Kinh Đời
‘Lương tâm thời đại’ hay kẻ ‘đại bất lương’?
Bùi Tín
9-9-2016
Trước kia, trong chương trình giảng dạy của Trường đảng Nguyễn Ái Quốc Trung ương, nay là Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia mang tên Hồ Chí Minh, thường có một luận văn tốt nghiệp với đề tài ‘’Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) là Lương tâm của Thời đại?‘’ Các học viên phải viện ra những chứng minh cho điều được coi là chân lý tuyệt đối bất di bất dịch, không thể mơ hồ ấy. Nhưng rồi dần dà người ta phải từ bỏ những chân lý khiên cưỡng ấy, những chân lý không hề có trong thực tế, phải ngụy biện, chống nạng để đứng được trước sự thật hiển nhiên.
Nhân dịp kỷ niệm 71 năm ĐCSVN cướp chính quyền, tôi đề cập đến vấn đề này để thách mấy trăm nhà lý luận uyên bác của học viện trên đây tranh luận, phản biện công khai cho ra lẽ. Đây là những câu chuyện đơn giản, dễ hiểu, rõ ràng, sâu sắc, không có gì phức tạp.
Đại tá Lê Trọng Nghĩa, sinh năm 1922, là một trong ba nhà lãnh đạo của Việt Minh ở Thủ đô Hà Nội trong những ngày sôi nổi của Cách mạng tháng Tám, cùng với 2 ông Nguyễn Khang và Trần Tử Bình. Người đảng viên 20 tuổi ấy đã có mặt trong tất cả 5 cuộc họp với đại diện Quân đội Nhật Bản, với Khâm sai của Triều Đình Huế Phan Kế Toại, với đại diện của Chính phủ Trần Trọng Kim để hoàn thành việc cướp chính quyền cho Đảng CS. Sau đó ông làm thư ký cho tướng Võ Nguyên Giáp, Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng, rồi Cục trưởng Cục Quân báo (Cục II) thuộc Bộ Tổng Tham mưu, rồi cũng là Trưởng Ban Quân báo trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Cùng với nhà văn Nguyễn Đình Thi, ông là đại biểu trẻ nhất của Quốc hội khóa I. Tháng 2 năm 1968 ông lâm đại nạn, bị bắt giam không xét xử, suốt 8 năm đi lao động cải tạo trong cái gọi là “Vụ án Xét lại – chống đảng, làm gián điệp cho nước ngoài (Liên Xô)”, một vụ án dựng đứng không hề có thật của cặp Lê Đức Thọ – Lê Duẩn nhằm hạ bệ tướng Giáp.
Trong số nạn nhân vụ án này còn có Đại tá Đỗ Đức Kiên, Cục trưởng Cục Tác chiến; Đại tá Lê Minh Nghĩa, Chánh văn phòng Bộ Quốc phòng; và sau đó có thêm hàng trăm cán bộ đảng viên như tướng Lê Liêm; tướng Đặng Kim Giang; 2 cha con ông Vũ Đình Huỳnh – Vũ Thư Hiên; ông Hoàng Minh Chính; ông Nguyễn Minh Cần, phó chủ tịch Ủy ban hành chính thủ đô; Thượng tá Văn Doãn, Tổng Biên tập báo Quân Đội Nhân Dân; Đại tá Lê Vinh Quốc….
Các nạn nhân trên đây và gia đình đã gửi hàng trăm, hàng ngàn đơn thư khiếu nại suốt hơn 60 năm nay nhưng không hề được hồi âm, không hề có một câu trả lời, dù chỉ là một thông báo ngắn là đã nhận được đơn và sẽ được xem xét.
Trong khi lãnh đạo đảng CS tỏ ra vô cảm, vô trách nhiệm, bất lương, đã có nhiều nhân vật quan trọng lên tiếng bênh vực người bị vu cáo và yêu cầu đảng và nhà nước phải phục hồi danh dự cho họ. Đó là ông Nguyễn Trung Thành, nguyên Vụ trưởng Vụ Bảo vệ chính trị Trung ương đảng; ông Lê Hồng Hà, nguyên Chánh văn phòng Bộ Công an; các Đại tướng Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn… Nhưng những yêu cầu trong sáng ấy đều bị gạt đi, cho vào sọt rác một cách cực kỳ bất lương, tàn nhẫn đến cùng cực.
Đáng chú ý là một loạt đơn thư năm 2004 và 2005 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nêu lên vụ án này cùng ‘’Vụ án siêu nghiêm trọng Tổng Cục II‘’ do 2 tướng Lê Đức Anh và Nguyễn Chí Vịnh gây nên, cũng không có một lời hồi âm. Một sự yên lặng tuyệt đối vô văn hóa và hết sức bất lương. Tướng Giáp mất mang theo nỗi oan trái khủng khiếp này.
Năm nay, nhân dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Tám, gia đình ông Lê Trọng Nghĩa vừa công bố trên mạng Dân Luận bản di chúc của ông viết trước khi ông mất ngày 22/2/2015, với nội dung yêu cầu lãnh đạo xem xét lại vụ án oan ức này, khôi phục danh dự cho mọi người bị vu cáo và đối xử tàn bạo. Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Ban Kiểm tra của Trung ương đảng, Tổng Thanh tra của Chính phủ, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân tối cao không thể cứ nhắm mắt bưng tai mãi được.
Nhân đây tôi xin nhắc đến trường hợp ông Đặng Văn Việt, Trung đoàn trưởng lẫy lừng trên Đường số 4, được coi là con Hùm Xám – Đệ Tứ lộ Đại vương, bị đối xử tàn nhẫn, đào thải ra ngoài quân đội chỉ vì lý lịch không trong sạch, con quan lớn của triều đình Huế. Thân phụ của ông là Cụ Đăng Văn Hướng, vốn là Tham tri Bộ Tư pháp, từng được Hồ Chí Minh mời ra làm bộ trưởng, coi là một nhân sỹ yêu nước thanh liêm. Ông Đặng Văn Việt nay vẫn chỉ là một cán bộ trung cấp về hưu, ở một gian nhà chưa đến 20 mét vuông lại trên tầng 5, đối với một cụ già trên 94 tuổi. Trong Cải cách ruộng đất ông bị đấu tố, chửi bới, giam cầm. Ông Việt đã có dịp sang Paris gặp tôi với những giọt nước mắt xót xa phẫn uất khi nhắc đến chính ủy Trung đoàn của ông là Chu Huy Mân, một người chỉ có thành tích bình thường nhưng sau lên đến đại tướng do thành phần cố nông làm nghề buôn chiếu dọc sông Lam, Nghệ An, trong khi ông vẫn đứng ở cấp trung đoàn suốt hơn 30 năm. Ông Việt cũng đòi khôi phục danh dự cho cụ thân sinh ra mình đã bị trói, chửi bới cùng nhục hình. Nhưng hàng trăm lá đơn của ông gửi đi không hề được một ai trả lời.
Rất mong Chủ tịch Trần Đại Quang và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quan tâm đến các vụ án oan lưu cữu nói trên. Chỉ cần giao nhiệm vụ cho các cơ quan có trách nhiệm xem xét và kết luận lại theo đúng hiến pháp và luật pháp. Lòng dân sẽ hoan nghênh, yên tâm và hoan hỉ thấy các ông vừa thề, nói là làm luôn, giải quyết nhanh và thấu đáo mọi vấn đề của quốc kế dân sinh, không im lặng, lờ đi, quên bẵng và mắc nợ nhân dân chồng chất kéo dài không hạn độ như vừa qua. Các ông vừa hứa hẹn là sẽ làm những điều đã nói đã hứa, làm đến nơi đến chốn, không qua loa hời hợt. Xin chớ mắc nợ nhân dân nhiều và lâu quá. Chính quyền hãy tỏ ra gương mẫu về đạo đức và lương thiện, thật sự am hiểu, và cố thực hành đúng “lương tâm thời đại” như họ thường nói.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
‘Lương tâm thời đại’ hay kẻ ‘đại bất lương’?
Bùi Tín
9-9-2016
Trước kia, trong chương trình giảng dạy của Trường đảng Nguyễn Ái Quốc Trung ương, nay là Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia mang tên Hồ Chí Minh, thường có một luận văn tốt nghiệp với đề tài ‘’Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) là Lương tâm của Thời đại?‘’ Các học viên phải viện ra những chứng minh cho điều được coi là chân lý tuyệt đối bất di bất dịch, không thể mơ hồ ấy. Nhưng rồi dần dà người ta phải từ bỏ những chân lý khiên cưỡng ấy, những chân lý không hề có trong thực tế, phải ngụy biện, chống nạng để đứng được trước sự thật hiển nhiên.
Nhân dịp kỷ niệm 71 năm ĐCSVN cướp chính quyền, tôi đề cập đến vấn đề này để thách mấy trăm nhà lý luận uyên bác của học viện trên đây tranh luận, phản biện công khai cho ra lẽ. Đây là những câu chuyện đơn giản, dễ hiểu, rõ ràng, sâu sắc, không có gì phức tạp.
Đại tá Lê Trọng Nghĩa, sinh năm 1922, là một trong ba nhà lãnh đạo của Việt Minh ở Thủ đô Hà Nội trong những ngày sôi nổi của Cách mạng tháng Tám, cùng với 2 ông Nguyễn Khang và Trần Tử Bình. Người đảng viên 20 tuổi ấy đã có mặt trong tất cả 5 cuộc họp với đại diện Quân đội Nhật Bản, với Khâm sai của Triều Đình Huế Phan Kế Toại, với đại diện của Chính phủ Trần Trọng Kim để hoàn thành việc cướp chính quyền cho Đảng CS. Sau đó ông làm thư ký cho tướng Võ Nguyên Giáp, Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng, rồi Cục trưởng Cục Quân báo (Cục II) thuộc Bộ Tổng Tham mưu, rồi cũng là Trưởng Ban Quân báo trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Cùng với nhà văn Nguyễn Đình Thi, ông là đại biểu trẻ nhất của Quốc hội khóa I. Tháng 2 năm 1968 ông lâm đại nạn, bị bắt giam không xét xử, suốt 8 năm đi lao động cải tạo trong cái gọi là “Vụ án Xét lại – chống đảng, làm gián điệp cho nước ngoài (Liên Xô)”, một vụ án dựng đứng không hề có thật của cặp Lê Đức Thọ – Lê Duẩn nhằm hạ bệ tướng Giáp.
Trong số nạn nhân vụ án này còn có Đại tá Đỗ Đức Kiên, Cục trưởng Cục Tác chiến; Đại tá Lê Minh Nghĩa, Chánh văn phòng Bộ Quốc phòng; và sau đó có thêm hàng trăm cán bộ đảng viên như tướng Lê Liêm; tướng Đặng Kim Giang; 2 cha con ông Vũ Đình Huỳnh – Vũ Thư Hiên; ông Hoàng Minh Chính; ông Nguyễn Minh Cần, phó chủ tịch Ủy ban hành chính thủ đô; Thượng tá Văn Doãn, Tổng Biên tập báo Quân Đội Nhân Dân; Đại tá Lê Vinh Quốc….
Các nạn nhân trên đây và gia đình đã gửi hàng trăm, hàng ngàn đơn thư khiếu nại suốt hơn 60 năm nay nhưng không hề được hồi âm, không hề có một câu trả lời, dù chỉ là một thông báo ngắn là đã nhận được đơn và sẽ được xem xét.
Trong khi lãnh đạo đảng CS tỏ ra vô cảm, vô trách nhiệm, bất lương, đã có nhiều nhân vật quan trọng lên tiếng bênh vực người bị vu cáo và yêu cầu đảng và nhà nước phải phục hồi danh dự cho họ. Đó là ông Nguyễn Trung Thành, nguyên Vụ trưởng Vụ Bảo vệ chính trị Trung ương đảng; ông Lê Hồng Hà, nguyên Chánh văn phòng Bộ Công an; các Đại tướng Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn… Nhưng những yêu cầu trong sáng ấy đều bị gạt đi, cho vào sọt rác một cách cực kỳ bất lương, tàn nhẫn đến cùng cực.
Đáng chú ý là một loạt đơn thư năm 2004 và 2005 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nêu lên vụ án này cùng ‘’Vụ án siêu nghiêm trọng Tổng Cục II‘’ do 2 tướng Lê Đức Anh và Nguyễn Chí Vịnh gây nên, cũng không có một lời hồi âm. Một sự yên lặng tuyệt đối vô văn hóa và hết sức bất lương. Tướng Giáp mất mang theo nỗi oan trái khủng khiếp này.
Năm nay, nhân dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Tám, gia đình ông Lê Trọng Nghĩa vừa công bố trên mạng Dân Luận bản di chúc của ông viết trước khi ông mất ngày 22/2/2015, với nội dung yêu cầu lãnh đạo xem xét lại vụ án oan ức này, khôi phục danh dự cho mọi người bị vu cáo và đối xử tàn bạo. Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Ban Kiểm tra của Trung ương đảng, Tổng Thanh tra của Chính phủ, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân tối cao không thể cứ nhắm mắt bưng tai mãi được.
Nhân đây tôi xin nhắc đến trường hợp ông Đặng Văn Việt, Trung đoàn trưởng lẫy lừng trên Đường số 4, được coi là con Hùm Xám – Đệ Tứ lộ Đại vương, bị đối xử tàn nhẫn, đào thải ra ngoài quân đội chỉ vì lý lịch không trong sạch, con quan lớn của triều đình Huế. Thân phụ của ông là Cụ Đăng Văn Hướng, vốn là Tham tri Bộ Tư pháp, từng được Hồ Chí Minh mời ra làm bộ trưởng, coi là một nhân sỹ yêu nước thanh liêm. Ông Đặng Văn Việt nay vẫn chỉ là một cán bộ trung cấp về hưu, ở một gian nhà chưa đến 20 mét vuông lại trên tầng 5, đối với một cụ già trên 94 tuổi. Trong Cải cách ruộng đất ông bị đấu tố, chửi bới, giam cầm. Ông Việt đã có dịp sang Paris gặp tôi với những giọt nước mắt xót xa phẫn uất khi nhắc đến chính ủy Trung đoàn của ông là Chu Huy Mân, một người chỉ có thành tích bình thường nhưng sau lên đến đại tướng do thành phần cố nông làm nghề buôn chiếu dọc sông Lam, Nghệ An, trong khi ông vẫn đứng ở cấp trung đoàn suốt hơn 30 năm. Ông Việt cũng đòi khôi phục danh dự cho cụ thân sinh ra mình đã bị trói, chửi bới cùng nhục hình. Nhưng hàng trăm lá đơn của ông gửi đi không hề được một ai trả lời.
Rất mong Chủ tịch Trần Đại Quang và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quan tâm đến các vụ án oan lưu cữu nói trên. Chỉ cần giao nhiệm vụ cho các cơ quan có trách nhiệm xem xét và kết luận lại theo đúng hiến pháp và luật pháp. Lòng dân sẽ hoan nghênh, yên tâm và hoan hỉ thấy các ông vừa thề, nói là làm luôn, giải quyết nhanh và thấu đáo mọi vấn đề của quốc kế dân sinh, không im lặng, lờ đi, quên bẵng và mắc nợ nhân dân chồng chất kéo dài không hạn độ như vừa qua. Các ông vừa hứa hẹn là sẽ làm những điều đã nói đã hứa, làm đến nơi đến chốn, không qua loa hời hợt. Xin chớ mắc nợ nhân dân nhiều và lâu quá. Chính quyền hãy tỏ ra gương mẫu về đạo đức và lương thiện, thật sự am hiểu, và cố thực hành đúng “lương tâm thời đại” như họ thường nói.