Cà Kê Dê Ngỗng
“Sao cái gì cũng của Trung Quốc?”
Em năm nay chỉ mới 15 tuổi nên phụ huynh không muốn nêu tên của em lên báo vì ngại ảnh hưởng đến chuyện học hành.
Em chính là bạn đọc đã phát hiện chuyện lạ trong cuốn sách có in cờ Trung Quốc và đặt câu hỏi: Tại sao lại cắm cờ Trung Quốc ở cổng trường (trong sách) khi phản ảnh với Tuổi Trẻ. Từ phát hiện của em, trong những ngày qua, hàng loạt cuốn sách sai trái đã được các phương tiện truyền thông, được người dân phát hiện.
Khi liên lạc với ngôi trường mà em đang học để xin phép trao món quà cho bạn đọc đã cung cấp một đề tài nóng, chúng tôi cũng bất ngờ khi nhận được đề nghị của ban giám hiệu nhà trường: “Tiến hành trao phần quà ấy ngay trong buổi lễ chào cờ - sinh hoạt đầu tuần”. Ý của các thầy trong ban giám hiệu là muốn câu chuyện này phổ biến đến nhiều học sinh hơn nữa, muốn các học trò trường mình có ý thức cao về lá cờ Tổ quốc như cô bạn cùng trường.
Nhưng chúng tôi càng bất ngờ hơn nữa khi tiếp xúc, trò chuyện với cô học trò nhỏ 15 tuổi. Em làm chúng tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, vì ở độ tuổi “ăn chưa no lo chưa tới”, nhưng em đã biết quan tâm đến thời cuộc và đặt ra những câu hỏi dễ làm người lớn ngọng nghịu. Em hỏi rằng: Tại sao đi mua món hàng gì cũng thấy là của Trung Quốc? Chúng tôi bảo với em rằng cả thế giới đều thế chứ có phải chỉ ở Việt Nam.
Giải thích thế chứ chúng tôi biết chưa thuyết phục được em. Vì em lại hỏi: ”Có phải là những món hàng lớn lao gì đâu hả chị? Chỉ những món đồ chơi đơn giản cho trẻ em, nhỏ nhoi như sợi dây thun dùng để nhảy dây, vậy mà mình cũng làm không được là sao?”.
Những câu hỏi từ một cô bé 15 tuổi đầy day dứt. Vâng, thật khó trả lời để thuyết phục với em khi trên ghế nhà trường, em nghe đến thuộc làu: “Đất nước Việt Nam rừng vàng biển bạc. Con người Việt Nam thông minh, cần cù...”. Chúng ta giàu thế, chúng ta giỏi thế, sao cái gì chúng ta cũng phải nhập? Nhập nhiều đến độ một cô bé 15 tuổi phải thốt lên hỏi rằng: ”Sao cái gì cũng của Trung Quốc?”.
Câu hỏi ấy không dành riêng cho một ai cả, mà tất cả những người lớn chúng ta có trách nhiệm phải trả lời. Trả lời bằng hành động cụ thể.
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Thoi-su-suy-nghi/538418/sao-cai-gi-cung-cua-trung-quoc.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
“Sao cái gì cũng của Trung Quốc?”
Em năm nay chỉ mới 15 tuổi nên phụ huynh không muốn nêu tên của em lên báo vì ngại ảnh hưởng đến chuyện học hành.
Em chính là bạn đọc đã phát hiện chuyện lạ trong cuốn sách có in cờ Trung Quốc và đặt câu hỏi: Tại sao lại cắm cờ Trung Quốc ở cổng trường (trong sách) khi phản ảnh với Tuổi Trẻ. Từ phát hiện của em, trong những ngày qua, hàng loạt cuốn sách sai trái đã được các phương tiện truyền thông, được người dân phát hiện.
Khi liên lạc với ngôi trường mà em đang học để xin phép trao món quà cho bạn đọc đã cung cấp một đề tài nóng, chúng tôi cũng bất ngờ khi nhận được đề nghị của ban giám hiệu nhà trường: “Tiến hành trao phần quà ấy ngay trong buổi lễ chào cờ - sinh hoạt đầu tuần”. Ý của các thầy trong ban giám hiệu là muốn câu chuyện này phổ biến đến nhiều học sinh hơn nữa, muốn các học trò trường mình có ý thức cao về lá cờ Tổ quốc như cô bạn cùng trường.
Nhưng chúng tôi càng bất ngờ hơn nữa khi tiếp xúc, trò chuyện với cô học trò nhỏ 15 tuổi. Em làm chúng tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, vì ở độ tuổi “ăn chưa no lo chưa tới”, nhưng em đã biết quan tâm đến thời cuộc và đặt ra những câu hỏi dễ làm người lớn ngọng nghịu. Em hỏi rằng: Tại sao đi mua món hàng gì cũng thấy là của Trung Quốc? Chúng tôi bảo với em rằng cả thế giới đều thế chứ có phải chỉ ở Việt Nam.
Giải thích thế chứ chúng tôi biết chưa thuyết phục được em. Vì em lại hỏi: ”Có phải là những món hàng lớn lao gì đâu hả chị? Chỉ những món đồ chơi đơn giản cho trẻ em, nhỏ nhoi như sợi dây thun dùng để nhảy dây, vậy mà mình cũng làm không được là sao?”.
Những câu hỏi từ một cô bé 15 tuổi đầy day dứt. Vâng, thật khó trả lời để thuyết phục với em khi trên ghế nhà trường, em nghe đến thuộc làu: “Đất nước Việt Nam rừng vàng biển bạc. Con người Việt Nam thông minh, cần cù...”. Chúng ta giàu thế, chúng ta giỏi thế, sao cái gì chúng ta cũng phải nhập? Nhập nhiều đến độ một cô bé 15 tuổi phải thốt lên hỏi rằng: ”Sao cái gì cũng của Trung Quốc?”.
Câu hỏi ấy không dành riêng cho một ai cả, mà tất cả những người lớn chúng ta có trách nhiệm phải trả lời. Trả lời bằng hành động cụ thể.
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Thoi-su-suy-nghi/538418/sao-cai-gi-cung-cua-trung-quoc.html