Kinh Đời

“Nét đẹp của dân tộc ta”

Câu trên của ông Thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn (bộ NN&PTNT) Vũ Văn Tám chứ không phải của tôi, thấy… hay nên mượn tạm làm đề bài “câu view” chút xíu thôi!

Báo Trẻ


Du Uyên

“Giải cứu thịt lợn: Nét đẹp của dân tộc ta”

net-dep-cua-dan-toc-ta4
Góc xóm yêu bình – photo du uyen

âu trên của ông Thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn (bộ NN&PTNT) Vũ Văn Tám chứ không phải của tôi, thấy… hay nên mượn tạm làm đề bài “câu view” chút xíu thôi!

Ðẹp thì ai không thích, huống hồ chi “dân tộc ta” có không biết bao nhiêu là “nét đẹp”, nội ôn lại những nét đẹp suốt mười mấy năm đi học được Bộ Giáo Dục (Bộ GD) dạy dỗ thôi cũng đủ mệt rồi. Mà VN đâu chỉ có bộ GD, bộ NN&PTNT thôi đâu, nào là bộ Tài Nguyên Môi Trường, Bộ Công An, Bộ Y Tế, Bộ Giao Thông, Bộ Tài Chính, Bộ Công Thương…. cả tỷ Bộ chứ không ít! Mỗi bộ kể chừng ba “nét đẹp” thôi cũng đủ hết đời. Nên xin phép nhường trọng trách vĩ mô, cao cả đó cho những người có trách nhiệm, tôi chỉ dám len lén nói về nét đẹp của… xóm tôi.

net-dep-cua-dan-toc-ta6
Nét đẹp dân tộc “đời mới” (chụp từ báo mạng)

Nói “xóm tôi” cho nó có vẻ thân chút xíu chứ thật ra cũng chưa thân mấy, “chúng tôi” mới biết nhau được hơn hai tháng thôi. Nếu bạn có đọc bài “Chuyện biết có dzui không?” ở Trẻ cách đây không lâu (link online “http://baotreonline.com/chuyen-biet-co-dzui-khong/”) thì sẽ hiểu vì sao tôi ở xóm này. Còn chưa thì xin tóm tắt lại, bài viết trên là một câu chuyện khá buồn kể lại hành trình đi tìm nơi ở mới của cô gái nhỏ bé, xinh đẹp, dịu dàng, khiêm tốn do tánh mau quên nên bị người nhà cho “ra rìa” (Dĩ nhiên nhân vật chính đáng thương đó là tôi). Những cái gì tươi mới luôn là đề tài vô tận cho người viết (dẫu viết rất “dỏm” như tôi) nên tuy chưa thân mấy, tôi vẫn có rất nhiều tình cảm và nhiều câu chuyện đẹp vô cùng nói về “tình làng nghĩa xóm” (cũng là một “nét đẹp của dân tộc ta”) mà tôi cảm nhận được ở nơi này!

Xóm mới của tôi nằm trong một cái hẻm to (còn gọi là “hẻm mặt tiền” vì nó nối ra con đường lớn đi qua các quận trung tâm Sài Gòn). Trong cái hẻm to có nhiều hẻm nhỏ (dĩ nhiên sẽ có nhiều căn nhà), trong mỗi căn nhà đều có vài căn phòng trọ, chưa kể trong hẻm còn có cả hai khu chung cư cũ (mỗi căn chung cư người ta có ít nhất hai phòng cho thuê). Một bữa, ngồi từ sáng đến trưa tôi đếm được hơn 500 người qua lại, vì chưa chuyên tâm mấy nên chị bán nước nói con số này không đến một phần ba số người thật sự ở đây. Sài Gòn bây giờ là một vùng “tấc đất tấc vàng”! Nội trong nhà tôi đang ở thôi, cả chủ lẫn người thuê nhà, con nít lẫn người lớn có khoảng 23 người chỉ với 7 phòng, 6 gia đình và chỉ có một người ở một mình là tôi (thật lãng phí tài nguyên). Do đa số người ở là thuê nên mặt bằng được tận dụng hết mức có thể để kinh doanh, cung cấp những nhu cầu cần thiết cho số người khổng lồ trên. Mỗi con người đều có thể trở thành một “nhà kinh doanh” nhỏ nếu không “cẩn thận”.

net-dep-cua-dan-toc-ta5
Người phụ nữ “giải cứu lợn” bị tạt nhớt, chất thải vào người – nguồn facebook

Nơi đây như một thành phố tí hon trong một thành phố lớn. Có mọi thứ phục vụ cho nhu cầu căn bản của một người, không cần ra khỏi xóm vẫn sống tốt, chỉ cần bạn có tiền. Hành trình vào xóm rất khó khăn cho một người đang giảm cân. Vì bạn đang bước vào trong một nồi lẩu “tả pín lù” người và vật.  Ðầu hẻm, khi bước vô bạn sẽ được chào đón bằng một cửa hàng thời trang rất lớn bên trái và một tiệm dán điện thoại bên phải. Sau đó là gần cả trăm quán ăn từ mặn đến chay (hầu như mọi món ăn bạn có thể nghĩ ra hoặc không nhớ đến), quán cà phê, quán net, shop quần áo, quán nhậu (có cả từ quán ốc luộc, quán hột vịt lộn nho nhỏ đến cả quán hải sản lớn, thậm chí quán… thịt chó), tiệm tạp hóa, rồi quán trà sữa, tiệm bán đàn guitar, sửa máy tính, sửa xe, giữ xe qua đêm, những hàng rau, đồ tươi sống nho nhỏ bày dưới những khoảng đất trống, đến những tiệm cắt tóc lề đường (chỉ với cái ghế, tấm kính và một tấm bạt căn trên đầu che nắng) tưởng như đã “hết thời”, Bên cạnh đó là hàng chục chiếc xe bán hàng rong (như bắp luộc, hột vịt lộn, xe hủ tiếu gõ, xe cháo lòng, trái cây…) lác đác đi ra từ mỗi khu nhà trọ mỗi sáng, chiều. Rảnh rảnh đi lang thang từ hẻm này luồn qua hẻm khác rồi bị lạc trong mớ hàng quán như mê cung bạn mới cảm nhận được sự đa dạng các hành trình sống nơi này (tuy đây chỉ là một góc rất nhỏ của Sài Gòn). Tuy mật độ san sát và đông như vậy nhưng hầu như mọi người đều hòa thuận với nhau, khu phố nhìn chung khá im ắng, khác hẳn với sự ồn ào, náo nhiệt, kẹt xe trên con đường lớn ngoài kia. Và cũng vì ngôi nhà tôi ở được xem là khép kín, yên ắng nhất xóm sau hai lớp cửa, mỗi người/gia đình đều có thể thoải mái với không gian riêng của mình. Ðiều này làm tôi khá dễ chịu. Nhưng đó chỉ là sự nhận định ngây thơ ban đầu…

net-dep-cua-dan-toc-ta1
Coi chừng chó hiền – nguồn facebook

“Ở trong chăn mới biết chăn có rận”. Anh bạn Google quả tình luôn luôn đúng. Sau tháng đầu tiên lê la khắp nơi (tuy chưa hết) các hàng quán ở nội trong khu này nhưng tôi cũng chọn ra cho mình vài quán quen để tiêu tiền. Và với khuôn mặt khả ái, vô hại, tánh tình dễ… dụ, ra dzô quen mặt, được mọi người lưu ý, chỉ điểm, tôi dần nhận ra vấn đề ở nơi mình đang sống.

Ða số thời gian sau giờ làm việc, tôi dành để hưởng thụ không gian một mình nên chuyện “tình làng nghĩa xóm” chỉ dừng ở mức chào hỏi và mua bán. Nhưng hình như có một chị hàng xóm rất “nhiệt tình”. Có vài bữa, tôi vừa mở cửa ra đã thấy chị đứng trước nhà… chào! (nhà chị cách nhà tôi vài căn) Tôi cũng thấy “kỳ kỳ”, nhưng vì “tình làng nghĩa xóm” cộng với bản tánh hay quên nên thôi cho qua! Và cuối cùng nguyên nhân cũng được hé lộ. Một hôm khi đi công việc về, ghé tiệm tạp hóa gần nhà mua vài thứ linh tinh, từ ngày về đây tôi chỉ mua đồ ở tiệm này vì muốn tạo mối quan hệ. Chị chủ tiệm tạp hóa sau vài lần bán đồ cũng quen mặt và chào hỏi lẫn nhau bắt đầu có cảm tình với tôi (Có thể vì tôi đẹp), nên khi thấy chị hàng xóm kia quá “thân tình” đã bỏ nhỏ với tôi một cách ý nhị “Ai lân la mượn tiền em đừng cho nha!”

net-dep-cua-dan-toc-ta3
Hủ tiếu gõ ăn sáng – photo du uyen

Một bữa trưa, khi đang chuyên tâm “xử” tô bún riêu ở cái quán nhỏ gần nhà nhất và nói chuyện vui vẻ với cô chủ quán. Quán này được một cô chừng 60 tuổi đứng bán cùng con dâu đang có thai. Cách bài trí khá đơn giản như hàng chục quán ăn ở đây, nó gồm một tủ lớn chứa các thành phần, gia vị, cái bếp để nấu và ba bộ bàn ghế nhựa xếp gọn một bên. Cô chủ quán là người miền tây đến Sài Gòn sinh sống đã hơn hai chục năm rồi mua nhà trong hẻm này. “Vừa cho thuê nhà vừa buôn bán lai rai”. “Bữa nào làm biếng thì nghỉ bán, đi chơi, cái tủ bún này bán cho có chứ lời lóm gì!” “Ðồ cô nấu là đậm đà, sạch sẽ nhất xóm!”…. Với tinh thần “kính lão đắc thọ”, tôi luôn cười tươi, dạ dạ, gật đầu lia lịa trước mọi lời nói, các câu hỏi của cô. Tôi không nghĩ gì thêm đến khi hết hồn trước câu hỏi “Con có quánh bài không?” Không biết lựa lời sao để trả, tôi nói đại: “Ở đây có chỗ chơi hả cô?” “Ừa. Chiều tối qua chơi! Cô mở sáng đêm đủ dịch vụ! Mày muốn gì có đó…” Tôi cười giả lả: “Trời ơi cô ơi nhìn con có tiền lắm hả?” Cô chủ quán hỏi tiếp một câu, lần này tôi sặc nước lèo mém xỉu: “Vậy mày có muốn kiếm tiền không? Cô giới thiệu…” Cô bỏ ngỏ câu nói nhưng câu trả lời chắc ít nhiều ai cũng nhận ra đó là một cách kiếm tiền không mấy lương thiện. Nhưng vì để giữ “tình làng nghĩa xóm” và hiểu rằng cô chủ quán dám đưa ra các lời đề nghị như vậy một cách công khai thì hẳn không phải lần đầu và không phải đó là chuyện bí mật gì. Tôi lại cười hì hì cho qua, ăn hết tô bún và đi về. Qua tìm hiểu vu vơ ở vài quán ăn “cóc” khác, tôi biết xóm này không chỉ có một sòng bài. Có cả đánh đề, buôn “xì ke” và nhiều “dịch vụ” khác. Những người mới đến đây ở chừng một vài tháng sẽ được “chiêu sinh”, thích thì chơi không thì thôi. Nhưng yếu lòng thì “chết” đó là chuyện hẳn nhiên.

net-dep-cua-dan-toc-ta2
Chỉ có thứ bạn không nghĩ ra, không có thứ gì xóm tôi không có – photo du uyen

Cũng có những con người rất dễ thương khác. Có chị bán chè, cứ ngày nào thấy tôi ngoi ra khỏi cái “kén” của mình là… khen áo đẹp, tóc đẹp, quần đẹp, nón đẹp… đôi khi tôi nghĩ có thể nếu tôi không mặc đồ chị cũng sẽ khen… da đẹp. Ðúng là “ngọt như chè” và tôi chuẩn bị phát… phì vì chị!

Kẻ tốt người xấu, đó là xã hội. Và giữa nơi “đất chật người đông” như Sài Gòn, chắc không ai rảnh để cả ngày thân thiện với một người mới như tôi mà không có mục đích. Ngay cả bản thân tôi cũng muốn thu mình, không muốn tiếp xúc với nhiều người. Nên vài mẩu chuyện nhỏ trên chỉ để giới thiệu sơ nơi tôi đang sống. Cũng giúp chính tôi nhận ra nên sống như thế nào giữa cái “xã hội” nhỏ này mà vẫn giữ được “nét đẹp của dân tộc ta” lẫn của mình.

net-dep-cua-dan-toc-ta
Vì cuộc sống! photo Nhan Le

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ” Tôi nhận thấy tánh hay quên của mình thật sự rất tốt, nó giúp tôi chiếm được cảm tình của bà con cô bác bán… đồ ăn ở đây. Mỗi bước tôi đi đều có sự mời gọi của chị bán chè, anh bán chuối chiên, cô bán vịt lộn, chị chủ tạp hóa cùng tập thể bà con bán đồ ăn sáng, ăn trưa, ăn chiều, ăn tối, ăn xế, ăn “é ri que”. Họ chỉ cần hỏi “Em ăn gì chưa?” kèm ánh nhìn ngọt ngào, tôi mua. Họ chỉ cần nói “Ngon lắm em!”, tôi mua. Họ chỉ cần than “Ế quá!”, tôi mua. Ðôi khi họ không nói gì tôi cũng mua. Có khi vì thích, có khi vì thèm, có khi vì ủng hộ, có khi vì đói thiệt nhưng hơn hết vẫn là do… quên rằng ở nhà vẫn còn đồ ăn.  Và không biết từ khi nào mà bà con nơi đây rất nhanh nắm bắt được “điểm mạnh” của tôi, họ sử dụng nó rất… thành thạo. “Vì cuộc sống!” Ðó là câu nói biện minh cho hầu hết các toan tính của mỗi người.

Thật ra, nhìn theo một góc khác. Họ vẫn còn lương thiện chán so với những kẻ tạo ra “nét đẹp của dân tộc” đương thời!

DU

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

“Nét đẹp của dân tộc ta”

Câu trên của ông Thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn (bộ NN&PTNT) Vũ Văn Tám chứ không phải của tôi, thấy… hay nên mượn tạm làm đề bài “câu view” chút xíu thôi!

Báo Trẻ


Du Uyên

“Giải cứu thịt lợn: Nét đẹp của dân tộc ta”

net-dep-cua-dan-toc-ta4
Góc xóm yêu bình – photo du uyen

âu trên của ông Thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn (bộ NN&PTNT) Vũ Văn Tám chứ không phải của tôi, thấy… hay nên mượn tạm làm đề bài “câu view” chút xíu thôi!

Ðẹp thì ai không thích, huống hồ chi “dân tộc ta” có không biết bao nhiêu là “nét đẹp”, nội ôn lại những nét đẹp suốt mười mấy năm đi học được Bộ Giáo Dục (Bộ GD) dạy dỗ thôi cũng đủ mệt rồi. Mà VN đâu chỉ có bộ GD, bộ NN&PTNT thôi đâu, nào là bộ Tài Nguyên Môi Trường, Bộ Công An, Bộ Y Tế, Bộ Giao Thông, Bộ Tài Chính, Bộ Công Thương…. cả tỷ Bộ chứ không ít! Mỗi bộ kể chừng ba “nét đẹp” thôi cũng đủ hết đời. Nên xin phép nhường trọng trách vĩ mô, cao cả đó cho những người có trách nhiệm, tôi chỉ dám len lén nói về nét đẹp của… xóm tôi.

net-dep-cua-dan-toc-ta6
Nét đẹp dân tộc “đời mới” (chụp từ báo mạng)

Nói “xóm tôi” cho nó có vẻ thân chút xíu chứ thật ra cũng chưa thân mấy, “chúng tôi” mới biết nhau được hơn hai tháng thôi. Nếu bạn có đọc bài “Chuyện biết có dzui không?” ở Trẻ cách đây không lâu (link online “http://baotreonline.com/chuyen-biet-co-dzui-khong/”) thì sẽ hiểu vì sao tôi ở xóm này. Còn chưa thì xin tóm tắt lại, bài viết trên là một câu chuyện khá buồn kể lại hành trình đi tìm nơi ở mới của cô gái nhỏ bé, xinh đẹp, dịu dàng, khiêm tốn do tánh mau quên nên bị người nhà cho “ra rìa” (Dĩ nhiên nhân vật chính đáng thương đó là tôi). Những cái gì tươi mới luôn là đề tài vô tận cho người viết (dẫu viết rất “dỏm” như tôi) nên tuy chưa thân mấy, tôi vẫn có rất nhiều tình cảm và nhiều câu chuyện đẹp vô cùng nói về “tình làng nghĩa xóm” (cũng là một “nét đẹp của dân tộc ta”) mà tôi cảm nhận được ở nơi này!

Xóm mới của tôi nằm trong một cái hẻm to (còn gọi là “hẻm mặt tiền” vì nó nối ra con đường lớn đi qua các quận trung tâm Sài Gòn). Trong cái hẻm to có nhiều hẻm nhỏ (dĩ nhiên sẽ có nhiều căn nhà), trong mỗi căn nhà đều có vài căn phòng trọ, chưa kể trong hẻm còn có cả hai khu chung cư cũ (mỗi căn chung cư người ta có ít nhất hai phòng cho thuê). Một bữa, ngồi từ sáng đến trưa tôi đếm được hơn 500 người qua lại, vì chưa chuyên tâm mấy nên chị bán nước nói con số này không đến một phần ba số người thật sự ở đây. Sài Gòn bây giờ là một vùng “tấc đất tấc vàng”! Nội trong nhà tôi đang ở thôi, cả chủ lẫn người thuê nhà, con nít lẫn người lớn có khoảng 23 người chỉ với 7 phòng, 6 gia đình và chỉ có một người ở một mình là tôi (thật lãng phí tài nguyên). Do đa số người ở là thuê nên mặt bằng được tận dụng hết mức có thể để kinh doanh, cung cấp những nhu cầu cần thiết cho số người khổng lồ trên. Mỗi con người đều có thể trở thành một “nhà kinh doanh” nhỏ nếu không “cẩn thận”.

net-dep-cua-dan-toc-ta5
Người phụ nữ “giải cứu lợn” bị tạt nhớt, chất thải vào người – nguồn facebook

Nơi đây như một thành phố tí hon trong một thành phố lớn. Có mọi thứ phục vụ cho nhu cầu căn bản của một người, không cần ra khỏi xóm vẫn sống tốt, chỉ cần bạn có tiền. Hành trình vào xóm rất khó khăn cho một người đang giảm cân. Vì bạn đang bước vào trong một nồi lẩu “tả pín lù” người và vật.  Ðầu hẻm, khi bước vô bạn sẽ được chào đón bằng một cửa hàng thời trang rất lớn bên trái và một tiệm dán điện thoại bên phải. Sau đó là gần cả trăm quán ăn từ mặn đến chay (hầu như mọi món ăn bạn có thể nghĩ ra hoặc không nhớ đến), quán cà phê, quán net, shop quần áo, quán nhậu (có cả từ quán ốc luộc, quán hột vịt lộn nho nhỏ đến cả quán hải sản lớn, thậm chí quán… thịt chó), tiệm tạp hóa, rồi quán trà sữa, tiệm bán đàn guitar, sửa máy tính, sửa xe, giữ xe qua đêm, những hàng rau, đồ tươi sống nho nhỏ bày dưới những khoảng đất trống, đến những tiệm cắt tóc lề đường (chỉ với cái ghế, tấm kính và một tấm bạt căn trên đầu che nắng) tưởng như đã “hết thời”, Bên cạnh đó là hàng chục chiếc xe bán hàng rong (như bắp luộc, hột vịt lộn, xe hủ tiếu gõ, xe cháo lòng, trái cây…) lác đác đi ra từ mỗi khu nhà trọ mỗi sáng, chiều. Rảnh rảnh đi lang thang từ hẻm này luồn qua hẻm khác rồi bị lạc trong mớ hàng quán như mê cung bạn mới cảm nhận được sự đa dạng các hành trình sống nơi này (tuy đây chỉ là một góc rất nhỏ của Sài Gòn). Tuy mật độ san sát và đông như vậy nhưng hầu như mọi người đều hòa thuận với nhau, khu phố nhìn chung khá im ắng, khác hẳn với sự ồn ào, náo nhiệt, kẹt xe trên con đường lớn ngoài kia. Và cũng vì ngôi nhà tôi ở được xem là khép kín, yên ắng nhất xóm sau hai lớp cửa, mỗi người/gia đình đều có thể thoải mái với không gian riêng của mình. Ðiều này làm tôi khá dễ chịu. Nhưng đó chỉ là sự nhận định ngây thơ ban đầu…

net-dep-cua-dan-toc-ta1
Coi chừng chó hiền – nguồn facebook

“Ở trong chăn mới biết chăn có rận”. Anh bạn Google quả tình luôn luôn đúng. Sau tháng đầu tiên lê la khắp nơi (tuy chưa hết) các hàng quán ở nội trong khu này nhưng tôi cũng chọn ra cho mình vài quán quen để tiêu tiền. Và với khuôn mặt khả ái, vô hại, tánh tình dễ… dụ, ra dzô quen mặt, được mọi người lưu ý, chỉ điểm, tôi dần nhận ra vấn đề ở nơi mình đang sống.

Ða số thời gian sau giờ làm việc, tôi dành để hưởng thụ không gian một mình nên chuyện “tình làng nghĩa xóm” chỉ dừng ở mức chào hỏi và mua bán. Nhưng hình như có một chị hàng xóm rất “nhiệt tình”. Có vài bữa, tôi vừa mở cửa ra đã thấy chị đứng trước nhà… chào! (nhà chị cách nhà tôi vài căn) Tôi cũng thấy “kỳ kỳ”, nhưng vì “tình làng nghĩa xóm” cộng với bản tánh hay quên nên thôi cho qua! Và cuối cùng nguyên nhân cũng được hé lộ. Một hôm khi đi công việc về, ghé tiệm tạp hóa gần nhà mua vài thứ linh tinh, từ ngày về đây tôi chỉ mua đồ ở tiệm này vì muốn tạo mối quan hệ. Chị chủ tiệm tạp hóa sau vài lần bán đồ cũng quen mặt và chào hỏi lẫn nhau bắt đầu có cảm tình với tôi (Có thể vì tôi đẹp), nên khi thấy chị hàng xóm kia quá “thân tình” đã bỏ nhỏ với tôi một cách ý nhị “Ai lân la mượn tiền em đừng cho nha!”

net-dep-cua-dan-toc-ta3
Hủ tiếu gõ ăn sáng – photo du uyen

Một bữa trưa, khi đang chuyên tâm “xử” tô bún riêu ở cái quán nhỏ gần nhà nhất và nói chuyện vui vẻ với cô chủ quán. Quán này được một cô chừng 60 tuổi đứng bán cùng con dâu đang có thai. Cách bài trí khá đơn giản như hàng chục quán ăn ở đây, nó gồm một tủ lớn chứa các thành phần, gia vị, cái bếp để nấu và ba bộ bàn ghế nhựa xếp gọn một bên. Cô chủ quán là người miền tây đến Sài Gòn sinh sống đã hơn hai chục năm rồi mua nhà trong hẻm này. “Vừa cho thuê nhà vừa buôn bán lai rai”. “Bữa nào làm biếng thì nghỉ bán, đi chơi, cái tủ bún này bán cho có chứ lời lóm gì!” “Ðồ cô nấu là đậm đà, sạch sẽ nhất xóm!”…. Với tinh thần “kính lão đắc thọ”, tôi luôn cười tươi, dạ dạ, gật đầu lia lịa trước mọi lời nói, các câu hỏi của cô. Tôi không nghĩ gì thêm đến khi hết hồn trước câu hỏi “Con có quánh bài không?” Không biết lựa lời sao để trả, tôi nói đại: “Ở đây có chỗ chơi hả cô?” “Ừa. Chiều tối qua chơi! Cô mở sáng đêm đủ dịch vụ! Mày muốn gì có đó…” Tôi cười giả lả: “Trời ơi cô ơi nhìn con có tiền lắm hả?” Cô chủ quán hỏi tiếp một câu, lần này tôi sặc nước lèo mém xỉu: “Vậy mày có muốn kiếm tiền không? Cô giới thiệu…” Cô bỏ ngỏ câu nói nhưng câu trả lời chắc ít nhiều ai cũng nhận ra đó là một cách kiếm tiền không mấy lương thiện. Nhưng vì để giữ “tình làng nghĩa xóm” và hiểu rằng cô chủ quán dám đưa ra các lời đề nghị như vậy một cách công khai thì hẳn không phải lần đầu và không phải đó là chuyện bí mật gì. Tôi lại cười hì hì cho qua, ăn hết tô bún và đi về. Qua tìm hiểu vu vơ ở vài quán ăn “cóc” khác, tôi biết xóm này không chỉ có một sòng bài. Có cả đánh đề, buôn “xì ke” và nhiều “dịch vụ” khác. Những người mới đến đây ở chừng một vài tháng sẽ được “chiêu sinh”, thích thì chơi không thì thôi. Nhưng yếu lòng thì “chết” đó là chuyện hẳn nhiên.

net-dep-cua-dan-toc-ta2
Chỉ có thứ bạn không nghĩ ra, không có thứ gì xóm tôi không có – photo du uyen

Cũng có những con người rất dễ thương khác. Có chị bán chè, cứ ngày nào thấy tôi ngoi ra khỏi cái “kén” của mình là… khen áo đẹp, tóc đẹp, quần đẹp, nón đẹp… đôi khi tôi nghĩ có thể nếu tôi không mặc đồ chị cũng sẽ khen… da đẹp. Ðúng là “ngọt như chè” và tôi chuẩn bị phát… phì vì chị!

Kẻ tốt người xấu, đó là xã hội. Và giữa nơi “đất chật người đông” như Sài Gòn, chắc không ai rảnh để cả ngày thân thiện với một người mới như tôi mà không có mục đích. Ngay cả bản thân tôi cũng muốn thu mình, không muốn tiếp xúc với nhiều người. Nên vài mẩu chuyện nhỏ trên chỉ để giới thiệu sơ nơi tôi đang sống. Cũng giúp chính tôi nhận ra nên sống như thế nào giữa cái “xã hội” nhỏ này mà vẫn giữ được “nét đẹp của dân tộc ta” lẫn của mình.

net-dep-cua-dan-toc-ta
Vì cuộc sống! photo Nhan Le

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ” Tôi nhận thấy tánh hay quên của mình thật sự rất tốt, nó giúp tôi chiếm được cảm tình của bà con cô bác bán… đồ ăn ở đây. Mỗi bước tôi đi đều có sự mời gọi của chị bán chè, anh bán chuối chiên, cô bán vịt lộn, chị chủ tạp hóa cùng tập thể bà con bán đồ ăn sáng, ăn trưa, ăn chiều, ăn tối, ăn xế, ăn “é ri que”. Họ chỉ cần hỏi “Em ăn gì chưa?” kèm ánh nhìn ngọt ngào, tôi mua. Họ chỉ cần nói “Ngon lắm em!”, tôi mua. Họ chỉ cần than “Ế quá!”, tôi mua. Ðôi khi họ không nói gì tôi cũng mua. Có khi vì thích, có khi vì thèm, có khi vì ủng hộ, có khi vì đói thiệt nhưng hơn hết vẫn là do… quên rằng ở nhà vẫn còn đồ ăn.  Và không biết từ khi nào mà bà con nơi đây rất nhanh nắm bắt được “điểm mạnh” của tôi, họ sử dụng nó rất… thành thạo. “Vì cuộc sống!” Ðó là câu nói biện minh cho hầu hết các toan tính của mỗi người.

Thật ra, nhìn theo một góc khác. Họ vẫn còn lương thiện chán so với những kẻ tạo ra “nét đẹp của dân tộc” đương thời!

DU

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm