềng này. Để các ông dựng đứng lại, thì ma nào đến đây xem cái tháp thẳng. Chúng tôi sẽ thất nghiệp cả lũ à? Vì thế cái tháp vẫn tiếp tục nghiêng như dáng đứng cà ẹo của người mẫu Victoria Secret và thành phố cứ thế mà thu tiền.
Ông bạn hắn rủ lên xem tháp, hắn từ chối và nói:
- Lên trên đó lỡ nó sập, làm sao chạy cho kịp!
Ông bạn lắc đầu, hết ý.
Florence là thành phố hơi vọng cổ (tồn cổ). Đi “Toilet” phải trả tiền nhưng họ vẫn xài bàn cầu ngồi xổm, giật nước bằng dây xích. Ngoài đường có người còn chạy xe Mobylette và Vélosolex. Khách sạn đưa cho khách chìa khóa phòng cổ điển, cột vào một miếng thép nặng cở 300 gram ghi số phòng, với lời dặn đáng giá 200 Euro:
- Đừng làm mất!
Lên xe tiến về thủ đô của Đế Quốc La mã. Dọc đường một trường hợp hy hữu xảy ra tại trạm nghỉ trên xa lộ. “Tour Guide” dặn hành khách trở lại xe sau 30 phút vì đường còn xa. Quá 15 phút rồi mà vẫn thiếu một người, đó là ông bạn của hắn. Trưởng đoàn và hắn đi khắp các khu chợ, cây xăng, nhà hàng, kêu ơi ới mà chẳng thấy tăm hơi hắn đâu cả. Định vào “toilet” kiếm, thì thấy ông ta vừa ra, mặt hơi tẽn tò.
Lên xe, truởng đoàn và cả xe cự nự, trách anh ta không đúng giờ. Bị cằn nhằn hoài, anh ta mới lên tiếng:
- Các bạn thông cảm cho tôi. Chuyện này ngoài ý muốn mà!
Ngừng một chút, anh ta tiếp:
- Khi đi xong rồi thì không thấy cuộn giấy đâu cả. Lại không có nước. Trong 36 kế, không có kế nào giải quyết ca này. Tôi phải sử dụng kế thứ 37 là “tuột quần xà lỏn” thay cho giấy.
Nghe tả oán, cả đoàn thông cảm và cười muốn vỡ xe luôn. Rút kinh nghiệm, từ đó về sau, đi đâu ai cũng thủ sẵn vài tờ giấy trong túi, phòng khi “emergency,” nếu không muốn mất “nội y.”
Trước khi vào thành phố, xe ngừng ở một nhà hàng ngoại ô để khách tự túc ăn tối. Xong về khách sạn là đã tối, chẳng thấy mặt mũi “Rome by night” ra thế nào!
Vẫn vũ như cẩn.. Ăn sáng xong là lên xe ngay để đi thăm Viện bảo tàng Vatican. Đến nơi, đứng xếp hàng bốn vào cái đuôi dài cả trăm thước. Hơn 9 giờ mà chưa thấy nhúc nhích gì cả. “Tour Guide” thông báo phải mua vé vào cửa, giá không rẻ đâu. Nếu ai không đi, thì theo anh ta đi ngắm thành phố, dân “Tiều Châu” có nói “Đâu lứng tăng kể “(Đứng lâu tê cẳng), nên hai cặp theo chàng “Tour guide” đi lòng vòng xem con cháu của César và Nero qua lại!
Đến trưa, đang đi thì bỗng nhiên hai chân hắn biểu tình, từ chối không hoạt động nữa. Hắn ngồi đại bên đường, thở dốc, mồ hôi ra ướt cả áo. Hắn biết bộ máy của hắn sản xuất từ Thế Chiến thứ 2 đang cần đại tu bổ ngay, sau nhiều ngày chạy hết công suất, nếu tiếp tục sẽ “banh ta long” ngay.
Thấy tình hình không mấy khả quan, cả bốn người đều đồng ý là không đi tiếp đến Đức và Hòa Lan nữa. Ngày mai sẽ về Mỹ sớm.
Ra phi trường để đổi vé. Hãng phi cơ mau mắn đổi vé cho hai cặp để làm vui lòng khách đến, nhưng không hài lòng khách đi, vì “charge penalty” rất đẹp cho cái tội đi không đúng ngày và không đúng phi trường. Thẻ tín dụng của hắn bị lủng một lỗ khá lớn.
Đang đứng xếp hàng để đi taxi từ phi trường, một tài xế đến khều hắn, chỉ ra ngoài xe van và nói đi ngay. Vừa đóng cửa xe, tên tài xế nói liền:
- Mỗi người 15 Euro, và đừng quên tiền “tip” nhé.
Nhìn mặt tên tài xế, hắn thấy giống như các tên trong phim “The Godfather,” nên im lặng cho an toàn, xong chuyện. Trả 65 Euro cho chuyến xe 15 phút về khách sạn, hắn thấy tiếc ơi là tiếc. Ra đến phi trường, anh chàng “Tour guide” cười nói với hắn:
- Khi nào các ông sẽ đi với công ty chúng tôi nữa nha?
Không trả lời, hắn kéo vali vào trong.
Phi trường Rome to lớn, nhưng hơi lộn xộn và không được sạch sẽ cho lắm. Hắn và ông bạn suýt trể chuyến bay vì có thay đổi về “gate,” mà chẳng được thông báo trên loa cho khách biết như ở Mỹ. Tình cờ nhìn lên bảng điện tử mới hay. Hú hồn!
Tuần sau đó, gặp lại bạn bè trong quán cà phê Dunkin. Họ hỏi thăm chuyến ngao du Âu châu thế nào? Hắn trả lời lơ lửng không hào hứng lắm:
- Cũng được.
Một tên bạn hỏi:
- Vậy tao muốn đi một lần cho biết, mầy có ý kiến gì không?
Suy nghĩ một lát hắn chậm rãi trả lời:
- Nếu mầy là dân Công Giáo, muốn đi hành hương ở các thánh địa như Lourdes, Fatima hay Vatican thì tốt thôi. Nếu không, phải có bạn bè, thân nhân bên đó thì mới thích. Ngoài hai trường hợp đó, mày muốn đi thì trước hết mày phải có khá nhiều tiền để xài cho đã; phải có một sức khỏe tốt để thức khuya, dậy sớm; phải có bộ giò cứng để lê lết khắp hang cùng, ngõ hẻm, lên thang, xuống hầm; phải có bộ mông to để ngồi 5, 7 tiếng trên xe; chọn hãng du lịch nào kha khá chút. Đi đâu nhớ bỏ túi tiền xu để đóng góp vào kỹ nghệ nước thải của Châu Âu, và nhớ thủ vài tờ giấy phòng trường hợp... Tao có bài thơ này tặng mày trước khi đi:
Chưa đi chưa biết Châu Âu.
Đi rồi mới biết đứng sau Hoa Kỳ.
Thích đi thì cứ việc đi.
Đi rồi mới thấy Hoa Kỳ ngon hơn…
Kông Li
Trần Văn Giang (ghi lại)