Văn Học & Nghệ Thuật

“Dạ Cổ Hoài Lang” Tây Du Ký

Đây là lần đầu tiên vở “Dạ Cổ Hoài Lang” nổi tiếng một thời được trình diễn cho đồng bào hải ngoại xem, và là lần thứ ba đoàn kịch IDECAF “tây du” sang Mỹ.
Ông Năm (Hữu Châu) và ông Tư (Thành Lộc) cúng giỗ ảnh: Kiều-Lưu
Ông Năm (Hữu Châu) và ông Tư (Thành Lộc) cúng giỗ
ảnh: Kiều-Lưu

Đây là lần đầu tiên vở “Dạ Cổ Hoài Lang” nổi tiếng một thời được trình diễn cho đồng bào hải ngoại xem, và là lần thứ ba đoàn kịch IDECAF “tây du” sang Mỹ. Cũng giống như lần đầu IDECAF sang Mỹ năm 2015 với vở “Hợp Đồng Mãnh Thú”, lần này IDECAF đã diễn “Dạ Cổ Hoài Lang” tại hai nơi: San Jose (1 xuất) và Orange County (2 xuất).

Hàng năm gia đình tôi thường làm một chuyến xe đường trường từ Texas sang Cali thăm gia đình và bè bạn. Những chuyến “tây du” như vầy còn là dịp cho tụi nhỏ tham quan các thành phố và thắng cảnh dọc đường như Santa Fe, Flagstaff, Grand Canyon, Petrified Forest (Rừng Hoá Thạch v.v…) Nhưng chuyến tây du tháng tám năm nay của chúng tôi có một mục đích rất khác: đi… coi kịch!

Thành Lộc trước bàn thờ Tổ Nghề, hậu trường sân khấu Saigon Performing Arts Center - ảnh: ianbui
Thành Lộc trước bàn thờ Tổ Nghề, hậu trường sân khấu Saigon Performing Arts

Vợ tôi vì là bạn với gia đình nghệ sĩ Thành Lộc từ xưa, và cũng là dân ghiền kịch một cây, nên bao giờ IDECAF sang đây chúng tôi đều cố gắng đi xem.

Khi nghe đến “Dạ Cổ Hoài Lang”, dân rành cải lương ai cũng biết đó là bản nhạc vọng cổ của ông Cao văn Lầu, được coi như ông tổ của ngành cải lương mà hiện nay dưới Bạc Liêu có nguyên một khu lưu niệm mang tên ông. Còn “Dạ Cổ Hoài Lang” đây là một vở thoại kịch của soạn giả Thanh Hoàng, đã dùng bản “Dạ Cổ Hoài Lang” để kể một câu chuyện xoay quanh hai ông già Nam bộ tị nạn bên Mỹ vào thập niên 1980.

Vào thời 90 ở Việt Nam, hội Sân Khấu Kịch Nghệ hay tổ chức các trại sáng tác để tìm tài năng cũng như kịch bản mới. Theo thông lệ, các kịch bản nào đoạt giải nhất, nhì hay ba thường được các kịch đoàn mang ra dàn dựng cho công chúng xem. Trong trại sáng tác ở Sài Gòn năm 1995, vở “Dạ Cổ Hoài Lang” bị chấm hạng tư nên coi như “rớt đài”, một phần vì thiếu yếu tố “chính trị”. Theo lời nghệ sĩ Thành Lộc, anh lại thấy thích kịch bản này vì nó chỉ là một câu chuyện giữa người với người. Không những vậy, nó còn thích hợp với thời điểm lúc bấy giờ khi Việt Nam và Mỹ vừa tái lập bang giao và người Việt hải ngoại không còn là đề tài cấm kỵ.

image4 image5

Trước khi đạo diễn Công Ninh bắt tay vào việc dựng vở kịch trên sân khấu 5B (Võ Văn Tần), Thành Lộc đã làm việc với soạn giả Thanh Hoàng để chỉnh sửa lại nhiều tình huống trong câu chuyện cho hợp tình, hợp lý hơn. Chẳng hạn như trong cảnh cuối cùng, thay vì cho nhân vật chính là Ông Tư vào bệnh viện và chết trong tâm trạng sầu não của một người xa xứ, Thành Lộc đã thuyết phục Thanh Hoàng đổi hoàn toàn kết cuộc bi thảm này. Hai người bạn già Ông Năm và Ông Tư được cho leo lên mái nhà giữa trời tuyết lạnh để nhìn xuống cuộc đời. Thành Lộc nói anh muốn làm như vậy để mở rộng không gian và phạm trù của truyện, để nó không còn chỉ là câu chuyện về một gia đình mà liên quan đến cả một xã hội bao quát.

Cũng theo hướng xử trí đó, Ông Tư được ra đi trong một tâm thức thăng hoa, thanh thản, “đoàn tụ” với người vợ quá cố ở Việt Nam. Theo lời kể của Thành Lộc, đoạn kết của vở kịch đã được các diễn viên tự biên tự diễn trong những buổi dợt, với sự có mặt của soạn giả Thanh Hoàng trong vai trò ghi chép và đúc kết lại thành một kịch bản hoàn chỉnh. Ðó chính là kịch bản đã được diễn gần sáu năm liền tại sân khấu 5B và đã gặt hái nhiều giải thưởng.

Không lâu sau khi ra mắt khán giả Sài Gòn, “Dạ Cổ Hoài Lang” đã được mời ra trình diễn ngoài Hà Nội và cũng thành công vang dội, không những một lần mà đến hai lần. Và đó cũng là lần cuối cùng “Dạ Cổ Hoài Lang” được đoàn mang đi lưu diễn. Mãi cho đến năm nay.

2015 đánh dấu 20 năm ra đời của vở “Dạ Cổ Hoài Lang” nên có người nảy ra ý định dựng lại để giới thiệu nó đến một thế hệ khán giả mới ở Việt Nam. May mắn thay, Công ty Thái Dương của nghệ sĩ Thành Lộc và ông bầu Huỳnh Anh Tuấn đã thương lượng mua lại chủ quyền, và tái dựng với đạo diễn Vũ Minh. Lần này “Dạ Cổ Hoài Lang” không những công diễn ở Sài Gòn mà còn được công ty SALA tại Nam Cali mang sang Mỹ. Coi như “châu về hợp phố” vì bối cảnh câu chuyện là ở xứ Mỹ. Ðây cũng là ước mơ của soạn giả, nghệ sĩ Thành Lộc từ lâu nay, nhưng phải đợi hai chục năm sau điều đó mới thành hiện thực.

Thành Lộc và guitarist Nguyễn Đức Đạt chào khán giả hâm mộ - ảnh: ianbui
Thành Lộc và guitarist Nguyễn Đức Đạt chào khán giả hâm mộ – ảnh: ianbui

Một lần nữa kịch bản lại phải được chỉnh sửa cho “hợp thời, hợp lý” hơn, lược bớt những chi tiết không còn cần thiết. Chẳng hạn như “cây cầu khỉ” mà chỉ có hai ông già bước qua được, khi xưa dùng để tượng trưng cho khoảng cách giữa hai thế hệ, nay không còn nữa. Thành Lộc giải thích vì ngày nay việc đi lại giữa hai nước khá dễ dàng cho nên khoảng cách đó, cả về không gian lẫn  tâm lý, không còn là mâu thuẫn chính trong vở kịch. Thay vào đó, anh cho thêm vào một số chi tiết khác để làm tăng phần kịch tính. Thay đổi lớn nhất và đáng chú ý nhất là cách anh xử trí bản vọng cổ “Dạ Cổ Hoài Lang”.

Khác với kịch bản gốc, trong phiên bản mới này ông Tư (Thành Lộc) không bao giờ được hát trọn vẹn bản “Dạ Cổ Hoài Lang” từ đầu đến cuối. Lúc nào ông cũng bị ngắt nửa chừng, và hai chữ “hiệp đôi” trong câu cuối cùng: “Cho én nhạn hiệp đôi” ông không bao giờ có dịp hát lên. Mãi cho đến cảnh cuối trên mái nhà, ông Tư chỉ kịp hát đến “Cho én nhạn…” thì trút hơi thở cuối cùng. Thành Lộc nói anh muốn làm vậy để dẫn cái ý rằng cuối cùng ông Tư cũng “hiệp đôi” với người vợ yêu quý.

Cô cháu Nội (Tường Vy) và bạn trai (Lương Thế Thành) trên mái nhà - ảnh: Kiều Lưu
Cô cháu Nội (Tường Vy) và bạn trai (Lương Thế Thành) trên mái nhà – ảnh: Kiều Lưu

Vở kịch thật ra chỉ có bốn nhân vật. Ngoài nhân vật ông Năm là người bạn thuở thiếu thời của ông Tư, chỉ có thêm cô cháu Nội của ông Tư và bạn trai của cô. Nhưng với bốn nhân vật đơn sơ ấy soạn giả đã khéo léo dựng lên được cảnh một gia đình người Việt tha hương với những mâu thuẫn giữa các thế hệ, những khác biệt về văn hoá, tư tưởng, ngôn ngữ cũng như cách ứng xử.

Ông Tư và ông Năm là hai người bạn thân từ nhỏ, cùng yêu một cô gái trong làng. Ông Năm là con nhà giàu, còn ông Tư thì nghèo nhưng nhờ giọng ca quyến rũ đã chiếm được trái tim cô gái với bản “Dạ Cổ Hoài Lang” mà ông hát cho cô nghe khi cô đang giặt áo bên bến sông. Hai người sau đó lấy nhau và có một đứa con trai.

Sau 75 người con trai vượt biên cùng vợ và cô con gái. Trong chuyến vượt biên vợ anh bị chết thảm thương, từ đó anh ở vậy nuôi con và không bao giờ muốn quay về Việt Nam nữa. Ông Tư thì lại không muốn rời nước. Ông nhất quyết ở lại cho đến ngày vợ mất ông mới buộc lòng sang Mỹ để đoàn tụ với con và cháu, bỏ mồ mả ông bà và của vợ mình lại không ai chăm sóc. Sau một thời gian ở với thằng con, cuối cùng ông “được” cho vào viện dưỡng lão, nơi không một ai biết nói tiếng Việt.

Vở kịch bắt đầu với cảnh ông Tư trốn khỏi viện dưỡng lão để về thăm con trai và cháu nội của mình nhân ngày giỗ của vợ ông. Tại đây ông gặp lại đứa cháu gái, nay là một thiếu nữ đã Mỹ hoá, đang sửa soạn bánh trái làm tiệc sinh nhật của mình và mời bạn trai đến chung vui. Sự xuất hiện đột ngột không báo trước của ông Tư làm đảo lộn hết kế hoạch của cô cháu khi bạn trai cô đến. Chưa hết, ông Tư còn gọi điện thoại cho ông Năm ở gần đó qua để phụ ông cúng giỗ “cho bả”, làm mọi sự đã rối lại còn rối thêm.

image6 image7

Mặc dù là một vở chính kịch nặng ký từng cướp nước mắt của vô số khán giả, nhưng nhờ những tình tiết trào phúng thâm thúy, các lời thoại dí dỏm thông minh, cộng với sự diễn xuất tuyệt vời của các diễn viên dầy kinh nghiệm, khán giả đã có nhiều pha cười muốn té ghế và nhiều người đã không cầm được nước mắt khi ra về.

Rất tiếc lần này công ty SALA đã không thể mang vở kịch này đến nhiều thành phố khác như dự tính vì nhiều lý do ngoài ý muốn.

Công tâm mà nói, đa số người Việt (trong đó có tôi) biết rất ít về chính kịch, tức những vở kịch nghiêm túc, bài bản, kéo dài hằng mấy tiếng đồng hồ. Người trong nước thì còn được đi coi kịch, chứ ở hải ngoại lấy đâu ra thoại kịch của một đoàn kịch chuyên nghiệp để xem. Thỉnh thoảng có một vài vở được dựng vội vã. Còn phần lớn là các màn tấu hài hoặc hài kịch nho nhỏ được chêm vô các chương trình ca nhạc giải trí. Thậm chí, nhiều người đi coi kịch hôm đó còn hỏi vậy chớ trong lúc đổi màn sao hổng thấy ca sĩ nào lên hát giúp vui hết trơn vậy?!

Khán giả không cầm được nước mắt (ảnh: Kiều Lưu)
Khán giả không cầm được nước mắt (ảnh: Kiều Lưu)

Cho nên mới nói, muốn lăng xê một vở chính kịch tại hải ngoại không phải là chuyện giản đơn. Vợ chồng diễn viên điện ảnh Trương Minh Cường, đứng đầu công ty SALA, đã phải chạy đôn chạy đáo nhiều tháng liên tiếp, tự tay đi dán quảng cáo, lên báo, lên đài giới thiệu về vở thoại kịch.  Ngay cả nghệ sĩ Thành Lộc, sau vở diễn đầu tại San Jose cũng phải chạy ngay xuống Nam Cali và bỏ nhiều thì giờ tham dự các chương trình radio, TV để PR quảng cáo cho vở kịch.

Một phần do trước đây có nhiều chương trình có các nghệ sĩ đến từ Việt Nam phút cuối bị bể vì nghệ sĩ không qua tới, nên khán giả rất kén khi mua vé. Là người làm “tài xế” cho Thành Lộc trong một tuần lễ dưới Nam Cali, chở anh đi chơi nhiều nơi tôi có dịp hỏi anh về những chuyện này. Anh cho biết thật ra tại phi trường Tân Sơn Nhứt anh và kịch đoàn đi rất thuận lợi, không phải chờ đợi lâu lắc. Ngược lại, điều làm anh lo là bị chính người Việt bên Mỹ biểu tình phản đối. Anh tâm sự, nhiều người không hiểu chuyện cứ  tưởng IDECAF là của nhà nước, họ không biết đó là kịch đoàn tư nhân đầu tiên tại Việt Nam, và anh rất hãnh diện về điều này.

Anh cũng nói thêm là muốn dàn dựng một vở thoại kịch đúng nghĩa đòi hỏi phải đem nguyên kịch đoàn đi, tất cả những người lo việc sân khấu, hậu đài, âm thanh, ánh sáng, đạo cụ, v.v… Không thể nào chắp vá diễn viên bên này với người trong nước, tập dượt vài bận rồi nhào ra diễn mà hay hoặc ăn khớp cho được. Những công việc như ráp nhạc, chuyển cảnh phải thật khéo và thành thạo, chỉ có những người quen tay nghề mới làm nhanh được. Cho nên mỗi lần đi diễn ở nước ngoài là mỗi lần khó vì mọi người đều phải tạm gác công việc trong nước của mình qua một bên. Nhưng bù lại khán giả hải ngoại sẽ có dịp tận hưởng những kịch phẩm nghệ thuật có giá trị bền lâu, không chỉ để giải khuây hay mua vui trong chốc lát.

Rất mừng là cả hai xuất diễn tại Saigon Performing Arts Center ở Orange County đều thành công mỹ mãn, vé bán gần như hết sạch. Và thay vì bị biểu tình thì lần này ông Tư Thành Lộc và ông Năm Hữu Châu (cháu gọi cố nghệ sĩ Thanh Nga bằng cô) lại bị khán giả… bao vây xin chụp hình selfie!

Thăm Universal Studios - ảnh: ianbui
Thăm Universal Studios
– ảnh: ianbui

Thừa thắng xông lên, cuối tháng 11 IDECAF sẽ “tây du” lần nữa với vở kịch đang rất ăn khách tại Sài Gòn mang tên “Tía Ơi Má Dìa!” của soạn giả Nguyễn thị Minh Ngọc. Ðây là một vở kịch lớn với thành phần diễn viên hùng hậu lên tới cả chục người, một vở kịch mang đậm tính Nam Bộ, dành cho nhiều thế hệ già trẻ bé lớn. Vậy là gia đình tôi lại sắp được làm thêm một chuyến “tây du” vào dịp lễ Thanksgiving này.

Tất nhiên không phải lúc nào cũng có thể lái xe mấy ngàn dặm để coi kịch. Nhưng còn làm được thì ta cứ làm, khi nào hết sức thì… ngưng. Nghe nói SALA đang có kế hoạch đem vở “Tấm Cám” qua Cali vào năm tới. Ngoài Cali ra có thể sẽ cho diễn thêm một hai xuất tại vài tiểu bang khác như Texas. Ðược vậy thì còn gì bằng. Nhất là nếu đoàn sang vào mùa Xuân, bảo đảm Dallas sẽ có một cuộc nhậu crawfish vô tiền khoáng hậu!

IB

( Báo trẻ )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

“Dạ Cổ Hoài Lang” Tây Du Ký

Đây là lần đầu tiên vở “Dạ Cổ Hoài Lang” nổi tiếng một thời được trình diễn cho đồng bào hải ngoại xem, và là lần thứ ba đoàn kịch IDECAF “tây du” sang Mỹ.
Ông Năm (Hữu Châu) và ông Tư (Thành Lộc) cúng giỗ ảnh: Kiều-Lưu
Ông Năm (Hữu Châu) và ông Tư (Thành Lộc) cúng giỗ
ảnh: Kiều-Lưu

Đây là lần đầu tiên vở “Dạ Cổ Hoài Lang” nổi tiếng một thời được trình diễn cho đồng bào hải ngoại xem, và là lần thứ ba đoàn kịch IDECAF “tây du” sang Mỹ. Cũng giống như lần đầu IDECAF sang Mỹ năm 2015 với vở “Hợp Đồng Mãnh Thú”, lần này IDECAF đã diễn “Dạ Cổ Hoài Lang” tại hai nơi: San Jose (1 xuất) và Orange County (2 xuất).

Hàng năm gia đình tôi thường làm một chuyến xe đường trường từ Texas sang Cali thăm gia đình và bè bạn. Những chuyến “tây du” như vầy còn là dịp cho tụi nhỏ tham quan các thành phố và thắng cảnh dọc đường như Santa Fe, Flagstaff, Grand Canyon, Petrified Forest (Rừng Hoá Thạch v.v…) Nhưng chuyến tây du tháng tám năm nay của chúng tôi có một mục đích rất khác: đi… coi kịch!

Thành Lộc trước bàn thờ Tổ Nghề, hậu trường sân khấu Saigon Performing Arts Center - ảnh: ianbui
Thành Lộc trước bàn thờ Tổ Nghề, hậu trường sân khấu Saigon Performing Arts

Vợ tôi vì là bạn với gia đình nghệ sĩ Thành Lộc từ xưa, và cũng là dân ghiền kịch một cây, nên bao giờ IDECAF sang đây chúng tôi đều cố gắng đi xem.

Khi nghe đến “Dạ Cổ Hoài Lang”, dân rành cải lương ai cũng biết đó là bản nhạc vọng cổ của ông Cao văn Lầu, được coi như ông tổ của ngành cải lương mà hiện nay dưới Bạc Liêu có nguyên một khu lưu niệm mang tên ông. Còn “Dạ Cổ Hoài Lang” đây là một vở thoại kịch của soạn giả Thanh Hoàng, đã dùng bản “Dạ Cổ Hoài Lang” để kể một câu chuyện xoay quanh hai ông già Nam bộ tị nạn bên Mỹ vào thập niên 1980.

Vào thời 90 ở Việt Nam, hội Sân Khấu Kịch Nghệ hay tổ chức các trại sáng tác để tìm tài năng cũng như kịch bản mới. Theo thông lệ, các kịch bản nào đoạt giải nhất, nhì hay ba thường được các kịch đoàn mang ra dàn dựng cho công chúng xem. Trong trại sáng tác ở Sài Gòn năm 1995, vở “Dạ Cổ Hoài Lang” bị chấm hạng tư nên coi như “rớt đài”, một phần vì thiếu yếu tố “chính trị”. Theo lời nghệ sĩ Thành Lộc, anh lại thấy thích kịch bản này vì nó chỉ là một câu chuyện giữa người với người. Không những vậy, nó còn thích hợp với thời điểm lúc bấy giờ khi Việt Nam và Mỹ vừa tái lập bang giao và người Việt hải ngoại không còn là đề tài cấm kỵ.

image4 image5

Trước khi đạo diễn Công Ninh bắt tay vào việc dựng vở kịch trên sân khấu 5B (Võ Văn Tần), Thành Lộc đã làm việc với soạn giả Thanh Hoàng để chỉnh sửa lại nhiều tình huống trong câu chuyện cho hợp tình, hợp lý hơn. Chẳng hạn như trong cảnh cuối cùng, thay vì cho nhân vật chính là Ông Tư vào bệnh viện và chết trong tâm trạng sầu não của một người xa xứ, Thành Lộc đã thuyết phục Thanh Hoàng đổi hoàn toàn kết cuộc bi thảm này. Hai người bạn già Ông Năm và Ông Tư được cho leo lên mái nhà giữa trời tuyết lạnh để nhìn xuống cuộc đời. Thành Lộc nói anh muốn làm như vậy để mở rộng không gian và phạm trù của truyện, để nó không còn chỉ là câu chuyện về một gia đình mà liên quan đến cả một xã hội bao quát.

Cũng theo hướng xử trí đó, Ông Tư được ra đi trong một tâm thức thăng hoa, thanh thản, “đoàn tụ” với người vợ quá cố ở Việt Nam. Theo lời kể của Thành Lộc, đoạn kết của vở kịch đã được các diễn viên tự biên tự diễn trong những buổi dợt, với sự có mặt của soạn giả Thanh Hoàng trong vai trò ghi chép và đúc kết lại thành một kịch bản hoàn chỉnh. Ðó chính là kịch bản đã được diễn gần sáu năm liền tại sân khấu 5B và đã gặt hái nhiều giải thưởng.

Không lâu sau khi ra mắt khán giả Sài Gòn, “Dạ Cổ Hoài Lang” đã được mời ra trình diễn ngoài Hà Nội và cũng thành công vang dội, không những một lần mà đến hai lần. Và đó cũng là lần cuối cùng “Dạ Cổ Hoài Lang” được đoàn mang đi lưu diễn. Mãi cho đến năm nay.

2015 đánh dấu 20 năm ra đời của vở “Dạ Cổ Hoài Lang” nên có người nảy ra ý định dựng lại để giới thiệu nó đến một thế hệ khán giả mới ở Việt Nam. May mắn thay, Công ty Thái Dương của nghệ sĩ Thành Lộc và ông bầu Huỳnh Anh Tuấn đã thương lượng mua lại chủ quyền, và tái dựng với đạo diễn Vũ Minh. Lần này “Dạ Cổ Hoài Lang” không những công diễn ở Sài Gòn mà còn được công ty SALA tại Nam Cali mang sang Mỹ. Coi như “châu về hợp phố” vì bối cảnh câu chuyện là ở xứ Mỹ. Ðây cũng là ước mơ của soạn giả, nghệ sĩ Thành Lộc từ lâu nay, nhưng phải đợi hai chục năm sau điều đó mới thành hiện thực.

Thành Lộc và guitarist Nguyễn Đức Đạt chào khán giả hâm mộ - ảnh: ianbui
Thành Lộc và guitarist Nguyễn Đức Đạt chào khán giả hâm mộ – ảnh: ianbui

Một lần nữa kịch bản lại phải được chỉnh sửa cho “hợp thời, hợp lý” hơn, lược bớt những chi tiết không còn cần thiết. Chẳng hạn như “cây cầu khỉ” mà chỉ có hai ông già bước qua được, khi xưa dùng để tượng trưng cho khoảng cách giữa hai thế hệ, nay không còn nữa. Thành Lộc giải thích vì ngày nay việc đi lại giữa hai nước khá dễ dàng cho nên khoảng cách đó, cả về không gian lẫn  tâm lý, không còn là mâu thuẫn chính trong vở kịch. Thay vào đó, anh cho thêm vào một số chi tiết khác để làm tăng phần kịch tính. Thay đổi lớn nhất và đáng chú ý nhất là cách anh xử trí bản vọng cổ “Dạ Cổ Hoài Lang”.

Khác với kịch bản gốc, trong phiên bản mới này ông Tư (Thành Lộc) không bao giờ được hát trọn vẹn bản “Dạ Cổ Hoài Lang” từ đầu đến cuối. Lúc nào ông cũng bị ngắt nửa chừng, và hai chữ “hiệp đôi” trong câu cuối cùng: “Cho én nhạn hiệp đôi” ông không bao giờ có dịp hát lên. Mãi cho đến cảnh cuối trên mái nhà, ông Tư chỉ kịp hát đến “Cho én nhạn…” thì trút hơi thở cuối cùng. Thành Lộc nói anh muốn làm vậy để dẫn cái ý rằng cuối cùng ông Tư cũng “hiệp đôi” với người vợ yêu quý.

Cô cháu Nội (Tường Vy) và bạn trai (Lương Thế Thành) trên mái nhà - ảnh: Kiều Lưu
Cô cháu Nội (Tường Vy) và bạn trai (Lương Thế Thành) trên mái nhà – ảnh: Kiều Lưu

Vở kịch thật ra chỉ có bốn nhân vật. Ngoài nhân vật ông Năm là người bạn thuở thiếu thời của ông Tư, chỉ có thêm cô cháu Nội của ông Tư và bạn trai của cô. Nhưng với bốn nhân vật đơn sơ ấy soạn giả đã khéo léo dựng lên được cảnh một gia đình người Việt tha hương với những mâu thuẫn giữa các thế hệ, những khác biệt về văn hoá, tư tưởng, ngôn ngữ cũng như cách ứng xử.

Ông Tư và ông Năm là hai người bạn thân từ nhỏ, cùng yêu một cô gái trong làng. Ông Năm là con nhà giàu, còn ông Tư thì nghèo nhưng nhờ giọng ca quyến rũ đã chiếm được trái tim cô gái với bản “Dạ Cổ Hoài Lang” mà ông hát cho cô nghe khi cô đang giặt áo bên bến sông. Hai người sau đó lấy nhau và có một đứa con trai.

Sau 75 người con trai vượt biên cùng vợ và cô con gái. Trong chuyến vượt biên vợ anh bị chết thảm thương, từ đó anh ở vậy nuôi con và không bao giờ muốn quay về Việt Nam nữa. Ông Tư thì lại không muốn rời nước. Ông nhất quyết ở lại cho đến ngày vợ mất ông mới buộc lòng sang Mỹ để đoàn tụ với con và cháu, bỏ mồ mả ông bà và của vợ mình lại không ai chăm sóc. Sau một thời gian ở với thằng con, cuối cùng ông “được” cho vào viện dưỡng lão, nơi không một ai biết nói tiếng Việt.

Vở kịch bắt đầu với cảnh ông Tư trốn khỏi viện dưỡng lão để về thăm con trai và cháu nội của mình nhân ngày giỗ của vợ ông. Tại đây ông gặp lại đứa cháu gái, nay là một thiếu nữ đã Mỹ hoá, đang sửa soạn bánh trái làm tiệc sinh nhật của mình và mời bạn trai đến chung vui. Sự xuất hiện đột ngột không báo trước của ông Tư làm đảo lộn hết kế hoạch của cô cháu khi bạn trai cô đến. Chưa hết, ông Tư còn gọi điện thoại cho ông Năm ở gần đó qua để phụ ông cúng giỗ “cho bả”, làm mọi sự đã rối lại còn rối thêm.

image6 image7

Mặc dù là một vở chính kịch nặng ký từng cướp nước mắt của vô số khán giả, nhưng nhờ những tình tiết trào phúng thâm thúy, các lời thoại dí dỏm thông minh, cộng với sự diễn xuất tuyệt vời của các diễn viên dầy kinh nghiệm, khán giả đã có nhiều pha cười muốn té ghế và nhiều người đã không cầm được nước mắt khi ra về.

Rất tiếc lần này công ty SALA đã không thể mang vở kịch này đến nhiều thành phố khác như dự tính vì nhiều lý do ngoài ý muốn.

Công tâm mà nói, đa số người Việt (trong đó có tôi) biết rất ít về chính kịch, tức những vở kịch nghiêm túc, bài bản, kéo dài hằng mấy tiếng đồng hồ. Người trong nước thì còn được đi coi kịch, chứ ở hải ngoại lấy đâu ra thoại kịch của một đoàn kịch chuyên nghiệp để xem. Thỉnh thoảng có một vài vở được dựng vội vã. Còn phần lớn là các màn tấu hài hoặc hài kịch nho nhỏ được chêm vô các chương trình ca nhạc giải trí. Thậm chí, nhiều người đi coi kịch hôm đó còn hỏi vậy chớ trong lúc đổi màn sao hổng thấy ca sĩ nào lên hát giúp vui hết trơn vậy?!

Khán giả không cầm được nước mắt (ảnh: Kiều Lưu)
Khán giả không cầm được nước mắt (ảnh: Kiều Lưu)

Cho nên mới nói, muốn lăng xê một vở chính kịch tại hải ngoại không phải là chuyện giản đơn. Vợ chồng diễn viên điện ảnh Trương Minh Cường, đứng đầu công ty SALA, đã phải chạy đôn chạy đáo nhiều tháng liên tiếp, tự tay đi dán quảng cáo, lên báo, lên đài giới thiệu về vở thoại kịch.  Ngay cả nghệ sĩ Thành Lộc, sau vở diễn đầu tại San Jose cũng phải chạy ngay xuống Nam Cali và bỏ nhiều thì giờ tham dự các chương trình radio, TV để PR quảng cáo cho vở kịch.

Một phần do trước đây có nhiều chương trình có các nghệ sĩ đến từ Việt Nam phút cuối bị bể vì nghệ sĩ không qua tới, nên khán giả rất kén khi mua vé. Là người làm “tài xế” cho Thành Lộc trong một tuần lễ dưới Nam Cali, chở anh đi chơi nhiều nơi tôi có dịp hỏi anh về những chuyện này. Anh cho biết thật ra tại phi trường Tân Sơn Nhứt anh và kịch đoàn đi rất thuận lợi, không phải chờ đợi lâu lắc. Ngược lại, điều làm anh lo là bị chính người Việt bên Mỹ biểu tình phản đối. Anh tâm sự, nhiều người không hiểu chuyện cứ  tưởng IDECAF là của nhà nước, họ không biết đó là kịch đoàn tư nhân đầu tiên tại Việt Nam, và anh rất hãnh diện về điều này.

Anh cũng nói thêm là muốn dàn dựng một vở thoại kịch đúng nghĩa đòi hỏi phải đem nguyên kịch đoàn đi, tất cả những người lo việc sân khấu, hậu đài, âm thanh, ánh sáng, đạo cụ, v.v… Không thể nào chắp vá diễn viên bên này với người trong nước, tập dượt vài bận rồi nhào ra diễn mà hay hoặc ăn khớp cho được. Những công việc như ráp nhạc, chuyển cảnh phải thật khéo và thành thạo, chỉ có những người quen tay nghề mới làm nhanh được. Cho nên mỗi lần đi diễn ở nước ngoài là mỗi lần khó vì mọi người đều phải tạm gác công việc trong nước của mình qua một bên. Nhưng bù lại khán giả hải ngoại sẽ có dịp tận hưởng những kịch phẩm nghệ thuật có giá trị bền lâu, không chỉ để giải khuây hay mua vui trong chốc lát.

Rất mừng là cả hai xuất diễn tại Saigon Performing Arts Center ở Orange County đều thành công mỹ mãn, vé bán gần như hết sạch. Và thay vì bị biểu tình thì lần này ông Tư Thành Lộc và ông Năm Hữu Châu (cháu gọi cố nghệ sĩ Thanh Nga bằng cô) lại bị khán giả… bao vây xin chụp hình selfie!

Thăm Universal Studios - ảnh: ianbui
Thăm Universal Studios
– ảnh: ianbui

Thừa thắng xông lên, cuối tháng 11 IDECAF sẽ “tây du” lần nữa với vở kịch đang rất ăn khách tại Sài Gòn mang tên “Tía Ơi Má Dìa!” của soạn giả Nguyễn thị Minh Ngọc. Ðây là một vở kịch lớn với thành phần diễn viên hùng hậu lên tới cả chục người, một vở kịch mang đậm tính Nam Bộ, dành cho nhiều thế hệ già trẻ bé lớn. Vậy là gia đình tôi lại sắp được làm thêm một chuyến “tây du” vào dịp lễ Thanksgiving này.

Tất nhiên không phải lúc nào cũng có thể lái xe mấy ngàn dặm để coi kịch. Nhưng còn làm được thì ta cứ làm, khi nào hết sức thì… ngưng. Nghe nói SALA đang có kế hoạch đem vở “Tấm Cám” qua Cali vào năm tới. Ngoài Cali ra có thể sẽ cho diễn thêm một hai xuất tại vài tiểu bang khác như Texas. Ðược vậy thì còn gì bằng. Nhất là nếu đoàn sang vào mùa Xuân, bảo đảm Dallas sẽ có một cuộc nhậu crawfish vô tiền khoáng hậu!

IB

( Báo trẻ )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm