Nhân Vật

“Đây là nhà lãnh đạo nguy hiểm nhất thế giới?”

Đó là câu hỏi nhà báo người Anh Bill Law đặt ra khi phác hoạ chân dung Hoàng tử Ả Rập Xê-Út, người được cho là đứng sau những chính sách ngoại giao mạnh mẽ của quốc gia này.

Muốn gặp cha, nhất thiết phải qua “cửa” con

Khi mới 12 tuổi, Mohammed bin Salman đã bắt đầu xuất hiện trong những cuộc họp do cha mình, Salman bin Abdulaziz Al Saud, khi đó là Thống đốc Riyadh.

Mohammed đã bắt đầu đầu tư vào cổ phiếu và bất động sản từ khi còn là một thiếu niên. Không giống như những người anh cùng cha khác mẹ của mình, Mohammed không đi du học mà chọn ở lại Riyadh, theo học ngành luật tại Đại học King Saud.

Đồng nghiệp của Mohammed tiết lộ, ông ta là một người trẻ rất nghiêm túc, không hút thuốc, không uống rượu và không hề quan tâm tới tiệc tùng.

Năm 2011, khi cha ông trở thành Hoàng tử và nắm quyền cao nhất ở Bộ Quốc phòng, quản lý ngân sách lớn và các hợp đồng vũ khí sinh lợi khổng lồ, Mohammed đóng vai trò cố vấn cá nhân.

Một năm sau đó, khi Salman trở thành Hoàng thái tử, Mohammed nắm trong tay quyền quyết định tại Toà án Hoàng gia.

Kể từ đó tới nay, quyền lực Hoàng tử Mohammed ngày càng tăng thêm. Giới cấp cao ở Ả Rập Xê-Út, dù trong lĩnh vực tôn giáo hay kinh doanh, đều biết rất rõ rằng, nếu muốn gặp Quốc vương Salman, bắt buộc phải đi qua "cửa" người con trai.

Giới phê bình nhận định, Mohammed đang nắm trong tay khối tài sản khổng lồ, song không phải là tiền, mà là quyền lực.

Ở tuổi 79, Quốc vương Salman - được cho là mắc chứng mất trí nhớ và không thể tập trung dù chỉ vài giờ, đang phải phụ thuộc nhiều vào Mohammed.

Không chỉ là một "người gác cổng" cho cha, Mohammed mới là người nắm quyền lực thực sự, là nhà lãnh đạo ở vương quốc này.

Quyền lực đó đã tăng lên nhanh chóng chỉ vài tháng sau khi ông Salman trở thành Quốc vương.

Mohammed trở thành Bộ trưởng Quốc phòng trẻ nhất thế giới, nắm quyền cao nhất tại tập đoàn năng lượng quốc gia Aramco và Hội đồng các Vấn đề Kinh tế và Phát triển - một cơ quan mới, giám sát tất cả các bộ và quỹ đầu tư công của nước này.


Hoàng tử Ả Rập Mohammed bin Salm

Hoàng tử Ả Rập Mohammed bin Salm

“Thần tượng” của giới trẻ

Mohammed đã nhanh chóng để lại dấu ấn bằng cách yêu cầu tất cả các Bộ cung cấp các chỉ số hoạt động quan trọng hàng tháng - động thái chưa từng có trong tiền lệ.

Chuyến thăm bất ngờ ngay đầu giờ sáng của ông tới các Bộ, yêu cầu được xem sổ sách đã trở thành "huyền thoại", đánh thức quốc gia Riyadh đang "lờ đờ" phải hành động, và vì thế, trở thành "ngôi sao" đối với giới trẻ Ả Rập.

Điều này thực sự có ý nghĩa khi mà 70% dân số Ả Rập dưới 30 tuổi, tỉ lệ thất nghiệp đang ở mức cao, ước tính từ 20 - 25%.

Nhiều chuyên gia kinh tế rất ấn tượng với khả năng nắm bắt nhanh chóng các vấn đề phức tạp, gây khó cho nền kinh tế vương quốc này.

"Ở lĩnh vực kinh tế, ông ta làm rất tốt. Ông ta đã thay đổi chính sách và cần được khen ngợi vì điều đó".

Tuy nhiên, Jason Tuvey một nhà kinh tế học chuyên về Trung Đông, nhận định: "Ông ta khá hiếu chiến".

Tham vọng trở thành “huyền thoại”

Nhiệt huyết - tương tự như những gì ông đang có khi theo đuổi cải cách kinh tế, đã đẩy Ả Rập Xê-Út vào cuộc chiến rất hỗn độn ở quốc gia láng giềng Yemen.

Cuối tháng Ba vừa qua, Mohammed đã phát động chiến dịch không khích nhằm vào các lực lượng Houthi, triển khai hàng loạt vũ khí mới với trị giá hàng tỉ USD, nhằm hỗ trợ Tổng thống Yemen Mansour Hadi giành lại chính quyền.

Mohammed muốn chứng tỏ khí phách của mình đối với cả đối thủ - một trong số đó là nhân vật rất quyền lực ở Bộ Nội vụ và những người ủng hộ.

Kế hoạch của Mohammed là giành chiến thắng quyết định một cách nhanh chóng để khẳng định vị thế nhà lãnh đạo quân sự của mình, sánh ngang với ông nội, chiến binh huyền thoại, người sáng lập Ả Rập Xê-Út hiện đại, Ibn Saud.

Nhiều thập kỷ thận trọng của Ả Rập Xê-Út đã vì quyết định của Mohammed mà tiêu tan.

Nhà lãnh đạo trẻ tuổi đã bỏ qua một thực tế rằng Houthis chính là lực lượng trung gian rất hữu dụng đối với Ả Rập Xê-Út khi chống lại mối đe doạ thực sự của quốc gia này, al-Qaeda tại Bán đảo Ả Rập.

Ông ta dường như cũng quên mất rằng chính Houthis đã khiến Ả Rập Xê-Út phải bẽ mặt trong cuộc chiến ở biên giới năm 2009. Khi đó, Houthis đã chiếm được cảng Jizan ở Biển Đỏ và chỉ chấp nhận rời đi sau khi nhận được 70 triệu USD.

Cuộc chiến ở Yemen mà Ả Rập Xê-Út tự đưa mình vào đã kéo dài hơn 1 năm và chưa có dấu hiệu chấm dứt.

Mặc dù Ả Rập đã tiến hành nhiều cuộc không kích, cơ sở hạ tầng ở Yemen đã bị phá huỷ rất nhiều, song Houthis vẫn giữ vững quyền kiểm soát thủ đô Sanaa và hầu hết khu vực miền bắc nước này.

Nhà báo Anh
Bill Law
Ở tuổi 29 và là Bộ trưởng Quốc phòng trẻ nhất thế giới, Mohammed bin Salman đã đưa quốc gia mình dấn sâu vào cuộc chiến chưa thấy hồi kết tại Yemen. Ả Rập Xê-Út, dưới tay kẻ đang muốn mau chóng trở thành nhà lãnh đạo quyền lực nhất thế giới, đang biến cuộc đối đầu tranh giành lợi ích với Iran - kẻ thù trong khu vực, trở nên rất nguy hiểm.

Bản tính bốc đồng của Mohammed cũng có thể đẩy Ả Rập Xê-Út gặp khó khăn trong cuộc chiến đang ngày càng căng thẳng, tranh giành ảnh hưởng trong khu vực với Iran.

Khi Mohammed tuyên bố thành lập liên minh gồm 34 quốc gia Hồi giáo chống khủng bố hồi giữa tháng 12 năm ngoái, chắc chắn ông ta có nhắm tới mục tiêu Iran.

Trong khi Iran kiên định hậu thuẫn Assad, cả trực tiếp và thông qua Hezbollah, thì Ả Rập lại luôn muốn lật đổ nhà lãnh đạo Syria trước khi các cuộc hoà đàm bắt đầu.

Việc Ả Rập chặt đầu giáo sĩ dòng Shitte Sheikh Nimr al-Nimr đã khiến trận chiến "ăn miếng trả miếng" ngày càng căng thẳng, kết quả là quan hệ ngoại giao giữa 2 quốc gia này hoàn toàn bị cắt đứt.

Trong một bức thư được lan truyền rất rộng rãi hồi năm ngoái, những kẻ thù của gia đình hoàng gia Ả Rập đã chỉ trích sự kiêu ngạo của vị hoàng tử trẻ tuổi và kêu gọi lật đổ ông ta, cùng với cha mình.

'Câu hỏi được đặt ra là, bản chất bốc đồng sẽ đưa ông ta đi xa tới đâu trong cuộc xung đột với Iran", nhà báo người Anh nhận định.

Thậm chí, Mohammed thậm chí có thể nghĩ tới việc tấn công quân sự vào quốc gia Shitte, khiến Trung Đông vốn đã rất rối ren càng trở nên hỗn loạn.

theo Trí Thức Trẻ


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

“Đây là nhà lãnh đạo nguy hiểm nhất thế giới?”

Đó là câu hỏi nhà báo người Anh Bill Law đặt ra khi phác hoạ chân dung Hoàng tử Ả Rập Xê-Út, người được cho là đứng sau những chính sách ngoại giao mạnh mẽ của quốc gia này.

Muốn gặp cha, nhất thiết phải qua “cửa” con

Khi mới 12 tuổi, Mohammed bin Salman đã bắt đầu xuất hiện trong những cuộc họp do cha mình, Salman bin Abdulaziz Al Saud, khi đó là Thống đốc Riyadh.

Mohammed đã bắt đầu đầu tư vào cổ phiếu và bất động sản từ khi còn là một thiếu niên. Không giống như những người anh cùng cha khác mẹ của mình, Mohammed không đi du học mà chọn ở lại Riyadh, theo học ngành luật tại Đại học King Saud.

Đồng nghiệp của Mohammed tiết lộ, ông ta là một người trẻ rất nghiêm túc, không hút thuốc, không uống rượu và không hề quan tâm tới tiệc tùng.

Năm 2011, khi cha ông trở thành Hoàng tử và nắm quyền cao nhất ở Bộ Quốc phòng, quản lý ngân sách lớn và các hợp đồng vũ khí sinh lợi khổng lồ, Mohammed đóng vai trò cố vấn cá nhân.

Một năm sau đó, khi Salman trở thành Hoàng thái tử, Mohammed nắm trong tay quyền quyết định tại Toà án Hoàng gia.

Kể từ đó tới nay, quyền lực Hoàng tử Mohammed ngày càng tăng thêm. Giới cấp cao ở Ả Rập Xê-Út, dù trong lĩnh vực tôn giáo hay kinh doanh, đều biết rất rõ rằng, nếu muốn gặp Quốc vương Salman, bắt buộc phải đi qua "cửa" người con trai.

Giới phê bình nhận định, Mohammed đang nắm trong tay khối tài sản khổng lồ, song không phải là tiền, mà là quyền lực.

Ở tuổi 79, Quốc vương Salman - được cho là mắc chứng mất trí nhớ và không thể tập trung dù chỉ vài giờ, đang phải phụ thuộc nhiều vào Mohammed.

Không chỉ là một "người gác cổng" cho cha, Mohammed mới là người nắm quyền lực thực sự, là nhà lãnh đạo ở vương quốc này.

Quyền lực đó đã tăng lên nhanh chóng chỉ vài tháng sau khi ông Salman trở thành Quốc vương.

Mohammed trở thành Bộ trưởng Quốc phòng trẻ nhất thế giới, nắm quyền cao nhất tại tập đoàn năng lượng quốc gia Aramco và Hội đồng các Vấn đề Kinh tế và Phát triển - một cơ quan mới, giám sát tất cả các bộ và quỹ đầu tư công của nước này.


Hoàng tử Ả Rập Mohammed bin Salm

Hoàng tử Ả Rập Mohammed bin Salm

“Thần tượng” của giới trẻ

Mohammed đã nhanh chóng để lại dấu ấn bằng cách yêu cầu tất cả các Bộ cung cấp các chỉ số hoạt động quan trọng hàng tháng - động thái chưa từng có trong tiền lệ.

Chuyến thăm bất ngờ ngay đầu giờ sáng của ông tới các Bộ, yêu cầu được xem sổ sách đã trở thành "huyền thoại", đánh thức quốc gia Riyadh đang "lờ đờ" phải hành động, và vì thế, trở thành "ngôi sao" đối với giới trẻ Ả Rập.

Điều này thực sự có ý nghĩa khi mà 70% dân số Ả Rập dưới 30 tuổi, tỉ lệ thất nghiệp đang ở mức cao, ước tính từ 20 - 25%.

Nhiều chuyên gia kinh tế rất ấn tượng với khả năng nắm bắt nhanh chóng các vấn đề phức tạp, gây khó cho nền kinh tế vương quốc này.

"Ở lĩnh vực kinh tế, ông ta làm rất tốt. Ông ta đã thay đổi chính sách và cần được khen ngợi vì điều đó".

Tuy nhiên, Jason Tuvey một nhà kinh tế học chuyên về Trung Đông, nhận định: "Ông ta khá hiếu chiến".

Tham vọng trở thành “huyền thoại”

Nhiệt huyết - tương tự như những gì ông đang có khi theo đuổi cải cách kinh tế, đã đẩy Ả Rập Xê-Út vào cuộc chiến rất hỗn độn ở quốc gia láng giềng Yemen.

Cuối tháng Ba vừa qua, Mohammed đã phát động chiến dịch không khích nhằm vào các lực lượng Houthi, triển khai hàng loạt vũ khí mới với trị giá hàng tỉ USD, nhằm hỗ trợ Tổng thống Yemen Mansour Hadi giành lại chính quyền.

Mohammed muốn chứng tỏ khí phách của mình đối với cả đối thủ - một trong số đó là nhân vật rất quyền lực ở Bộ Nội vụ và những người ủng hộ.

Kế hoạch của Mohammed là giành chiến thắng quyết định một cách nhanh chóng để khẳng định vị thế nhà lãnh đạo quân sự của mình, sánh ngang với ông nội, chiến binh huyền thoại, người sáng lập Ả Rập Xê-Út hiện đại, Ibn Saud.

Nhiều thập kỷ thận trọng của Ả Rập Xê-Út đã vì quyết định của Mohammed mà tiêu tan.

Nhà lãnh đạo trẻ tuổi đã bỏ qua một thực tế rằng Houthis chính là lực lượng trung gian rất hữu dụng đối với Ả Rập Xê-Út khi chống lại mối đe doạ thực sự của quốc gia này, al-Qaeda tại Bán đảo Ả Rập.

Ông ta dường như cũng quên mất rằng chính Houthis đã khiến Ả Rập Xê-Út phải bẽ mặt trong cuộc chiến ở biên giới năm 2009. Khi đó, Houthis đã chiếm được cảng Jizan ở Biển Đỏ và chỉ chấp nhận rời đi sau khi nhận được 70 triệu USD.

Cuộc chiến ở Yemen mà Ả Rập Xê-Út tự đưa mình vào đã kéo dài hơn 1 năm và chưa có dấu hiệu chấm dứt.

Mặc dù Ả Rập đã tiến hành nhiều cuộc không kích, cơ sở hạ tầng ở Yemen đã bị phá huỷ rất nhiều, song Houthis vẫn giữ vững quyền kiểm soát thủ đô Sanaa và hầu hết khu vực miền bắc nước này.

Nhà báo Anh
Bill Law
Ở tuổi 29 và là Bộ trưởng Quốc phòng trẻ nhất thế giới, Mohammed bin Salman đã đưa quốc gia mình dấn sâu vào cuộc chiến chưa thấy hồi kết tại Yemen. Ả Rập Xê-Út, dưới tay kẻ đang muốn mau chóng trở thành nhà lãnh đạo quyền lực nhất thế giới, đang biến cuộc đối đầu tranh giành lợi ích với Iran - kẻ thù trong khu vực, trở nên rất nguy hiểm.

Bản tính bốc đồng của Mohammed cũng có thể đẩy Ả Rập Xê-Út gặp khó khăn trong cuộc chiến đang ngày càng căng thẳng, tranh giành ảnh hưởng trong khu vực với Iran.

Khi Mohammed tuyên bố thành lập liên minh gồm 34 quốc gia Hồi giáo chống khủng bố hồi giữa tháng 12 năm ngoái, chắc chắn ông ta có nhắm tới mục tiêu Iran.

Trong khi Iran kiên định hậu thuẫn Assad, cả trực tiếp và thông qua Hezbollah, thì Ả Rập lại luôn muốn lật đổ nhà lãnh đạo Syria trước khi các cuộc hoà đàm bắt đầu.

Việc Ả Rập chặt đầu giáo sĩ dòng Shitte Sheikh Nimr al-Nimr đã khiến trận chiến "ăn miếng trả miếng" ngày càng căng thẳng, kết quả là quan hệ ngoại giao giữa 2 quốc gia này hoàn toàn bị cắt đứt.

Trong một bức thư được lan truyền rất rộng rãi hồi năm ngoái, những kẻ thù của gia đình hoàng gia Ả Rập đã chỉ trích sự kiêu ngạo của vị hoàng tử trẻ tuổi và kêu gọi lật đổ ông ta, cùng với cha mình.

'Câu hỏi được đặt ra là, bản chất bốc đồng sẽ đưa ông ta đi xa tới đâu trong cuộc xung đột với Iran", nhà báo người Anh nhận định.

Thậm chí, Mohammed thậm chí có thể nghĩ tới việc tấn công quân sự vào quốc gia Shitte, khiến Trung Đông vốn đã rất rối ren càng trở nên hỗn loạn.

theo Trí Thức Trẻ


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm