Kinh Đời
100 ngày đầu tiên làm tổng thống, ông Trump sẽ làm gì?
Sau lễ nhậm chức, tân Tổng thống Donald Trump có từ giờ đến ngày 29/4 để làm phần lớn những việc trong 100 ngày đầu tiên đứng đầu Nhà Trắng.
100 ngày làm tổng thống đầu tiên của ông Trump sẽ diễn ra như thế nào? |
Từ lâu, những tuần đầu tiên của tân tổng thống luôn là một quãng thời gian quan trọng để thể hiện hiệu quả trong công việc.
Thời
Tổng thống Franklin Roosevelt năm 1933, ông đã thúc giục quốc hội thông
qua được 75 dự luật. Đây là một trong những nghị trình làm việc mạnh mẽ
nhất trong lịch sử Mỹ.
Thời Tổng thống John Kennedy, khi mà quốc hội do đảng Dân chủ lãnh đạo bị chia rẽ sâu sắc giữa các thành viên Dân chủ bảo thủ ở miền nam và thành viên Dân chủ tự do ở miền bắc, phần lớn nghị trình của ông đã bị dập tắt. Sự kiện Vịnh Con lợn ở Cuba đã khiến nhiều người Mỹ giảm niềm tin vào khả năng chính sách đối ngoại của ông.
Với Tổng thống Ronald Reagan,
ông cũng không làm được gì nhiều vì một Thượng viện do phe Cộng hòa kiểm
soát không thể vượt qua được sự phản đối của Hạ viện do phe Dân chủ
kiểm soát. Hồi tháng 3, trước khi bị bắn, ông Reagan đã có thể thông qua
luật giảm thuế lịch sử và bãi bỏ quy định liên quan tới thị trường dầu
mỏ thông qua hành động hành pháp.
Tổng thống Bill Clinton thậm chí còn có trải nghiệm 100 ngày đầu tiên tệ hơn ông Kennedy cho dù Hạ viện do phe Dân chủ kiểm soát tới tận năm 1994.
Trong khi đó, 100 ngày đầu tiên, dự luật kích thích kinh tế của Tổng thống Barack Obama đã được quốc hội thông qua.
Trong thực tế, 100 ngày đầu tiên chỉ là một khái niệm, một cách thức để một tổng thống xác định giai đoạn cụ thể và tạo áp lực cho các đồng minh ở quốc hội nhằm thúc đẩy nghị trình càng nhanh càng tốt. Điều đáng lưu ý là một số tổng thống bị coi là thất bại, ví như Jimmy Carter, thực ra lại có 100 ngày đầu tiên hiệu quả.
Khái niệm 100 ngày đầu tiên là cách để truyền thông tạo ra kịch tính cho độc giả, người xem. Sở dĩ có khái niệm này là nhiều người cho rằng tổng thống có “vốn chính trị” để sử dụng sau bầu cử nhằm thúc đẩy nghị trình tại quốc hội. Đây là giai đoạn “trăng mật” – khi mà các nghị sĩ dễ dàng thuận theo ý chí của tổng thống. Tuy nhiên, khái niệm 100 ngày đầu tiên đã bị thổi phồng và phe đối lập đã sẵn sàng đấu tranh trong 100 ngày đó và cả sau này.
“Trăng mật” của ông Trump
Với
ông Trump thì sao? Mặc dù mọi người thường coi ông là người không thể
dự đoán được nhưng những gì chúng ta sẽ chứng kiến trong 100 ngày lại
khá rõ ràng.
Với các thành viên nội các xuất thân
thừ Phố Wall, chính quyền của ông Trump sẽ phối hợp để “khai tử” quy
định tài chính Dodd-Frank được thực hiện từ năm 2008.
Ông Trump sẽ thúc đẩy mạnh mẽ để chấm dứt các lệnh cấm khai thác dầu ngoài khơi vốn cản trở hoạt động thăm dò dầu khí của Mỹ.
Bãi
bỏ các quy định này không chỉ thực hiện thông qua lập pháp và hành động
hành pháp mà còn qua tay của các thành viên nội các như Bộ trưởng Năng
lượng đề cử Rick Perry và Giám đốc Cơ quan Bảo vệ Môi trường đề cử Scott
Pruitt.
Như những gì đã tuyên bố khi tranh cử,
ngay sau khi nhậm chức, ông Trump đã thực hiện một số điều quan trọng:
khai tử Obamacare, rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, xem xét lại thỏa thuận khí hậu Paris và thỏa thuận hạt nhân Iran.
Không
chỉ quan tâm tới phá bỏ di sản của người tiền nhiệm, ông Trump sẽ tìm
cách khởi động tạo dựng di sản của riêng mình. Có một số lĩnh vực mà ông
sẽ thực hiện để hoàn thành cam kết trong chiến dịch tranh cử.
Về
vấn đề nhập cư, ông sẽ thúc đẩy xây bức tường dọc biên giới Mexico hoặc
đưa ra các chính sách như trục xuất người nhập cư bất hợp pháp, tăng
cường kiểm soát biên giới.
Ông cũng sẽ thúc đẩy một dự luật về cơ sở hạ tầng trong đó cam kết ưu đãi thuế cho các nhà phát triển cơ sở hạ tầng. Mục tiêu của dự luật là để thể hiện ông nghiêm túc trong tạo công ăn việc làm cho người Mỹ, khiến phe Dân chủ rơi vào thế khó nếu muốn phản đối ông.
Một lĩnh vực khác mà ông
có thể thu hút phe Dân chủ là gói cải cách thuế, trong đó bỏ ưu đãi
thuế cho các tập đoàn nếu họ đưa việc làm ra nước ngoài.
Về chiến dịch chống khủng bố, sẽ không ngạc nhiên nếu ông Trump thực thi quyền lực tổng thống bằng cách phô trương sức mạnh chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã chỉ trích ông Obama quá yếu đuối trước các mối đe dọa an ninh quốc tế. Ông chỉ trích chính quyền Obama vì không mạnh tay với khủng bố và không hành động đủ ở Syria để dập tắt IS. Hiện mọi con mắt sẽ đổ dồn về Nhà Trắng để xem ông Trump có triển khai lực lượng quân sự đáp trả các mối đe dọa an ninh này hay không.
Với NATO, tổ chức này sẽ bị thử
thách hơn bao giờ hết trong thời ông Trump – người đã công kích liên
minh quân sự và có khả năng ủng hộ phe Cộng hòa giảm đóng góp tài chính
cho NATO.
Cùng lúc đó, dư luận sẽ không mấy ngạc nhiên nếu ông Trump giảm các biện pháp trừng phạt Nga.
Tất nhiên, không thể hoàn toàn dự đoán những gì sẽ diễn ra trong 100 ngày đầu tiên của ông Trump cũng như hiệu quả các hành động trong quãng thời gian này. Những sự kiện bất ngờ luôn xảy ra và thay đổi nghị trình của chính quyền, buộc tổng thống phải điều chỉnh, cải thiện hoặc đi theo hướng mới. Sự kiện đột xuất chắc chắc là điều mà ông Trump không thể tránh khỏi.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
100 ngày đầu tiên làm tổng thống, ông Trump sẽ làm gì?
Sau lễ nhậm chức, tân Tổng thống Donald Trump có từ giờ đến ngày 29/4 để làm phần lớn những việc trong 100 ngày đầu tiên đứng đầu Nhà Trắng.
100 ngày làm tổng thống đầu tiên của ông Trump sẽ diễn ra như thế nào? |
Từ lâu, những tuần đầu tiên của tân tổng thống luôn là một quãng thời gian quan trọng để thể hiện hiệu quả trong công việc.
Thời
Tổng thống Franklin Roosevelt năm 1933, ông đã thúc giục quốc hội thông
qua được 75 dự luật. Đây là một trong những nghị trình làm việc mạnh mẽ
nhất trong lịch sử Mỹ.
Thời Tổng thống John Kennedy, khi mà quốc hội do đảng Dân chủ lãnh đạo bị chia rẽ sâu sắc giữa các thành viên Dân chủ bảo thủ ở miền nam và thành viên Dân chủ tự do ở miền bắc, phần lớn nghị trình của ông đã bị dập tắt. Sự kiện Vịnh Con lợn ở Cuba đã khiến nhiều người Mỹ giảm niềm tin vào khả năng chính sách đối ngoại của ông.
Với Tổng thống Ronald Reagan,
ông cũng không làm được gì nhiều vì một Thượng viện do phe Cộng hòa kiểm
soát không thể vượt qua được sự phản đối của Hạ viện do phe Dân chủ
kiểm soát. Hồi tháng 3, trước khi bị bắn, ông Reagan đã có thể thông qua
luật giảm thuế lịch sử và bãi bỏ quy định liên quan tới thị trường dầu
mỏ thông qua hành động hành pháp.
Tổng thống Bill Clinton thậm chí còn có trải nghiệm 100 ngày đầu tiên tệ hơn ông Kennedy cho dù Hạ viện do phe Dân chủ kiểm soát tới tận năm 1994.
Trong khi đó, 100 ngày đầu tiên, dự luật kích thích kinh tế của Tổng thống Barack Obama đã được quốc hội thông qua.
Trong thực tế, 100 ngày đầu tiên chỉ là một khái niệm, một cách thức để một tổng thống xác định giai đoạn cụ thể và tạo áp lực cho các đồng minh ở quốc hội nhằm thúc đẩy nghị trình càng nhanh càng tốt. Điều đáng lưu ý là một số tổng thống bị coi là thất bại, ví như Jimmy Carter, thực ra lại có 100 ngày đầu tiên hiệu quả.
Khái niệm 100 ngày đầu tiên là cách để truyền thông tạo ra kịch tính cho độc giả, người xem. Sở dĩ có khái niệm này là nhiều người cho rằng tổng thống có “vốn chính trị” để sử dụng sau bầu cử nhằm thúc đẩy nghị trình tại quốc hội. Đây là giai đoạn “trăng mật” – khi mà các nghị sĩ dễ dàng thuận theo ý chí của tổng thống. Tuy nhiên, khái niệm 100 ngày đầu tiên đã bị thổi phồng và phe đối lập đã sẵn sàng đấu tranh trong 100 ngày đó và cả sau này.
“Trăng mật” của ông Trump
Với
ông Trump thì sao? Mặc dù mọi người thường coi ông là người không thể
dự đoán được nhưng những gì chúng ta sẽ chứng kiến trong 100 ngày lại
khá rõ ràng.
Với các thành viên nội các xuất thân
thừ Phố Wall, chính quyền của ông Trump sẽ phối hợp để “khai tử” quy
định tài chính Dodd-Frank được thực hiện từ năm 2008.
Ông Trump sẽ thúc đẩy mạnh mẽ để chấm dứt các lệnh cấm khai thác dầu ngoài khơi vốn cản trở hoạt động thăm dò dầu khí của Mỹ.
Bãi
bỏ các quy định này không chỉ thực hiện thông qua lập pháp và hành động
hành pháp mà còn qua tay của các thành viên nội các như Bộ trưởng Năng
lượng đề cử Rick Perry và Giám đốc Cơ quan Bảo vệ Môi trường đề cử Scott
Pruitt.
Như những gì đã tuyên bố khi tranh cử,
ngay sau khi nhậm chức, ông Trump đã thực hiện một số điều quan trọng:
khai tử Obamacare, rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, xem xét lại thỏa thuận khí hậu Paris và thỏa thuận hạt nhân Iran.
Không
chỉ quan tâm tới phá bỏ di sản của người tiền nhiệm, ông Trump sẽ tìm
cách khởi động tạo dựng di sản của riêng mình. Có một số lĩnh vực mà ông
sẽ thực hiện để hoàn thành cam kết trong chiến dịch tranh cử.
Về
vấn đề nhập cư, ông sẽ thúc đẩy xây bức tường dọc biên giới Mexico hoặc
đưa ra các chính sách như trục xuất người nhập cư bất hợp pháp, tăng
cường kiểm soát biên giới.
Ông cũng sẽ thúc đẩy một dự luật về cơ sở hạ tầng trong đó cam kết ưu đãi thuế cho các nhà phát triển cơ sở hạ tầng. Mục tiêu của dự luật là để thể hiện ông nghiêm túc trong tạo công ăn việc làm cho người Mỹ, khiến phe Dân chủ rơi vào thế khó nếu muốn phản đối ông.
Một lĩnh vực khác mà ông
có thể thu hút phe Dân chủ là gói cải cách thuế, trong đó bỏ ưu đãi
thuế cho các tập đoàn nếu họ đưa việc làm ra nước ngoài.
Về chiến dịch chống khủng bố, sẽ không ngạc nhiên nếu ông Trump thực thi quyền lực tổng thống bằng cách phô trương sức mạnh chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã chỉ trích ông Obama quá yếu đuối trước các mối đe dọa an ninh quốc tế. Ông chỉ trích chính quyền Obama vì không mạnh tay với khủng bố và không hành động đủ ở Syria để dập tắt IS. Hiện mọi con mắt sẽ đổ dồn về Nhà Trắng để xem ông Trump có triển khai lực lượng quân sự đáp trả các mối đe dọa an ninh này hay không.
Với NATO, tổ chức này sẽ bị thử
thách hơn bao giờ hết trong thời ông Trump – người đã công kích liên
minh quân sự và có khả năng ủng hộ phe Cộng hòa giảm đóng góp tài chính
cho NATO.
Cùng lúc đó, dư luận sẽ không mấy ngạc nhiên nếu ông Trump giảm các biện pháp trừng phạt Nga.
Tất nhiên, không thể hoàn toàn dự đoán những gì sẽ diễn ra trong 100 ngày đầu tiên của ông Trump cũng như hiệu quả các hành động trong quãng thời gian này. Những sự kiện bất ngờ luôn xảy ra và thay đổi nghị trình của chính quyền, buộc tổng thống phải điều chỉnh, cải thiện hoặc đi theo hướng mới. Sự kiện đột xuất chắc chắc là điều mà ông Trump không thể tránh khỏi.