Cà Kê Dê Ngỗng
12 bí ẩn quanh vụ xét xử vợ Bạc Hy Lai
Trong phiên tòa, bà Cốc Khai Lai đã thừa nhận giết đối tác làm ăn người Anh của bà, Neil Heywood. Bà cho biết sẵn sàng “chấp nhận và bình tĩnh đối mặt với bản án” và rằng bà mong tòa cho bà một “tuyên án công bằng và hợp lý”.
Qua xem xét tiến trình tòa án (bị rò rỉ ra ngoài) và tin tức chính thức cũng như phỏng vấn 2 trong số 140 người được chính phủ Trung Quốc chọn lọc để tham dự phiên tòa, tác giả của bài viết trên tờ The New York Times đã nhận thấy hàng chục vấn đề pháp lý quan trọng bị lờ đi hoặc bị bỏ qua tại phiên tòa. Những vấn đề này có thể dẫn đến việc xóa bỏ cáo buộc hoặc thậm chí được tuyên trắng án, nếu bên biện hộ được phép trả lời một cách thích đáng.
1. Bà Cốc Khai Lai đã chính thức được chuyên gia y tế do tòa chỉ định chẩn đoán bị vui buồn thất thường và bị tâm thần phân liệt mức độ trung bình. Kết luận này phần lớn dựa trên thú nhận của bà Cốc. Vậy nếu không có bất kỳ bằng chứng vững chắc nào, liệu chúng ta có thể biết trí nhớ của bà có đáng tin cậy hay không và việc bà bị suy sụp tinh thần có ảnh hưởng tới ý định phạm tội?
2. Động cơ của vụ giết người không rõ ràng. Bên công tố tuyên bố bà Cốc đã ấp ủ âm mưu giết ông Heywood khi bà được thông báo là ông ta đã giam và bắt cóc con trai bà ở Anh khi thỏa thuận làm ăn của họ đổ bể. Bằng chứng duy nhất được đưa ra tại tòa là một bức thư điện tử vào đầu tháng 11 của ông Heywood, trong đó ông viết cho con trai của bà Cốc, Bạc Qua Qua rằng: “Ngươi sẽ bị hủy hoại”. Nhưng khi đó, con trai bà Cốc đã ở Mỹ và đang học Harvard.
3. Bản cáo trạng cho biết bà Cốc đã lấy thuốc độc chuột trái phép. Có bằng chứng nào chứng tỏ bà thực sự làm vây? Bà lấy nó từ ai? Và Trong thuốc độc chuột có xyanua hay không?
4. Liệu xyanua có trong thi thể Heywood? Bà Cốc thừa nhận đã chuốc cho ông say và sau đó đưa cho ông ta nước có pha xyanua. Tuy nhiên, báo cáo khám nghiệm ban đầu, theo lời bên biện hộ, cho thấy không có dấu hiệu nào của việc đầu độc bằng xyanua. Chiếu CT đối với cơ thể nạn nhân trước khi được hỏa táng và mẫu máu ban đầu không tìm thấy dấu hiệu nào của xyanua.
5. Theo luật sư bảo vệ cho bà Cốc, ông Heywood có lịch sử gia đình mắc bệnh tim mạch. Do ông không phải là người uống nhiều rượu, nên liệu có khả năng ông chết vì nguyên nhân tự nhiên là đau tim do uống quá nhiều?
6. Theo bên công tố, điều tra trưởng đã lấy một mẫu máu khác, sau đó mẫu này được dùng làm bằng chứng quan trọng sau khi thi thể của ông Heywood đã được hỏa táng. Tuy nhiên nhà điều tra trưởng này đã mang mẫu máu về nhà mà không được phép. 4 tháng sau, thử nghiệm trên mẫu máu thứ hai cho thấy có xyanua, mà lượng của nó, rất trùng hợp, chỉ đủ giết chết một người. Liệu có bằng chứng nào chứng tỏ mẫu máu đó được đảm bảo nguyên vẹn trong suốt 4 tháng đó?
7. Đã có một cuộc vật lộn trước cái chết của ông Heywood? Bà Cốc cho biết ông Heywood đã chết trước khi bà rời phòng, với đầu đặt trên gối. Nhưng khi cảnh sát phát hiện xác của ông hai ngày sau đó, ông lại nằm thẳng trên giường và ga giường có dấu hiệu bị xê dịch. Xét đến bằng chứng này, một chuyên gia về tội phạm tin rằng ông Heywood có khả năng không phải bị giết bằng cyanide, chất có xu hướng gây tử vong nhanh, hoặc không có chất độc giết ông này ngay lập tức và ông Heywood thực ra vẫn sống khi bà Cốc rời phòng.
8. Theo luật sư bảo vệ, sau khi bà Cốc rời hiện trường vụ án, dấu chân của người lạ được tìm thấy ở trên ban công, nhưng không có dấu hiệu đột nhập. Tại sao tòa án không điều tra những dấu chân này xuất phát từ đâu?
9. Bên công tố cho biết đã thu thập 394 thẩm vấn nhân chứng, nhưng phiên tòa lại được tiến hành không có sự tham gia trực tiếp và đối chất nào của các nhân chứng quan trọng, trong đó có Vương Lập Quân, người từng là cảnh sát trưởng Trùng Khánh, đã chạy tới lãnh sự quán Mỹ tại đó và là người đích thân đem vụ việc ra ánh sáng.
Bà Cốc chọn luật sư bào chữa từ danh sách các luật sư do chính phủ chỉ định một tháng trước khi phiên tòa diễn ra. Với một vụ án quan trọng như vậy, tại sao luật sư lại được chỉ định nghiên cứu vụ việc chỉ trong thời gian ngắn như vậy? Và tại sao luật sư bào chữa không có cơ hội thẩm vấn những nhân chứng quan trọng trong khi diễn ra phiên tòa?
10. Không hề có một dòng gợi nhắc công khai nào về người chồng của bà Cốc Khai Lai, cựu bí thư Trùng Khánh bị phế truất Bạc Hy Lai, trong phiên tòa. Khi bà Cốc nhận thấy ông Heywood đang đe dọa con trai mình, lẽ nào bà không nói với chồng, bí thư thành ủy Trùng Khánh khi đó? Vì vậy câu hỏi đặt ra là liệu ông Bạc Hy Lai có liên quan đến âm mưu giết người?
11. Sau khi cảnh sát Trùng Khánh kết luận ông Heywood chết vì đau tim do uống rượu quá nhiều, bà Cốc đã thuyết phục thành công được gia đình ông Heywood đồng ý hỏa táng mà không khám nghiệm tử thi. Liệu bà Cốc hay chính quyền Trùng Khánh có trả tiền để đổi lấy sự im lặng của gia đình ông Heywood?
12. Quá trình luận tội cho thấy bà Cốc và ông Heywood kết hợp làm ăn vào năm 2005 với một giám đốc cấp cao ở một công ty nhà nước Trung Quốc trong nhiều hợp đồng bất động sản ở Trùng Khánh và Pháp. Nếu thành công, ông Heywood sẽ được thưởng 140 triệu bảng Anh. Nhưng thỏa thuận đổ bể. Ông Heywood đã yêu cầu được nhận đền bù 10% khoản ban đầu. Nhưng không có giải thích nào cho thấy những dự án đó là gì, tại sao lại thất bại, và vai trò của ông Heywood ra sao. Theo một nguồn tin ở Bắc Kinh, ông Bạc, người chuyển tới Trùng Khánh vào năm 2007, đã dừng các dự án đó do lo sợ chúng có thể làm hỏng tương lai chính trị của ông. Nếu điều đó được chứng minh là đúng, liệu bên công tế có giấu những chi tiết này – bởi chúng có thể mâu thuẫn với thông tin báo chí nhà nước Trung Quốc cho rằng ông Bạc là một quan chức tham nhũng?
Bà Cốc và gia đình bà có thể đã chủ động không kiên quyết chống lại những cáo buộc giết người và đã quyết định thỏa thuận với chính phủ, bởi bà hiểu mục tiêu thực sự của phiên tòa là chồng bà.
Nếu bà chiến đấu chống lại cáo buộc giết người, các đối thủ chính trị của gia đình ông Bạc có thể đưa ra các cáo buộc tham nhũng, cũng có thể dẫn đến tội chết. Tại Trung Quốc ngày nay, các chuyên gia cho rằng tham nhũng tràn lan tới mức gần như không quan chức nào “miễn dịch” được và một khi những cáo buộc như thế được đưa ra, con trai bà, chồng bà và nhiều bạn bè của bà cũng sẽ bị liên đới. Giữa hai lựa chọn, cáo buộc giết người có vẻ như là thỏa thuận tốt hơn.
Bằng việc hợp tác tích cực với chính phủ, thừa nhận tội lỗi và lôi kéo được cảnh sát trưởng và các phụ tá của ông ta vào vụ việc, bà Cốc mong bản án tử hình có thể được đưa ra đối với bà được giảm nhẹ.
Người Trung Quốc có câu nói: “Miễn là đồi xanh vẫn còn, sẽ luôn có gỗ để đốt lò”. Trong vụ bà Cốc, giữ được mạng sống và tránh cho chồng bà khỏi bị truy tố mở ra khả năng trở lại khi gió chính trường thay đổi. Bố chồng bà Cốc, ông Bạc Nhất Ba, từng bị coi là kẻ phản bội thời Cách mạng văn hóa, bị đánh đập, bêu giếu, bị giam hãm, đói khát trong tù. 3 năm sau vụ án đối với ông được lật ngược. Ông được lãnh đạo mới phục chức và ông sống thọ tới 99 tuổi, sống lâu hơn hầu hết kẻ thù của mình.
Xét về tính phức tạp của vụ việc cũng như sự quan tâm lớn của báo chí, nhiều người cho rằng chính phủ Trung Quốc sẽ thực hiện nghiêm túc vụ việc, hay ít nhất là cố gắng tôn trọng tiến trình xét xử. Song các chuyên gia khẳng định phiên tòa được diễn ra vội vã, sơ sài.
Các chuyên gia cũng tin rằng phán quyết đối với bà Cốc sẽ do các lãnh đạo Đảng ở Bắc Kinh quyết định, thay vì thẩm phán tại tòa. Gấp gáp tìm ra lý do để phế truất ông Bạc, người từng là ứng cử viên sáng cho một trong những vị trí quan trọng trong bộ chính trị, sẽ giúp những nhân vật cấp cao ở Bắc Kinh “loại” được một đối thủ lớn trước cuộc chuyển giao thế hệ lãnh đạo tại Đại hội đảng 18 vào cuối năm nay. Vì vậy giới chuyên gia cho rằng chính phủ Trung Quốc chắc chắn sẽ “trao” cho bà Cốc án phạt nặng, mà những câu hỏi pháp lý cơ bản nhất thậm chí không được hỏi, chứ chưa nói đến trả lời.
Vũ Quý
Theo NYTimes
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
12 bí ẩn quanh vụ xét xử vợ Bạc Hy Lai
Trong phiên tòa, bà Cốc Khai Lai đã thừa nhận giết đối tác làm ăn người Anh của bà, Neil Heywood. Bà cho biết sẵn sàng “chấp nhận và bình tĩnh đối mặt với bản án” và rằng bà mong tòa cho bà một “tuyên án công bằng và hợp lý”.
Qua xem xét tiến trình tòa án (bị rò rỉ ra ngoài) và tin tức chính thức cũng như phỏng vấn 2 trong số 140 người được chính phủ Trung Quốc chọn lọc để tham dự phiên tòa, tác giả của bài viết trên tờ The New York Times đã nhận thấy hàng chục vấn đề pháp lý quan trọng bị lờ đi hoặc bị bỏ qua tại phiên tòa. Những vấn đề này có thể dẫn đến việc xóa bỏ cáo buộc hoặc thậm chí được tuyên trắng án, nếu bên biện hộ được phép trả lời một cách thích đáng.
1. Bà Cốc Khai Lai đã chính thức được chuyên gia y tế do tòa chỉ định chẩn đoán bị vui buồn thất thường và bị tâm thần phân liệt mức độ trung bình. Kết luận này phần lớn dựa trên thú nhận của bà Cốc. Vậy nếu không có bất kỳ bằng chứng vững chắc nào, liệu chúng ta có thể biết trí nhớ của bà có đáng tin cậy hay không và việc bà bị suy sụp tinh thần có ảnh hưởng tới ý định phạm tội?
2. Động cơ của vụ giết người không rõ ràng. Bên công tố tuyên bố bà Cốc đã ấp ủ âm mưu giết ông Heywood khi bà được thông báo là ông ta đã giam và bắt cóc con trai bà ở Anh khi thỏa thuận làm ăn của họ đổ bể. Bằng chứng duy nhất được đưa ra tại tòa là một bức thư điện tử vào đầu tháng 11 của ông Heywood, trong đó ông viết cho con trai của bà Cốc, Bạc Qua Qua rằng: “Ngươi sẽ bị hủy hoại”. Nhưng khi đó, con trai bà Cốc đã ở Mỹ và đang học Harvard.
3. Bản cáo trạng cho biết bà Cốc đã lấy thuốc độc chuột trái phép. Có bằng chứng nào chứng tỏ bà thực sự làm vây? Bà lấy nó từ ai? Và Trong thuốc độc chuột có xyanua hay không?
4. Liệu xyanua có trong thi thể Heywood? Bà Cốc thừa nhận đã chuốc cho ông say và sau đó đưa cho ông ta nước có pha xyanua. Tuy nhiên, báo cáo khám nghiệm ban đầu, theo lời bên biện hộ, cho thấy không có dấu hiệu nào của việc đầu độc bằng xyanua. Chiếu CT đối với cơ thể nạn nhân trước khi được hỏa táng và mẫu máu ban đầu không tìm thấy dấu hiệu nào của xyanua.
5. Theo luật sư bảo vệ cho bà Cốc, ông Heywood có lịch sử gia đình mắc bệnh tim mạch. Do ông không phải là người uống nhiều rượu, nên liệu có khả năng ông chết vì nguyên nhân tự nhiên là đau tim do uống quá nhiều?
6. Theo bên công tố, điều tra trưởng đã lấy một mẫu máu khác, sau đó mẫu này được dùng làm bằng chứng quan trọng sau khi thi thể của ông Heywood đã được hỏa táng. Tuy nhiên nhà điều tra trưởng này đã mang mẫu máu về nhà mà không được phép. 4 tháng sau, thử nghiệm trên mẫu máu thứ hai cho thấy có xyanua, mà lượng của nó, rất trùng hợp, chỉ đủ giết chết một người. Liệu có bằng chứng nào chứng tỏ mẫu máu đó được đảm bảo nguyên vẹn trong suốt 4 tháng đó?
7. Đã có một cuộc vật lộn trước cái chết của ông Heywood? Bà Cốc cho biết ông Heywood đã chết trước khi bà rời phòng, với đầu đặt trên gối. Nhưng khi cảnh sát phát hiện xác của ông hai ngày sau đó, ông lại nằm thẳng trên giường và ga giường có dấu hiệu bị xê dịch. Xét đến bằng chứng này, một chuyên gia về tội phạm tin rằng ông Heywood có khả năng không phải bị giết bằng cyanide, chất có xu hướng gây tử vong nhanh, hoặc không có chất độc giết ông này ngay lập tức và ông Heywood thực ra vẫn sống khi bà Cốc rời phòng.
8. Theo luật sư bảo vệ, sau khi bà Cốc rời hiện trường vụ án, dấu chân của người lạ được tìm thấy ở trên ban công, nhưng không có dấu hiệu đột nhập. Tại sao tòa án không điều tra những dấu chân này xuất phát từ đâu?
9. Bên công tố cho biết đã thu thập 394 thẩm vấn nhân chứng, nhưng phiên tòa lại được tiến hành không có sự tham gia trực tiếp và đối chất nào của các nhân chứng quan trọng, trong đó có Vương Lập Quân, người từng là cảnh sát trưởng Trùng Khánh, đã chạy tới lãnh sự quán Mỹ tại đó và là người đích thân đem vụ việc ra ánh sáng.
Bà Cốc chọn luật sư bào chữa từ danh sách các luật sư do chính phủ chỉ định một tháng trước khi phiên tòa diễn ra. Với một vụ án quan trọng như vậy, tại sao luật sư lại được chỉ định nghiên cứu vụ việc chỉ trong thời gian ngắn như vậy? Và tại sao luật sư bào chữa không có cơ hội thẩm vấn những nhân chứng quan trọng trong khi diễn ra phiên tòa?
10. Không hề có một dòng gợi nhắc công khai nào về người chồng của bà Cốc Khai Lai, cựu bí thư Trùng Khánh bị phế truất Bạc Hy Lai, trong phiên tòa. Khi bà Cốc nhận thấy ông Heywood đang đe dọa con trai mình, lẽ nào bà không nói với chồng, bí thư thành ủy Trùng Khánh khi đó? Vì vậy câu hỏi đặt ra là liệu ông Bạc Hy Lai có liên quan đến âm mưu giết người?
11. Sau khi cảnh sát Trùng Khánh kết luận ông Heywood chết vì đau tim do uống rượu quá nhiều, bà Cốc đã thuyết phục thành công được gia đình ông Heywood đồng ý hỏa táng mà không khám nghiệm tử thi. Liệu bà Cốc hay chính quyền Trùng Khánh có trả tiền để đổi lấy sự im lặng của gia đình ông Heywood?
12. Quá trình luận tội cho thấy bà Cốc và ông Heywood kết hợp làm ăn vào năm 2005 với một giám đốc cấp cao ở một công ty nhà nước Trung Quốc trong nhiều hợp đồng bất động sản ở Trùng Khánh và Pháp. Nếu thành công, ông Heywood sẽ được thưởng 140 triệu bảng Anh. Nhưng thỏa thuận đổ bể. Ông Heywood đã yêu cầu được nhận đền bù 10% khoản ban đầu. Nhưng không có giải thích nào cho thấy những dự án đó là gì, tại sao lại thất bại, và vai trò của ông Heywood ra sao. Theo một nguồn tin ở Bắc Kinh, ông Bạc, người chuyển tới Trùng Khánh vào năm 2007, đã dừng các dự án đó do lo sợ chúng có thể làm hỏng tương lai chính trị của ông. Nếu điều đó được chứng minh là đúng, liệu bên công tế có giấu những chi tiết này – bởi chúng có thể mâu thuẫn với thông tin báo chí nhà nước Trung Quốc cho rằng ông Bạc là một quan chức tham nhũng?
Bà Cốc và gia đình bà có thể đã chủ động không kiên quyết chống lại những cáo buộc giết người và đã quyết định thỏa thuận với chính phủ, bởi bà hiểu mục tiêu thực sự của phiên tòa là chồng bà.
Nếu bà chiến đấu chống lại cáo buộc giết người, các đối thủ chính trị của gia đình ông Bạc có thể đưa ra các cáo buộc tham nhũng, cũng có thể dẫn đến tội chết. Tại Trung Quốc ngày nay, các chuyên gia cho rằng tham nhũng tràn lan tới mức gần như không quan chức nào “miễn dịch” được và một khi những cáo buộc như thế được đưa ra, con trai bà, chồng bà và nhiều bạn bè của bà cũng sẽ bị liên đới. Giữa hai lựa chọn, cáo buộc giết người có vẻ như là thỏa thuận tốt hơn.
Bằng việc hợp tác tích cực với chính phủ, thừa nhận tội lỗi và lôi kéo được cảnh sát trưởng và các phụ tá của ông ta vào vụ việc, bà Cốc mong bản án tử hình có thể được đưa ra đối với bà được giảm nhẹ.
Người Trung Quốc có câu nói: “Miễn là đồi xanh vẫn còn, sẽ luôn có gỗ để đốt lò”. Trong vụ bà Cốc, giữ được mạng sống và tránh cho chồng bà khỏi bị truy tố mở ra khả năng trở lại khi gió chính trường thay đổi. Bố chồng bà Cốc, ông Bạc Nhất Ba, từng bị coi là kẻ phản bội thời Cách mạng văn hóa, bị đánh đập, bêu giếu, bị giam hãm, đói khát trong tù. 3 năm sau vụ án đối với ông được lật ngược. Ông được lãnh đạo mới phục chức và ông sống thọ tới 99 tuổi, sống lâu hơn hầu hết kẻ thù của mình.
Xét về tính phức tạp của vụ việc cũng như sự quan tâm lớn của báo chí, nhiều người cho rằng chính phủ Trung Quốc sẽ thực hiện nghiêm túc vụ việc, hay ít nhất là cố gắng tôn trọng tiến trình xét xử. Song các chuyên gia khẳng định phiên tòa được diễn ra vội vã, sơ sài.
Các chuyên gia cũng tin rằng phán quyết đối với bà Cốc sẽ do các lãnh đạo Đảng ở Bắc Kinh quyết định, thay vì thẩm phán tại tòa. Gấp gáp tìm ra lý do để phế truất ông Bạc, người từng là ứng cử viên sáng cho một trong những vị trí quan trọng trong bộ chính trị, sẽ giúp những nhân vật cấp cao ở Bắc Kinh “loại” được một đối thủ lớn trước cuộc chuyển giao thế hệ lãnh đạo tại Đại hội đảng 18 vào cuối năm nay. Vì vậy giới chuyên gia cho rằng chính phủ Trung Quốc chắc chắn sẽ “trao” cho bà Cốc án phạt nặng, mà những câu hỏi pháp lý cơ bản nhất thậm chí không được hỏi, chứ chưa nói đến trả lời.
Vũ Quý
Theo NYTimes