Thân Hữu Tiếp Tay...
“Anh có thấy nhục không?” - Nguyễn Hoàng Văn
Những hình ảnh chua chát / chảy nước mắt trên đường phố Hà Nội hay Sài Gòn ngày 12.6.2011 làm tôi chạnh nhớ đến anh Cao Xuân Huy, nhà văn từng mặc áo lính, lại là lính thứ thiệt, thứ dữ.
Tôi không phải là người thân của anh, dù từng thù tạc bên bàn tiệc, dù đã nhiều lần liên lạc trao đổi khi anh thay nhà văn Nguyễn Mộng Giác phụ trách tạp chí Văn Học. Tôi biết đến anh lần đầu trong trại tỵ nạn qua Tháng Ba Gãy Súng từ người bạn vong niên Vy Nhi Hùng, cũng một thân phận “gãy súng tháng Ba”. Chuyện gãy súng từ Tháng Ba Gãy Súng trên trang sách họ Cao và chuyện gãy súng mang hơi thở chiến trường của người lính gốc Nùng họ Vy đã đeo bám tôi, một người viết văn, như là hai phiên bản khác nhau của trải nghiệm đời sống và trải nghiệm văn học. Nhưng tôi không nghĩ đến anh qua chuyện văn, chuyện súng hay chuyện riêng tư. Tôi nghĩ đến anh trong vị chát và đắng của nỗi nhục như anh đã thốt lên ngày nào:
“Anh có thấy nhục không?”
Khi còn sống, anh đã u uất cái nỗi nhục mang đến cuối đời, và bây giờ chúng tôi, những người Việt, cũng đau đáu cái nỗi nhục đang mỗi ngày mỗi đau hơn.
Đó là nỗi nhục mà anh đã kể trong bút ký Nếu đi hết biển của đạo diễn Trần Văn Thuỷ, tác giả phim Chuyện tử tế từng làm sôi nổi dư luận một thời.[1] Được hỏi về điều mình “đinh ninh” trong thời chiến với tư cách là một người cầm súng, anh tâm sự:
Anh đã đau và nhục, và hôm nay chúng tôi, già hay trẻ, cầm bút hay không, từng mặc áo lính hay chưa từng, cũng đau nhục như vậy. Mỗi ngày mỗi đau hơn, với nỗi nhục càng hằn sâu hơn. Anh đau và nhục trước cảnh những người lính Việt bị Trung Cộng bắn gục. Chúng tôi cũng nhục và đau hơn vì công dân Việt Nam cũng bị Trung Cộng đánh gục, và đánh bằng bàn tay của chính bộ máy nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam – Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
Anh hãy nghe nhà thơ Đỗ Trung Quân nói về cái cảnh chua chát ngày 12.6.2011, ở Sài Gòn:
Anh hãy nghe nhà báo Huy Đức kể lại cảnh “chảy nước mắt” hôm đó, ở hai đầu đất nước:
Chua chát quá!, Chảy nước mắt, và câu hỏi của anh quay về ám ảnh.
“Anh có thấy nhục không?”
Anh hỏi người tử tế: “Tôi hỏi anh chứ, chính anh, anh có thấy nhục không?” thì cũng phải thôi. Bởi có vạch trần đến điểm tối nhất của sự ô nhục thì may ra chúng ta mới có thể nâng đến mức sáng nhất những gì khả dĩ gọi là “tử tế” của con người. Có lẽ Chuyện tử tế của Trần Văn Thuỷ ngày nào — tập phim xoay quanh câu hỏi về sự tử tế — chỉ nên là khúc dạo, nên là “tập một” và phải tiếp nối bằng một Chuyện ô nhục như là lời đáp tương thích trong ngôn ngữ điện ảnh.[4] Để đi cho “hết” Chuyện tử tế thì tác giả Nếu đi hết biển cũng cần phải đi cho “hết” với câu hỏi của anh để tầng tầng lớp lớp công dân cùng nhau tìm ra một câu trả lời chung cho cái nhục hôm nay.
“Anh có thấy nhục không?”, hỡi những “công dân trẻ tuổi”, những “thanh niên, trí thức, thường dân” trong cuộc tuần hành?
“Anh có thấy nhục không?”, hỡi người ăn xin đã vứt bị gậy xuống đường để vung tay hoà chung tiếng nói, vì nước không còn thì cũng không còn chỗ để ăn xin?
Họ thấy đau và thấy nhục chứ. Và vì không chịu nhục nên họ càng đau. Đau vì họ đơn độc. Đau vì bọn cướp biển hung hãn đang lảng vảng ngoài khơi, và đau vì sự toa rập của bọn cướp đất ngay trên đất liền.
“Anh có thấy nhục không?”, hỡi những công an chìm/nổi đã “rượt đuổi, bẻ tay, quăng ném” người dân đơn độc trong cuộc tuần hành yêu nước ấy?
Chắc là không. Nếu thấy nhục, họ đâu đã tiếp tay cho cái trò “rượt đuổi, bẻ tay, quăng ném” đáng lẽ chỉ nên dành cho quân ăn cướp!
“Anh có thấy nhục không?, hỡi những ông lãnh đạo đã ra lệnh đàn áp, đánh đập, bắt bớ những công dân yêu nuớc của mình theo sức ép từ bên ngoài?
Sẽ hỏi họ như thế nào? Ông tổng biên tập, ông có thấy nhục không? Ông bộ trưởng và các ông bí thư đảng đoàn, các ông có thấy nhục không? Các đại tướng và trung tướng, các ông có thấy nhục không? Ông chủ tịch, ông thủ tướng và ông tổng bí thư, các ông có thấy nhục không?
Có lẽ các ông ấy là thứ người không biết nhục.
Nếu biết nhục, các ông ấy đã không vô liêm sỉ gọi bọn giặc Tàu Ô thế kỷ 21 là “đồng chí”; đã không ca ngợi mối quan hệ kỳ dị ấy bằng mười mấy chữ vàng; không muối mặt ra lệnh “rượt đuổi, bẻ tay, quăng ném” những công dân yêu nước của mình; không thách thức sự thật đến mức diễn tả cả ngàn người tuần hành biểu thị lòng yêu nước thành một “nhúm người đi ngang”.
Và nếu biết nhục, họ đã không ồn ào kỷ niệm trận này, trận kia, đều đều hằng năm, đến hẹn lại lên; đã không cắt ra một phần đất ngay giữa Hà Nội chật như nêm để xây “Cung Hữu nghị Việt – Trung”.[5]
Mà để có một Chuyện ô nhục ra đầu ra đũa thì nhà làm phim cũng phải sắm sanh nghi lễ chiêu hồn bác về hỏi luôn một thể.
Đạo diễn của Chuyện ô nhục cần dựng một cảnh lên đồng đâu đó ở quảng trường Ba Đình để gọi hồn của bác, trăm lạy bác, ngàn lạy bác, sống khôn thác thiêng, xin bác hãy tạm rời cái thân xác lạnh giá trong hòm kiếng giữa hầm đá nổi ở Ba Đình hay “Mác–Lê Nin thế giới người hiền” trong phút chốc để hiện về trả lời câu hỏi nhức nhối của cái thời đại mà bác xây móng dựng nền.
“Bác có thấy nhục không?”
Có lẽ bác cũng không thấy nhục.
Bác không thấy nhục bởi đó chỉ là đất đai biển cả của tổ tiên. Mà bác thì, ngay cả trong những giờ phút cuối đời, lúc con người trở nên thành thật nhất, bác cũng không giành lấy một chữ cho tổ tiên. Bác chỉ lăm lăm đi gặp cụ Mác, cụ Lê.
Bác không thấy nhục bởi, làm gì thì làm, các “đồng chí” kể trên cũng chỉ dốc lòng “theo chân bác” thế thôi. Xưa bác hô hào “Dù đốt cháy cả Trường Sơn cũng phải giành được chính quyền” [6] và nay họ cũng chỉ tiếp tục cái công việc ấy để giữ cho bằng được chính quyền! Xưa bác thề hy sinh cả dãy Trường Sơn thì nay họ hy sinh một chút Tây Nguyên, một chút “rừng phòng hộ đầu nguồn”, chỉ là những phần rất nhỏ của dãy núi hùng vĩ ấy, sá gì! Dãy núi ấy là nguồn sống và môi trường sống của bao người mà bác còn thề bỏ được thì nói gì chút biển, chút tôm cá và chút trò nắn gân “rượt đuổi, bẻ tay, quăng ném” cỏn con!
Anh có thấy không, anh Cao Xuân Huy?
Từ lời thề “đốt cháy Trường Sơn” năm 1945 cho đến những ngày anh hăm hở chờ xuất trận năm 1974 và những ngày ê chề chua chát hôm nay là một chuỗi dài những hành động nhất quán.
Chỉ để giành và giữ chính quyền!
Để giành chính quyền, họ thề thốt là sẵn sàng đốt cháy cả dãy Trường Sơn. Để giữ được chính quyền đã có trên nửa nước Việt Nam ngày đó, họ cũng có thể đốt cháy Hoàng Sa trên bản đồ Việt Nam. Thế mới có công hàm năm 1958 của ông thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.
Để mở rộng cái chính quyền ấy trên toàn nước họ đã không ngần ngại mở những cuộc tấn công gây sức ép ngay giữa lúc một phần da thịt của tổ quốc đang bị ngoại bang chiếm đoạt khiến anh phải đau đáu cái nỗi nhục mất nước.
Và để giữ được chính quyền của hôm nay họ đã không ngần ngại đốt cháy lòng yêu nước của dân mình, thứ tài sản tinh thần quý giá nhất để giữ nước.
Chỉ để giữ chính quyền thôi, họ sẵn sàng bỏ nước.
Bởi thế, bác sẽ không hề thấy nhục. Như thế thì, mê tín hay không mê tín, tin hay không tin chuyện lên đồng, nhất định đạo diễn của chúng ta phải dựng cho bằng được cảnh gọi hồn bác nhập đồng.
Mà, cái cảnh sinh hoạt của cái bọn gọi nhau là “đồng chí” có khác nào cảnh lên đồng? Cái cảnh tình “hữu nghị chữ vàng” khi “thăng” khi “nhập”; cảnh réo tên nhớ bác, học tập theo chân bác, khi “thăng” khi “nhập”; cảnh ca tụng sự nghiệp tụng công lao cũng khi “thăng” khi “nhập”; nhìn lại có khác nào cảnh lên đồng?
Mà, không chừng, chữ “đồng” trong tiếng “đồng chí” bọn họ gọi nhau cũng bao hàm luôn nghĩa của chữ “con đồng”. Bởi thế, anh Cao Xuân Huy, nhớ anh, tôi lại nhớ Tú Xương:
Đồng giỏi sao đồng không giúp nước…
http://tienve.org/home/activities/viewThaoLuan.do?action=viewArtwork&artworkId=12934
“Anh có thấy nhục không?” - Nguyễn Hoàng Văn
Những hình ảnh chua chát / chảy nước mắt trên đường phố Hà Nội hay Sài Gòn ngày 12.6.2011 làm tôi chạnh nhớ đến anh Cao Xuân Huy, nhà văn từng mặc áo lính, lại là lính thứ thiệt, thứ dữ.
Tôi không phải là người thân của anh, dù từng thù tạc bên bàn tiệc, dù đã nhiều lần liên lạc trao đổi khi anh thay nhà văn Nguyễn Mộng Giác phụ trách tạp chí Văn Học. Tôi biết đến anh lần đầu trong trại tỵ nạn qua Tháng Ba Gãy Súng từ người bạn vong niên Vy Nhi Hùng, cũng một thân phận “gãy súng tháng Ba”. Chuyện gãy súng từ Tháng Ba Gãy Súng trên trang sách họ Cao và chuyện gãy súng mang hơi thở chiến trường của người lính gốc Nùng họ Vy đã đeo bám tôi, một người viết văn, như là hai phiên bản khác nhau của trải nghiệm đời sống và trải nghiệm văn học. Nhưng tôi không nghĩ đến anh qua chuyện văn, chuyện súng hay chuyện riêng tư. Tôi nghĩ đến anh trong vị chát và đắng của nỗi nhục như anh đã thốt lên ngày nào:
“Anh có thấy nhục không?”
Khi còn sống, anh đã u uất cái nỗi nhục mang đến cuối đời, và bây giờ chúng tôi, những người Việt, cũng đau đáu cái nỗi nhục đang mỗi ngày mỗi đau hơn.
Đó là nỗi nhục mà anh đã kể trong bút ký Nếu đi hết biển của đạo diễn Trần Văn Thuỷ, tác giả phim Chuyện tử tế từng làm sôi nổi dư luận một thời.[1] Được hỏi về điều mình “đinh ninh” trong thời chiến với tư cách là một người cầm súng, anh tâm sự:
Anh đã đau và nhục, và hôm nay chúng tôi, già hay trẻ, cầm bút hay không, từng mặc áo lính hay chưa từng, cũng đau nhục như vậy. Mỗi ngày mỗi đau hơn, với nỗi nhục càng hằn sâu hơn. Anh đau và nhục trước cảnh những người lính Việt bị Trung Cộng bắn gục. Chúng tôi cũng nhục và đau hơn vì công dân Việt Nam cũng bị Trung Cộng đánh gục, và đánh bằng bàn tay của chính bộ máy nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam – Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
Anh hãy nghe nhà thơ Đỗ Trung Quân nói về cái cảnh chua chát ngày 12.6.2011, ở Sài Gòn:
Anh hãy nghe nhà báo Huy Đức kể lại cảnh “chảy nước mắt” hôm đó, ở hai đầu đất nước:
Chua chát quá!, Chảy nước mắt, và câu hỏi của anh quay về ám ảnh.
“Anh có thấy nhục không?”
Anh hỏi người tử tế: “Tôi hỏi anh chứ, chính anh, anh có thấy nhục không?” thì cũng phải thôi. Bởi có vạch trần đến điểm tối nhất của sự ô nhục thì may ra chúng ta mới có thể nâng đến mức sáng nhất những gì khả dĩ gọi là “tử tế” của con người. Có lẽ Chuyện tử tế của Trần Văn Thuỷ ngày nào — tập phim xoay quanh câu hỏi về sự tử tế — chỉ nên là khúc dạo, nên là “tập một” và phải tiếp nối bằng một Chuyện ô nhục như là lời đáp tương thích trong ngôn ngữ điện ảnh.[4] Để đi cho “hết” Chuyện tử tế thì tác giả Nếu đi hết biển cũng cần phải đi cho “hết” với câu hỏi của anh để tầng tầng lớp lớp công dân cùng nhau tìm ra một câu trả lời chung cho cái nhục hôm nay.
“Anh có thấy nhục không?”, hỡi những “công dân trẻ tuổi”, những “thanh niên, trí thức, thường dân” trong cuộc tuần hành?
“Anh có thấy nhục không?”, hỡi người ăn xin đã vứt bị gậy xuống đường để vung tay hoà chung tiếng nói, vì nước không còn thì cũng không còn chỗ để ăn xin?
Họ thấy đau và thấy nhục chứ. Và vì không chịu nhục nên họ càng đau. Đau vì họ đơn độc. Đau vì bọn cướp biển hung hãn đang lảng vảng ngoài khơi, và đau vì sự toa rập của bọn cướp đất ngay trên đất liền.
“Anh có thấy nhục không?”, hỡi những công an chìm/nổi đã “rượt đuổi, bẻ tay, quăng ném” người dân đơn độc trong cuộc tuần hành yêu nước ấy?
Chắc là không. Nếu thấy nhục, họ đâu đã tiếp tay cho cái trò “rượt đuổi, bẻ tay, quăng ném” đáng lẽ chỉ nên dành cho quân ăn cướp!
“Anh có thấy nhục không?, hỡi những ông lãnh đạo đã ra lệnh đàn áp, đánh đập, bắt bớ những công dân yêu nuớc của mình theo sức ép từ bên ngoài?
Sẽ hỏi họ như thế nào? Ông tổng biên tập, ông có thấy nhục không? Ông bộ trưởng và các ông bí thư đảng đoàn, các ông có thấy nhục không? Các đại tướng và trung tướng, các ông có thấy nhục không? Ông chủ tịch, ông thủ tướng và ông tổng bí thư, các ông có thấy nhục không?
Có lẽ các ông ấy là thứ người không biết nhục.
Nếu biết nhục, các ông ấy đã không vô liêm sỉ gọi bọn giặc Tàu Ô thế kỷ 21 là “đồng chí”; đã không ca ngợi mối quan hệ kỳ dị ấy bằng mười mấy chữ vàng; không muối mặt ra lệnh “rượt đuổi, bẻ tay, quăng ném” những công dân yêu nước của mình; không thách thức sự thật đến mức diễn tả cả ngàn người tuần hành biểu thị lòng yêu nước thành một “nhúm người đi ngang”.
Và nếu biết nhục, họ đã không ồn ào kỷ niệm trận này, trận kia, đều đều hằng năm, đến hẹn lại lên; đã không cắt ra một phần đất ngay giữa Hà Nội chật như nêm để xây “Cung Hữu nghị Việt – Trung”.[5]
Mà để có một Chuyện ô nhục ra đầu ra đũa thì nhà làm phim cũng phải sắm sanh nghi lễ chiêu hồn bác về hỏi luôn một thể.
Đạo diễn của Chuyện ô nhục cần dựng một cảnh lên đồng đâu đó ở quảng trường Ba Đình để gọi hồn của bác, trăm lạy bác, ngàn lạy bác, sống khôn thác thiêng, xin bác hãy tạm rời cái thân xác lạnh giá trong hòm kiếng giữa hầm đá nổi ở Ba Đình hay “Mác–Lê Nin thế giới người hiền” trong phút chốc để hiện về trả lời câu hỏi nhức nhối của cái thời đại mà bác xây móng dựng nền.
“Bác có thấy nhục không?”
Có lẽ bác cũng không thấy nhục.
Bác không thấy nhục bởi đó chỉ là đất đai biển cả của tổ tiên. Mà bác thì, ngay cả trong những giờ phút cuối đời, lúc con người trở nên thành thật nhất, bác cũng không giành lấy một chữ cho tổ tiên. Bác chỉ lăm lăm đi gặp cụ Mác, cụ Lê.
Bác không thấy nhục bởi, làm gì thì làm, các “đồng chí” kể trên cũng chỉ dốc lòng “theo chân bác” thế thôi. Xưa bác hô hào “Dù đốt cháy cả Trường Sơn cũng phải giành được chính quyền” [6] và nay họ cũng chỉ tiếp tục cái công việc ấy để giữ cho bằng được chính quyền! Xưa bác thề hy sinh cả dãy Trường Sơn thì nay họ hy sinh một chút Tây Nguyên, một chút “rừng phòng hộ đầu nguồn”, chỉ là những phần rất nhỏ của dãy núi hùng vĩ ấy, sá gì! Dãy núi ấy là nguồn sống và môi trường sống của bao người mà bác còn thề bỏ được thì nói gì chút biển, chút tôm cá và chút trò nắn gân “rượt đuổi, bẻ tay, quăng ném” cỏn con!
Anh có thấy không, anh Cao Xuân Huy?
Từ lời thề “đốt cháy Trường Sơn” năm 1945 cho đến những ngày anh hăm hở chờ xuất trận năm 1974 và những ngày ê chề chua chát hôm nay là một chuỗi dài những hành động nhất quán.
Chỉ để giành và giữ chính quyền!
Để giành chính quyền, họ thề thốt là sẵn sàng đốt cháy cả dãy Trường Sơn. Để giữ được chính quyền đã có trên nửa nước Việt Nam ngày đó, họ cũng có thể đốt cháy Hoàng Sa trên bản đồ Việt Nam. Thế mới có công hàm năm 1958 của ông thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.
Để mở rộng cái chính quyền ấy trên toàn nước họ đã không ngần ngại mở những cuộc tấn công gây sức ép ngay giữa lúc một phần da thịt của tổ quốc đang bị ngoại bang chiếm đoạt khiến anh phải đau đáu cái nỗi nhục mất nước.
Và để giữ được chính quyền của hôm nay họ đã không ngần ngại đốt cháy lòng yêu nước của dân mình, thứ tài sản tinh thần quý giá nhất để giữ nước.
Chỉ để giữ chính quyền thôi, họ sẵn sàng bỏ nước.
Bởi thế, bác sẽ không hề thấy nhục. Như thế thì, mê tín hay không mê tín, tin hay không tin chuyện lên đồng, nhất định đạo diễn của chúng ta phải dựng cho bằng được cảnh gọi hồn bác nhập đồng.
Mà, cái cảnh sinh hoạt của cái bọn gọi nhau là “đồng chí” có khác nào cảnh lên đồng? Cái cảnh tình “hữu nghị chữ vàng” khi “thăng” khi “nhập”; cảnh réo tên nhớ bác, học tập theo chân bác, khi “thăng” khi “nhập”; cảnh ca tụng sự nghiệp tụng công lao cũng khi “thăng” khi “nhập”; nhìn lại có khác nào cảnh lên đồng?
Mà, không chừng, chữ “đồng” trong tiếng “đồng chí” bọn họ gọi nhau cũng bao hàm luôn nghĩa của chữ “con đồng”. Bởi thế, anh Cao Xuân Huy, nhớ anh, tôi lại nhớ Tú Xương:
Đồng giỏi sao đồng không giúp nước…
http://tienve.org/home/activities/viewThaoLuan.do?action=viewArtwork&artworkId=12934