Văn Học & Nghệ Thuật

“EM CÒN TRẺ VÀ EM KHÔNG THỂ BIẾT” CỦA NGUYỄN ĐỨC TÙNG CÓ PHẢI LÀ THƠ? - PHẠM ĐỨC NHÌ

( HNPD ) Hơn một tuần qua trang Facebook Tung Nguyen lại rôm rả với bài “thơ tình thứ bảy” số 37 của anh.


Từ Bài Thơ Của Ông Nguyễn Khoa Điềm Và Lời Bình Của Đỗ Trung Quân

 

BỨC CHÂN DUNG NGƯỜI LÍNH GIÀ

 

 (Có bức chân dung nhưng máy tôi không tải được)

 

Những giọt nước mắt

Thật buồn

Thật lặng lẽ

Trước bức chân dung

Người lính Điện Biên vừa tròn trăm tuổi

Của một người tù.

 

Trận chiến Lịch Sử

Đã phá tung mọi xiềng xích?

Người họa sĩ trẻ

Từ sau song sắt

Vẫn bình tâm

Dành lòng biết ơn

Không dứt

Cho một người lính già.

 

19.9.2011

Nguyễn Khoa Điềm

 

Đỗ Trung Quân bình:

 

Bức chân dung của đại tướng Võ Nguyễn Giáp được vẽ bởi một tay thực sự chuyên nghiệp. Anh Cù Huy Hà Vũ. Anh rất có tài!

Bài thơ của ông Nguyễn Khoa Điềm, rất tiếc phải nói thật lòng, xin ông đừng giận. Đấy chỉ là những dòng “cảm tưởng có vần”, thường thấy ghi trong những sổ cảm nghĩ đám ma hay đám cưới.

Thưa ông!

Nó không phải là thơ ạ!

 

Tôi không biết thi sĩ Đỗ Trung Quân dựa vào đâu để phán Bức Chân Dung Của Người Lính Già không phải là thơ.

 

Theo tôi thì ngắm bức chân dung của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp tác giả tâm đã đối cảnh và biểu lộ cảm xúc của mình trước tấm tình của họa sĩ (Cù Huy Hà Vũ) đối với Đại Tướng.

 

Những giọt nước mắt

Thật buồn

Thật lặng lẽ

Trước bức chân dung

Người lính Điện Biên vừa tròn trăm tuổi

 

Với những chi tiết ấy Bức Chân Dung Của Người Lính Già đã xứng đáng được gọi là thơ. Bài thơ ấy hay hoặc dở lại là chuyện khác, cần đến sự phân tích và bình phẩm kỹ lưỡng hơn.

 

Đến “Em Còn Trẻ Và Em Không Thể Biết” Của Nguyễn Đức Tùng

 

Hơn một tuần qua trang Facebook Tung Nguyen lại rôm rả với bài “thơ tình thứ bảy” số 37 của anh.

 

 

EM CÒN TRẺ VÀ EM KHÔNG THỂ BIẾT

 

Em còn trẻ và em không thể biết
Người ta sống lại khi đã chết

Những người yêu nhau thường cách biệt
Những người ghét nhau ở bên nhau

Em còn trẻ và em không thể biết
Những cây cối bên đường cũng khổ đau

Khi chúng đứng một mình trong gió rét
Hay khi chúng chụm đầu chen chúc nhau

Em còn trẻ và em không thể biết
Lúc nào nên kết thúc lúc nào nên bắt đầu

 

NGUYỄN ĐỨC TÙNG

 

Bài này đăng trên Facebook ngày 03/03/2018. Cho đến khi tôi viết những dòng chữ này đã có 150 likes, 7 lượt chia sẻ, khá nhiều bình luận trong đó có 2 lời khen đắt giá từ 2 nhà lý luận phê bình nổi tiếng.

 

Văn Giá Ngô Một bài thơ kiệm lời mà mở ra nhiều miền nghĩa...

 

Mai Văn Phấn Hay lắm, bạn hiền Tung Nguyen

 

PGS/TS Ngô Văn Giá đã công khai công nhận đó là “một bài thơ”; ông Mai Văn Phấn tuy chỉ nói “Hay lắm bạn hiền Tùng Nguyễn”nhưng cũng ngầm công nhận đó là “một bài thơ” (hay). Còn lại tất cả những lời bình và likes khác - hoặc công khai hoặc ngấm ngầm – cũng đã công nhận đó là “một bài thơ”.

 

Riêng tôi, hôm nay được rảnh, tự nhiên hứng chí cho rằng “Em Còn Trẻ Và Em Không Thể Biết của Nguyễn Đức Tùng không phải là thơ”.

 

Nói ngược ý với cả trăm người, quả thật, cũng hơi “ngán”. Nếu lỡ lọt về phía “sai lầm” thì né bên nào cũng dính đòn. Không biết phần chứng minh dưới đây có đủ sức thuyết phục để khỏi bị lãnh đòn không? Nhưng lãnh đòn ở chốn văn chương cũng đâu có gì đáng sợ. Lại có cơ hội được mở mang kiến thức. Và lời tuyên bố ngược đời ấy biết đâu lại tạo nên một cuộc trao đổi về thơ lý thú.

 

Những “Bài Thơ” Không Phải Là THƠ

 

Có hai đặc tính để nhận ra một “Bài Thơ” không phải là Thơ:


1/ Nó hoàn toàn là sản phẩm của lý trí, đến từ bề mặt của ý thức; tâm của tác giả chưa có cơ hội đối diện với, hoặc bước vào, khung cảnh của bài thơ.

hoặc là:

2/ Tác giả đã bước vào khung cảnh của “Bài Thơ” nhưng chưa có những câu Sinh Tình.

Sau đây là một số thí dụ trong các bài viết cũ của tôi, nay tuyển chọn, sắp xếp lại để phù hợp với bài viết này.


1/

 

HÌNH VUÔNG

 

Muốn tìm chu vi hình vuông

Lấy cạnh nhân bốn lệ thường nhớ ghi

Diện tích hình vuông khó gì

Lấy cạnh nhân cạnh sai đi đường nào.

 

Môt ông thầy dạy toán nào đấy đã mượn thể thơ lục bát để diễn tả một công thức toán cho học trò dễ nhớ. Nội dung của 4 câu lục bát hoàn toàn là sản phẩm của lý trí, không có một chút cảm xúc nào. Đây không phải là thơ.

 

 

2/

 

Con ơi, muốn nên thân người,
Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha.
Gái thì giữ việc trong nhà,
Khi vào canh cửi, khi ra thêu thùa.
Trai thì đọc sách, ngâm thơ,
Dùi mài kinh sử để chờ kịp khoa.
Mai sau nối được nghiệp nhà,
Trước là đẹp mặt, sau là ấm thân.

(Ca dao)

 

3/

 

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

(Ca dao)

 

Một nhà nho đã đem quan niệm về chữ hiếu của Khổng Tử dàn trải trong thơ lục bát để loan truyền trong dân gian. Đây chỉ là sản phẩm của lý trí, tâm chưa đối cảnh, không có cảm xúc, không thể gọi là thơ.

 

 

4/

 

KINH PHÁP CÚ


Không làm các việc ác

Tu tập các hạnh lành

Giữ tâm ý thanh tịnh

Là lời chư Phật dạy

 

Chỉ là lời chư Phật dạy, không cảm xúc.

 

5/

 

HÃY TIN CHÚA

 

Hãy tin nơi Thiên Chúa

Hồn xác dâng cho ngài

Hãy sống theo lời Chúa

Chết, sẽ về nước Trời

 

Đây chỉ là lời kêu gọi mọi người Hãy Tin Chúa, hoàn toàn đến từ bề mặt ý thức, là sản phẩm của lý trí, không có bóng dáng cảm xúc nên không thể gọi là thơ.

 

6/

 

HÃY MUA THUỐC SỐ 42

 

Ai khóc ngoài quan ải?

Ai chưa đánh đã chạy dài?

Thuốc này bôi một tý thôi

Là trèo lên ngựa vung roi cả ngày

Thuốc này, ôi thật là hay!

Thuốc này tên gọi là Xây Xập Zì (tiếng Hoa: 42)

 

Đây có vóc dáng là thơ nhưng chỉ là bài quảng cáo thuốc “chơi lâu” ở các tỉnh biên giới phía bắc. Nó là sản phẩm của óc thương mại, kinh doanh, không phải là những lời tâm tình, hàm chứa cảm xúc.

 

KHÔNG MUỐN MÀ PHẢI NÓI

 

Nói thêm về bác Vượng:
Nếu bác có gì sai
Thì đã có pháp luật.
Pháp luật không chừa ai.

 

Bác chưa hề bị bắt,
Chưa bị tù, nghĩa là
Bác là công dân tốt.
Tốt gấp vạn chúng ta.

 

Tốt vì bác đóng thuế,
Chắc nhiều lắm, rất nhiều.
Tạo hàng triệu công việc,
Tất nhiên cho người nghèo.

 

Nhờ những người như bác,
Tức kinh tế tư nhân,
Kinh tế mới phát triển,
Cuộc sống mới khá dần.

 

Bác muốn tăng học phí?
Quyền của bác chứ sao.
Không thích thì mời biến.
Bác không ép người nào.

 

Dễ thấy một chấm bẩn
Trên một tấm kính trong.
Nhưng thấy cả tấm kính,
Rất tiếc, thường là không.

 

Không một ai hoàn hảo.
Thị trường là thị trường.
Có sai mới có đúng.
Chuyện ấy rất bình thường.

(Thái Bá Tân)

 

Đây là một trong những “bài thơ” của Thái Bá Tân mà nói đến thể loại có người đặt cho cái tên rất “chua”: Vè Thời Đại. Tôi không dám vơ đũa cả nắm, nhưng có thể nói khá nhiều thơ của TBT thuộc loại này. Chúng như những bài giảng mạch lạc của một thầy giáo có kiến thức, có khả năng sư phạm và có tài “chọn chữ xếp vần”. Chúng đến từ bề mặt ý thức, là sản phẩm của lý trí nên thiếu cái điều kiện cốt yếu để được gọi là thơ.

 

Cái điều kiện cốt yếu đó văn chương Việt gọi là “tức cảnh sinh tình” – nghĩa là Tâm (không phải Trí) phải đối cảnh và có câu thơ sinh Tình. La cà tán chuyện với mấy ông thi sĩ Mỹ thì được họ tặng cho 2 từ tương đương “emotional connection” – có nghĩa là người viết phải có “dính líu cảm xúc” với bài thơ. “Không Muốn Mà Phải Nói” của TBT không có cái “dính líu cảm xúc” đó nên không thể gọi là thơ.

 

Trở Lại Với “Em Còn Trẻ Và Em Không Thể Biết” Của Nguyễn Đức Tùng

Nếu đọc hết những thí dụ trên độc giả chú ý một tý sẽ nhận ra NĐT hình như đã đi lạc vào con đường của Thái Bá Tân. Anh giải thích cho nhân vật “em” hiểu “vì còn trẻ nên có một số điều không thể biết”. Và sau đó anh liệt kê những điều đó với “em”. Có thể nói trong ECTVEKTB Nguyễn Đức Tùng chỉ dùng kiến thức của mình “nói lý lẽ” với nhân vật “em”. Tâm của anh còn chưa có cơ hội “đối cảnh” chứ đừng nói đến “sinh tình”.   

 

Không Muốn Mà Phải Nói của Thái Bá Tân mặc dù ngôn ngữ chắt lọc, lý luận mạch lạc nhưng do chỉ viết bằng cái đầu nên được tặng danh hiệu Vè Thời Đại cũng không có gì quá đáng. Riêng bài ECTVEKTB của NĐT vì chỉ là sản phẩm của lý trí nên dù “mở ra nhiều miền nghĩa” và được nhiều người thích và khen ngợi,  vẫn không đạt được danh hiệu thơ mà phải xếp vào “thể loại khác”.

 

Kết Luận

 

Mức độ hiện diện của lý trí đóng vai trò quan trọng trong việc thẩm định giá trị nghệ thuật của một bài thơ. Càng ít lý trí, cảm xúc càng nhiều, bài thơ càng hay. Khi lý trí mất hẳn, cái tôi đích thực của thi sĩ được hồi sinh; những gì viết ra là tâm tình Chân Thật của một Con Người (viết hoa). Nếu kỹ thuật thơ đạt đến một trình độ nào đó, bài thơ sẽ có hồn.

 

Ngược lại, bài thơ càng nhiều lý trí thì càng “khô cứng”, càng dở. Nếu đến mức để lý trí độc quyền điều khiển ngôn ngữ, thế trận của “bài thơ” thì “bài thơ” đó sẽ không được gọi là thơ mà sẽ được xếp vào một “thể loại khác”. Đây là trường hợp của Em Còn Trẻ Và Em Không Thể Biết của Nguyễn Đức Tùng.

 

Phạm Đức Nhì

nhidpham@gmail.com

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

“EM CÒN TRẺ VÀ EM KHÔNG THỂ BIẾT” CỦA NGUYỄN ĐỨC TÙNG CÓ PHẢI LÀ THƠ? - PHẠM ĐỨC NHÌ

( HNPD ) Hơn một tuần qua trang Facebook Tung Nguyen lại rôm rả với bài “thơ tình thứ bảy” số 37 của anh.


Từ Bài Thơ Của Ông Nguyễn Khoa Điềm Và Lời Bình Của Đỗ Trung Quân

 

BỨC CHÂN DUNG NGƯỜI LÍNH GIÀ

 

 (Có bức chân dung nhưng máy tôi không tải được)

 

Những giọt nước mắt

Thật buồn

Thật lặng lẽ

Trước bức chân dung

Người lính Điện Biên vừa tròn trăm tuổi

Của một người tù.

 

Trận chiến Lịch Sử

Đã phá tung mọi xiềng xích?

Người họa sĩ trẻ

Từ sau song sắt

Vẫn bình tâm

Dành lòng biết ơn

Không dứt

Cho một người lính già.

 

19.9.2011

Nguyễn Khoa Điềm

 

Đỗ Trung Quân bình:

 

Bức chân dung của đại tướng Võ Nguyễn Giáp được vẽ bởi một tay thực sự chuyên nghiệp. Anh Cù Huy Hà Vũ. Anh rất có tài!

Bài thơ của ông Nguyễn Khoa Điềm, rất tiếc phải nói thật lòng, xin ông đừng giận. Đấy chỉ là những dòng “cảm tưởng có vần”, thường thấy ghi trong những sổ cảm nghĩ đám ma hay đám cưới.

Thưa ông!

Nó không phải là thơ ạ!

 

Tôi không biết thi sĩ Đỗ Trung Quân dựa vào đâu để phán Bức Chân Dung Của Người Lính Già không phải là thơ.

 

Theo tôi thì ngắm bức chân dung của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp tác giả tâm đã đối cảnh và biểu lộ cảm xúc của mình trước tấm tình của họa sĩ (Cù Huy Hà Vũ) đối với Đại Tướng.

 

Những giọt nước mắt

Thật buồn

Thật lặng lẽ

Trước bức chân dung

Người lính Điện Biên vừa tròn trăm tuổi

 

Với những chi tiết ấy Bức Chân Dung Của Người Lính Già đã xứng đáng được gọi là thơ. Bài thơ ấy hay hoặc dở lại là chuyện khác, cần đến sự phân tích và bình phẩm kỹ lưỡng hơn.

 

Đến “Em Còn Trẻ Và Em Không Thể Biết” Của Nguyễn Đức Tùng

 

Hơn một tuần qua trang Facebook Tung Nguyen lại rôm rả với bài “thơ tình thứ bảy” số 37 của anh.

 

 

EM CÒN TRẺ VÀ EM KHÔNG THỂ BIẾT

 

Em còn trẻ và em không thể biết
Người ta sống lại khi đã chết

Những người yêu nhau thường cách biệt
Những người ghét nhau ở bên nhau

Em còn trẻ và em không thể biết
Những cây cối bên đường cũng khổ đau

Khi chúng đứng một mình trong gió rét
Hay khi chúng chụm đầu chen chúc nhau

Em còn trẻ và em không thể biết
Lúc nào nên kết thúc lúc nào nên bắt đầu

 

NGUYỄN ĐỨC TÙNG

 

Bài này đăng trên Facebook ngày 03/03/2018. Cho đến khi tôi viết những dòng chữ này đã có 150 likes, 7 lượt chia sẻ, khá nhiều bình luận trong đó có 2 lời khen đắt giá từ 2 nhà lý luận phê bình nổi tiếng.

 

Văn Giá Ngô Một bài thơ kiệm lời mà mở ra nhiều miền nghĩa...

 

Mai Văn Phấn Hay lắm, bạn hiền Tung Nguyen

 

PGS/TS Ngô Văn Giá đã công khai công nhận đó là “một bài thơ”; ông Mai Văn Phấn tuy chỉ nói “Hay lắm bạn hiền Tùng Nguyễn”nhưng cũng ngầm công nhận đó là “một bài thơ” (hay). Còn lại tất cả những lời bình và likes khác - hoặc công khai hoặc ngấm ngầm – cũng đã công nhận đó là “một bài thơ”.

 

Riêng tôi, hôm nay được rảnh, tự nhiên hứng chí cho rằng “Em Còn Trẻ Và Em Không Thể Biết của Nguyễn Đức Tùng không phải là thơ”.

 

Nói ngược ý với cả trăm người, quả thật, cũng hơi “ngán”. Nếu lỡ lọt về phía “sai lầm” thì né bên nào cũng dính đòn. Không biết phần chứng minh dưới đây có đủ sức thuyết phục để khỏi bị lãnh đòn không? Nhưng lãnh đòn ở chốn văn chương cũng đâu có gì đáng sợ. Lại có cơ hội được mở mang kiến thức. Và lời tuyên bố ngược đời ấy biết đâu lại tạo nên một cuộc trao đổi về thơ lý thú.

 

Những “Bài Thơ” Không Phải Là THƠ

 

Có hai đặc tính để nhận ra một “Bài Thơ” không phải là Thơ:


1/ Nó hoàn toàn là sản phẩm của lý trí, đến từ bề mặt của ý thức; tâm của tác giả chưa có cơ hội đối diện với, hoặc bước vào, khung cảnh của bài thơ.

hoặc là:

2/ Tác giả đã bước vào khung cảnh của “Bài Thơ” nhưng chưa có những câu Sinh Tình.

Sau đây là một số thí dụ trong các bài viết cũ của tôi, nay tuyển chọn, sắp xếp lại để phù hợp với bài viết này.


1/

 

HÌNH VUÔNG

 

Muốn tìm chu vi hình vuông

Lấy cạnh nhân bốn lệ thường nhớ ghi

Diện tích hình vuông khó gì

Lấy cạnh nhân cạnh sai đi đường nào.

 

Môt ông thầy dạy toán nào đấy đã mượn thể thơ lục bát để diễn tả một công thức toán cho học trò dễ nhớ. Nội dung của 4 câu lục bát hoàn toàn là sản phẩm của lý trí, không có một chút cảm xúc nào. Đây không phải là thơ.

 

 

2/

 

Con ơi, muốn nên thân người,
Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha.
Gái thì giữ việc trong nhà,
Khi vào canh cửi, khi ra thêu thùa.
Trai thì đọc sách, ngâm thơ,
Dùi mài kinh sử để chờ kịp khoa.
Mai sau nối được nghiệp nhà,
Trước là đẹp mặt, sau là ấm thân.

(Ca dao)

 

3/

 

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

(Ca dao)

 

Một nhà nho đã đem quan niệm về chữ hiếu của Khổng Tử dàn trải trong thơ lục bát để loan truyền trong dân gian. Đây chỉ là sản phẩm của lý trí, tâm chưa đối cảnh, không có cảm xúc, không thể gọi là thơ.

 

 

4/

 

KINH PHÁP CÚ


Không làm các việc ác

Tu tập các hạnh lành

Giữ tâm ý thanh tịnh

Là lời chư Phật dạy

 

Chỉ là lời chư Phật dạy, không cảm xúc.

 

5/

 

HÃY TIN CHÚA

 

Hãy tin nơi Thiên Chúa

Hồn xác dâng cho ngài

Hãy sống theo lời Chúa

Chết, sẽ về nước Trời

 

Đây chỉ là lời kêu gọi mọi người Hãy Tin Chúa, hoàn toàn đến từ bề mặt ý thức, là sản phẩm của lý trí, không có bóng dáng cảm xúc nên không thể gọi là thơ.

 

6/

 

HÃY MUA THUỐC SỐ 42

 

Ai khóc ngoài quan ải?

Ai chưa đánh đã chạy dài?

Thuốc này bôi một tý thôi

Là trèo lên ngựa vung roi cả ngày

Thuốc này, ôi thật là hay!

Thuốc này tên gọi là Xây Xập Zì (tiếng Hoa: 42)

 

Đây có vóc dáng là thơ nhưng chỉ là bài quảng cáo thuốc “chơi lâu” ở các tỉnh biên giới phía bắc. Nó là sản phẩm của óc thương mại, kinh doanh, không phải là những lời tâm tình, hàm chứa cảm xúc.

 

KHÔNG MUỐN MÀ PHẢI NÓI

 

Nói thêm về bác Vượng:
Nếu bác có gì sai
Thì đã có pháp luật.
Pháp luật không chừa ai.

 

Bác chưa hề bị bắt,
Chưa bị tù, nghĩa là
Bác là công dân tốt.
Tốt gấp vạn chúng ta.

 

Tốt vì bác đóng thuế,
Chắc nhiều lắm, rất nhiều.
Tạo hàng triệu công việc,
Tất nhiên cho người nghèo.

 

Nhờ những người như bác,
Tức kinh tế tư nhân,
Kinh tế mới phát triển,
Cuộc sống mới khá dần.

 

Bác muốn tăng học phí?
Quyền của bác chứ sao.
Không thích thì mời biến.
Bác không ép người nào.

 

Dễ thấy một chấm bẩn
Trên một tấm kính trong.
Nhưng thấy cả tấm kính,
Rất tiếc, thường là không.

 

Không một ai hoàn hảo.
Thị trường là thị trường.
Có sai mới có đúng.
Chuyện ấy rất bình thường.

(Thái Bá Tân)

 

Đây là một trong những “bài thơ” của Thái Bá Tân mà nói đến thể loại có người đặt cho cái tên rất “chua”: Vè Thời Đại. Tôi không dám vơ đũa cả nắm, nhưng có thể nói khá nhiều thơ của TBT thuộc loại này. Chúng như những bài giảng mạch lạc của một thầy giáo có kiến thức, có khả năng sư phạm và có tài “chọn chữ xếp vần”. Chúng đến từ bề mặt ý thức, là sản phẩm của lý trí nên thiếu cái điều kiện cốt yếu để được gọi là thơ.

 

Cái điều kiện cốt yếu đó văn chương Việt gọi là “tức cảnh sinh tình” – nghĩa là Tâm (không phải Trí) phải đối cảnh và có câu thơ sinh Tình. La cà tán chuyện với mấy ông thi sĩ Mỹ thì được họ tặng cho 2 từ tương đương “emotional connection” – có nghĩa là người viết phải có “dính líu cảm xúc” với bài thơ. “Không Muốn Mà Phải Nói” của TBT không có cái “dính líu cảm xúc” đó nên không thể gọi là thơ.

 

Trở Lại Với “Em Còn Trẻ Và Em Không Thể Biết” Của Nguyễn Đức Tùng

Nếu đọc hết những thí dụ trên độc giả chú ý một tý sẽ nhận ra NĐT hình như đã đi lạc vào con đường của Thái Bá Tân. Anh giải thích cho nhân vật “em” hiểu “vì còn trẻ nên có một số điều không thể biết”. Và sau đó anh liệt kê những điều đó với “em”. Có thể nói trong ECTVEKTB Nguyễn Đức Tùng chỉ dùng kiến thức của mình “nói lý lẽ” với nhân vật “em”. Tâm của anh còn chưa có cơ hội “đối cảnh” chứ đừng nói đến “sinh tình”.   

 

Không Muốn Mà Phải Nói của Thái Bá Tân mặc dù ngôn ngữ chắt lọc, lý luận mạch lạc nhưng do chỉ viết bằng cái đầu nên được tặng danh hiệu Vè Thời Đại cũng không có gì quá đáng. Riêng bài ECTVEKTB của NĐT vì chỉ là sản phẩm của lý trí nên dù “mở ra nhiều miền nghĩa” và được nhiều người thích và khen ngợi,  vẫn không đạt được danh hiệu thơ mà phải xếp vào “thể loại khác”.

 

Kết Luận

 

Mức độ hiện diện của lý trí đóng vai trò quan trọng trong việc thẩm định giá trị nghệ thuật của một bài thơ. Càng ít lý trí, cảm xúc càng nhiều, bài thơ càng hay. Khi lý trí mất hẳn, cái tôi đích thực của thi sĩ được hồi sinh; những gì viết ra là tâm tình Chân Thật của một Con Người (viết hoa). Nếu kỹ thuật thơ đạt đến một trình độ nào đó, bài thơ sẽ có hồn.

 

Ngược lại, bài thơ càng nhiều lý trí thì càng “khô cứng”, càng dở. Nếu đến mức để lý trí độc quyền điều khiển ngôn ngữ, thế trận của “bài thơ” thì “bài thơ” đó sẽ không được gọi là thơ mà sẽ được xếp vào một “thể loại khác”. Đây là trường hợp của Em Còn Trẻ Và Em Không Thể Biết của Nguyễn Đức Tùng.

 

Phạm Đức Nhì

nhidpham@gmail.com

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm