Kinh Đời
15 triệu trẻ em làm "osin" trên thế giới
15 triệu trẻ em làm "osin" trên thế giới
Hơn 15 triệu trẻ em từ 5 đến 17 tuổi trên thế giới hiện đang phải làm các nghề giúp việc trong các gia đình. Các em là những người dễ bị tổn thương, có thể bị lạm dụng về mặt thể chất cũng như tâm lý, thậm chí không ít trường hợp còn là nạn nhân của các vụ bạo lực tình dục. Trên đây là cảnh báo trong bản báo cáo của Văn phòng Quốc tế về Lao động (BIT) công bố tại Genève hôm qua.
Bà Constance Thomas, giám đốc chương trình hủy bỏ lao động trẻ em của BIT nhấn mạnh đó là những « trẻ em sống xa gia đình, bị cô lập và trong tình cảnh bị lệ thuộc ». Các em nhỏ đó phải « làm việc rất nhiều giờ, không hề có tự do cá nhân và thường phải làm những công việc bất hợp pháp ».
Các em nhỏ được gọi là giúp việc gia đình phải làm các công việc như dọn dẹp nhà cửa, làm bếp, giặt giũ quần áo. Các em còn không được nuôi dưỡng tốt và thường xuyên bị lăng mạ.
Con số 15,5 triệu trẻ em làm giúp việc gia đình, tức là chiếm khoảng 5% tổng số lao động trẻ em từ 5 đến 17 tuổi. Trong số đó các em gái chiếm 73% và khoảng 50% ở độ tuổi từ 5 đến 14 tuổi.
Bà Constance Thomas cho biết thêm : « trẻ em lao động giúp việc có ở mọi khu vực trên thế giới » nhưng tập trung nhiều tại các nước châu Phi.
Bản báo cáo của BIT còn nêu ra nhiều trường hợp điển hình làm dẫn chứng. Thí dụ như Isoka, 12 tuổi, một trẻ làm nghề giúp việc gia đình gốc
Vẫn theo bản báo cáo của tổ chức lao động quốc tế , rất đông gia đình ở Pakistan và Nepal đã buộc phải gửi con cái đi làm nghề giúp việc gia đình để lấy tiền trả nợ cho bố mẹ. Tại
Báo cáo của BIT công bố nhân dịp hôm nay 12/06/2013 là Ngày thế giới chống tệ nạn lao động ở trẻ em. Cũng nhân dịp này tổ chức phi chính phủ Trái đất và Con người đã kêu gọi Thụy Sĩ phê chuẩn Công ước của Văn phòng lao động Quốc tế về lao động giúp việc được thông qua cách đây 2 năm và đã có 8 nước phê chuẩn.
RFI
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
15 triệu trẻ em làm "osin" trên thế giới
15 triệu trẻ em làm "osin" trên thế giới
Hơn 15 triệu trẻ em từ 5 đến 17 tuổi trên thế giới hiện đang phải làm các nghề giúp việc trong các gia đình. Các em là những người dễ bị tổn thương, có thể bị lạm dụng về mặt thể chất cũng như tâm lý, thậm chí không ít trường hợp còn là nạn nhân của các vụ bạo lực tình dục. Trên đây là cảnh báo trong bản báo cáo của Văn phòng Quốc tế về Lao động (BIT) công bố tại Genève hôm qua.
Bà Constance Thomas, giám đốc chương trình hủy bỏ lao động trẻ em của BIT nhấn mạnh đó là những « trẻ em sống xa gia đình, bị cô lập và trong tình cảnh bị lệ thuộc ». Các em nhỏ đó phải « làm việc rất nhiều giờ, không hề có tự do cá nhân và thường phải làm những công việc bất hợp pháp ».
Các em nhỏ được gọi là giúp việc gia đình phải làm các công việc như dọn dẹp nhà cửa, làm bếp, giặt giũ quần áo. Các em còn không được nuôi dưỡng tốt và thường xuyên bị lăng mạ.
Con số 15,5 triệu trẻ em làm giúp việc gia đình, tức là chiếm khoảng 5% tổng số lao động trẻ em từ 5 đến 17 tuổi. Trong số đó các em gái chiếm 73% và khoảng 50% ở độ tuổi từ 5 đến 14 tuổi.
Bà Constance Thomas cho biết thêm : « trẻ em lao động giúp việc có ở mọi khu vực trên thế giới » nhưng tập trung nhiều tại các nước châu Phi.
Bản báo cáo của BIT còn nêu ra nhiều trường hợp điển hình làm dẫn chứng. Thí dụ như Isoka, 12 tuổi, một trẻ làm nghề giúp việc gia đình gốc
Vẫn theo bản báo cáo của tổ chức lao động quốc tế , rất đông gia đình ở Pakistan và Nepal đã buộc phải gửi con cái đi làm nghề giúp việc gia đình để lấy tiền trả nợ cho bố mẹ. Tại
Báo cáo của BIT công bố nhân dịp hôm nay 12/06/2013 là Ngày thế giới chống tệ nạn lao động ở trẻ em. Cũng nhân dịp này tổ chức phi chính phủ Trái đất và Con người đã kêu gọi Thụy Sĩ phê chuẩn Công ước của Văn phòng lao động Quốc tế về lao động giúp việc được thông qua cách đây 2 năm và đã có 8 nước phê chuẩn.
RFI