Văn Học & Nghệ Thuật

“NGƯỜI TỪ TINH CẦU KHÁC” TRONG “CÁNH ĐỒNG” - Phạm Đức Nhì

( HNPD )Rất vui nhận được bài Hồi Đáp Bạn Nhi Pham Về “Cánh Đồng - Một Bài Thơ Lạ” của bạn Vũ Đức. Tôi xin phép chia “Hồi Đáp” của bạn làm 3 phần chính để trả lời cho có lớp lang, bạn và người đọc dễ dàng theo dõi.

Rất vui nhận được bài Hồi Đáp Bạn Nhi Pham Về “Cánh Đồng - Một Bài Thơ Lạ” của bạn Vũ Đức. Tôi xin phép chia “Hồi Đáp” của bạn làm 3 phần chính để trả lời cho có lớp lang, bạn và người đọc dễ dàng theo dõi.

 

1/

 

Tại sao phải là người ngoài hành tinh chứ không thể khác? Tại sao tác giả thơ không một lần gặp mà biết họ già hay trẻ, xấu hay đẹp, biết những dấu vết còn lại trên cánh đồng là một thứ phương tiện bay nào đó mà Đông, Tây, Kim, Cổ chưa từng một lần thấy? 

 

Chỉ có tác giả mới có thể trả lời câu hỏi này của bạn rõ ràng và đầy đủ nhất. Hy vọng khi bài viết này đăng bạn sẽ nhận được câu trả lời từ anh ấy. Với nhận xét chủ quan của một người bình thơ, trong trường hợp Cánh Đồng, tôi thích sự lựa chọn “người từ tinh cầu khác” của tác giả. Nó là sự đột phá, giúp - về phương diện tứ thơ – đưa bài thơ vượt lên phía trước so với một số thi sĩ khác cùng viết về chủ đề “chữ dâm” này. (Tôi đã so sánh với Đậu Thị Thương và Đinh Thị Thu Vân). Nếu chọn “một người phi phàm nào khác” chẳng hạn, độ mới lạ làm sao sánh được với Đinh Thị Thu Vân khi chị “rao bán trái tim” mà:

 

không cần chọn lựa người mua
không cần sòng phẳng!

chỉ để mong nhận lại một chút tình
một chút tình
dẫu là thương hại!

một chút tình
cho bớt chông chênh…

(Trái Tim Rao Bán – Bài Thơ Đầy Bản Sắc, Đinh Thị Thu Vân, t-van.net) (1)

 

Về phương diện kỹ thuật, theo tôi, đó là một thủ pháp được thực hiện rất thành công. Riêng về kịch bản, như tôi đã nêu trong bài bình thơ, là chỗ yếu của bài thơ. Nó đặt ra nhiều câu hỏi khó trả lời thỏa đáng – như câu hỏi thứ hai của phần 1 này chẳng hạn.

 

 

2/

 

Tôi thống nhất với bạn Nhi Pham khi ví bài thơ như một cây cầu duy nhất. Trong khi bản thân nó là rộng hẹp bất tư. Cả bước trên mặt cầu, và cả phải cởi bỏ trang phục dầm người lội mới mong qua cầu. Cha mẹ ơi, mới là thơ mới. Mới đến mức để hiểu nó, hoặc là giống chuột lụt. Hoặc nguyên xi như lúc bà mụ vừa nặn thành ta. Đúng là mới như vừa sinh hạ. 

 

Nguyễn Hưng Quốc cho rằng “Thơ là cảm xúc đi tìm một đồng cảm”. Làm thơ là đem suy nghĩ, tâm trạng của mình trải trên trang giấy (bằng kỹ thuật thơ) để có người đọc, hiểu và chia sẻ những suy nghĩ, tâm trạng ấy của mình. Muốn thế, tứ thơ, ngoài những nhiệm vụ khác, phải là con đường đễ người đọc theo đó đến với cánh cửa trái tim của tác giả.

 

Cũng như bạn Vũ Đức, tôi rất ngán những bài thơ của những thi sĩ theo trường phái “Đem Con Bỏ Chợ”. Thơ của họ, cứ vài câu lại dẫn người đọc đến “bùng binh”, có đến 6, 7 ngã rẽ mà không có lời chỉ dẫn đi về hướng nào nên người đọc cứ phải … đi đại và rồi bám theo tứ thơ chừng nửa bài là “bơ  vơ  giữa chợ“, “lạc nẻo đường tình”. Tôi đã nhiều lần được mời “ăn tân gia” nhưng vì bị chỉ đường sai nên không đến được ngôi nhà mới – nơi đãi tiệc.

 

 Tấm Bản Đồ Vẽ Sai

 

Chọn lô đất tốt xây được ngôi nhà mới

ông mở tiệc mừng tân gia

“Đến chơi! Hay lắm!”

thư ông viết

mời bằng hữu gần xa

 

Ngay giữa trang thư một bản đồ

dọc ngang tự tay ông vẽ

và lời chỉ dẫn cặn kẽ

đường đi nước bước đến cuộc vui

 

Giờ hẹn đến rồi

chưa thấy bóng khách mời nào xuất hiện

đồ ăn nguội lạnh

bàn tiệc vẫn vắng tanh

 

Vài ngày sau

ông nhận được mấy thư trả lời

trong thư chỉ vỏn vẹn:

“Xin lỗi!

Không tìm thấy nhà.” (2)

 

 

Ngược lại, có những bài thơ đường đến “bến bãi” rất dễ đi nhưng lạc thú thưởng thức cái đẹp trên đường đi thì quá ít mà đến “bến bãi” rồi thì “hết”.

 

 Thơ của những thi sĩ non tay thường là “tứ hết thì ý cũng chẳng còn”. Bước chân vào “điểm đến của tứ thơ” là người đọc có quyền ung dung ngơi nghỉ. Hành trình thưởng thức thơ của ngài đã chấm dứt. Ngược lại, với bài thơ của thi sĩ cao tay, khi người đọc vào “điểm đến của tứ thơ”, nếu muốn, ngài có quyền thả hồn đi tiếp. Và cái hay, cái đẹp thực sự của thơ, cái đem lại cho người đọc rất nhiều khoái cảm thường tụ hội ở đoạn đường đi tiếp ấy.

(Chức Năng Truyền Thông Của Cánh Đồng, PĐN, phamnhibinhtho.blogspot.com) (3)

 

Có đoạn ca dao 4 câu tôi thuộc lòng từ hồi còn nhỏ vì mẹ tôi thường hát ru mấy đứa em:

 

Rau răm ngắt ngọn lại giồng (trồng)

Em yêu anh lắm sợ lòng chị ghen

Anh về bảo chị đừng ghen

Để em thấp thoáng bên đèn cho vui

 

Nhưng gần ba chục năm liền tôi vẫn không hiểu tại sao các cụ ta lại đưa cái câu vớ vẩn, lạc quẻ “Rau răm ngắt ngọn lại giồng” vào đoạn ca dao ấy. Đến khi tình cờ được ông bác họ giải thích cho hiểu, tôi thấy hay quá, cái cảm giác “sướng” cứ bám lấy tôi mấy ngày liền. Đúng là tôi đã phải “cởi quần áo bỏ vô bọc ny lông – chỉ mặc quần lót – bơi qua.” để hiểu được ý một câu ca dao. (Xin bạn Vũ Đức hiểu nghĩa bóng của câu “cởi quần áo…” chứ nếu cứ đè câu văn ra hiểu theo nghĩa đen thì “kẹt” nhau quá.) Thật ra, ý của câu ấy chẳng cao xa gì (khi đã biết); thế giới thi ca có nhiều bài cái ý ở đàng sau tứ thơ muốn hiểu ra còn khó hơn nhiều.

 

3/

 

Có điều, dù tư duy có trừu tượng đến đâu, cái không có cứ là không có. Cũng giống như không thể bổ cuốc vào mây trời và thấy một con “giun mây“ như ta vẫn đào giun dưới đất. Không có trực quan sinh động, Mọi tư duy hoặc là khiên cưỡng, hoặc là điêu ngoa. Logic là bất biến. Ngôn ngữ có hào nhoáng, câu cú có long lanh mấy mà phi thực tế, mà bịa đặt đều tỷ lệ nghịch với mọi cảm nhận.

 

Bạn Vũ Đức nói có lý. Nhưng có lẽ bạn quên 2 điều: Sự xê dịch của kịch bản thơ và lối nói thậm xưng.

 

Xạo Vì Xê Dịch Kịch Bản Thơ

Muốn thơ hay, tâm trạng phải thật, cảm xúc phải thật. Đó là điều cốt yếu. Trường hợp kịch bản cũng hoàn toàn thật nữa thì quá tốt; nếu kỹ thuật thơ của thi sĩ nhuần nhuyễn, bài thơ sẽ dễ có nhiều cảm xúc, và nếu hội đủ một vài điều kiện khác nữa, hồn thơ có cơ hội xuất hiện.

Nhưng không phải lúc nào kịch bản của bài thơ cũng “vừa khít” với tâm trạng. Đôi khi thi sĩ phải xê dịch, điều chỉnh chút ít để có sự ăn khớp cần thiết. Là một người làm thơ, thú thật, tôi cũng có một số lần làm như vậy. Chưa có sự đồng thuận của tất cả những người làm thơ, nhưng tôi nghĩ những xê dịch, điều chỉnh chút ít ấy có thể chấp nhận được. (4)

 

Mời đọc đoạn kết bài thơ Giấc Mơ Anh Lái Đò của Nguyễn Bính:

 

            Nhà giai thuê chín chiếc đò đón dâu
            Nhà gái ăn 
chín nghìn cau
            Tiền cheo, tiền cưới chừng đâu 
chín nghìn
            Lang thang tôi dạm bán thuyền
            Có người giả 
chín quan tiền, lại thôi.

 
Tôi không tin là trong thực tế, con số 
chín (9) hoàn toàn phù hợp với số lượng những “thứ” mà ông nói đến trong bài thơ. Đúng là ông “phịa”; nhưng ông “phịa” khéo quá, “cao tay ấn” quá, nên người đọc, theo dòng cảm xúc của mình, đâu cần biết “có đúng là chín chiếc đò đón dâu, có đúng là chín nghìn cau hay chín nghìn tiền cheo, tiền cưới hay không, mà chỉ thấy cái khoảng cách giàu nghèo giữa anh lái đò và tình địch hiện ra một cách rõ ràng và cay đắng, để rồi cái cảm giác bàng hoàng đau đớn về mối tình vô vọng của anh lái đò đã như một dòng thác đổ xuống, tràn ngập tâm hồn. Ở đây thủ pháp “bày tỏ, không kể lại” được phối hợp với phép điệp ngữ (chín) một cách tài tình đã dẫn đến 2 câu kết thật tuyệt vời. (5)

 

Với đôi mắt chi li kiểu toán học như anh Vũ Đức đọc đoạn thơ trên chắc là bực mình lắm?

 

 

Lối Nói Thậm Xưng – “Xạo” Nghệ Thuật

 

Khác với dối trá đời thường (trong thơ), lối nói thậm xưng là một kiểu “xạo” đầy tính nghệ thuật. Tác giả cũng “phịa” ra những điều không thật nhưng với mục đích “để tạo sự đột phá, thay đổi cái trật tự đời thường bằng cái phi lý mà có lý trong nghệ thuật” (6)

 

Sau đây tôi xin nêu ra một số câu thơ “xạo” một cách nghệ thuật.

 

A/ 

 

Con ho ngực mẹ tan tành

Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi        

 

Đây là 2 câu lục bát trong bài “học thuộc lòng” thuở tôi còn học Lớp Tư (lớp 2 bây giờ). Câu này đọc lên nghe rất phi logic. Con ho thì ngực con đau chứ làm sao ngực mẹ lại “tan tành”? Con sốt thì người con nóng chứ sao lòng mẹ lại như bình nước sôi? Nhưng làm mẹ là như thế. Thương con đến mức “đau cả cái đau của con”. Nó diễn tả - rất đẹp, rất thơ - cái tình thương bao la của người mẹ đối với đứa con máu thịt của mình. Anh Vũ Đức nghĩ sao về cái “xạo” trong 2 câu thơ ấy?

 

B/

 

Muốn gởi đến em một áng mây 

lại sợ sẽ mưa làm Sài Gòn ngập nước

chưa kịp về nhà

người ta sũng ướt

mình ở xa

“con bệnh”

ai chăm nom?

(Muốn Gởi Cho Em, Phạm Hữu T, Facebook Phượng Kim Ngọc Huỳnh)

 

Anh chàng Phạm Hữu T này phải nói là “xạo tới bến”.  Ở tận nước Mỹ mà “Muốn gởi cho em một áng mây” trong khi em ở mãi Sài Gòn. Nhưng cái phi logic – làm đảo lộn cái trật tự đời thường, tạo đột phá trong thơ ca - ấy kết hợp với 3 câu thơ sau lại rất logic trong nghệ thuật. Phượng Kim Ngọc Huỳnh nghe chắc phải thấy mát từng khúc ruột.

 

D/

 

Sau cơn bão Hayan, thành phố Tacloban (Philippines) bị tàn phá nặng nề, xác người nằm xếp lớp. Đọc tin tới đoạn “hơn 90% dân ở đây là tín đồ Thiên Chúa Giáo”, một thằng bạn “nặng tai”, chúng tôi thường gọi là “Kh. Điếc”, trong lúc ngồi uống cà phê đã phát biểu (rất bố láo):

“Chắc khi dự đoán sắp có thiên tai tao phải cho Chúa của mày mượn cái Hearing Aid quá.”

Phát biểu bố láo của Kh. Điếc đã gợi ý để tôi viết Hai Bài Thơ Một Niềm Tin.(7) Dưới đây là đoạn kết của bài thứ nhất - Chắc Ngài Không Nghe Thấy:

 

Bão yên, nước rút

cảnh tượng thật kinh hoàng

thành phố tan hoang

xác người nằm xếp lớp

Cha xứ

mở cửa

ngôi giáo đường đổ nát

Chúa Giê-Su vẫn ngoẹo đầu

dang tay trên thánh giá

sợi dây điện

lủng lẳng dưới tai

Ai đó đã đeo cho ngài

một bộ máy trợ thính

(Hai Bài Thơ - Một Niềm Tin, PĐN, t-van.net) (7)

 

Dĩ nhiên, đây là đoạn thơ “xạo” 100%. Sau cơn bão có ai vào nhà thờ đeo máy trợ thính cho tượng Chúa bao giờ. Tôi đã mượn hình ảnh không thật ấy để diễn tả nỗi buồn bực, thất vọng, pha chút oán trách của con người (có cả những người tin Chúa) đối với Thiên Chúa. Tôi đã dùng bài thơ sau để - với cái nhìn của mình - giải thích sự im lặng của Ngài. 

 

E/

 

Cánh Đồng

 

Đoạn kết của bài thơ:

Khi chúng tôi đến đó

Người đàn ông đã đi rồi

Chỉ còn lại trên đồng lúa

Vết xước của dĩa bay mà thôi

 

Như đã trình bày ở phần 1, sự lựa chọn “người từ tinh cầu khác” của Nguyễn Đức Tùng là rất “đắt”, rất nghệ thuật. Với kỹ thuật thơ điêu luyện - kết hợp Show, Not Tell, lối nói thậm xưng và thế trận “cắt cầu” – anh đã tạo được một đoạn kết hoàn hảo, gây ấn tượng mạnh mẽ. Với óc tưởng tượng phong phú, anh đã mở rộng đến mức tối đa quyền tự do của phụ nữ trong việc thỏa mãn nhu cầu tình dục của mình.

 

Cao Hơn Một Mức – Ca Từ Trịnh Công Sơn

 

Nhiều người khen ca từ của Trịnh Công Sơn nhiều câu còn hay hơn cả thơ (nhưng ít ai giải thích). Tôi chọn câu sau đây trong bài Như Cánh Vạc Bay:

 

Tóc em từng sợi nhỏ

rớt xuống đời làm sóng lênh đênh

 

Ôi! Chỉ có mấy sợi tóc nàng rớt xuống – không phải xuống hồ hay sông, biển - mà là xuống đời cũng đủ làm đời “dậy sóng”, làm biết bao phận người chao đảo, ngả nghiêng. Làm sao mà thực được. Cây cầu liên tưởng không chỉ bị cắt một, hai nhịp mà đã được tháo bỏ hoàn toàn để còn lại một dòng sông mênh mông. Nhưng người đọc nhạy cảm vẫn thấy có cái gì đó gần gũi, mời gọi và quyết tâm vượt qua. Và khi bằng cách nào đó qua được bờ bên kia thì lại thấy câu ca từ ấy “xạo tổ” nhưng rất đẹp, rất “thơ” và rất tuyệt. Nghe rất khoái, rất đã.

 

Tôi có cảm tưởng, TCS không làm thơ nhưng ca từ của ông, nhiều câu không những đẹp hơn, hay hơn mà hình như đã bước lên một tầng bậc mới, cao hơn hẳn nhiều loại ngôn ngữ thường thấy ở trong thơ.

 

Kết Luận

 

Đến đây chắc bạn Vũ Đức đã thấy tôi chẳng điêu ngoa tí nào. Tôi đã đem đến tận mắt bạn những câu thơ rất “xạo” nhưng mức độ “xạo” lại tỉ lệ thuận với cảm giác thích thú của người đọc. Độ “xạo” càng cao thì người đọc càng “sướng”.

 

Một số bạn đọc yêu thơ quen biết đã bày tỏ thiện cảm với bài thơ và tán thành nhận xét của tôi trong bài bình thơ Cánh Đồng - Một Bài Thơ Lạ. Dĩ nhiên, cũng có nhận xét trái chiều. Với một bài thơ lạ, đó là chuyện bình thường. Nhưng mặc dù có khuyết điểm, với cách nhìn thơ của tôi, đây là bài thơ hay, thành công. Và để có sự thành công đó, lối nói thậm xưng – đưa “người từ tinh cầu khác” vào bài thơ – đã đóng góp một phần không nhỏ.

 

Phạm Đức Nhì

nhidpham@gmail.com

 

CHÚ THÍCH:

 

1/  http://t-van.net/?p=29054

2/ http://t-van.net/?p=29789

3/ http://phamnhibinhtho.blogspot.com/2017/12/chuc-nang-truyen-thong-cua-canh-ong.html

4/ http://t-van.net/?p=31811

5/ http://t-van.net/?p=19542

6/ (Có Cái Gì Đó Sai Sai Trong Bài Phê Bình “Một Kịch Bản Thơ ‘Xạo’”, Diên Hồng Dương)

https://www.facebook.com/dienhong.duong.5/posts/986680141469017

7/  http://t-van.net/?p=23096

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

“NGƯỜI TỪ TINH CẦU KHÁC” TRONG “CÁNH ĐỒNG” - Phạm Đức Nhì

( HNPD )Rất vui nhận được bài Hồi Đáp Bạn Nhi Pham Về “Cánh Đồng - Một Bài Thơ Lạ” của bạn Vũ Đức. Tôi xin phép chia “Hồi Đáp” của bạn làm 3 phần chính để trả lời cho có lớp lang, bạn và người đọc dễ dàng theo dõi.

Rất vui nhận được bài Hồi Đáp Bạn Nhi Pham Về “Cánh Đồng - Một Bài Thơ Lạ” của bạn Vũ Đức. Tôi xin phép chia “Hồi Đáp” của bạn làm 3 phần chính để trả lời cho có lớp lang, bạn và người đọc dễ dàng theo dõi.

 

1/

 

Tại sao phải là người ngoài hành tinh chứ không thể khác? Tại sao tác giả thơ không một lần gặp mà biết họ già hay trẻ, xấu hay đẹp, biết những dấu vết còn lại trên cánh đồng là một thứ phương tiện bay nào đó mà Đông, Tây, Kim, Cổ chưa từng một lần thấy? 

 

Chỉ có tác giả mới có thể trả lời câu hỏi này của bạn rõ ràng và đầy đủ nhất. Hy vọng khi bài viết này đăng bạn sẽ nhận được câu trả lời từ anh ấy. Với nhận xét chủ quan của một người bình thơ, trong trường hợp Cánh Đồng, tôi thích sự lựa chọn “người từ tinh cầu khác” của tác giả. Nó là sự đột phá, giúp - về phương diện tứ thơ – đưa bài thơ vượt lên phía trước so với một số thi sĩ khác cùng viết về chủ đề “chữ dâm” này. (Tôi đã so sánh với Đậu Thị Thương và Đinh Thị Thu Vân). Nếu chọn “một người phi phàm nào khác” chẳng hạn, độ mới lạ làm sao sánh được với Đinh Thị Thu Vân khi chị “rao bán trái tim” mà:

 

không cần chọn lựa người mua
không cần sòng phẳng!

chỉ để mong nhận lại một chút tình
một chút tình
dẫu là thương hại!

một chút tình
cho bớt chông chênh…

(Trái Tim Rao Bán – Bài Thơ Đầy Bản Sắc, Đinh Thị Thu Vân, t-van.net) (1)

 

Về phương diện kỹ thuật, theo tôi, đó là một thủ pháp được thực hiện rất thành công. Riêng về kịch bản, như tôi đã nêu trong bài bình thơ, là chỗ yếu của bài thơ. Nó đặt ra nhiều câu hỏi khó trả lời thỏa đáng – như câu hỏi thứ hai của phần 1 này chẳng hạn.

 

 

2/

 

Tôi thống nhất với bạn Nhi Pham khi ví bài thơ như một cây cầu duy nhất. Trong khi bản thân nó là rộng hẹp bất tư. Cả bước trên mặt cầu, và cả phải cởi bỏ trang phục dầm người lội mới mong qua cầu. Cha mẹ ơi, mới là thơ mới. Mới đến mức để hiểu nó, hoặc là giống chuột lụt. Hoặc nguyên xi như lúc bà mụ vừa nặn thành ta. Đúng là mới như vừa sinh hạ. 

 

Nguyễn Hưng Quốc cho rằng “Thơ là cảm xúc đi tìm một đồng cảm”. Làm thơ là đem suy nghĩ, tâm trạng của mình trải trên trang giấy (bằng kỹ thuật thơ) để có người đọc, hiểu và chia sẻ những suy nghĩ, tâm trạng ấy của mình. Muốn thế, tứ thơ, ngoài những nhiệm vụ khác, phải là con đường đễ người đọc theo đó đến với cánh cửa trái tim của tác giả.

 

Cũng như bạn Vũ Đức, tôi rất ngán những bài thơ của những thi sĩ theo trường phái “Đem Con Bỏ Chợ”. Thơ của họ, cứ vài câu lại dẫn người đọc đến “bùng binh”, có đến 6, 7 ngã rẽ mà không có lời chỉ dẫn đi về hướng nào nên người đọc cứ phải … đi đại và rồi bám theo tứ thơ chừng nửa bài là “bơ  vơ  giữa chợ“, “lạc nẻo đường tình”. Tôi đã nhiều lần được mời “ăn tân gia” nhưng vì bị chỉ đường sai nên không đến được ngôi nhà mới – nơi đãi tiệc.

 

 Tấm Bản Đồ Vẽ Sai

 

Chọn lô đất tốt xây được ngôi nhà mới

ông mở tiệc mừng tân gia

“Đến chơi! Hay lắm!”

thư ông viết

mời bằng hữu gần xa

 

Ngay giữa trang thư một bản đồ

dọc ngang tự tay ông vẽ

và lời chỉ dẫn cặn kẽ

đường đi nước bước đến cuộc vui

 

Giờ hẹn đến rồi

chưa thấy bóng khách mời nào xuất hiện

đồ ăn nguội lạnh

bàn tiệc vẫn vắng tanh

 

Vài ngày sau

ông nhận được mấy thư trả lời

trong thư chỉ vỏn vẹn:

“Xin lỗi!

Không tìm thấy nhà.” (2)

 

 

Ngược lại, có những bài thơ đường đến “bến bãi” rất dễ đi nhưng lạc thú thưởng thức cái đẹp trên đường đi thì quá ít mà đến “bến bãi” rồi thì “hết”.

 

 Thơ của những thi sĩ non tay thường là “tứ hết thì ý cũng chẳng còn”. Bước chân vào “điểm đến của tứ thơ” là người đọc có quyền ung dung ngơi nghỉ. Hành trình thưởng thức thơ của ngài đã chấm dứt. Ngược lại, với bài thơ của thi sĩ cao tay, khi người đọc vào “điểm đến của tứ thơ”, nếu muốn, ngài có quyền thả hồn đi tiếp. Và cái hay, cái đẹp thực sự của thơ, cái đem lại cho người đọc rất nhiều khoái cảm thường tụ hội ở đoạn đường đi tiếp ấy.

(Chức Năng Truyền Thông Của Cánh Đồng, PĐN, phamnhibinhtho.blogspot.com) (3)

 

Có đoạn ca dao 4 câu tôi thuộc lòng từ hồi còn nhỏ vì mẹ tôi thường hát ru mấy đứa em:

 

Rau răm ngắt ngọn lại giồng (trồng)

Em yêu anh lắm sợ lòng chị ghen

Anh về bảo chị đừng ghen

Để em thấp thoáng bên đèn cho vui

 

Nhưng gần ba chục năm liền tôi vẫn không hiểu tại sao các cụ ta lại đưa cái câu vớ vẩn, lạc quẻ “Rau răm ngắt ngọn lại giồng” vào đoạn ca dao ấy. Đến khi tình cờ được ông bác họ giải thích cho hiểu, tôi thấy hay quá, cái cảm giác “sướng” cứ bám lấy tôi mấy ngày liền. Đúng là tôi đã phải “cởi quần áo bỏ vô bọc ny lông – chỉ mặc quần lót – bơi qua.” để hiểu được ý một câu ca dao. (Xin bạn Vũ Đức hiểu nghĩa bóng của câu “cởi quần áo…” chứ nếu cứ đè câu văn ra hiểu theo nghĩa đen thì “kẹt” nhau quá.) Thật ra, ý của câu ấy chẳng cao xa gì (khi đã biết); thế giới thi ca có nhiều bài cái ý ở đàng sau tứ thơ muốn hiểu ra còn khó hơn nhiều.

 

3/

 

Có điều, dù tư duy có trừu tượng đến đâu, cái không có cứ là không có. Cũng giống như không thể bổ cuốc vào mây trời và thấy một con “giun mây“ như ta vẫn đào giun dưới đất. Không có trực quan sinh động, Mọi tư duy hoặc là khiên cưỡng, hoặc là điêu ngoa. Logic là bất biến. Ngôn ngữ có hào nhoáng, câu cú có long lanh mấy mà phi thực tế, mà bịa đặt đều tỷ lệ nghịch với mọi cảm nhận.

 

Bạn Vũ Đức nói có lý. Nhưng có lẽ bạn quên 2 điều: Sự xê dịch của kịch bản thơ và lối nói thậm xưng.

 

Xạo Vì Xê Dịch Kịch Bản Thơ

Muốn thơ hay, tâm trạng phải thật, cảm xúc phải thật. Đó là điều cốt yếu. Trường hợp kịch bản cũng hoàn toàn thật nữa thì quá tốt; nếu kỹ thuật thơ của thi sĩ nhuần nhuyễn, bài thơ sẽ dễ có nhiều cảm xúc, và nếu hội đủ một vài điều kiện khác nữa, hồn thơ có cơ hội xuất hiện.

Nhưng không phải lúc nào kịch bản của bài thơ cũng “vừa khít” với tâm trạng. Đôi khi thi sĩ phải xê dịch, điều chỉnh chút ít để có sự ăn khớp cần thiết. Là một người làm thơ, thú thật, tôi cũng có một số lần làm như vậy. Chưa có sự đồng thuận của tất cả những người làm thơ, nhưng tôi nghĩ những xê dịch, điều chỉnh chút ít ấy có thể chấp nhận được. (4)

 

Mời đọc đoạn kết bài thơ Giấc Mơ Anh Lái Đò của Nguyễn Bính:

 

            Nhà giai thuê chín chiếc đò đón dâu
            Nhà gái ăn 
chín nghìn cau
            Tiền cheo, tiền cưới chừng đâu 
chín nghìn
            Lang thang tôi dạm bán thuyền
            Có người giả 
chín quan tiền, lại thôi.

 
Tôi không tin là trong thực tế, con số 
chín (9) hoàn toàn phù hợp với số lượng những “thứ” mà ông nói đến trong bài thơ. Đúng là ông “phịa”; nhưng ông “phịa” khéo quá, “cao tay ấn” quá, nên người đọc, theo dòng cảm xúc của mình, đâu cần biết “có đúng là chín chiếc đò đón dâu, có đúng là chín nghìn cau hay chín nghìn tiền cheo, tiền cưới hay không, mà chỉ thấy cái khoảng cách giàu nghèo giữa anh lái đò và tình địch hiện ra một cách rõ ràng và cay đắng, để rồi cái cảm giác bàng hoàng đau đớn về mối tình vô vọng của anh lái đò đã như một dòng thác đổ xuống, tràn ngập tâm hồn. Ở đây thủ pháp “bày tỏ, không kể lại” được phối hợp với phép điệp ngữ (chín) một cách tài tình đã dẫn đến 2 câu kết thật tuyệt vời. (5)

 

Với đôi mắt chi li kiểu toán học như anh Vũ Đức đọc đoạn thơ trên chắc là bực mình lắm?

 

 

Lối Nói Thậm Xưng – “Xạo” Nghệ Thuật

 

Khác với dối trá đời thường (trong thơ), lối nói thậm xưng là một kiểu “xạo” đầy tính nghệ thuật. Tác giả cũng “phịa” ra những điều không thật nhưng với mục đích “để tạo sự đột phá, thay đổi cái trật tự đời thường bằng cái phi lý mà có lý trong nghệ thuật” (6)

 

Sau đây tôi xin nêu ra một số câu thơ “xạo” một cách nghệ thuật.

 

A/ 

 

Con ho ngực mẹ tan tành

Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi        

 

Đây là 2 câu lục bát trong bài “học thuộc lòng” thuở tôi còn học Lớp Tư (lớp 2 bây giờ). Câu này đọc lên nghe rất phi logic. Con ho thì ngực con đau chứ làm sao ngực mẹ lại “tan tành”? Con sốt thì người con nóng chứ sao lòng mẹ lại như bình nước sôi? Nhưng làm mẹ là như thế. Thương con đến mức “đau cả cái đau của con”. Nó diễn tả - rất đẹp, rất thơ - cái tình thương bao la của người mẹ đối với đứa con máu thịt của mình. Anh Vũ Đức nghĩ sao về cái “xạo” trong 2 câu thơ ấy?

 

B/

 

Muốn gởi đến em một áng mây 

lại sợ sẽ mưa làm Sài Gòn ngập nước

chưa kịp về nhà

người ta sũng ướt

mình ở xa

“con bệnh”

ai chăm nom?

(Muốn Gởi Cho Em, Phạm Hữu T, Facebook Phượng Kim Ngọc Huỳnh)

 

Anh chàng Phạm Hữu T này phải nói là “xạo tới bến”.  Ở tận nước Mỹ mà “Muốn gởi cho em một áng mây” trong khi em ở mãi Sài Gòn. Nhưng cái phi logic – làm đảo lộn cái trật tự đời thường, tạo đột phá trong thơ ca - ấy kết hợp với 3 câu thơ sau lại rất logic trong nghệ thuật. Phượng Kim Ngọc Huỳnh nghe chắc phải thấy mát từng khúc ruột.

 

D/

 

Sau cơn bão Hayan, thành phố Tacloban (Philippines) bị tàn phá nặng nề, xác người nằm xếp lớp. Đọc tin tới đoạn “hơn 90% dân ở đây là tín đồ Thiên Chúa Giáo”, một thằng bạn “nặng tai”, chúng tôi thường gọi là “Kh. Điếc”, trong lúc ngồi uống cà phê đã phát biểu (rất bố láo):

“Chắc khi dự đoán sắp có thiên tai tao phải cho Chúa của mày mượn cái Hearing Aid quá.”

Phát biểu bố láo của Kh. Điếc đã gợi ý để tôi viết Hai Bài Thơ Một Niềm Tin.(7) Dưới đây là đoạn kết của bài thứ nhất - Chắc Ngài Không Nghe Thấy:

 

Bão yên, nước rút

cảnh tượng thật kinh hoàng

thành phố tan hoang

xác người nằm xếp lớp

Cha xứ

mở cửa

ngôi giáo đường đổ nát

Chúa Giê-Su vẫn ngoẹo đầu

dang tay trên thánh giá

sợi dây điện

lủng lẳng dưới tai

Ai đó đã đeo cho ngài

một bộ máy trợ thính

(Hai Bài Thơ - Một Niềm Tin, PĐN, t-van.net) (7)

 

Dĩ nhiên, đây là đoạn thơ “xạo” 100%. Sau cơn bão có ai vào nhà thờ đeo máy trợ thính cho tượng Chúa bao giờ. Tôi đã mượn hình ảnh không thật ấy để diễn tả nỗi buồn bực, thất vọng, pha chút oán trách của con người (có cả những người tin Chúa) đối với Thiên Chúa. Tôi đã dùng bài thơ sau để - với cái nhìn của mình - giải thích sự im lặng của Ngài. 

 

E/

 

Cánh Đồng

 

Đoạn kết của bài thơ:

Khi chúng tôi đến đó

Người đàn ông đã đi rồi

Chỉ còn lại trên đồng lúa

Vết xước của dĩa bay mà thôi

 

Như đã trình bày ở phần 1, sự lựa chọn “người từ tinh cầu khác” của Nguyễn Đức Tùng là rất “đắt”, rất nghệ thuật. Với kỹ thuật thơ điêu luyện - kết hợp Show, Not Tell, lối nói thậm xưng và thế trận “cắt cầu” – anh đã tạo được một đoạn kết hoàn hảo, gây ấn tượng mạnh mẽ. Với óc tưởng tượng phong phú, anh đã mở rộng đến mức tối đa quyền tự do của phụ nữ trong việc thỏa mãn nhu cầu tình dục của mình.

 

Cao Hơn Một Mức – Ca Từ Trịnh Công Sơn

 

Nhiều người khen ca từ của Trịnh Công Sơn nhiều câu còn hay hơn cả thơ (nhưng ít ai giải thích). Tôi chọn câu sau đây trong bài Như Cánh Vạc Bay:

 

Tóc em từng sợi nhỏ

rớt xuống đời làm sóng lênh đênh

 

Ôi! Chỉ có mấy sợi tóc nàng rớt xuống – không phải xuống hồ hay sông, biển - mà là xuống đời cũng đủ làm đời “dậy sóng”, làm biết bao phận người chao đảo, ngả nghiêng. Làm sao mà thực được. Cây cầu liên tưởng không chỉ bị cắt một, hai nhịp mà đã được tháo bỏ hoàn toàn để còn lại một dòng sông mênh mông. Nhưng người đọc nhạy cảm vẫn thấy có cái gì đó gần gũi, mời gọi và quyết tâm vượt qua. Và khi bằng cách nào đó qua được bờ bên kia thì lại thấy câu ca từ ấy “xạo tổ” nhưng rất đẹp, rất “thơ” và rất tuyệt. Nghe rất khoái, rất đã.

 

Tôi có cảm tưởng, TCS không làm thơ nhưng ca từ của ông, nhiều câu không những đẹp hơn, hay hơn mà hình như đã bước lên một tầng bậc mới, cao hơn hẳn nhiều loại ngôn ngữ thường thấy ở trong thơ.

 

Kết Luận

 

Đến đây chắc bạn Vũ Đức đã thấy tôi chẳng điêu ngoa tí nào. Tôi đã đem đến tận mắt bạn những câu thơ rất “xạo” nhưng mức độ “xạo” lại tỉ lệ thuận với cảm giác thích thú của người đọc. Độ “xạo” càng cao thì người đọc càng “sướng”.

 

Một số bạn đọc yêu thơ quen biết đã bày tỏ thiện cảm với bài thơ và tán thành nhận xét của tôi trong bài bình thơ Cánh Đồng - Một Bài Thơ Lạ. Dĩ nhiên, cũng có nhận xét trái chiều. Với một bài thơ lạ, đó là chuyện bình thường. Nhưng mặc dù có khuyết điểm, với cách nhìn thơ của tôi, đây là bài thơ hay, thành công. Và để có sự thành công đó, lối nói thậm xưng – đưa “người từ tinh cầu khác” vào bài thơ – đã đóng góp một phần không nhỏ.

 

Phạm Đức Nhì

nhidpham@gmail.com

 

CHÚ THÍCH:

 

1/  http://t-van.net/?p=29054

2/ http://t-van.net/?p=29789

3/ http://phamnhibinhtho.blogspot.com/2017/12/chuc-nang-truyen-thong-cua-canh-ong.html

4/ http://t-van.net/?p=31811

5/ http://t-van.net/?p=19542

6/ (Có Cái Gì Đó Sai Sai Trong Bài Phê Bình “Một Kịch Bản Thơ ‘Xạo’”, Diên Hồng Dương)

https://www.facebook.com/dienhong.duong.5/posts/986680141469017

7/  http://t-van.net/?p=23096

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm