Nhân Vật
’Tù nhân X’ và nghi án thủ tiêu điệp viên
ĐVO) - Như báo chí đã đưa tin, mấy ngày nay cả nước Israel đang bị chấn động bởi một vụ bê bối liên quan đến “Tù nhân X” (được coi là nhân viên tình báo của Israel) đã chết trong tù hơn 2 năm trước đây. Báo chí làm rùm beng về chuyện này đến nỗi thủ tướng B. Netaniagu phải lên tiếng yêu cầu các phóng viên để cho các cơ quan đặc biệt được yên. Khnesset (Quốc hội) Israel buộc phải cam kết sẽ tổ chức một cuộc điều tra độc lập về vụ việc chưa từng có tiền lệ này. Tất nhiên, số phận của mỗi một nhân viên tình báo bao giờ cũng bí ẩn như chính nghề nghiệp của anh ta. Mặc dù vậy, bằng cách chắp nối một số chi tiết đã được công khai trên báo chí các nước, ta cũng có thể hình dung được phần nào câu chuyện ly kỳ này.
Mộ của Ben Zygier Ảnh: Brandon Malone / Reuters |
1. Vài nét về “Tù nhân X” : Ben Zygier (tên của tù nhân nói trên đã được công bố, nhiều khả năng là tên thật) sinh tại Melbourne tháng 12/1976 trong một gia đình gốc Do thái khá giả. Bố và mẹ của cậu bé lúc đó đều đã có vị thế cao và nổi tiếng trong các tổ chức Do thái địa phương.
Họ rất quan tâm đến việc giáo dục cho Ben về nguồn cuội Do thái của mình - Ben được gửi tới học tại một trường Do thái danh tiếng, ở đó cậu được học ngôn ngữ, truyền thống và lịch sử của dân tộc Do thái.
Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Ben vào học khoa luật tại một trong những trường đại học tổng hợp tốt nhất của Australia và đã đạt được những thành tích đáng nể. Nói chung, tât cả những ai đã từng biết Ben đều nói rằng đây một thanh niên thông minh, hiểu biết nhiều, tốt bụng, vui vẻ và có quan điểm sống rất năng động. Ben đã tham gia vào hoạt động của một số tổ chức mang xu hướng Xionit (chủ nghĩa phục quốc Do thái), giúp đỡ những người Australia gốc Do thái trở về Israel.
Không những thế, chính bản thân Ben cũng cảm thấy chính mình phải thực hiện nghĩa vụ đối với đất nước Israel. Có lẽ vì vậy mà vào năm 1994 Ben đã tự nguyện từ bỏ cuộc sống yên bình ở Australia để về làm việc tại một công ty lúc ấy còn chưa có tiếng tăm gì ở Israel. Sau khi nhận quốc tịch của Tổ quốc mới, anh gia nhập quân đội Israel.
Đây là khoảng thời gian mà nhiều nhà quan sát cho rằng là bước khởi đầu cho sự nghiệp hoạt động gián điệp của Ben. Tình báo Israel “Mossad” không thể không quan tâm đến một thanh niên trẻ thông minh, có học thức, có quốc tịch Australia, đặc biệt là rất trung thành với nhà nước Do thái. Hơn nữa, Ben có mắt xanh tóc vàng và vẻ bề ngoài đặc trưng của người Châu Âu, - điều này đối với tình báo Israel cũng có một ý nghĩa rất quan trọng: sẽ không ai nghi ngờ về nguồn gốc Do thái của điệp viên tương lai này.
Sau khi giải ngũ, từ năm 2003 đến 2004 Ben hành nghề luật sư và đến năm 2006 thì lập gia đình. Anh ta thực sự làm gì trong thời gian này - không ai biết chính xác, chỉ biết là Ben đã đi rất nhiều nơi trên thế giới, làm việc ở một vài công ty tư nhân nào đó. Theo thông tin từ báo chí Australia thì Ben đã nhiều lần đến Syria, Iran và một số nước khác có quan hệ không hữu hảo với Israel.
Điều rất đáng để ý là vào những năm 2000 anh đã nhiều lần đến Australia để xin đổi hộ chiếu mới (Ben vẫn giữ quốc tịch Australia) và cứ mỗi lần đổi hộ chiếu lại thay tên mới. Chỉ trong vòng chưa đầy 7 năm, ít nhất Ben đã 3 lần thay đổi tên, lúc thì Alon, lúc thì Allen, và có lúc lại là Berrous.
Tất nhiên là các cơ quan đặc biệt Australia cuối cùng cũng phải để mắt đến một công dân không chịu ngồi yên một chỗ này, tuy sống ở Israel nhưng đi khắp Trung Cận Đông và liên tục thay tên đổi họ. Một phóng viên Australia tên là Trevor Borman đã phát hiện được một chi tiết là vào năm 2008 đã có một cuộc trao đổi giữa Cơ quan tình báo và an ninh Australia với Ben.
Hiện chưa ai rõ ai là người chủ động gặp và họ đã thảo luận những gì. Các phương tiện thông tin đại chúng Australia cho rằng có thể Ben đã tiết lộ với Cơ quan tình báo Australia về việc các điệp viên của “Mossad” xuất thân từ Australia và các nước Phương Tây khác đang ở đâu và đang làm gì sau khi đến Israel.
Cũng chính Trevor Borman cung cấp thêm một thông tin khác: tại Australia Ben đã nhận được giấy phép vào lao động tại Italia, sau đó tổ chức tại Italia một hãng cung cấp và qua hãng này đã xuất khẩu “chui ” các trang bị viễn thông vào Iran. Tất nhiên, một cựu chiến binh Quân đội Israel với hộ chiếu Australia có thể tự mình kiếm thêm bằng việc bí mật bán trang thiết bị điện tử cho Iran từ Italia. Và không nhất thiết hãng của anh ta phải là bình phong cho các chiến dịch bí mật ở Iran.
2. Các giả thuyết về việc bị bắt giữ và cái chết của Ben Zygier
Cho đến nay, không ai biết chính xác là Israel đã tống giam Ben như thế nào và vì cái gì. Hiện có 3 giả thuyết liên quan đến vấn đề này :
Giả thiết thứ nhất (của các chuyên gia và phương tiện thông tin đại chúng Phương Tây): “Mossad” có được thông tin là Ben thường xuyên gặp các nhân viên tình báo Australia và đã tiết lộ một số bí mật của “Mossad”. Sau khi có được các thông tin trên, “Mossad” đợi đến khi Ben về nước (Israel) đã bắt giữ ngay và tống giam.
Giả thiết trên thoạt nghe có vẻ thuyết phục nhưng lại có 2 câu hỏi không có lời giải là: 1) làm sao “Mossad’ có phát hiện được một bí mật ghê gớm như vậy và họ lấy thông tin này từ ai? 2) tại sao lại phải giam giữ Ben một cách rất bí mật (ngay cả các nhân viên trại giam cũng không biết tên của Ben).
Những kẻ tham gia chiến dịch tiêu diệt Makhmud Al- Mabukh ở Dubai Ảnh AFP ( lấy từ ảnh chụp của Camera trong khách sạn) |
Giả thuyết thứ 2 (của các phương tiên thông tin đại chúng Kuwait): Ben là một trong những điệp viên Israel tham gia vào chiến dịch bí mật ám sát một thủ lĩnh của phong trào HAMAS tại một khách sạn ở thủ đô Dubai của Các tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) tháng 1/2010 tên là Makhmud Al-Mabukh và sau đó hợp tác với cơ quan an ninh nước này.
Các điệp viên Israel khi tham gia vụ này đã sử dụng hộ chiếu giả hoặc là hộ chiếu thật của một loạt các nước Phương Tây, trong đó có cả Australia. Để giải thích cho giả thuyết này, các nhà quan sát đặt dấu hỏi: tại sao cảnh sát UAE lại có thể điều tra và làm rõ diễn biến vụ án, phương thức ám sát và những người tham gia nhanh đến thế.
Một ví dụ rất cụ thể: Thủ lĩnh HAMAS đã bị làm tê liệt bằng chất sucsinilkholin- loại thuốc làm tê liệt thần kinh và cơ, sau đấy bị dùng gối úp lên mặt làm tắc thở. Cảnh sát cũng đã xác định được tại sao những kẻ ám sát lại chọn phương pháp này. Cái chết của Makhmud sẽ được coi như là do tim ngừng đập: không có bất kỳ một dấu hiệu vật lộn nào và thường việc điều tra các vụ tương tự như vậy sẽ đi vào bế tắc.
Từ chi tiết trên, các nguồn tin từ phương Tây của báo chí Kuwait cho rằng việc cảnh sát điều tra nhanh và đưa ra kết luận sớm như vậy không phải là do một phút thông minh xuất thần của họ mà chính là nhờ những khai báo rất chi tiết của Ben. Hoặc là anh này bị bắt, hoặc là tự mình khai báo toàn bộ vụ việc, nhưng có vẻ như điệp viên của “Mossad” đã bắt đầu hợp tác với các cơ quan đặc biệt của UAE để đổi lấy sự an toàn của mình.
Có một sự kiện khác làm tăng tính thuyết phục cho giả thuyết này, đó là quả thực Ben đã bị bắt chỉ một tháng sau khi ám sát Mabukh. Nhưng anh này bị bắt ở đâu thì đến bây giờ vẫn là một câu hỏi. Về mặt lý thuyết thì anh ta có thể được đưa về từ Dubai- trong quá khứ “Mossad” cũng đã tiến hành nhiều chiến dịch tương tự.
Tuy nhiên, có một điểm gây nghi ngờ là tại sao cảnh sát UAE đã không thể bảo vệ nguồn cung cấp thông tin mà họ thừa biết là vô giá, đặc biệt chắc chắn cũng phải biết rằng anh này đang bị săn đuổi.
Còn một giả thuyết thứ 3 nữa là việc bắt giữ và tống giam Ben là kết quả của hai vụ việc liên quan đến nhau. Quả thực Ben đã tham gia vào chiến dịch ở Dubai và dùng hộ chiếu Australia. Cơ quan tình báo và an ninh Australia có được thông tin này và quyết định thẩm vấn Ben. Anh ta đã nói những gì thì không ai biết nhưng gần như ngay lập tức Australia triệu hồi đại sứ tại Israel về nước và đồng thời lên tiếng phản đối mạnh mẽ Israel.
Người Anh cũng hành xử tương tự vì hộ chiếu Anh cũng đã bị một kẻ tham gia chiến dịch ám sát sử dụng. Kết quả là tuy mục tiêu chiến dịch của Israel là tiêu diệt một trong những thủ lĩnh của Phong trào Hamas đã thực hiện được, nhưng với một cái giá quá đắt: cả thế giới biết về cách thức làm việc của “Mossad” và một loạt các nước Phương Tây đồng loạt lên tiếng phản đối Israel.
Dù Ben kể lại những bí mật của Israel với ai thì “Mossad” cũng bị mất mặt khi các phương tiện truyền thông đăng tải một cách khá chi tiết về chiến dịch bí mật của mình ở Iran, Syria, Libăng và các nước khác ở Trung Đông. Chính vì thế mà điệp viên “ba hoa” này đã được bí mật đưa về Israel, bị bắt giữ và tống vào tù.
Tại đây bắt đầu chương hai trong số phận của Ben. Giới lãnh đạo Israel quyết định coi như cựu điệp viên này chưa hề tồn tại. Báo chí bị cấm viết về vụ bắt giữ và phiên tòa xử anh ta, khi bị áp giải đến tòa án Ben đã bị che mặt để không một ai có thể nhìn thấy. Trong phòng xử án chỉ có quan tòa, đại diện Viện kiểm sát và luật sư, và tất cả đều phải ký cam kết là không để lộ bất kỳ một thông tin nào về vụ án, kể cả tên của bị cáo. Chính vì thế mà tên bị cáo mới được gọi là “Tù nhân X”.
Tuy nhiên, phiên toà xử “Tù nhân X” đã không kịp kết thúc và không có bản án nào được tuyên. Theo tiết lộ của một luật sư thì Ben cương quyết tự bảo vệ mình trong thời gian tranh tụng tại tòa và không hề có ý định buông xuôi. Một chi tiết có liên quan khác là khi Ben đang ở trong tù, vợ lại sinh đứa con thứ 2 nhưng “Tù nhân X” đã không thể nhìn mặt đứa con thứ hai của mình.
Theo các thông báo chính thức, ngày 15/12/2010 Ben đã treo cổ tự tử trong phòng giam của mình. Thông tin về việc một tù nhân nào đó đã tự sát trong tù đã được một số tờ báo Israel đưa tin, nhưng ngay lập tức tin này đã bị dỡ bỏ theo yêu cầu của chính quyền Israel.
Trong thời gian giữa các phiên tòa, Ben được giam giữ tại một phòng giam riêng của nhà tù đặc biệt – “Aialon”. Phòng giam này trước đây được thiết kế để giam giữ Igal Amir- kẻ đã ám sát thủ tướng Israel Yitzhak Rabin. Để ngăn ngừa bị cáo tự sát, phòng giam luôn được giám sát chặt chẽ bằng các camera.
Thậm chí trong nhà vệ sinh và nhà tắm còn có các cảm biến đặc biệt để theo dõi hơi thở và chuyển động của tù nhân. Không có bất kỳ một cơ hội nào để Ben có thể có một hành động nào đó mà không bị phát hiện. Bằng cách nào mà anh ta có thể chuẩn bị được thòng lọng, tự treo vào cổ và đạp ghế tự sát- không ai có thể hiểu được. Không những thế, không có bất kỳ một lý do rõ ràng nào để anh ta lại tự kết liễu cuộc sống của mình như vậy.
Tuy nhiên, cái chết của Ben như trút đi được một gánh nặng cho chính quyền Israel. Trong quá trình xử án tiếp theo (nếu diễn ra) thì sẽ có một số người tham gia tranh tụng biết được một số thông tin về việc “Mossad” làm gì, ở đâu (qua lời khai của Ben).
Một khi bị cáo đã chết thì sẽ không còn vấn đề này nữa. Quả thực là đã từng có một số cơ quan tình báo trên thế giới hay sử dụng các phương thức làm việc không mấy phù hợp với các khái niệm phổ biến về luật pháp như vậy.
Bà chánh án phiên tòa xử Ben cũng ngay lập tức công nhận cái chết của tù nhân là một trường hợp không may, tất cả những người tham gia vào phiên tòa đều phải cam kết không cung cấp bất cứ thông tin nào cho báo chí.
Chính quyền Israel thậm chí cũng đã thuyết phục được gia đình “Tù nhân X” không nhắc đến nạn nhân nếu không thật sự cần thiết. Vụ việc tưởng như đến đây là kết thúc và một thời gian dài sau đó quả thực không ai nhắc tới Ben – “Tù nhân X” nữa.
Nhưng vấn đề là ở chỗ Ben còn có một quốc tịch nữa- quốc tịch Australia. Và điều quan trọng hơn là không phải ai ở Australia cũng chấp nhận sự biến mất không thể giải thích nổi của Ben. Các phóng viên kênh truyền hình địa phương ABC do phóng viên Borma (vừa đề cập đến ở trên và hiện giờ làm Giám đốc của kênh này) đã rất tích cực để hâm nóng lại câu chuyện và sự quan tâm đặc biệt của họ lúc này không phải những hoạt động của Ben, mà là vai trò của chính phủ Israel và chính phủ Australia trong toàn bộ vụ này, không phải Ben bị bắt vì cái gì mà là anh ta đã chết như thế nào?
Như đã biết, Australia ngay từ đầu đã biết vụ bắt giữ Ben, tuy nhiên đã không áp dụng bất cứ biện pháp nào để bảo vệ công dân của mình. Tại sao Bộ ngoại giao Australia lại khiêm nhường như vậy trong trường hợp này, hiện vẫn chưa rõ: Bộ trưởng Ngoại giao Australia lúc đó là Kevin Radd thẳng thừng từ chối thảo luận chủ đề trên và trên thực tế đã lẩn tránh báo chí.
Một cách sử xự như vậy chỉ nói lên một điều là cựu Bộ trưởng Ngoại giao có một điều gì đấy cần che giấu. Rất có thể là trí nhớ của ông sẽ minh mẫn trở lại khi cuộc điều tra chính thức vừa mới bắt đầu làm rõ được tại sao chính quyền Australia lại phó mặc cho số phận một công dân của mình. Vụ bê bối này tại Australia chắc chắn sẽ rất ầm ỹ.
Canbera mới đây đã yêu cầu phía Israel phải công bố toàn bộ chi tiết về cái chết của “Tù nhân X”. Vì phòng giam đặc biệt của Ben được gắn các cảm biến và camera ghi hình 24/24 nên chắc chắn thời điểm tự sát của tù nhân này cũng phải được ghi lại. Hiện nay, Ben Zygier đã chết nên Israel không có lý do gì để từ chối cung cấp đoạn video này.
Còn bà chánh án Israel, người đã vội vã công nhận là người tù đã tự sát, cũng cho biết là muốn xem lại một lần nữa chi tiết hơn về cái chết của người tù này. Tuyên bố muốn xem lại đoạn quay video từ phòng giam cho thấy một điều chắc chắn là ngay từ năm 2010 bà đã không tiếp cận đoạn băng này.
Phản ứng của chính quyền Israel càng gây thêm các nghi ngờ. Đầu tiên họ cố ngăn cản các phương tiện thông tin đại chúng đăng lại các thông tin của phía Australia về người tù bí ấn này. Sau đó, khi nhận thức được sự vô lý của hành động trên trong thế kỷ Internet và truyền hình vệ tinh nên miễn cưỡng thừa nhận: vâng, đã có một tù nhân “X” như vậy, nhưng chính anh ta đã tự sát chứ không hề có uẩn khúc gì ở đây cả .
3. Những hệ lụy
Như trên đã nói, Quốc hội Israel đã quyết định điều tra vụ này và dù kết quả điều tra như thế nào thì thủ tướng Israel B. Netayahu cũng sẽ gặp khó.
Nếu đúng Ben Zygier đã treo cổ tự sát thì có thể đánh giá đó là sự vô trách nhiệm không thể chấp nhận được của bộ máy nhà tù. Dứt khoát phải có người nào đó bị trừng phạt, không những thế mà còn phải bị trừng phạt hết sức nghiêm khắc.
Nếu làm rõ được là trong năm 2010 chính phủ Netayahu đã không trừng phạt kẻ nào vì cái chết của tù nhân, thì đó sẽ là hành động che giấu tội phạm. Trên thực tế, lật lại hồ sơ các vụ án trong cả hai năm 2011 và 2012 không hề thấy một vụ nào xét xử lãnh đạo Cục nhà tù Israel.
Nếu như làm rõ được là Ben Zygier bị giết thì hậu quả sẽ còn tệ hơn. Đây đã là một vụ án hình sự và những kẻ bị tình nghi trước tiên sẽ là cựu lãnh đạo “Mossad” Meir Dagan, cựu lãnh đạo Cục nhà tù Benni Canhiak và ngay cả thủ tướng Netayahu. Có một chi tiết đáng quan tâm: Dagan và Canhiak sau cái chết của Ben Zygier không lâu đều về hưu (ngày 4/01 và 17/4 năm 2011).
Đối với Thủ tướng đương nhiệm Netanhiagu, vụ này xảy ra rất không đúng lúc. Đã hơn một tháng kể từ cuộc bầu cử tháng 1 năm 2013, Netanyahu đang cố để thành lập một liên minh trong Quốc hội để trở thành một Thủ tướng có đầy đủ thẩm quyền, chứ không phải là Thủ tướng tạm quyền.
Sự liên quan có thể có tới cái chết của Ben Zygier khiến cho các cuộc đàm phán với các đảng phái trong Quốc hội càng khó khăn hơn. Có lẽ đã có sự dàn xếp nào đó mới đây thì ông Netanyahu mới có thể thành lập một chính phủ liên minh sau khi được gia hạn chót.
Dù sao chăng nữa, những câu trả lời cho phần lớn các câu hỏi trong vụ “Tù nhân X” sẽ chỉ có được sau khi Ủy ban chung Australia- Israel hoàn thành công việc của mình. Kết quả điều tra rất có thể dẫn tới một khả năng là Ben Zygier dù không thể đội mồ đứng dậy nhưng có điều kiện để thanh toán một cách sòng phẳng với những kẻ đã tống mình vào tù, hoặc tệ hơn là đã giúp mình sang thế giới bên kia (nếu có).
- Lê Hùng
- Song Phương chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
’Tù nhân X’ và nghi án thủ tiêu điệp viên
ĐVO) - Như báo chí đã đưa tin, mấy ngày nay cả nước Israel đang bị chấn động bởi một vụ bê bối liên quan đến “Tù nhân X” (được coi là nhân viên tình báo của Israel) đã chết trong tù hơn 2 năm trước đây. Báo chí làm rùm beng về chuyện này đến nỗi thủ tướng B. Netaniagu phải lên tiếng yêu cầu các phóng viên để cho các cơ quan đặc biệt được yên. Khnesset (Quốc hội) Israel buộc phải cam kết sẽ tổ chức một cuộc điều tra độc lập về vụ việc chưa từng có tiền lệ này. Tất nhiên, số phận của mỗi một nhân viên tình báo bao giờ cũng bí ẩn như chính nghề nghiệp của anh ta. Mặc dù vậy, bằng cách chắp nối một số chi tiết đã được công khai trên báo chí các nước, ta cũng có thể hình dung được phần nào câu chuyện ly kỳ này.
Mộ của Ben Zygier Ảnh: Brandon Malone / Reuters |
1. Vài nét về “Tù nhân X” : Ben Zygier (tên của tù nhân nói trên đã được công bố, nhiều khả năng là tên thật) sinh tại Melbourne tháng 12/1976 trong một gia đình gốc Do thái khá giả. Bố và mẹ của cậu bé lúc đó đều đã có vị thế cao và nổi tiếng trong các tổ chức Do thái địa phương.
Họ rất quan tâm đến việc giáo dục cho Ben về nguồn cuội Do thái của mình - Ben được gửi tới học tại một trường Do thái danh tiếng, ở đó cậu được học ngôn ngữ, truyền thống và lịch sử của dân tộc Do thái.
Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Ben vào học khoa luật tại một trong những trường đại học tổng hợp tốt nhất của Australia và đã đạt được những thành tích đáng nể. Nói chung, tât cả những ai đã từng biết Ben đều nói rằng đây một thanh niên thông minh, hiểu biết nhiều, tốt bụng, vui vẻ và có quan điểm sống rất năng động. Ben đã tham gia vào hoạt động của một số tổ chức mang xu hướng Xionit (chủ nghĩa phục quốc Do thái), giúp đỡ những người Australia gốc Do thái trở về Israel.
Không những thế, chính bản thân Ben cũng cảm thấy chính mình phải thực hiện nghĩa vụ đối với đất nước Israel. Có lẽ vì vậy mà vào năm 1994 Ben đã tự nguyện từ bỏ cuộc sống yên bình ở Australia để về làm việc tại một công ty lúc ấy còn chưa có tiếng tăm gì ở Israel. Sau khi nhận quốc tịch của Tổ quốc mới, anh gia nhập quân đội Israel.
Đây là khoảng thời gian mà nhiều nhà quan sát cho rằng là bước khởi đầu cho sự nghiệp hoạt động gián điệp của Ben. Tình báo Israel “Mossad” không thể không quan tâm đến một thanh niên trẻ thông minh, có học thức, có quốc tịch Australia, đặc biệt là rất trung thành với nhà nước Do thái. Hơn nữa, Ben có mắt xanh tóc vàng và vẻ bề ngoài đặc trưng của người Châu Âu, - điều này đối với tình báo Israel cũng có một ý nghĩa rất quan trọng: sẽ không ai nghi ngờ về nguồn gốc Do thái của điệp viên tương lai này.
Sau khi giải ngũ, từ năm 2003 đến 2004 Ben hành nghề luật sư và đến năm 2006 thì lập gia đình. Anh ta thực sự làm gì trong thời gian này - không ai biết chính xác, chỉ biết là Ben đã đi rất nhiều nơi trên thế giới, làm việc ở một vài công ty tư nhân nào đó. Theo thông tin từ báo chí Australia thì Ben đã nhiều lần đến Syria, Iran và một số nước khác có quan hệ không hữu hảo với Israel.
Điều rất đáng để ý là vào những năm 2000 anh đã nhiều lần đến Australia để xin đổi hộ chiếu mới (Ben vẫn giữ quốc tịch Australia) và cứ mỗi lần đổi hộ chiếu lại thay tên mới. Chỉ trong vòng chưa đầy 7 năm, ít nhất Ben đã 3 lần thay đổi tên, lúc thì Alon, lúc thì Allen, và có lúc lại là Berrous.
Tất nhiên là các cơ quan đặc biệt Australia cuối cùng cũng phải để mắt đến một công dân không chịu ngồi yên một chỗ này, tuy sống ở Israel nhưng đi khắp Trung Cận Đông và liên tục thay tên đổi họ. Một phóng viên Australia tên là Trevor Borman đã phát hiện được một chi tiết là vào năm 2008 đã có một cuộc trao đổi giữa Cơ quan tình báo và an ninh Australia với Ben.
Hiện chưa ai rõ ai là người chủ động gặp và họ đã thảo luận những gì. Các phương tiện thông tin đại chúng Australia cho rằng có thể Ben đã tiết lộ với Cơ quan tình báo Australia về việc các điệp viên của “Mossad” xuất thân từ Australia và các nước Phương Tây khác đang ở đâu và đang làm gì sau khi đến Israel.
Cũng chính Trevor Borman cung cấp thêm một thông tin khác: tại Australia Ben đã nhận được giấy phép vào lao động tại Italia, sau đó tổ chức tại Italia một hãng cung cấp và qua hãng này đã xuất khẩu “chui ” các trang bị viễn thông vào Iran. Tất nhiên, một cựu chiến binh Quân đội Israel với hộ chiếu Australia có thể tự mình kiếm thêm bằng việc bí mật bán trang thiết bị điện tử cho Iran từ Italia. Và không nhất thiết hãng của anh ta phải là bình phong cho các chiến dịch bí mật ở Iran.
2. Các giả thuyết về việc bị bắt giữ và cái chết của Ben Zygier
Cho đến nay, không ai biết chính xác là Israel đã tống giam Ben như thế nào và vì cái gì. Hiện có 3 giả thuyết liên quan đến vấn đề này :
Giả thiết thứ nhất (của các chuyên gia và phương tiện thông tin đại chúng Phương Tây): “Mossad” có được thông tin là Ben thường xuyên gặp các nhân viên tình báo Australia và đã tiết lộ một số bí mật của “Mossad”. Sau khi có được các thông tin trên, “Mossad” đợi đến khi Ben về nước (Israel) đã bắt giữ ngay và tống giam.
Giả thiết trên thoạt nghe có vẻ thuyết phục nhưng lại có 2 câu hỏi không có lời giải là: 1) làm sao “Mossad’ có phát hiện được một bí mật ghê gớm như vậy và họ lấy thông tin này từ ai? 2) tại sao lại phải giam giữ Ben một cách rất bí mật (ngay cả các nhân viên trại giam cũng không biết tên của Ben).
Những kẻ tham gia chiến dịch tiêu diệt Makhmud Al- Mabukh ở Dubai Ảnh AFP ( lấy từ ảnh chụp của Camera trong khách sạn) |
Giả thuyết thứ 2 (của các phương tiên thông tin đại chúng Kuwait): Ben là một trong những điệp viên Israel tham gia vào chiến dịch bí mật ám sát một thủ lĩnh của phong trào HAMAS tại một khách sạn ở thủ đô Dubai của Các tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) tháng 1/2010 tên là Makhmud Al-Mabukh và sau đó hợp tác với cơ quan an ninh nước này.
Các điệp viên Israel khi tham gia vụ này đã sử dụng hộ chiếu giả hoặc là hộ chiếu thật của một loạt các nước Phương Tây, trong đó có cả Australia. Để giải thích cho giả thuyết này, các nhà quan sát đặt dấu hỏi: tại sao cảnh sát UAE lại có thể điều tra và làm rõ diễn biến vụ án, phương thức ám sát và những người tham gia nhanh đến thế.
Một ví dụ rất cụ thể: Thủ lĩnh HAMAS đã bị làm tê liệt bằng chất sucsinilkholin- loại thuốc làm tê liệt thần kinh và cơ, sau đấy bị dùng gối úp lên mặt làm tắc thở. Cảnh sát cũng đã xác định được tại sao những kẻ ám sát lại chọn phương pháp này. Cái chết của Makhmud sẽ được coi như là do tim ngừng đập: không có bất kỳ một dấu hiệu vật lộn nào và thường việc điều tra các vụ tương tự như vậy sẽ đi vào bế tắc.
Từ chi tiết trên, các nguồn tin từ phương Tây của báo chí Kuwait cho rằng việc cảnh sát điều tra nhanh và đưa ra kết luận sớm như vậy không phải là do một phút thông minh xuất thần của họ mà chính là nhờ những khai báo rất chi tiết của Ben. Hoặc là anh này bị bắt, hoặc là tự mình khai báo toàn bộ vụ việc, nhưng có vẻ như điệp viên của “Mossad” đã bắt đầu hợp tác với các cơ quan đặc biệt của UAE để đổi lấy sự an toàn của mình.
Có một sự kiện khác làm tăng tính thuyết phục cho giả thuyết này, đó là quả thực Ben đã bị bắt chỉ một tháng sau khi ám sát Mabukh. Nhưng anh này bị bắt ở đâu thì đến bây giờ vẫn là một câu hỏi. Về mặt lý thuyết thì anh ta có thể được đưa về từ Dubai- trong quá khứ “Mossad” cũng đã tiến hành nhiều chiến dịch tương tự.
Tuy nhiên, có một điểm gây nghi ngờ là tại sao cảnh sát UAE đã không thể bảo vệ nguồn cung cấp thông tin mà họ thừa biết là vô giá, đặc biệt chắc chắn cũng phải biết rằng anh này đang bị săn đuổi.
Còn một giả thuyết thứ 3 nữa là việc bắt giữ và tống giam Ben là kết quả của hai vụ việc liên quan đến nhau. Quả thực Ben đã tham gia vào chiến dịch ở Dubai và dùng hộ chiếu Australia. Cơ quan tình báo và an ninh Australia có được thông tin này và quyết định thẩm vấn Ben. Anh ta đã nói những gì thì không ai biết nhưng gần như ngay lập tức Australia triệu hồi đại sứ tại Israel về nước và đồng thời lên tiếng phản đối mạnh mẽ Israel.
Người Anh cũng hành xử tương tự vì hộ chiếu Anh cũng đã bị một kẻ tham gia chiến dịch ám sát sử dụng. Kết quả là tuy mục tiêu chiến dịch của Israel là tiêu diệt một trong những thủ lĩnh của Phong trào Hamas đã thực hiện được, nhưng với một cái giá quá đắt: cả thế giới biết về cách thức làm việc của “Mossad” và một loạt các nước Phương Tây đồng loạt lên tiếng phản đối Israel.
Dù Ben kể lại những bí mật của Israel với ai thì “Mossad” cũng bị mất mặt khi các phương tiện truyền thông đăng tải một cách khá chi tiết về chiến dịch bí mật của mình ở Iran, Syria, Libăng và các nước khác ở Trung Đông. Chính vì thế mà điệp viên “ba hoa” này đã được bí mật đưa về Israel, bị bắt giữ và tống vào tù.
Tại đây bắt đầu chương hai trong số phận của Ben. Giới lãnh đạo Israel quyết định coi như cựu điệp viên này chưa hề tồn tại. Báo chí bị cấm viết về vụ bắt giữ và phiên tòa xử anh ta, khi bị áp giải đến tòa án Ben đã bị che mặt để không một ai có thể nhìn thấy. Trong phòng xử án chỉ có quan tòa, đại diện Viện kiểm sát và luật sư, và tất cả đều phải ký cam kết là không để lộ bất kỳ một thông tin nào về vụ án, kể cả tên của bị cáo. Chính vì thế mà tên bị cáo mới được gọi là “Tù nhân X”.
Tuy nhiên, phiên toà xử “Tù nhân X” đã không kịp kết thúc và không có bản án nào được tuyên. Theo tiết lộ của một luật sư thì Ben cương quyết tự bảo vệ mình trong thời gian tranh tụng tại tòa và không hề có ý định buông xuôi. Một chi tiết có liên quan khác là khi Ben đang ở trong tù, vợ lại sinh đứa con thứ 2 nhưng “Tù nhân X” đã không thể nhìn mặt đứa con thứ hai của mình.
Theo các thông báo chính thức, ngày 15/12/2010 Ben đã treo cổ tự tử trong phòng giam của mình. Thông tin về việc một tù nhân nào đó đã tự sát trong tù đã được một số tờ báo Israel đưa tin, nhưng ngay lập tức tin này đã bị dỡ bỏ theo yêu cầu của chính quyền Israel.
Trong thời gian giữa các phiên tòa, Ben được giam giữ tại một phòng giam riêng của nhà tù đặc biệt – “Aialon”. Phòng giam này trước đây được thiết kế để giam giữ Igal Amir- kẻ đã ám sát thủ tướng Israel Yitzhak Rabin. Để ngăn ngừa bị cáo tự sát, phòng giam luôn được giám sát chặt chẽ bằng các camera.
Thậm chí trong nhà vệ sinh và nhà tắm còn có các cảm biến đặc biệt để theo dõi hơi thở và chuyển động của tù nhân. Không có bất kỳ một cơ hội nào để Ben có thể có một hành động nào đó mà không bị phát hiện. Bằng cách nào mà anh ta có thể chuẩn bị được thòng lọng, tự treo vào cổ và đạp ghế tự sát- không ai có thể hiểu được. Không những thế, không có bất kỳ một lý do rõ ràng nào để anh ta lại tự kết liễu cuộc sống của mình như vậy.
Tuy nhiên, cái chết của Ben như trút đi được một gánh nặng cho chính quyền Israel. Trong quá trình xử án tiếp theo (nếu diễn ra) thì sẽ có một số người tham gia tranh tụng biết được một số thông tin về việc “Mossad” làm gì, ở đâu (qua lời khai của Ben).
Một khi bị cáo đã chết thì sẽ không còn vấn đề này nữa. Quả thực là đã từng có một số cơ quan tình báo trên thế giới hay sử dụng các phương thức làm việc không mấy phù hợp với các khái niệm phổ biến về luật pháp như vậy.
Bà chánh án phiên tòa xử Ben cũng ngay lập tức công nhận cái chết của tù nhân là một trường hợp không may, tất cả những người tham gia vào phiên tòa đều phải cam kết không cung cấp bất cứ thông tin nào cho báo chí.
Chính quyền Israel thậm chí cũng đã thuyết phục được gia đình “Tù nhân X” không nhắc đến nạn nhân nếu không thật sự cần thiết. Vụ việc tưởng như đến đây là kết thúc và một thời gian dài sau đó quả thực không ai nhắc tới Ben – “Tù nhân X” nữa.
Nhưng vấn đề là ở chỗ Ben còn có một quốc tịch nữa- quốc tịch Australia. Và điều quan trọng hơn là không phải ai ở Australia cũng chấp nhận sự biến mất không thể giải thích nổi của Ben. Các phóng viên kênh truyền hình địa phương ABC do phóng viên Borma (vừa đề cập đến ở trên và hiện giờ làm Giám đốc của kênh này) đã rất tích cực để hâm nóng lại câu chuyện và sự quan tâm đặc biệt của họ lúc này không phải những hoạt động của Ben, mà là vai trò của chính phủ Israel và chính phủ Australia trong toàn bộ vụ này, không phải Ben bị bắt vì cái gì mà là anh ta đã chết như thế nào?
Như đã biết, Australia ngay từ đầu đã biết vụ bắt giữ Ben, tuy nhiên đã không áp dụng bất cứ biện pháp nào để bảo vệ công dân của mình. Tại sao Bộ ngoại giao Australia lại khiêm nhường như vậy trong trường hợp này, hiện vẫn chưa rõ: Bộ trưởng Ngoại giao Australia lúc đó là Kevin Radd thẳng thừng từ chối thảo luận chủ đề trên và trên thực tế đã lẩn tránh báo chí.
Một cách sử xự như vậy chỉ nói lên một điều là cựu Bộ trưởng Ngoại giao có một điều gì đấy cần che giấu. Rất có thể là trí nhớ của ông sẽ minh mẫn trở lại khi cuộc điều tra chính thức vừa mới bắt đầu làm rõ được tại sao chính quyền Australia lại phó mặc cho số phận một công dân của mình. Vụ bê bối này tại Australia chắc chắn sẽ rất ầm ỹ.
Canbera mới đây đã yêu cầu phía Israel phải công bố toàn bộ chi tiết về cái chết của “Tù nhân X”. Vì phòng giam đặc biệt của Ben được gắn các cảm biến và camera ghi hình 24/24 nên chắc chắn thời điểm tự sát của tù nhân này cũng phải được ghi lại. Hiện nay, Ben Zygier đã chết nên Israel không có lý do gì để từ chối cung cấp đoạn video này.
Còn bà chánh án Israel, người đã vội vã công nhận là người tù đã tự sát, cũng cho biết là muốn xem lại một lần nữa chi tiết hơn về cái chết của người tù này. Tuyên bố muốn xem lại đoạn quay video từ phòng giam cho thấy một điều chắc chắn là ngay từ năm 2010 bà đã không tiếp cận đoạn băng này.
Phản ứng của chính quyền Israel càng gây thêm các nghi ngờ. Đầu tiên họ cố ngăn cản các phương tiện thông tin đại chúng đăng lại các thông tin của phía Australia về người tù bí ấn này. Sau đó, khi nhận thức được sự vô lý của hành động trên trong thế kỷ Internet và truyền hình vệ tinh nên miễn cưỡng thừa nhận: vâng, đã có một tù nhân “X” như vậy, nhưng chính anh ta đã tự sát chứ không hề có uẩn khúc gì ở đây cả .
3. Những hệ lụy
Như trên đã nói, Quốc hội Israel đã quyết định điều tra vụ này và dù kết quả điều tra như thế nào thì thủ tướng Israel B. Netayahu cũng sẽ gặp khó.
Nếu đúng Ben Zygier đã treo cổ tự sát thì có thể đánh giá đó là sự vô trách nhiệm không thể chấp nhận được của bộ máy nhà tù. Dứt khoát phải có người nào đó bị trừng phạt, không những thế mà còn phải bị trừng phạt hết sức nghiêm khắc.
Nếu làm rõ được là trong năm 2010 chính phủ Netayahu đã không trừng phạt kẻ nào vì cái chết của tù nhân, thì đó sẽ là hành động che giấu tội phạm. Trên thực tế, lật lại hồ sơ các vụ án trong cả hai năm 2011 và 2012 không hề thấy một vụ nào xét xử lãnh đạo Cục nhà tù Israel.
Nếu như làm rõ được là Ben Zygier bị giết thì hậu quả sẽ còn tệ hơn. Đây đã là một vụ án hình sự và những kẻ bị tình nghi trước tiên sẽ là cựu lãnh đạo “Mossad” Meir Dagan, cựu lãnh đạo Cục nhà tù Benni Canhiak và ngay cả thủ tướng Netayahu. Có một chi tiết đáng quan tâm: Dagan và Canhiak sau cái chết của Ben Zygier không lâu đều về hưu (ngày 4/01 và 17/4 năm 2011).
Đối với Thủ tướng đương nhiệm Netanhiagu, vụ này xảy ra rất không đúng lúc. Đã hơn một tháng kể từ cuộc bầu cử tháng 1 năm 2013, Netanyahu đang cố để thành lập một liên minh trong Quốc hội để trở thành một Thủ tướng có đầy đủ thẩm quyền, chứ không phải là Thủ tướng tạm quyền.
Sự liên quan có thể có tới cái chết của Ben Zygier khiến cho các cuộc đàm phán với các đảng phái trong Quốc hội càng khó khăn hơn. Có lẽ đã có sự dàn xếp nào đó mới đây thì ông Netanyahu mới có thể thành lập một chính phủ liên minh sau khi được gia hạn chót.
Dù sao chăng nữa, những câu trả lời cho phần lớn các câu hỏi trong vụ “Tù nhân X” sẽ chỉ có được sau khi Ủy ban chung Australia- Israel hoàn thành công việc của mình. Kết quả điều tra rất có thể dẫn tới một khả năng là Ben Zygier dù không thể đội mồ đứng dậy nhưng có điều kiện để thanh toán một cách sòng phẳng với những kẻ đã tống mình vào tù, hoặc tệ hơn là đã giúp mình sang thế giới bên kia (nếu có).
- Lê Hùng
- Song Phương chuyển