Tham Khảo
20 năm sau khủng hoảng tài chính, châu Á đã rút ra bài học
Năm 1997, những con rồng, con hổ kinh tế châu Á đang được thế giới ngưỡng mộ đã bị cơn bão tài chính tàn phá tan tác tưởng như không gượng dậy nổi. 20 năm sau, châu Á trở lại là vùng kinh tế năng động. Nhật báo Le Monde có bài viết : « Châu Á đã rút ra bài học khủng hoảng như thế nào ».
Tờ báo nhắc lại sự kiện mùa hè 1997, cả châu Á rơi vào tâm bão tài chính, các nhà đầu tư đồng loạt rút vốn đẩy nhiều nước đang trong thời hoàng kim kinh tế vào khủng hoảng suy thoái, nặng nề. Trận bão tài chính năm đó đã để lại cho châu Á những hậu quả thảm hại : Hệ thống tiền tệ suy sụp, các doanh nghiệp vỡ nợ, phá sản hàng loạt, hàng triệu việc làm bị mất…. Thế nhưng , khu vực này đã nhanh chóng hồi phục trở lại thành một trong những khu vực kinh tế năng động nhất hành tinh.
Le Monde ghi nhận, hai thập kỷ sau, những bài học dường như đã được rút ra từ cuộc khủng hoảng đó. « Các nước châu Á không còn phụ thuộc vào nguồn tín dụng đầu tư nước ngoài nữa. Châu Á giờ đây là một kho dự trữ ngoại tệ khổng lồ. Theo Bloomberg, trong khoảng thời gian từ 1996-2017, dự trữ ngoại tệ của Hàn Quốc tăng gấp 11 lần, từ 33 lên 378 tỷ đô la Mỹ. Indonesia tăng 7 lần, Thái Lan tăng 5 lần ».
Theo tờ báo, đó chính là tấm lá chắn giúp các nước châu Á chống đỡ với cuộc đại khủng hoảng tài chính 2008. Khu vực châu Á giờ đây trong viễn cảnh tăng trưởng vững chắc, trong khi mà trước năm 1997, người ta thấy các nước này chỉ là mảnh đất đầu tư vốn, chủ yếu dồn cho bất động sản, thu nhập chỉ trông chờ vào xuất khẩu. Giờ đây mỗi nước đểu biết phát huy thế mạnh để thu tiền, như Thái Lan tập trung vào phát triển du lịch, Indonesia tập trung vào tiêu thụ nội địa, hay Malaysia thì dựa trên nguyên vật liệu cơ bản…
Theo Le Monde, thế nhưng trong 20 năm, những con hổ, con rồng của châu Á đã trở nên phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Trung Quốc từng giúp cho các nền kinh tế nhỏ trụ được trong khủng hoảng, thì giờ đây nếu nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này bị chao đảo, thì những nền kinh tế nhỏ của châu Á kia cũng sẽ bị kéo theo.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
20 năm sau khủng hoảng tài chính, châu Á đã rút ra bài học
Năm 1997, những con rồng, con hổ kinh tế châu Á đang được thế giới ngưỡng mộ đã bị cơn bão tài chính tàn phá tan tác tưởng như không gượng dậy nổi. 20 năm sau, châu Á trở lại là vùng kinh tế năng động. Nhật báo Le Monde có bài viết : « Châu Á đã rút ra bài học khủng hoảng như thế nào ».
Tờ báo nhắc lại sự kiện mùa hè 1997, cả châu Á rơi vào tâm bão tài chính, các nhà đầu tư đồng loạt rút vốn đẩy nhiều nước đang trong thời hoàng kim kinh tế vào khủng hoảng suy thoái, nặng nề. Trận bão tài chính năm đó đã để lại cho châu Á những hậu quả thảm hại : Hệ thống tiền tệ suy sụp, các doanh nghiệp vỡ nợ, phá sản hàng loạt, hàng triệu việc làm bị mất…. Thế nhưng , khu vực này đã nhanh chóng hồi phục trở lại thành một trong những khu vực kinh tế năng động nhất hành tinh.
Le Monde ghi nhận, hai thập kỷ sau, những bài học dường như đã được rút ra từ cuộc khủng hoảng đó. « Các nước châu Á không còn phụ thuộc vào nguồn tín dụng đầu tư nước ngoài nữa. Châu Á giờ đây là một kho dự trữ ngoại tệ khổng lồ. Theo Bloomberg, trong khoảng thời gian từ 1996-2017, dự trữ ngoại tệ của Hàn Quốc tăng gấp 11 lần, từ 33 lên 378 tỷ đô la Mỹ. Indonesia tăng 7 lần, Thái Lan tăng 5 lần ».
Theo tờ báo, đó chính là tấm lá chắn giúp các nước châu Á chống đỡ với cuộc đại khủng hoảng tài chính 2008. Khu vực châu Á giờ đây trong viễn cảnh tăng trưởng vững chắc, trong khi mà trước năm 1997, người ta thấy các nước này chỉ là mảnh đất đầu tư vốn, chủ yếu dồn cho bất động sản, thu nhập chỉ trông chờ vào xuất khẩu. Giờ đây mỗi nước đểu biết phát huy thế mạnh để thu tiền, như Thái Lan tập trung vào phát triển du lịch, Indonesia tập trung vào tiêu thụ nội địa, hay Malaysia thì dựa trên nguyên vật liệu cơ bản…
Theo Le Monde, thế nhưng trong 20 năm, những con hổ, con rồng của châu Á đã trở nên phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Trung Quốc từng giúp cho các nền kinh tế nhỏ trụ được trong khủng hoảng, thì giờ đây nếu nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này bị chao đảo, thì những nền kinh tế nhỏ của châu Á kia cũng sẽ bị kéo theo.