Hình Ảnh & Sự Kiện
10 cuộc giải cứu nghẹt thở trong lịch sử
Một chuông lặn đang được thả xuống từ tàu cứu hộ Falcon để tìm kiếm những người sống sót của tàu ngầm bị chìm Squalus. |
Sáng sớm 23/5/1939, một sự cố về van nghiêm trọng đã làm chìm tàu ngầm công nghệ tiên tiến USS Squalus xuống độ sâu 240 feet, khi tàu này đang tiến hành một cuộc lặn thử ở đảo Shoals. Do quá sâu nên công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn và việc tìm kiếm bị trì hoãn cho đến tận ngày hôm sau, khi đó 33 người trong thủy thủ đoàn, khoang động cơ và khoang ngư lôi đều ngập trong nước.
Đến 11h30 ngày 24/5, một đội tìm kiếm đưa khoang cứu hộ McCann đến và giải cứu an toàn 33 nạn nhân sau 13 giờ bị mắc kẹt.
Cuộc đại đột kích trong Thế Chiến thứ II (1945)
Những lính biệt kích thuộc Liên đoàn biệt kích số 6 của Mỹ tham gia vào cuộc tấn công trại tù Cabanatuan để giải cứu tù nhân Mỹ và Philippines. |
Sự kiện này được biết đến như một nhiệm vụ hào hùng và khó khăn nhất trong Chiến tranh Thế giới II. Vào tháng 1 năm 1945, 121 lính biệt kích tình nguyện Mỹ bắt đầu cuộc giải cứu hơn 500 tù binh chiến tranh. Nhóm người này là những kẻ sống sót của đoàn duyệt binh Thần Chết trên đảo Bataan (Bataan Death March). Họ phải trải qua nhiều ngày đi bộ trong cái nóng khắc nghiệt, cháy da thịt của những khu rừng nhiệt đới tại Philippines. Hàng ngàn tù binh đã chết. Những người còn sống bị giam cầm trong trại Cabanatuan nổi tiếng là tàn bạo.
Để giải cứu đồng đội, những lính biệt kích này lẻn về phía sau hàng ngũ quân địch và triển khai một cuộc tấn công bất ngờ vào lính Nhật Bản. Cuộc tấn công kéo dài 30 phút đã giải phóng hàng trăm binh sĩ và quân đội Mỹ chỉ chịu tổn thất cực kỳ nhỏ. Nhiệm vụ đã được ghi chép vào cuốn sách bán chạy nhất năm 2002 của Hampton Sides với tựa đề Cuộc giải cứu lớn nhất trong trang sử hào hùng của Thế chiến thứ II.
“Sự cố Titanic” của tàu SS Andrea Doria (1956)
Sau khi sơ tán hết hành khách và thủy đoàn của mình, tàu chở khách tàu Andrea Doria nghiêng mạnh về bên mạn phải. |
Vào ngày 25/7/1956, do sương mù dày đặc ở vùng phía Bắc Đại Tây Dương gần đảo Nantucket, con tàu chở khách sang trọng SS Andrea Doria đang chạy với tốc độ 40 hải lý đã va chạm với tàu MS Stockholm. Gần giống như vụ va chạm tàu Titanic huyền thoại, tàu Andrea Doria khi đó chở 1.134 hành khách và 572 thủy thủ đã bị mũi của Stockholm chọc xuyên qua mạn phải con tàu một góc 90 độ, xuyên thủng 5 thùng nhiên liệu và nhanh chóng lấp đầy chúng bằng 500 tấn nước biển.
Khi con tàu nghiêng mạnh, các xuồng cứu hộ ở bên mạn phải trở nên quá cao để với tới, nhưng các hành khách ngay lập tức sơ tán sang tàu Stockholm gần đó và sang những tàu đi qua đó đã nghe thấy tiếng cầu cứu và đến để giúp đỡ. Mười một giờ sau cuộc va chạm, tàu Andrea Doria bị chìm, nhưng chỉ có 46 người thiệt mạng. 1.660 hành khách và thủy thủ đoàn sống sót.
Apollo 13- Cuộc giải cứu trong không gian (1970)
Sau hình ảnh của phi hành gia James Lovell của tàu vũ trụ Apollo 13 an toàn trên boong tàu khu trục USS Iwo Jima nhấp nháy trên màn hình tivi khổng lồ, toàn bộ điều khiển viên chuyến bay vui mừng kỷ niệm sự quay lại an toàn của phi hành đoàn tàu Apollo 13. |
Hollywood đã đưa hình ảnh không gian ly kỳ vào bộ phim của Ron Howard - Apollo 13 - sản xuất năm 1995. Nội dung phim được gói gọn như sau: Vào ngày 11/4/1970, con tàu Apollo 13 được phóng từ Trung tâm vũ trụ Kennedy với nhiệm vụ bay 200.000 dặm tới mặt trăng để khám phá địa hình Fra Mauro trên mặt trăng, một địa hình hấp dẫn gồm 53 dặm miệng núi lửa rộng được bao quanh bởi các vùng cao nguyên.
Chỉ sau gần 56 giờ sau khi được phóng lên vũ trụ, các phi hành gia nghe thấy một tiếng nổ lớn và họ nghĩ rằng một thiên thạch đã đâm trúng tàu. Thế nhưng, sự thật một bể oxy đã bị vỡ, đe dọa đến tính mạng của phi hành đoàn, làm suy giảm lượng oxy cung cấp cho họ, làm tê liệt nghiêm trọng việc cung cấp nước sạch và nhiệt. Trong lúc này, việc quan trọng nhất là phải sửa chữa hệ thống loại bỏ carbon dioxide và các phi hành gia đã phải thực hiện điều này với sự giúp đỡ của các kỹ sư trên mặt đất. Trải qua hành trình trở lại khó khăn, Apollo 13 đáp xuống trái đất một cách an toàn tại nam Thái Bình Dương ngày 17/4.
Chuyến bay 571 của Uruguay - Tai nạn kinh hoàng trong lịch sử hàng không (1972)
Tai nạn máy bay đẫm máu này chỉ có thể xuất hiện cơn ác mộng tồi tệ nhất đời mỗi người, tuy nhiên lại có kết thúc kỳ diệu. |
Vào ngày 13/10/1972, chiếc máy bay Fairchild số hiệu FH-227 chở 45 hành khách, bao gồm các thành viên của câu lạc bộ bóng bầu dục Uruguay Old Christian, cùng bạn bè và gia đình của họ, đi từ Montevideo đến Santiago, Chile. Sức gió và mây che phủ dày đặc làm các phi công mất phương hướng tại đèo Andean, buộc họ phải hạ độ cao quá sớm. Đó là nguyên nhân dẫn đến việc máy bay va phải một đỉnh núi vô danh tại độ cao hơn 4.000 m, làm gãy cánh phải và tiếp tục va phải một đỉnh khác, gãy cánh trái khiến thân máy bay đâm vào núi và chênh vênh tại độ cao 3.600 m.
Hơn một phần tư của các hành khách đã chết sau vụ va chạm và vào ngày 29, tám người nữa bị chết trong một trận tuyết lở. Những người sống sót thậm chí phải ăn thịt người, sống nhờ những hài cốt của người chết. Hai trong số những người sống sót sau vụ tai nạn, Nando Parrado và Roberto Canessa, đã tách ra để tìm sự giúp đỡ. Ngày 22/12, họ đã trở lại với một máy bay trực thăng cứu hộ. Ngày 23/12, tất cả 16 người sống sót đã an toàn xuống núi, hồi phục sau thời gian tê cóng, đói khát trầm trọng, hạ thân nhiệt và nhiều bệnh khác trong một bệnh viện Santiago.
Giải cứu bé gái từ độ sâu 6,7 m (1987)
Trong 26 năm kể từ khi Jessica McClure, khi đó là một bé gái 18 tháng tuổi, rơi qua một lỗ rộng 2,4 m và sâu khoảng 6,7 m, Bollywood đã thực hiện bộ phim truyền hình 59 giờ, Eminem đã đọc rap về cú ngã huyền thoại này trong ca khúc "Oh no" và seri hoạt hình nổi tiếng Nhà Simpson đã mô tả lại cuộc giải cứu một cách hài hước.
Năm 1987, sau 5 phút rời mắt khỏi con gái Jessica để trả lời điện thoại, Reba McClure trở lại sân sau nhà chị gái mình và đã thấy con gái của bà đã rơi xuống lỗ. Ngay sau đó, lực lượng cứu hộ có mặt, họ làm việc liên tục bất kể thời gian và quá trình này đã được đài CNN quay lại. Lực lượng cứu hộ đã sử dụng giàn khoan “lỗ chuột”, một máy tính thiết kế kết nối với các cột điện thoại và tiến hành đào một lỗ sâu 8,8 m song song với lỗ sâu mà bé gái rơi xuống, sau đó khoan một đường hầm kết nối ở ngay dưới bé Jessica 0,7 m. Jessica không chỉ sống sót, mà khi 25 tuổi, cô đã nhận được một quỹ ủy thác 800.000 USD. Số tiền này được quyên góp từ những khán giả dán mắt vào bộ phim tài liệu do CNN quay lại quá trình giải cứu cô bé.
Nỗ lực cứu hộ trong cơn bão khủng khiếp Katrina (2005)
Một Sĩ quan Cảnh sát Biển đang tìm kiếm những người sống sót trong cơn bão Katrina. |
Vào thứ hai ngày 29/8/2005, một trận gió xoáy nhiệt đới thứ 4 với sức gió (233 km/h) đã chạm đến vùng Buras, Louisiana, cách phía đông nam New Orleans 65 dặm. Theo như Phó thống đốc Thad Allen - Giám đốc nhân sự Cảnh sát Biển thời điểm đó cho biết, cơn bão ngay lập tức dâng cao đên 6,7 m và gây thiệt hại cho thành phố tương đương “một loại vũ khí có sức công phá hàng loạt của mẹ tạo hóa thay vì tổ chức khủng bố al Qaeda”.
Vào 10h30 sáng ngày hôm đó, Thị trưởng Ray Nagin đã ban hành thông báo sơ tán bắt buộc của thành phố. Trong các giờ, ngày, tuần và tháng tiếp theo, lực lượng Cánh sát biển Mỹ đã làm việc không mệt mỏi, quan sát kĩ lưỡng từng mái nhà giải cứu những người bị mắc kẹt bên trong. Cuối cùng họ đã cứu được tổng cộng 33.545 người sau trận bão Katrina.
Chuyến bay 1549 của Hàng không Mỹ (2009)
Vào ngày 15/1/2009, chuyến bay 1549 cất cánh theo lộ trình bay thường xuyên từ sân bay LaGuardia ở New York đến sân bay Charlotte, NC. Ba phút ngay sau đó, chiếc máy bay Airbus A320 này va chạm với một đàn ngỗng tại độ cao hơn 850m và bị hỏng động cơ. Khi cao độ của máy bay đang giảm và tốc độ bay tăng, Đại úy Chesley B. Sullenberger, một phi công dày dạn kinh nghiệm của lực lượng không quân chiến đấu Mỹ trước đây và Sĩ quan Jeffrey B. Skiles đã cố gắng đưa máy bay trở về sân bay LaGuardia, nhưng họ đã ở độ cao quá thấp để hạ cánh.
Sáu phút sau khi cất cánh, máy bay đã phải hạ cánh khẩn cấp trên sông Hudson gần đường West 50th. Tất cả những người trên chuyến bay - bao gồm 150 hành khách, ba tiếp viên hàng không và các phi công - đã sống sót. Thành viên Hội đồng quản trị An toàn giao thông quốc gia Kitty Higgins, người phát ngôn chính thức cho việc điều tra trên hiện trường, đã gọi đó là “cuộc hạ cánh thành công nhất trong lịch sử hàng không".
Cuộc giải cứu thần kỳ một bé gái trong trận động đất ở Haiti (2010)
Người dân xây dựng lại các tòa nhà bị phá hủy ở Port-au-Prince. |
Vào ngày 12/1/2010, em Darlene Etienne (16 tuổi) đang học ở nhà họ hàng ở sườn đồi Port-au-Prince khi trận động đất 7 độ richter xảy ra tại Haiti và cả tòa nhà sụp đổ trên ngay trên đầu của cô. 15 ngày sau, một người đàn ông đi qua nghe thấy tiếng rên rỉ yếu ớt từ một đống đổ nát.
Trong vòng vài giờ sau đó, lực lượng cứu hộ đã đào một hố sâu hơn 1,2 m, rộng 0,8 m và họ tìm thấy Etienne, người đã phủ bụi trắng, đôi mắt sâu hoắm bị mắc kẹt dưới một mảnh kim loại lớn. Ngoài một chân bị gãy thì cô bé không hề bị thương ở đâu khác. Sau này khi được phỏng vấn, Etienne có nói với các phóng viên rằng trong toàn bộ thời gian bị chôn vùi dưới đống đổ nát cô luôn tỉnh táo cố gắng la hét để những người qua đường phát hiện và giúp đỡ.
Cuộc giải cứu ở nơi cao nhất thế giới (2010)
Việc những máy bay trực thăng cứu hộ xuất hiện ở khu vực đỉnh Everest đã trở nên quá thường xuyên trong suốt những giải leo núi mùa xuân. Tuy nhiên, cuộc giải cứu ở độ cao chưa từng có đã diễn ra trên đỉnh Annapurna cao hơn 8.000 m ở Nepal, đây chính là một trong 10 đỉnh cao nhất thế giới.
Vào ngày 29/4/2010, một cơn bão khủng khiếp diễn ra đã khiến 3 nhà leo núi người Tây Ban Nha đã bị mắc kẹt tại độ cao 7.000 m.
Không thể hạ cánh trên địa hình khắc nghiệt, phi công Thụy Sĩ - Đại úy Daniel Aufdenblatten đã thả một dây cứu hộ dài từ chiếc máy bay trực thăng AS 350 B3 để cứu hộ các nhà leo núi. Nhà hướng dẫn leo núi người Thụy Sĩ - Richard Lehner đã bám vào nó, nỗ lực hướng dẫn các nhà leo núi bên dưới. Sau đó ông Aufdenblatten đã đưa từng nhà leo núi đến khu cắm trại phía dưới cách đó 2.700 m. Bộ đôi này sau đó đã được trao một giải thưởng tương đương giải Oscar của giới hàng không thế giới.
Zing
Song Phương chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
10 cuộc giải cứu nghẹt thở trong lịch sử
Một chuông lặn đang được thả xuống từ tàu cứu hộ Falcon để tìm kiếm những người sống sót của tàu ngầm bị chìm Squalus. |
Sáng sớm 23/5/1939, một sự cố về van nghiêm trọng đã làm chìm tàu ngầm công nghệ tiên tiến USS Squalus xuống độ sâu 240 feet, khi tàu này đang tiến hành một cuộc lặn thử ở đảo Shoals. Do quá sâu nên công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn và việc tìm kiếm bị trì hoãn cho đến tận ngày hôm sau, khi đó 33 người trong thủy thủ đoàn, khoang động cơ và khoang ngư lôi đều ngập trong nước.
Đến 11h30 ngày 24/5, một đội tìm kiếm đưa khoang cứu hộ McCann đến và giải cứu an toàn 33 nạn nhân sau 13 giờ bị mắc kẹt.
Cuộc đại đột kích trong Thế Chiến thứ II (1945)
Những lính biệt kích thuộc Liên đoàn biệt kích số 6 của Mỹ tham gia vào cuộc tấn công trại tù Cabanatuan để giải cứu tù nhân Mỹ và Philippines. |
Sự kiện này được biết đến như một nhiệm vụ hào hùng và khó khăn nhất trong Chiến tranh Thế giới II. Vào tháng 1 năm 1945, 121 lính biệt kích tình nguyện Mỹ bắt đầu cuộc giải cứu hơn 500 tù binh chiến tranh. Nhóm người này là những kẻ sống sót của đoàn duyệt binh Thần Chết trên đảo Bataan (Bataan Death March). Họ phải trải qua nhiều ngày đi bộ trong cái nóng khắc nghiệt, cháy da thịt của những khu rừng nhiệt đới tại Philippines. Hàng ngàn tù binh đã chết. Những người còn sống bị giam cầm trong trại Cabanatuan nổi tiếng là tàn bạo.
Để giải cứu đồng đội, những lính biệt kích này lẻn về phía sau hàng ngũ quân địch và triển khai một cuộc tấn công bất ngờ vào lính Nhật Bản. Cuộc tấn công kéo dài 30 phút đã giải phóng hàng trăm binh sĩ và quân đội Mỹ chỉ chịu tổn thất cực kỳ nhỏ. Nhiệm vụ đã được ghi chép vào cuốn sách bán chạy nhất năm 2002 của Hampton Sides với tựa đề Cuộc giải cứu lớn nhất trong trang sử hào hùng của Thế chiến thứ II.
“Sự cố Titanic” của tàu SS Andrea Doria (1956)
Sau khi sơ tán hết hành khách và thủy đoàn của mình, tàu chở khách tàu Andrea Doria nghiêng mạnh về bên mạn phải. |
Vào ngày 25/7/1956, do sương mù dày đặc ở vùng phía Bắc Đại Tây Dương gần đảo Nantucket, con tàu chở khách sang trọng SS Andrea Doria đang chạy với tốc độ 40 hải lý đã va chạm với tàu MS Stockholm. Gần giống như vụ va chạm tàu Titanic huyền thoại, tàu Andrea Doria khi đó chở 1.134 hành khách và 572 thủy thủ đã bị mũi của Stockholm chọc xuyên qua mạn phải con tàu một góc 90 độ, xuyên thủng 5 thùng nhiên liệu và nhanh chóng lấp đầy chúng bằng 500 tấn nước biển.
Khi con tàu nghiêng mạnh, các xuồng cứu hộ ở bên mạn phải trở nên quá cao để với tới, nhưng các hành khách ngay lập tức sơ tán sang tàu Stockholm gần đó và sang những tàu đi qua đó đã nghe thấy tiếng cầu cứu và đến để giúp đỡ. Mười một giờ sau cuộc va chạm, tàu Andrea Doria bị chìm, nhưng chỉ có 46 người thiệt mạng. 1.660 hành khách và thủy thủ đoàn sống sót.
Apollo 13- Cuộc giải cứu trong không gian (1970)
Sau hình ảnh của phi hành gia James Lovell của tàu vũ trụ Apollo 13 an toàn trên boong tàu khu trục USS Iwo Jima nhấp nháy trên màn hình tivi khổng lồ, toàn bộ điều khiển viên chuyến bay vui mừng kỷ niệm sự quay lại an toàn của phi hành đoàn tàu Apollo 13. |
Hollywood đã đưa hình ảnh không gian ly kỳ vào bộ phim của Ron Howard - Apollo 13 - sản xuất năm 1995. Nội dung phim được gói gọn như sau: Vào ngày 11/4/1970, con tàu Apollo 13 được phóng từ Trung tâm vũ trụ Kennedy với nhiệm vụ bay 200.000 dặm tới mặt trăng để khám phá địa hình Fra Mauro trên mặt trăng, một địa hình hấp dẫn gồm 53 dặm miệng núi lửa rộng được bao quanh bởi các vùng cao nguyên.
Chỉ sau gần 56 giờ sau khi được phóng lên vũ trụ, các phi hành gia nghe thấy một tiếng nổ lớn và họ nghĩ rằng một thiên thạch đã đâm trúng tàu. Thế nhưng, sự thật một bể oxy đã bị vỡ, đe dọa đến tính mạng của phi hành đoàn, làm suy giảm lượng oxy cung cấp cho họ, làm tê liệt nghiêm trọng việc cung cấp nước sạch và nhiệt. Trong lúc này, việc quan trọng nhất là phải sửa chữa hệ thống loại bỏ carbon dioxide và các phi hành gia đã phải thực hiện điều này với sự giúp đỡ của các kỹ sư trên mặt đất. Trải qua hành trình trở lại khó khăn, Apollo 13 đáp xuống trái đất một cách an toàn tại nam Thái Bình Dương ngày 17/4.
Chuyến bay 571 của Uruguay - Tai nạn kinh hoàng trong lịch sử hàng không (1972)
Tai nạn máy bay đẫm máu này chỉ có thể xuất hiện cơn ác mộng tồi tệ nhất đời mỗi người, tuy nhiên lại có kết thúc kỳ diệu. |
Vào ngày 13/10/1972, chiếc máy bay Fairchild số hiệu FH-227 chở 45 hành khách, bao gồm các thành viên của câu lạc bộ bóng bầu dục Uruguay Old Christian, cùng bạn bè và gia đình của họ, đi từ Montevideo đến Santiago, Chile. Sức gió và mây che phủ dày đặc làm các phi công mất phương hướng tại đèo Andean, buộc họ phải hạ độ cao quá sớm. Đó là nguyên nhân dẫn đến việc máy bay va phải một đỉnh núi vô danh tại độ cao hơn 4.000 m, làm gãy cánh phải và tiếp tục va phải một đỉnh khác, gãy cánh trái khiến thân máy bay đâm vào núi và chênh vênh tại độ cao 3.600 m.
Hơn một phần tư của các hành khách đã chết sau vụ va chạm và vào ngày 29, tám người nữa bị chết trong một trận tuyết lở. Những người sống sót thậm chí phải ăn thịt người, sống nhờ những hài cốt của người chết. Hai trong số những người sống sót sau vụ tai nạn, Nando Parrado và Roberto Canessa, đã tách ra để tìm sự giúp đỡ. Ngày 22/12, họ đã trở lại với một máy bay trực thăng cứu hộ. Ngày 23/12, tất cả 16 người sống sót đã an toàn xuống núi, hồi phục sau thời gian tê cóng, đói khát trầm trọng, hạ thân nhiệt và nhiều bệnh khác trong một bệnh viện Santiago.
Giải cứu bé gái từ độ sâu 6,7 m (1987)
Trong 26 năm kể từ khi Jessica McClure, khi đó là một bé gái 18 tháng tuổi, rơi qua một lỗ rộng 2,4 m và sâu khoảng 6,7 m, Bollywood đã thực hiện bộ phim truyền hình 59 giờ, Eminem đã đọc rap về cú ngã huyền thoại này trong ca khúc "Oh no" và seri hoạt hình nổi tiếng Nhà Simpson đã mô tả lại cuộc giải cứu một cách hài hước.
Năm 1987, sau 5 phút rời mắt khỏi con gái Jessica để trả lời điện thoại, Reba McClure trở lại sân sau nhà chị gái mình và đã thấy con gái của bà đã rơi xuống lỗ. Ngay sau đó, lực lượng cứu hộ có mặt, họ làm việc liên tục bất kể thời gian và quá trình này đã được đài CNN quay lại. Lực lượng cứu hộ đã sử dụng giàn khoan “lỗ chuột”, một máy tính thiết kế kết nối với các cột điện thoại và tiến hành đào một lỗ sâu 8,8 m song song với lỗ sâu mà bé gái rơi xuống, sau đó khoan một đường hầm kết nối ở ngay dưới bé Jessica 0,7 m. Jessica không chỉ sống sót, mà khi 25 tuổi, cô đã nhận được một quỹ ủy thác 800.000 USD. Số tiền này được quyên góp từ những khán giả dán mắt vào bộ phim tài liệu do CNN quay lại quá trình giải cứu cô bé.
Nỗ lực cứu hộ trong cơn bão khủng khiếp Katrina (2005)
Một Sĩ quan Cảnh sát Biển đang tìm kiếm những người sống sót trong cơn bão Katrina. |
Vào thứ hai ngày 29/8/2005, một trận gió xoáy nhiệt đới thứ 4 với sức gió (233 km/h) đã chạm đến vùng Buras, Louisiana, cách phía đông nam New Orleans 65 dặm. Theo như Phó thống đốc Thad Allen - Giám đốc nhân sự Cảnh sát Biển thời điểm đó cho biết, cơn bão ngay lập tức dâng cao đên 6,7 m và gây thiệt hại cho thành phố tương đương “một loại vũ khí có sức công phá hàng loạt của mẹ tạo hóa thay vì tổ chức khủng bố al Qaeda”.
Vào 10h30 sáng ngày hôm đó, Thị trưởng Ray Nagin đã ban hành thông báo sơ tán bắt buộc của thành phố. Trong các giờ, ngày, tuần và tháng tiếp theo, lực lượng Cánh sát biển Mỹ đã làm việc không mệt mỏi, quan sát kĩ lưỡng từng mái nhà giải cứu những người bị mắc kẹt bên trong. Cuối cùng họ đã cứu được tổng cộng 33.545 người sau trận bão Katrina.
Chuyến bay 1549 của Hàng không Mỹ (2009)
Vào ngày 15/1/2009, chuyến bay 1549 cất cánh theo lộ trình bay thường xuyên từ sân bay LaGuardia ở New York đến sân bay Charlotte, NC. Ba phút ngay sau đó, chiếc máy bay Airbus A320 này va chạm với một đàn ngỗng tại độ cao hơn 850m và bị hỏng động cơ. Khi cao độ của máy bay đang giảm và tốc độ bay tăng, Đại úy Chesley B. Sullenberger, một phi công dày dạn kinh nghiệm của lực lượng không quân chiến đấu Mỹ trước đây và Sĩ quan Jeffrey B. Skiles đã cố gắng đưa máy bay trở về sân bay LaGuardia, nhưng họ đã ở độ cao quá thấp để hạ cánh.
Sáu phút sau khi cất cánh, máy bay đã phải hạ cánh khẩn cấp trên sông Hudson gần đường West 50th. Tất cả những người trên chuyến bay - bao gồm 150 hành khách, ba tiếp viên hàng không và các phi công - đã sống sót. Thành viên Hội đồng quản trị An toàn giao thông quốc gia Kitty Higgins, người phát ngôn chính thức cho việc điều tra trên hiện trường, đã gọi đó là “cuộc hạ cánh thành công nhất trong lịch sử hàng không".
Cuộc giải cứu thần kỳ một bé gái trong trận động đất ở Haiti (2010)
Người dân xây dựng lại các tòa nhà bị phá hủy ở Port-au-Prince. |
Vào ngày 12/1/2010, em Darlene Etienne (16 tuổi) đang học ở nhà họ hàng ở sườn đồi Port-au-Prince khi trận động đất 7 độ richter xảy ra tại Haiti và cả tòa nhà sụp đổ trên ngay trên đầu của cô. 15 ngày sau, một người đàn ông đi qua nghe thấy tiếng rên rỉ yếu ớt từ một đống đổ nát.
Trong vòng vài giờ sau đó, lực lượng cứu hộ đã đào một hố sâu hơn 1,2 m, rộng 0,8 m và họ tìm thấy Etienne, người đã phủ bụi trắng, đôi mắt sâu hoắm bị mắc kẹt dưới một mảnh kim loại lớn. Ngoài một chân bị gãy thì cô bé không hề bị thương ở đâu khác. Sau này khi được phỏng vấn, Etienne có nói với các phóng viên rằng trong toàn bộ thời gian bị chôn vùi dưới đống đổ nát cô luôn tỉnh táo cố gắng la hét để những người qua đường phát hiện và giúp đỡ.
Cuộc giải cứu ở nơi cao nhất thế giới (2010)
Việc những máy bay trực thăng cứu hộ xuất hiện ở khu vực đỉnh Everest đã trở nên quá thường xuyên trong suốt những giải leo núi mùa xuân. Tuy nhiên, cuộc giải cứu ở độ cao chưa từng có đã diễn ra trên đỉnh Annapurna cao hơn 8.000 m ở Nepal, đây chính là một trong 10 đỉnh cao nhất thế giới.
Vào ngày 29/4/2010, một cơn bão khủng khiếp diễn ra đã khiến 3 nhà leo núi người Tây Ban Nha đã bị mắc kẹt tại độ cao 7.000 m.
Không thể hạ cánh trên địa hình khắc nghiệt, phi công Thụy Sĩ - Đại úy Daniel Aufdenblatten đã thả một dây cứu hộ dài từ chiếc máy bay trực thăng AS 350 B3 để cứu hộ các nhà leo núi. Nhà hướng dẫn leo núi người Thụy Sĩ - Richard Lehner đã bám vào nó, nỗ lực hướng dẫn các nhà leo núi bên dưới. Sau đó ông Aufdenblatten đã đưa từng nhà leo núi đến khu cắm trại phía dưới cách đó 2.700 m. Bộ đôi này sau đó đã được trao một giải thưởng tương đương giải Oscar của giới hàng không thế giới.
Zing
Song Phương chuyển