Tham Khảo
‘Xung đột’ Biển Đông: ai thua, ai thắng?
‘Xung đột’ Biển Đông: ai thua, ai thắng?
1-9-2016
Biển Đông và xung đột hay hợp tác tiếp tục là một trong các tâm điểm quan tâm của dư luận và các giới quan sát chính trị, bang giao quốc tế khi vừa mới đây nhà lãnh đạo của Việt Nam, Chủ tịch Nước Trần Đại Quang, có phát biểu quan điểm tại một Viện Nghiên cứu khu vực trong chuyến thăm ba ngày của ông tới Singapore.
Phát biểu tại Đối thoại Singapore thứ 38 do Viện Yusof Ishak – Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) tổ chức hôm 30/8/2016, ông Trần Đại Quang nói:
“Nếu để xảy ra mất ổn định, nhất là xung đột vũ trang thì không có người thắng, người thua, mà tất cả cùng thua”.
Nhà lãnh đạo của Việt Nam cũng kêu gọi “tất cả quốc gia đoàn kết, chung tay hành động, tăng cường hợp tác trên cơ sở luật pháp quốc tế, bình đẳng, cùng có lợi” và nhấn mạnh chủ trương của Việt Nam là “bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ” và giải quyết tranh chấp bằng “các biện pháp hòa bình”.
Quan điểm này của lãnh đạo Việt Nam cũng là chủ đề của tọa đàm Bàn tròn thứ Năm tuần này của BBC Việt ngữ, được phát trực tuyến trên kênh Youtube của chúng tôi từ lúc 19h30-20h00 giờ Việt Nam, mời quý vị bấm vào đây để theo dõi.
Bàn tròn có sự tham gia của các chuyên gia, nhà phân tích và quan sát từ Việt Nam và hải ngoại, trong đó có Giáo sư Ngô Vĩnh Long, từ Đại học Maine, Hoa Kỳ, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế thuộc Đại học George Mason, Mỹ và các vị khách khác như Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc hội VN, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện ISEAS, từ Hà Nội và PGS. TS. Jonathan London, nhà quan sát, phân tích chính trị, xã hội từ Hà Lan.
Diễn biến đáng quan ngại
Hôm thứ Ba, báo Tin tức, kênh thông tin của Chính phủ Việt Nam do Thông tấn xã Việt Nam phát hành, tường thuật quan điểm của Chủ tịch Trần Đại Quang và dẫn ý của nhà lãnh đạo này cho hay:
“Đánh giá về tình hình khu vực, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á, tiếp tục là một trung tâm phát triển năng động, có vị trí địa – chiến lược, kinh tế, chính trị ngày càng quan trọng trên thế giới. Biển Đông nằm trong lòng khu vực Đông Nam Á, đem lại nhiều lợi ích quan trọng không chỉ cho các quốc gia trong khu vực mà còn là tuyến giao thông hàng hải, hàng không huyết mạch của thế giới…
“Tuy nhiên, những diễn biến đáng quan ngại gần đây trong khu vực và trên Biển Đông đã và đang tác động tiêu cực đến môi trường an ninh khu vực, nhất là tự do, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không, có nguy cơ làm xói mòn lòng tin, ảnh hưởng đến tiến trình hợp tác khu vực.
“Chủ tịch nước nhấn mạnh: “Nếu để xảy ra mất ổn định, nhất là xung đột vũ trang thì không có người thắng, người thua, mà tất cả cùng thua”.
“Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh ước vọng về hòa bình, an ninh và phát triển bền vững đối với khu vực càng cháy bỏng hơn bao giờ hết. Để cơ hội không trở thành sự nuối tiếc, triển vọng chỉ là sự thất vọng,” báo Tin tức tường thuật.
Lưỡng nan về đồng thuận
Quan điểm của lãnh đạo Việt Nam nhận được nhiều quan tâm của giới quan sát, phân tích và bình luận, một trong số đó, trên trang mạng Nghiên cứu Quốc tế, nhà nghiên cúu chính trị và bang giao quốc tế, TS. Lê Hồng Hiệp trong bài viết có tựa đề “Việt Nam, ASEAN và thế lưỡng nan về ‘đồng thuận’” đưa ra bình luận:
“Đề nghị của Chủ tịch Nước Trần Đại Quang có thể đáng được ASEAN xem xét nếu ASEAN muốn tăng cường hiệu quả của mình trong việc giải quyết các vấn đề bức xúc có tác động lớn đối với an ninh khu vực. Nó cũng trùng hợp vớiđề nghị của một số học giả khu vựccho rằng ASEAN cần đánh giá lại cơ chế ra quyết định dựa trên đồng thuận của mình bằng cách loại bỏ quyền phủ quyết của các nước thành viên, đồng thời áp dụng nguyên tắc “ASEAN trừ nước X” thay vì sự đồng thuận đầy đủ trong việc giải quyết các vấn đề nhất định.
“Để đề xuất này được thông qua bởi ASEAN, trước hết các quốc gia thành viên cần phải đạt được một sự đồng thuận về sự cần thiết phải thay đổi cơ chế làm việc nền tảng lâu nay của Hiệp hội. Nếu xét tình hình gần đây của ASEAN, triển vọng để các nước thành viên có thể để đạt được một sự “đồng thuận chống lại đồng thuận” như vậy, hoặc ít nhất là đồng ý về các cơ chế bổ sung cho nguyên tắc đồng thuận như CTN Trần Đại Quang đề nghị, có thể không cao.
“Trong bối cảnh đó, Việt Nam và một số đối tác ASEAN khác có chung lợi ích và quan điểm có thể làm việc cùng nhau để hình thành các cơ chế tạm thời nhằm giải quyết các vấn đề an ninh khẩn cấp, đặc biệt là liên quan tới tranh chấp Biển Đông. Dù cách tiếp cận như vậy có thể ít nhiều làm suy yếu vai trò trung tâm và sự đoàn kết của ASEAN, nhưng đó có thể là một sự đánh đổi mà các thành viên ASEAN phải chấp nhận nếu họ kiên quyết muốn giữ vững nguyên tắc đồng thuận.”
Mời quý vị theo dõi Bàn tròn thứ Năm của BBC Việt ngữ tuần này tại đây.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
‘Xung đột’ Biển Đông: ai thua, ai thắng?
‘Xung đột’ Biển Đông: ai thua, ai thắng?
1-9-2016
Biển Đông và xung đột hay hợp tác tiếp tục là một trong các tâm điểm quan tâm của dư luận và các giới quan sát chính trị, bang giao quốc tế khi vừa mới đây nhà lãnh đạo của Việt Nam, Chủ tịch Nước Trần Đại Quang, có phát biểu quan điểm tại một Viện Nghiên cứu khu vực trong chuyến thăm ba ngày của ông tới Singapore.
Phát biểu tại Đối thoại Singapore thứ 38 do Viện Yusof Ishak – Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) tổ chức hôm 30/8/2016, ông Trần Đại Quang nói:
“Nếu để xảy ra mất ổn định, nhất là xung đột vũ trang thì không có người thắng, người thua, mà tất cả cùng thua”.
Nhà lãnh đạo của Việt Nam cũng kêu gọi “tất cả quốc gia đoàn kết, chung tay hành động, tăng cường hợp tác trên cơ sở luật pháp quốc tế, bình đẳng, cùng có lợi” và nhấn mạnh chủ trương của Việt Nam là “bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ” và giải quyết tranh chấp bằng “các biện pháp hòa bình”.
Quan điểm này của lãnh đạo Việt Nam cũng là chủ đề của tọa đàm Bàn tròn thứ Năm tuần này của BBC Việt ngữ, được phát trực tuyến trên kênh Youtube của chúng tôi từ lúc 19h30-20h00 giờ Việt Nam, mời quý vị bấm vào đây để theo dõi.
Bàn tròn có sự tham gia của các chuyên gia, nhà phân tích và quan sát từ Việt Nam và hải ngoại, trong đó có Giáo sư Ngô Vĩnh Long, từ Đại học Maine, Hoa Kỳ, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế thuộc Đại học George Mason, Mỹ và các vị khách khác như Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc hội VN, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện ISEAS, từ Hà Nội và PGS. TS. Jonathan London, nhà quan sát, phân tích chính trị, xã hội từ Hà Lan.
Diễn biến đáng quan ngại
Hôm thứ Ba, báo Tin tức, kênh thông tin của Chính phủ Việt Nam do Thông tấn xã Việt Nam phát hành, tường thuật quan điểm của Chủ tịch Trần Đại Quang và dẫn ý của nhà lãnh đạo này cho hay:
“Đánh giá về tình hình khu vực, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á, tiếp tục là một trung tâm phát triển năng động, có vị trí địa – chiến lược, kinh tế, chính trị ngày càng quan trọng trên thế giới. Biển Đông nằm trong lòng khu vực Đông Nam Á, đem lại nhiều lợi ích quan trọng không chỉ cho các quốc gia trong khu vực mà còn là tuyến giao thông hàng hải, hàng không huyết mạch của thế giới…
“Tuy nhiên, những diễn biến đáng quan ngại gần đây trong khu vực và trên Biển Đông đã và đang tác động tiêu cực đến môi trường an ninh khu vực, nhất là tự do, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không, có nguy cơ làm xói mòn lòng tin, ảnh hưởng đến tiến trình hợp tác khu vực.
“Chủ tịch nước nhấn mạnh: “Nếu để xảy ra mất ổn định, nhất là xung đột vũ trang thì không có người thắng, người thua, mà tất cả cùng thua”.
“Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh ước vọng về hòa bình, an ninh và phát triển bền vững đối với khu vực càng cháy bỏng hơn bao giờ hết. Để cơ hội không trở thành sự nuối tiếc, triển vọng chỉ là sự thất vọng,” báo Tin tức tường thuật.
Lưỡng nan về đồng thuận
Quan điểm của lãnh đạo Việt Nam nhận được nhiều quan tâm của giới quan sát, phân tích và bình luận, một trong số đó, trên trang mạng Nghiên cứu Quốc tế, nhà nghiên cúu chính trị và bang giao quốc tế, TS. Lê Hồng Hiệp trong bài viết có tựa đề “Việt Nam, ASEAN và thế lưỡng nan về ‘đồng thuận’” đưa ra bình luận:
“Đề nghị của Chủ tịch Nước Trần Đại Quang có thể đáng được ASEAN xem xét nếu ASEAN muốn tăng cường hiệu quả của mình trong việc giải quyết các vấn đề bức xúc có tác động lớn đối với an ninh khu vực. Nó cũng trùng hợp vớiđề nghị của một số học giả khu vựccho rằng ASEAN cần đánh giá lại cơ chế ra quyết định dựa trên đồng thuận của mình bằng cách loại bỏ quyền phủ quyết của các nước thành viên, đồng thời áp dụng nguyên tắc “ASEAN trừ nước X” thay vì sự đồng thuận đầy đủ trong việc giải quyết các vấn đề nhất định.
“Để đề xuất này được thông qua bởi ASEAN, trước hết các quốc gia thành viên cần phải đạt được một sự đồng thuận về sự cần thiết phải thay đổi cơ chế làm việc nền tảng lâu nay của Hiệp hội. Nếu xét tình hình gần đây của ASEAN, triển vọng để các nước thành viên có thể để đạt được một sự “đồng thuận chống lại đồng thuận” như vậy, hoặc ít nhất là đồng ý về các cơ chế bổ sung cho nguyên tắc đồng thuận như CTN Trần Đại Quang đề nghị, có thể không cao.
“Trong bối cảnh đó, Việt Nam và một số đối tác ASEAN khác có chung lợi ích và quan điểm có thể làm việc cùng nhau để hình thành các cơ chế tạm thời nhằm giải quyết các vấn đề an ninh khẩn cấp, đặc biệt là liên quan tới tranh chấp Biển Đông. Dù cách tiếp cận như vậy có thể ít nhiều làm suy yếu vai trò trung tâm và sự đoàn kết của ASEAN, nhưng đó có thể là một sự đánh đổi mà các thành viên ASEAN phải chấp nhận nếu họ kiên quyết muốn giữ vững nguyên tắc đồng thuận.”
Mời quý vị theo dõi Bàn tròn thứ Năm của BBC Việt ngữ tuần này tại đây.