Sức khỏe và đời sống
“Sởn da gà” những ca bệnh nhiễm giun sán vì “đặc sản đồng quê”
Mới đây, “dân chơi” có “gu” ẩm thực đồng quê giật mình thon thót trước thông tin chấn động từ các bệnh viện rằng, ăn các món ăn đồng quê được cho là món ngon và sạch như ếch, lươn, chạch, cua, ốc, bò tái... là nguyên nhân gây bệnh nguy hiểm cho con người vì những động vật này là ổ chứa ấu trùng giun, sán trắng. Trên đường điều tra sự việc, PV Người đưa tin đã chứng kiến nhiều “ca” bệnh kinh hoàng vì trót ăn “đặc sản đồng quê”...
Ăn hải sản chưa chin rất dễ bị nhiễm giun sán
Những hệ lụy kinh hoàng vì nhiễm giun do ăn lươn ếch
Ông Hoàng Thái Đức (ở quận Đống Đa, Hà Nội) vào thăm con trai tại TP. Hồ Chí Minh với khối áp xe rất lớn bên cổ trái, lên tới hàm. Thấy vậy, con trai ông Đức liền đưa cha đến phòng khám để kiểm tra. Các bác sỹ chẩn đoán là áp xe mô, kê đơn thuốc liều cao về cho bệnh nhân. Uống hết 2 toa thuốc nhưng cái khối thịt bùng nhùng trên cổ vẫn không teo đi mà còn tiếp tục chuyển lên má, mặt, trông rất khủng khiếp. Hoảng quá, con trai ông Đức ngay lập tức đưa cha vào bệnh viện Nhiệt đới thăm khám. Tại đây, các bác sỹ đã làm rất nhiều xét nghiệm và phát hiện ra khối áp xe, bị viêm mô do nhiễm loại giun có tên khoa học là Gnathosma spinigerum (kích thước dài 2 mm, đầu có 6 hàng gai nhọn) gây lên. Theo các bác sỹ thì loại giun đó sống ký sinh trong các loài thủy sản nước ngọt ở đồng ruộng, ao, mương, sông suối như cá, ếch, lươn, chạch, ốc, rắn...
Nghe bác sỹ nói, con trai ông Đức mới tá hoả rằng, cha mình rất thích ăn ếch đồng đông lạnh. Tủ lạnh trong nhà, lúc nào cũng chứa đầy món khoái khẩu này. Ông Đức lại chỉ thích ăn đồ ăn xào theo kiểu tái hoặc vừa chín tới. Các bác sĩ cho rằng, các món tái chỉ chín được lớp ngoài khiến trứng và nang của giun Gnathosma spinigerum vẫn có thể sống trong những vùng thịt đỏ. Nó thâm nhập vào cơ thể gây lên áp xe.
Bác sỹ Trần Hồng Dương – Viện Sốt rét, ký sinh trùng TW phân tích: Người nhiễm ký sinh trùng Gnathosma spinigerum quá lâu mới điều trị sẽ để lại những hậu quả khó lường về thẩm mỹ. Với y học hiện đại, giun có thể sẽ được diệt nhưng khối áp xe (nơi giun “làm tổ”) bị xơ hóa, gây biến dạng khuôn mặt. Nếu người bệnh muốn trở lại hình dáng ban đầu thì phải thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ. Bác sỹ Dương dẫn chứng, tại bệnh viện, có một bệnh nhân người Ninh Bình đến chữa áp xe vú. Thuốc kháng sinh trước đó đã làm cho khối áp xe bị xơ hoá tất cả khu vực giun “làm tổ”. Sau đó, đi khám chuyên khoa mới phát hiện ra bệnh nhân này bị giun Gnathosma spinigerum gây áp xe chứ không phải do dùng kháng sinh hay bị mụn, u. Hai bên ngực của người đàn ông này chênh lệch rất rõ. Bác sỹ đã điều trị khỏi bệnh cho người đàn ông này nhưng ông ta suốt đời mang tật một bên ngực to, một bên ngực nhỏ.
Cũng theo bác sỹ Dương, ấu trùng giun này xâm nhập vào cơ thể một cách từ từ nên nhiều người bệnh không biết. Khi khối áp xe to lên, thấy khó chịu, người bệnh mới đi khám, gây khó khăn cho công tác điều trị và nguy hiểm đến tính mạng. Giun Gnathosma spinigerum có thể “làm tổ” ở bất kỳ nơi đâu trên cơ thể con người, gây ra biến dạng nhanh chóng.
Kinh hoàng xuất hiện sán trắng ở chỗ “nhạy cảm”
Về ấu trùng sán trắng, bác sỹ Dương cho biết “Nó rất dễ sinh sôi, nảy nở trong cơ thể những người thích ăn đồ sống, đồ tái. Vào một ngày cuối tháng 6, một người phụ nữ khá sành điệu tên Hoàng Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội) đến Viện khám với vẻ mặt thất thần. Chị Hoa cho biết: Ba buổi sáng liên tiếp ngủ dậy, chị phát hiện ở đáy quần lót có những vật thể lạ màu trắng đục. Hôm đầu tiên, chị Hoa tưởng đó là biểu hiện của bệnh phụ nữ như khí hư, huyết trắng. Hai hôm sau, chị phát hiện, xung quanh chỗ nằm cũng có những vật thể lạ màu trắng như thế. Hoảng sợ, chị đem đốt ga giường và đến bác sỹ khám. Chị Hoa còn cẩn thận mang cả “vật thể lạ” đó cho bác sỹ xem. Khám và làm các xét nghiệm, bác sỹ phát hiện, đó là sán dải bò (tên khoa học là Taenia saginata), một loại ký sinh trùng trong những thớ thịt bò, có hình dáng dài, dẹt. Chị Hoa thừa nhận, rất thích ăn phở bò tái. Và, đó là nguyên nhân gây ra sán trong người chị Hoa.
Bác sỹ Dương cho biết, ký sinh trùng giun Gnathosma spinigerum có thể “làm tổ” bất kỳ nơi đâu trên cơ thể như mặt, chân, tay, ngực nhưng ký sinh trùng sán Taenia saginata thường chỉ “làm tổ” ở những chỗ nhạy cảm trên cơ thể. Ngoài ra, sán dải lợn còn “đi du lịch” khắp cơ thể con người nhưng nó “thích trú ngụ” nhất là não và hốc mắt. Khi sán đã theo máu lên não, vào hốc mắt thì hậu quả cho sức khoẻ là rất nặng nề. Vì vậy, theo khuyến cáo của các bác sỹ, người dân không nên ăn đồ sống, tái; trước khi ăn phải rửa tay bằng xà phòng.
Hoàng Anh – Lê Tuấn
“Sởn da gà” những ca bệnh nhiễm giun sán vì “đặc sản đồng quê”
Mới đây, “dân chơi” có “gu” ẩm thực đồng quê giật mình thon thót trước thông tin chấn động từ các bệnh viện rằng, ăn các món ăn đồng quê được cho là món ngon và sạch như ếch, lươn, chạch, cua, ốc, bò tái... là nguyên nhân gây bệnh nguy hiểm cho con người vì những động vật này là ổ chứa ấu trùng giun, sán trắng. Trên đường điều tra sự việc, PV Người đưa tin đã chứng kiến nhiều “ca” bệnh kinh hoàng vì trót ăn “đặc sản đồng quê”...
Ăn hải sản chưa chin rất dễ bị nhiễm giun sán
Những hệ lụy kinh hoàng vì nhiễm giun do ăn lươn ếch
Ông Hoàng Thái Đức (ở quận Đống Đa, Hà Nội) vào thăm con trai tại TP. Hồ Chí Minh với khối áp xe rất lớn bên cổ trái, lên tới hàm. Thấy vậy, con trai ông Đức liền đưa cha đến phòng khám để kiểm tra. Các bác sỹ chẩn đoán là áp xe mô, kê đơn thuốc liều cao về cho bệnh nhân. Uống hết 2 toa thuốc nhưng cái khối thịt bùng nhùng trên cổ vẫn không teo đi mà còn tiếp tục chuyển lên má, mặt, trông rất khủng khiếp. Hoảng quá, con trai ông Đức ngay lập tức đưa cha vào bệnh viện Nhiệt đới thăm khám. Tại đây, các bác sỹ đã làm rất nhiều xét nghiệm và phát hiện ra khối áp xe, bị viêm mô do nhiễm loại giun có tên khoa học là Gnathosma spinigerum (kích thước dài 2 mm, đầu có 6 hàng gai nhọn) gây lên. Theo các bác sỹ thì loại giun đó sống ký sinh trong các loài thủy sản nước ngọt ở đồng ruộng, ao, mương, sông suối như cá, ếch, lươn, chạch, ốc, rắn...
Nghe bác sỹ nói, con trai ông Đức mới tá hoả rằng, cha mình rất thích ăn ếch đồng đông lạnh. Tủ lạnh trong nhà, lúc nào cũng chứa đầy món khoái khẩu này. Ông Đức lại chỉ thích ăn đồ ăn xào theo kiểu tái hoặc vừa chín tới. Các bác sĩ cho rằng, các món tái chỉ chín được lớp ngoài khiến trứng và nang của giun Gnathosma spinigerum vẫn có thể sống trong những vùng thịt đỏ. Nó thâm nhập vào cơ thể gây lên áp xe.
Bác sỹ Trần Hồng Dương – Viện Sốt rét, ký sinh trùng TW phân tích: Người nhiễm ký sinh trùng Gnathosma spinigerum quá lâu mới điều trị sẽ để lại những hậu quả khó lường về thẩm mỹ. Với y học hiện đại, giun có thể sẽ được diệt nhưng khối áp xe (nơi giun “làm tổ”) bị xơ hóa, gây biến dạng khuôn mặt. Nếu người bệnh muốn trở lại hình dáng ban đầu thì phải thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ. Bác sỹ Dương dẫn chứng, tại bệnh viện, có một bệnh nhân người Ninh Bình đến chữa áp xe vú. Thuốc kháng sinh trước đó đã làm cho khối áp xe bị xơ hoá tất cả khu vực giun “làm tổ”. Sau đó, đi khám chuyên khoa mới phát hiện ra bệnh nhân này bị giun Gnathosma spinigerum gây áp xe chứ không phải do dùng kháng sinh hay bị mụn, u. Hai bên ngực của người đàn ông này chênh lệch rất rõ. Bác sỹ đã điều trị khỏi bệnh cho người đàn ông này nhưng ông ta suốt đời mang tật một bên ngực to, một bên ngực nhỏ.
Cũng theo bác sỹ Dương, ấu trùng giun này xâm nhập vào cơ thể một cách từ từ nên nhiều người bệnh không biết. Khi khối áp xe to lên, thấy khó chịu, người bệnh mới đi khám, gây khó khăn cho công tác điều trị và nguy hiểm đến tính mạng. Giun Gnathosma spinigerum có thể “làm tổ” ở bất kỳ nơi đâu trên cơ thể con người, gây ra biến dạng nhanh chóng.
Kinh hoàng xuất hiện sán trắng ở chỗ “nhạy cảm”
Về ấu trùng sán trắng, bác sỹ Dương cho biết “Nó rất dễ sinh sôi, nảy nở trong cơ thể những người thích ăn đồ sống, đồ tái. Vào một ngày cuối tháng 6, một người phụ nữ khá sành điệu tên Hoàng Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội) đến Viện khám với vẻ mặt thất thần. Chị Hoa cho biết: Ba buổi sáng liên tiếp ngủ dậy, chị phát hiện ở đáy quần lót có những vật thể lạ màu trắng đục. Hôm đầu tiên, chị Hoa tưởng đó là biểu hiện của bệnh phụ nữ như khí hư, huyết trắng. Hai hôm sau, chị phát hiện, xung quanh chỗ nằm cũng có những vật thể lạ màu trắng như thế. Hoảng sợ, chị đem đốt ga giường và đến bác sỹ khám. Chị Hoa còn cẩn thận mang cả “vật thể lạ” đó cho bác sỹ xem. Khám và làm các xét nghiệm, bác sỹ phát hiện, đó là sán dải bò (tên khoa học là Taenia saginata), một loại ký sinh trùng trong những thớ thịt bò, có hình dáng dài, dẹt. Chị Hoa thừa nhận, rất thích ăn phở bò tái. Và, đó là nguyên nhân gây ra sán trong người chị Hoa.
Bác sỹ Dương cho biết, ký sinh trùng giun Gnathosma spinigerum có thể “làm tổ” bất kỳ nơi đâu trên cơ thể như mặt, chân, tay, ngực nhưng ký sinh trùng sán Taenia saginata thường chỉ “làm tổ” ở những chỗ nhạy cảm trên cơ thể. Ngoài ra, sán dải lợn còn “đi du lịch” khắp cơ thể con người nhưng nó “thích trú ngụ” nhất là não và hốc mắt. Khi sán đã theo máu lên não, vào hốc mắt thì hậu quả cho sức khoẻ là rất nặng nề. Vì vậy, theo khuyến cáo của các bác sỹ, người dân không nên ăn đồ sống, tái; trước khi ăn phải rửa tay bằng xà phòng.
Hoàng Anh – Lê Tuấn