Trang lá cải
10 điều bạn phải biết trước khi tới Thụy Điển
Mùa đông cực, cực lạnh
Clement từng nghĩ, London đã là nơi lạnh lắm rồi, ấy thế nhưng vẫn bị “choáng” khi bước chân xuống khỏi máy bay ở sân bay Arlanda, khi tuyết phả đầy mặt và gió rét buốt luồn lách vào tận sâu bên trong lớp quần áo. Và từ lúc đó cho tới tháng giêng, trời chỉ có ngày một lạnh thêm, nhiệt độ sẽ xuống dưới -3°C và đôi lúc Clement cảm giác như “máu mình đông cứng lại”.
Cách tốt nhất, theo anh là mặc nhiều đồ giữ nhiệt, đi boot để giữ ấm chân và tránh trơn trượt khi tuyết tan trên đường.
“Đối với người Thụy Điển thì chẳng có gì là quá lạnh, chỉ cần mặc thêm quần áo là được,” anh cho biết.
Việc làm
Mặc dù phần lớn người Thụy Điển nói tiếng Anh cực tốt – như thể đó là ngôn ngữ mẹ đẻ thứ 2 của họ vậy – thì việc bạn không biết tiếng Thụy Điển vẫn cứ là một trở ngại lớn. Clement khuyên rằng, trước mắt, bạn có thể đối phó bằng cách làm các công việc kỹ thuật ít cần giao tiếp, hoặc là tìm việc làm mà cần dùng tiếng Anh bản ngữ, miễn là đừng quá kén chọn. Nhưng mà về lâu về dài thì vẫn cứ phải học tiếng Thụy Điển.
Trang phục
Nếu là một người ưa màu mè, thì bạn phải thay đổi ngay bằng việc tậu thêm nhiều đồ đen trong tủ quần áo. Bởi ở Thụy Điển, màu đen giống như là một loại đồng phục cho mọi trường hợp. Hãy tưởng tượng, anh chàng người Anh Clement đã lạc lõng thế nào khi mặc chiếc áo khoác màu cam đi giữa đường phố Thụy Điển. “Mọi người có cảm tường là tôi đang muốn gây sự chú ý, hoặc là một du khách không hề biết tới loại đồng phục bất thành văn ở đất nước này,” Clement nói.
Không gian riêng tư
Có một luật bất thành văn nữa ở Thụy Điển mà không phải ai cũng biết là dù có đang giờ cao điểm, thì bạn cũng không được đứng quá sát vào người khác. Nó như một kiểu không gian riêng mà bạn bất khả xâm phạm với bất cứ một cớ gì.
Ngoài ra, chớ có áp đặt một cuộc trò chuyện với người Thụy Điển khi họ chưa sẵn sàng, nếu không muốn làm họ sợ “chạy mất dép”.
Dù là với Clement, một cư dân London thì đây là chuyện hàng ngày, nhưng đó sẽ là một trải nghiệm kinh khủng, đáng sợ với người Thụy Điển.
Không có “vui lòng”, “làm ơn”
Nhiều người Thụy Điển bị hiểu lầm bởi cách sử dụng tiếng Anh theo lối trực tiếp, thẳng thừng và thậm chí đôi khi hơi gay gắt của mình. “Tôi có thể bảo đảm là đó hoàn toàn không phải lỗi của họ,” Clement cho hay. “Thật ra, nguyên nhân là bởi những lời bông đùa, ngôn ngữ đệm không hề tồn tại trong từ điển của họ.” Điều đó lý giải tại sao khi nói và dịch từ tiếng Thụy Điển sang tiếng Anh, họ chỉ nói gọn phần ngữ nghĩa, thẳng vào vấn đề và kết thúc bằng lời cảm ơn, hoàn toàn không có ý xúc phạm gì.
Pizza Thụy Điển – ăn rồi chẳng muốn về
Nghe có vẻ lạc đề nhưng Clement cho rằng, không gì sánh được với Pizza Thụy Điển. Họ không làm bánh nhỏ, chỉ có bánh lớn và siêu lớn với giá tương đối rẻ.
Đúng giờ là đúng giờ
Khi họ nói đến đúng giờ, một cách hoàn toàn nghiêm túc. Không có chuyện trễ 5 phút, 10 phút. Nếu đi muộn vài phút mà không có một lời giải thích hợp lý thì bạn sẽ bị coi là kẻ thô lỗ.
Phải thấu hiểu từ “Lagom”
Mong muốn một cuộc sống vừa đủ, không thiếu không thừa, tất cả thật chừng mực thì cứ mạnh dạn tới Thụy Điển, nơi hoàn hảo cho bạn thực hành triết lý sống này. “Lagom” chính là mang ý nghĩa đó.
Bạn sẽ được thực hành hàng ngày, hàng giờ, từ việc cười lớn chừng nào là vừa, cười bao nhiêu là đủ, từ Lagom này nghe sẽ thật lạ tai với với những người không phải dân bản xứ ở đây.
Trật tự là tối thượng
Trong một môi trường cạnh tranh, nơi nhịp sống quá nhanh và sôi động như London, mọi thứ đều có thể chấp nhận được. Như Clement nhận xét, đó là một thế giới mà người ta giành giật để tồn tại.
Ở Thụy Điển thì mọi thứ đều khác hẳn, mà mọi bí quyết gói gọn trong một chìa khóa mang tên “trật tự”.
Bất kể bạn đến từ đâu, có những quy tắc, luật lệ, cấu trúc mà bạn phải theo. Không có bất kỳ sự hỗn loạn nào nếu không thì bạn sẽ được đón nhận những ánh mắt vô cùng thiếu thiện cảm của người bản xứ.
Đời sống xã hội và khái niệm fika
Clement đã giải thích từ fika với một gia đình người Anh bằng cách ví von khái niệm này với niềm đam mê trà và bánh quy của người London. Với người Thụy Điển thì fika còn nghiêm túc hơn gấp bội. Nó giống như kiểu giờ nghỉ (bắt buộc) trong thời gian làm việc để thư giãn vậy. Và người Thụy Điển muốn một fika chất lượng, gồm có rất nhiều cà phê, bánh ngọt. Người Thụy Điển uống cà phê nhiều thứ 3 thế giới, chỉ sau Phần Lan và Hà Lan. Dễ hiểu thôi khi khí hậu của họ lạnh đến vậy. Và bất kể công việc có bận rộn tới đâu, luôn luôn có một fika để thư giãn và nạp đầy lại năng lượng.
The Local | Wanderlust Tips | Cinet
Bàn ra tán vào (0)
10 điều bạn phải biết trước khi tới Thụy Điển
Mùa đông cực, cực lạnh
Clement từng nghĩ, London đã là nơi lạnh lắm rồi, ấy thế nhưng vẫn bị “choáng” khi bước chân xuống khỏi máy bay ở sân bay Arlanda, khi tuyết phả đầy mặt và gió rét buốt luồn lách vào tận sâu bên trong lớp quần áo. Và từ lúc đó cho tới tháng giêng, trời chỉ có ngày một lạnh thêm, nhiệt độ sẽ xuống dưới -3°C và đôi lúc Clement cảm giác như “máu mình đông cứng lại”.
Cách tốt nhất, theo anh là mặc nhiều đồ giữ nhiệt, đi boot để giữ ấm chân và tránh trơn trượt khi tuyết tan trên đường.
“Đối với người Thụy Điển thì chẳng có gì là quá lạnh, chỉ cần mặc thêm quần áo là được,” anh cho biết.
Việc làm
Mặc dù phần lớn người Thụy Điển nói tiếng Anh cực tốt – như thể đó là ngôn ngữ mẹ đẻ thứ 2 của họ vậy – thì việc bạn không biết tiếng Thụy Điển vẫn cứ là một trở ngại lớn. Clement khuyên rằng, trước mắt, bạn có thể đối phó bằng cách làm các công việc kỹ thuật ít cần giao tiếp, hoặc là tìm việc làm mà cần dùng tiếng Anh bản ngữ, miễn là đừng quá kén chọn. Nhưng mà về lâu về dài thì vẫn cứ phải học tiếng Thụy Điển.
Trang phục
Nếu là một người ưa màu mè, thì bạn phải thay đổi ngay bằng việc tậu thêm nhiều đồ đen trong tủ quần áo. Bởi ở Thụy Điển, màu đen giống như là một loại đồng phục cho mọi trường hợp. Hãy tưởng tượng, anh chàng người Anh Clement đã lạc lõng thế nào khi mặc chiếc áo khoác màu cam đi giữa đường phố Thụy Điển. “Mọi người có cảm tường là tôi đang muốn gây sự chú ý, hoặc là một du khách không hề biết tới loại đồng phục bất thành văn ở đất nước này,” Clement nói.
Không gian riêng tư
Có một luật bất thành văn nữa ở Thụy Điển mà không phải ai cũng biết là dù có đang giờ cao điểm, thì bạn cũng không được đứng quá sát vào người khác. Nó như một kiểu không gian riêng mà bạn bất khả xâm phạm với bất cứ một cớ gì.
Ngoài ra, chớ có áp đặt một cuộc trò chuyện với người Thụy Điển khi họ chưa sẵn sàng, nếu không muốn làm họ sợ “chạy mất dép”.
Dù là với Clement, một cư dân London thì đây là chuyện hàng ngày, nhưng đó sẽ là một trải nghiệm kinh khủng, đáng sợ với người Thụy Điển.
Không có “vui lòng”, “làm ơn”
Nhiều người Thụy Điển bị hiểu lầm bởi cách sử dụng tiếng Anh theo lối trực tiếp, thẳng thừng và thậm chí đôi khi hơi gay gắt của mình. “Tôi có thể bảo đảm là đó hoàn toàn không phải lỗi của họ,” Clement cho hay. “Thật ra, nguyên nhân là bởi những lời bông đùa, ngôn ngữ đệm không hề tồn tại trong từ điển của họ.” Điều đó lý giải tại sao khi nói và dịch từ tiếng Thụy Điển sang tiếng Anh, họ chỉ nói gọn phần ngữ nghĩa, thẳng vào vấn đề và kết thúc bằng lời cảm ơn, hoàn toàn không có ý xúc phạm gì.
Pizza Thụy Điển – ăn rồi chẳng muốn về
Nghe có vẻ lạc đề nhưng Clement cho rằng, không gì sánh được với Pizza Thụy Điển. Họ không làm bánh nhỏ, chỉ có bánh lớn và siêu lớn với giá tương đối rẻ.
Đúng giờ là đúng giờ
Khi họ nói đến đúng giờ, một cách hoàn toàn nghiêm túc. Không có chuyện trễ 5 phút, 10 phút. Nếu đi muộn vài phút mà không có một lời giải thích hợp lý thì bạn sẽ bị coi là kẻ thô lỗ.
Phải thấu hiểu từ “Lagom”
Mong muốn một cuộc sống vừa đủ, không thiếu không thừa, tất cả thật chừng mực thì cứ mạnh dạn tới Thụy Điển, nơi hoàn hảo cho bạn thực hành triết lý sống này. “Lagom” chính là mang ý nghĩa đó.
Bạn sẽ được thực hành hàng ngày, hàng giờ, từ việc cười lớn chừng nào là vừa, cười bao nhiêu là đủ, từ Lagom này nghe sẽ thật lạ tai với với những người không phải dân bản xứ ở đây.
Trật tự là tối thượng
Trong một môi trường cạnh tranh, nơi nhịp sống quá nhanh và sôi động như London, mọi thứ đều có thể chấp nhận được. Như Clement nhận xét, đó là một thế giới mà người ta giành giật để tồn tại.
Ở Thụy Điển thì mọi thứ đều khác hẳn, mà mọi bí quyết gói gọn trong một chìa khóa mang tên “trật tự”.
Bất kể bạn đến từ đâu, có những quy tắc, luật lệ, cấu trúc mà bạn phải theo. Không có bất kỳ sự hỗn loạn nào nếu không thì bạn sẽ được đón nhận những ánh mắt vô cùng thiếu thiện cảm của người bản xứ.
Đời sống xã hội và khái niệm fika
Clement đã giải thích từ fika với một gia đình người Anh bằng cách ví von khái niệm này với niềm đam mê trà và bánh quy của người London. Với người Thụy Điển thì fika còn nghiêm túc hơn gấp bội. Nó giống như kiểu giờ nghỉ (bắt buộc) trong thời gian làm việc để thư giãn vậy. Và người Thụy Điển muốn một fika chất lượng, gồm có rất nhiều cà phê, bánh ngọt. Người Thụy Điển uống cà phê nhiều thứ 3 thế giới, chỉ sau Phần Lan và Hà Lan. Dễ hiểu thôi khi khí hậu của họ lạnh đến vậy. Và bất kể công việc có bận rộn tới đâu, luôn luôn có một fika để thư giãn và nạp đầy lại năng lượng.
The Local | Wanderlust Tips | Cinet