Cà Kê Dê Ngỗng

2017: Đâu là toan tính của TQ ở Biển Đông trong những ngày sắp tới ?

Bước sang năm mới 2017, điều mà có lẽ nhiều người Việt quan tâm là những động thái có thể của TQ ở Biển Đông sắp tới là gì và VN sẽ phải có những biện pháp đối phó nào ?


Tàu sân bay Liêu Ninh tập trận ở Biển Đông: Mồi ngon cho tên lửa bờ và các loại hỏa lực? - Ảnh 1.
Tàu sân bay Liêu ninh (TQ) tập trận ở Biển Đông
Bước sang năm mới 2017, điều mà có lẽ nhiều người Việt quan tâm là những động thái có thể của TQ ở Biển Đông sắp tới là gì và VN sẽ phải có những biện pháp đối phó nào ?

Câu trả lời dễ mà khó.

Điều dễ, dĩ nhiên là TQ sẽ tiếp tục các chiến dịch của họ (cho thấy là thành công) từ nhiều năm nay, như đẩy mạnh các chiến dịch tuyên truyền về pháp lý, siết chặt vòng vây về kinh tế và gia tăng áp lực về quốc phòng.

Điểm khó đoán là thái độ của VN và chính sách đối ngoại của chính phủ Trump trong những ngày tới. Tùy theo thái độ của VN và Mỹ, TQ có thể thực hiện được mục tiêu chiến lược của họ (ở Biển Đông) hay là không.

Dầu vậy, điểm qua một số sự kiện trọng yếu về pháp lý, về kinh tế và quốc phòng (ở các chiến dịch của TQ) ta có thể có một kết luận (chủ quan) để tiên đoán những gì có thể xảy ra trong tương lai.

1/ Chủ quyền là vấn đề cốt lõi.

Từ lâu tôi luôn cho rằng cốt lõi của mọi tranh chấp và xung đột giữa các nước chung quanh Biển Đông là vấn đề “chủ quyền”. Đến nay điều này cho thấy vẫn đúng, bất kể phán quyết của Tòa CPA ngày 12-7-2016 có hiệu lực hay không.

Vấn đề chủ quyền đã được các chiến lược gia quốc tế nhấn mạnh trong các tác phẩm của họ từ thập niên 60-70 của thế kỷ trước. Theo đó ai nắm chủ quyền các đảo Hoàng Sa và Trường sa sẽ kiểm soát Biển Đông, ở tất cả các mặt tài nguyên kinh tế và chiến lược biển (như mặt nước, cột nước, thềm lục địa… chung quanh các đảo và nhứt là vùng không gian ở trên và chung quanh các đảo).

Một cách sơ lược, trên mặt biển, quốc gia có chủ quyền các quần đảo sẽ có thể kiểm soát các hải lộ cực kỳ quan trọng (chiếm trên 50% tổng số lượng hàng hóa thế giới), bao gồm hải lộ năng lượng nối các nước cung cấp năng lượng Trung Đông với các nước tiêu thụ Đông Á (và Đông Nam Á), hay hải lộ kinh tế nối Châu Âu với các nước Đông Á… 

Quốc gia có chủ quyền các đảo cũng là quốc gia nắm chìa khóa kinh tế. Họ có thể khai thác tài nguyên trên mặt nước hay trong cột nước (tôm cá, các loại hải sản), trên mặt và dưới thềm lục địa như băng cháy (nodule métalique), gaz, dầu khí…. Về chiến lược, quốc gia có thể kiểm soát tàu bè quân sự, các thiết bị ngầm (như tàu ngầm) qua lại trong khu vực.

Quốc gia kiểm soát được hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng là quốc gia kiểm soát vùng không gian bận rộn của thế giới, nối giữa các quốc gia Đông Á, Nam Á với phần còn lại của thế giới...

Tầm quan trọng của HS và TS (về kinh tế và chiến lược) là như vậy. Từ Đệ Nhị Thế chiến đến nay, Khu vực Biển Đông tương đối bình ổn, tạm gọi là trật tự “statu quo ante”, vì sau khi đế quốc Nhật đầu hàng tháng tám năm 1945 đến nay thì chưa có nước nào có khả năng (kinh tế và quốc phòng) để có thể chiếm hữu và khai thác kinh tế cũng như lợi ích chiến lược của Hoàng Sa và Trường Sa.

Trật tự “statu quo” này bắt đầu thay đổi. Với một Trung Quốc mạnh mẽ đang lên, khẩu hiệu tuyên truyền thường nghe “Trung Quốc hòa bình phát triển”, mà thực chất là che đậy một Trung Quốc đang trên đường “quang phục” bằng mọi phương cách. Trung Quốc đang trỗi dậy để tái lập lại thế lực của đế quốc Trung Hoa đã thiết lập từ nhiều thế kỷ trước. Bằng các biện pháp hòa bình như tuyên truyền pháp lý, áp lực kinh tế và đe dọa quốc phòng. Nhưng để có thể áp đặt một “trật tự mới”, lãnh đạo Bắc Kinh có thể đang tính toán đến những biện pháp “không hòa bình” trong những ngày sắp tới.

Thông điệp đầu năm 2017 của Tập Cận Bình ta không ngạc nhiên khi đã nhấn mạnh đến vấn đề “chủ quyền”. Việc này cũng đã xảy ra tương tự từ nhiều thập niên nay. Nên biết, lúc lãnh đạo Bắc Kinh quyết định ra chiến dịch xâm lăng Hoàng Sa tháng giêng năm 1974, thì bộ máy tuyên truyền của họ ra rả những luận điệu “giải phóng các vùng lãnh thổ hiện đang bị địch chiếm đóng trở về đất mẹ”. Cốt lõi của việc tuyên truyền vẫn là “chủ quyền” của TQ ở HS và TS.

2/ Tuyên truyền pháp lý và bao vây kinh tế.

Về mặt tuyên truyền pháp lý, đối với dư luận quốc tế, mục tiêu trọng yếu là thuyết phục dư luận quốc tế về cái gọi là  “chủ quyền bất khả tranh nghị của TQ ở hai quần đảo HS và TS và vùng biển chung quanh”. Sau đó nhằm “hóa giải” phán quyết bất lợi ngày 17-7-2016 của Tòa CPA.

Ta thấy trên phương diện này TQ đã thành công.

Phán quyết của CPA hiển nhiên đã "hạ thấp" giá trị của các "đảo" ở Trường Sa. Theo Tòa thì không có thực thể nào ở Trường Sa có hiệu lực “đảo”, theo điều 135 của Bộ Luật quốc tế về Biển 1982 (UNCLOS) để có thể đòi hỏi hiệu lực vùng “kinh tế độc quyền - EEZ” 200 hải lý. Kể cả đảo lớn nhứt là Ba Bình (hiện do Đài Loan kiểm soát) cũng không có hiệu lực “đảo”. "Quần đảo" Trường Sa từ nay phải đổi tên là "quần thạch". Điều này khiến người ta hy vọng rằng cuộc chạy đua "mở rộng hải phận" của các nước ở Biển Đông sẽ chấm dứt. Việc này sẽ đem lại ổn định cho khu vực.

Nhưng hy vọng sớm tiêu tan.

TQ từ đầu đã biểu lộ lập trường không nhìn nhận “thẩm quyền” của Tòa CPA và dĩ nhiên không tham gia vụ án. Theo họ, nguyên nhân của mọi tranh chấp đến từ vấn đề “chủ quyền” và việc “phân định biển”, là hai điều Tòa CPA không có thẩm quyền phân xử. Sau khi Tòa ra phán quyết, TQ tuyên bố không nhìn nhận đồng thời cho rằng phán quyết vô nghĩa và không có hiệu lực đối với TQ.
Song song đó TQ dùng những biện pháp kinh tế và ngoại giao để thuyết phục một số quốc gia ủng hộ cho lập trường về pháp lý của họ.

Bằng các biện pháp kinh tế, đối với các nước trong khu vực, TQ tiếp tục các chính sách ve vuốt và đầu tư, nhằm lệ thuộc hóa nền kinh tế các quốc gia này vào các chính sách của TQ. Như “dự án hai hành lang một vành đai” đối với VN. Dùng những “củ cà rốt” đầu tư,  xây dựng cơ sở hạ tầng (đường xá, cảng biển…) đối với Thái Lan, Mã Lai, Phi... để các nước này phụ thuộc vào “Ngân hàng Xây dựng cơ sở hạ tầng” cũng như dự án “Con đường tơ lụa trên biển” của TQ. Đối với Campuchia thì vừa mua chuộc giới lãnh đạo vừa hứa hẹn đầu tư. Các chính sách phủ dụ bằng kinh tế của TQ cho thấy có kết quả hết sức ngoạn mục.

TQ đã sử dụng Campuchia để “phân hóa nội bộ” của ASEAN. Bằng việc mua chuộc các cấp lãnh đạo và hứa hẹn đầu tư, Campuchia đã ngăn cản khối ASEAN, không ra tuyên bố chung về phán quyết của Tòa. Điều này trái với thông lệ của khối. ASEAN luôn có chủ trương “trọng luật”, khuyến cáo các quốc gia thành viên “chấp hành phán quyết của Tòa theo pháp luật của quốc gia”, như trường hợp các phán quyết của Tòa Công lý Quốc tế (CIJ) về các tranh chấp Thái-Campuchia (ngôi đền Préah Vihear, CIJ 2013), hay Singapour-Mã Lai (chủ quyền đá Petra Branca, CIJ 2008), hay Mã Lai - Indo (chủ quyền các đảo Poulo Legitan và Poulo Singapan, CIJ 2002).

TQ cũng thuyết phục được Mã Lai, một bên có tranh chấp phân định biển với TQ. Nước này cũng có khuynh hướng “đông lạnh” phán quyết của Tòa CPA. Bởi vì TQ đã đầu tư lớn lao vào nước này, qua Ngân hàng Xây dựng hạ tầng mà TQ đã lập nên từ vài năm trước. TQ cũng hứa hẹn sẽ giúp cho Mã Lai, qua dự án “Con đường tơ lụa trên biển”, thay thế Singapour, về kinh tế và cảng biển, thông qua eo biển Singapour.

TQ cũng dùng miếng mồi đầu tư và viện trợ đối với Phi để “hóa giải” phán quyết của Tòa CPA. Sự “trở mặt” của Phi gần đây, sau khi tổng thống Rodrigo Duterte đắc cử, đã không yêu cầu TQ thi hành phán quyết của Tòa CPA ngày 12-7. Có thể do nguyên nhân đe dọa quốc phòng cũng như miếng mồi kinh tế béo bở. Điều tệ hại là qua những tuyên bố thiếu thống nhứt, người ta cũng hiểu là tổng thống R. Duterte có thể sẽ đứng vào hàng ngũ của TQ (và Nga) để chống lại Hoa Kỳ nếu cá nhân ông bị dư luận lên án (vì cách thức diệt trừ nạn ma túy trong nước).

3/ Áp lực quân sự.

Về áp lực quân sự trong khu vực, 7 đảo nhân tạo mà TQ đã xây dựng (nhanh kỹ lục từ năm 2013)  trên các bãi đá Chữ Thập, Su bi, Gạc Ma, Châu Viên, Huy Gơ, Ga Ven và Vành Khăn đã hoàn tất năm 2015. Các đảo nhân tạo này được lần hồi “quân sự hóa” từ năm 2016. Hình ảnh từ các vệ tinh gần đây đã cho thấy các đảo nhân tạo này đã trở thành những căn cứ không quân, hải quân với những giàn ra đa, những phi trường (có cái dài trên 3.000 mét ở đá Chữ Thập) với bãi đậu máy bay và bến tàu. Vừa rồi báo chí cũng đăng tin TQ đã đưa trên 400 hỏa tiễn địa không (tầm ngắn 40km và tầm trung 400km) ra đặt ở các đảo. Việc “quân sự hóa” các đảo xem như hoàn tất.

Song song đó TQ liên tục gia tăng chi phí quốc phòng, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển các loại vũ khí thông minh ứng dụng cho không gian cũng như trên mạng tin học. TQ thúc đẩy chế tạo và sản xuất các loại khí tài mà trước đây phải mua của Nga như phi cơ chiến đấu, tàu chiến, tàu ngầm, thậm chí hàng không mẫu hạm. TQ cũng huấn luyện và hiện đại hóa các lực lượng hải quân, không quân cho phù hợp với các cuộc chiến cục bộ (đổ bộ, chiếm đảo…), vừa chống lại sự tiếp cận (vào Biển Đông) của các lực lượng  hải, không quân thuộc các quốc gia thù nghịch.

Bằng lực lượng quân sự vừa được bố trí trên các đảo nhân tạo ở Trường Sa, TQ có thể uy hiếp không chỉ bất kỳ tàu bè, phi cơ của các quốc gia chung quanh, mà còn có thể đánh chiếm bất cứ đảo nào ở TS, hiện do VN hay Phi kiểm soát.

4/ Động thái có thể của TQ ở Biển Đông.

Những vận động đã nói ở trên để làm gì, nếu không phải là “khẳng định chủ quyền” để tiến tới việc thiết lập vùng “nhận diện phòng không” (Air Defense Identification Zone - ADIZ) ở Biển Đông ?
Về vùng ADIZ, câu hỏi đặt ra, trên phương diện công pháp quốc tế, TQ có “quyền” làm vậy hay không ?
Câu trả lời sẽ sẽ tương tự như tuyên bố ngày 23-11-2013 vùng ADIZ khu vực Hoa Đông của TQ. Khu vực “nhận diện phòng không” này bao trùm quần đảo Điếu Ngư, tức Senkaku, mà quần đảo này đang trong tình trạng tranh chấp và hiện do Nhật kiểm soát.

Nếu vùng ADIZ khu vực Hoa Đông là “hợp pháp” thì khó có thể kết luận rằng vùng ADIZ khu vực Hoa Nam (tức khu vực Biển Đông) là “bất hợp pháp”.

Tuyên bố vùng ADIZ ngày 23-11-2013 của Trung Quốc mang hình thức một “tuyên bố đơn phương”, liên quan đến nội dung của các điều ước cũng như tập quán quốc tế (điều 1 Công ước Quốc tế về Hàng không Dân sự - còn gọi là công ước Chicago 1944) và Công ước về Luật Biển 1982.

Theo tập quán quốc tế, có từ thời chiến tranh lạnh, các quốc gia ven biển có thể mở rộng vùng trời của nước mình, gọi là “vùng nhận dạng phòng không”. Các nước Hoa Kỳ, Nhật, Pháp… đều có vùng nhận diện phòng không mở ra ít nhứt là 200 hải lý. Mục tiêu của việc thiết lập vùng nhận diện phòng không là nhằm bảo vệ an ninh quốc gia.

Đến đây ta thấy rằng “chủ quyền” quần đảo TS, ngay cả khi phán quyết của Tòa CPA có hiệu lực thi hành, vẫn hết sức quan trọng về chiến lược. TQ mở được vùng ADIZ khu vực này là dựa lên “chủ quyền” các đảo.

Các nước Hoa Kỳ, Nhật, VN... sẽ phải đối phó ra sao nếu TQ tuyên bố vùng ADIZ ở Biển Hoa Nam (tức Biển Đông) ?

Thử tưởng tượng, đối với VN, bất kỳ chiếc phi cơ hay tàu bè nào đi vào vùng ADIZ của TQ đều có thể bị không quân hay hải quân nước này khống chế, thậm chí bắn hạ. Lực lượng của VN không đủ để chống chỏi. Điều này đưa đến các đảo của VN ở TS sẽ mất về TQ.

VN cũng không thể trả đũa bằng cách ra tuyên bố vùng ADIZ tương tự. Bởi vì VN không có khả năng để khiến các quốc gia khác tuân thủ nội dung tuyên bố của mình.

5/ Yếu tố Đài Loan.

Nhưng sự việc không dễ đối với Hoa Kỳ và Nhật.

Đài Loan vừa rồi được tổng thống đắc cử Donald Trump nhắc tới. Ta có thể xem như đây là một “cảnh cáo” của Hoa Kỳ đối với TQ. HK có thể sử dụng yếu tố Đài Loan, như ủng hộ Đài Loan độc lập, để làm rối rắm các chính sách về kinh tế và quốc phòng của TQ.

Điều nên biết là từ năm 2005 TQ có bộ luật “chống ly khai”, theo đó Đài Loan là một phần lãnh thổ của TQ. TQ sẽ sử dụng vũ lực để cản trở bất kỳ âm mưu nào đưa tới việc ly khai.
Nếu Đài Loan tuyên bố độc lập, HK và Nhật ủng hộ, TQ có đủ khả năng phát động chiến tranh hay không ?

Từ lâu TQ đã có lý thuyết về một cuộc chiến tranh với Mỹ và Nhật bao gồm ba mục tiêu: giải phóng Đài Loan, Điếu Ngư và các đảo TS. Sở dĩ có lý thuyết này là vì TQ quan niệm không thể giải phóng Đài Loan mà không có chiến tranh với Mỹ và Nhật. Cũng không thể giải phóng Điếu Ngư mà không gây chiến tranh với Nhật và Mỹ (do ràng buộc của hai bên từ các hiệp ước an ninh hỗ tương). Bất kỳ cuộc chiến xảy ra theo hình thức nào, có Nga hay không có Nga là đồng minh, TQ cũng sẽ thua.

Chỉ có “giải phóng” Trường Sa là không đụng độ với các cường quốc Mỹ và Nhật.

Thì bây giờ, nếu chiến dịch “giải phóng Trường Sa”, thông qua việc tuyên bố vùng ADIZ, lại bị Mỹ gắn liền với việc ủng hộ Đài Loan độc lập. Cuộc chiến ở đây TQ vẫn có thể phải đối mặt với HK và Nhât.

Rốt cục việc thiết lập vùng ADIZ của TQ có thể như cái “gân gà” trong truyện Tam Quốc, nuốt vào không trôi mà nhả ra thì lại tiếc.

6/ VN phải làm gì?
Những nét phác thảo về chiến lược của TQ, qua những toan tính về pháp lý, kinh tế, quốc phòng của TQ cho thấy VN không có phương pháp nào hữu hiệu để chống trả, ngoài biện pháp “núp” dưới “cây dù” của Hoa Kỳ (và Nhật). Điều khó đoán là chính sách Châu Á của tân tổng thống Donald Trump sẽ ra sao ?

Nhưng dầu thế nào, VN là phía yếu, vì vậy phải vận dụng pháp luật quốc tế để tự bảo vệ.
Phán quyết của Tòa CPA 12-7 là “giải thích” Luật (UNCLOS), cho dầu Phi chủ trương không thi hành phán quyết, nhưng bản chất của phán quyết vẫn là “Luật”.
Từ đầu những năm 2000, khi được kết nối vào WTO, ngay từ hiến pháp TQ đã cam kết “xây dựng một quốc gia trên pháp luật và cai trị bằng pháp luật”. Cho dầu đó là “nhà nước pháp trị” với cái đuôi “xã hội chủ nghĩa”, thì bản chất của các cam kết của TQ vẫn là “tôn trọng pháp luật”.
Vì vậy, theo tôi, VN không thể bỏ qua phán quyết của Tòa, không chỉ vì đó là một “lợi thế” của VN, mà vì đó là “luật” mà TQ phải tôn trọng.

Xin mời quý độc giả xem video : Trần Đại Quang áp đảo Đinh Thế Huynh trong cuộc chiến giành ghế Tổng Bí thư trước ĐH giữa kỳ

               

VN cũng nên tính toán đến điều tệ hại nhứt. Giải pháp của sự “tận cùng”. Là phải “đông lạnh” yêu sách chủ quyền của mình ở HS và TS.

Trên lý thuyết, sau Thế chiến thứ II, HS và TS thuộc thẩm quyền “quản lý” của Hoa Kỳ. Một điều khoản của Hội Quốc liên thời đó, tất cả các đảo ở Thái Bình Dương do Nhật chiếm đóng sẽ thuộc quyền “quản lý” của Hoa Kỳ. Phần lớn các đảo này hiện nay thuộc “chủ quyền” của Hoa Kỳ, ngoại trừ quần đảo Nam Tây (bao gồm quần đảo Lưu Cầu, Okinawa), trả lại cho Nhật đầu thập niên 70 thế kỷ trước. 

Không chừng HS và TS giao cho HK “quản lý”, chủ quyền thuộc về VN tương tự Okinawa thộc chủ quyền của Nhật, tình hình tốt hơn cho VN và các nước chung quanh.

Trương Nhân Tuấn

(Blog Trương Nhân Tuấn)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

2017: Đâu là toan tính của TQ ở Biển Đông trong những ngày sắp tới ?

Bước sang năm mới 2017, điều mà có lẽ nhiều người Việt quan tâm là những động thái có thể của TQ ở Biển Đông sắp tới là gì và VN sẽ phải có những biện pháp đối phó nào ?


Tàu sân bay Liêu Ninh tập trận ở Biển Đông: Mồi ngon cho tên lửa bờ và các loại hỏa lực? - Ảnh 1.
Tàu sân bay Liêu ninh (TQ) tập trận ở Biển Đông
Bước sang năm mới 2017, điều mà có lẽ nhiều người Việt quan tâm là những động thái có thể của TQ ở Biển Đông sắp tới là gì và VN sẽ phải có những biện pháp đối phó nào ?

Câu trả lời dễ mà khó.

Điều dễ, dĩ nhiên là TQ sẽ tiếp tục các chiến dịch của họ (cho thấy là thành công) từ nhiều năm nay, như đẩy mạnh các chiến dịch tuyên truyền về pháp lý, siết chặt vòng vây về kinh tế và gia tăng áp lực về quốc phòng.

Điểm khó đoán là thái độ của VN và chính sách đối ngoại của chính phủ Trump trong những ngày tới. Tùy theo thái độ của VN và Mỹ, TQ có thể thực hiện được mục tiêu chiến lược của họ (ở Biển Đông) hay là không.

Dầu vậy, điểm qua một số sự kiện trọng yếu về pháp lý, về kinh tế và quốc phòng (ở các chiến dịch của TQ) ta có thể có một kết luận (chủ quan) để tiên đoán những gì có thể xảy ra trong tương lai.

1/ Chủ quyền là vấn đề cốt lõi.

Từ lâu tôi luôn cho rằng cốt lõi của mọi tranh chấp và xung đột giữa các nước chung quanh Biển Đông là vấn đề “chủ quyền”. Đến nay điều này cho thấy vẫn đúng, bất kể phán quyết của Tòa CPA ngày 12-7-2016 có hiệu lực hay không.

Vấn đề chủ quyền đã được các chiến lược gia quốc tế nhấn mạnh trong các tác phẩm của họ từ thập niên 60-70 của thế kỷ trước. Theo đó ai nắm chủ quyền các đảo Hoàng Sa và Trường sa sẽ kiểm soát Biển Đông, ở tất cả các mặt tài nguyên kinh tế và chiến lược biển (như mặt nước, cột nước, thềm lục địa… chung quanh các đảo và nhứt là vùng không gian ở trên và chung quanh các đảo).

Một cách sơ lược, trên mặt biển, quốc gia có chủ quyền các quần đảo sẽ có thể kiểm soát các hải lộ cực kỳ quan trọng (chiếm trên 50% tổng số lượng hàng hóa thế giới), bao gồm hải lộ năng lượng nối các nước cung cấp năng lượng Trung Đông với các nước tiêu thụ Đông Á (và Đông Nam Á), hay hải lộ kinh tế nối Châu Âu với các nước Đông Á… 

Quốc gia có chủ quyền các đảo cũng là quốc gia nắm chìa khóa kinh tế. Họ có thể khai thác tài nguyên trên mặt nước hay trong cột nước (tôm cá, các loại hải sản), trên mặt và dưới thềm lục địa như băng cháy (nodule métalique), gaz, dầu khí…. Về chiến lược, quốc gia có thể kiểm soát tàu bè quân sự, các thiết bị ngầm (như tàu ngầm) qua lại trong khu vực.

Quốc gia kiểm soát được hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng là quốc gia kiểm soát vùng không gian bận rộn của thế giới, nối giữa các quốc gia Đông Á, Nam Á với phần còn lại của thế giới...

Tầm quan trọng của HS và TS (về kinh tế và chiến lược) là như vậy. Từ Đệ Nhị Thế chiến đến nay, Khu vực Biển Đông tương đối bình ổn, tạm gọi là trật tự “statu quo ante”, vì sau khi đế quốc Nhật đầu hàng tháng tám năm 1945 đến nay thì chưa có nước nào có khả năng (kinh tế và quốc phòng) để có thể chiếm hữu và khai thác kinh tế cũng như lợi ích chiến lược của Hoàng Sa và Trường Sa.

Trật tự “statu quo” này bắt đầu thay đổi. Với một Trung Quốc mạnh mẽ đang lên, khẩu hiệu tuyên truyền thường nghe “Trung Quốc hòa bình phát triển”, mà thực chất là che đậy một Trung Quốc đang trên đường “quang phục” bằng mọi phương cách. Trung Quốc đang trỗi dậy để tái lập lại thế lực của đế quốc Trung Hoa đã thiết lập từ nhiều thế kỷ trước. Bằng các biện pháp hòa bình như tuyên truyền pháp lý, áp lực kinh tế và đe dọa quốc phòng. Nhưng để có thể áp đặt một “trật tự mới”, lãnh đạo Bắc Kinh có thể đang tính toán đến những biện pháp “không hòa bình” trong những ngày sắp tới.

Thông điệp đầu năm 2017 của Tập Cận Bình ta không ngạc nhiên khi đã nhấn mạnh đến vấn đề “chủ quyền”. Việc này cũng đã xảy ra tương tự từ nhiều thập niên nay. Nên biết, lúc lãnh đạo Bắc Kinh quyết định ra chiến dịch xâm lăng Hoàng Sa tháng giêng năm 1974, thì bộ máy tuyên truyền của họ ra rả những luận điệu “giải phóng các vùng lãnh thổ hiện đang bị địch chiếm đóng trở về đất mẹ”. Cốt lõi của việc tuyên truyền vẫn là “chủ quyền” của TQ ở HS và TS.

2/ Tuyên truyền pháp lý và bao vây kinh tế.

Về mặt tuyên truyền pháp lý, đối với dư luận quốc tế, mục tiêu trọng yếu là thuyết phục dư luận quốc tế về cái gọi là  “chủ quyền bất khả tranh nghị của TQ ở hai quần đảo HS và TS và vùng biển chung quanh”. Sau đó nhằm “hóa giải” phán quyết bất lợi ngày 17-7-2016 của Tòa CPA.

Ta thấy trên phương diện này TQ đã thành công.

Phán quyết của CPA hiển nhiên đã "hạ thấp" giá trị của các "đảo" ở Trường Sa. Theo Tòa thì không có thực thể nào ở Trường Sa có hiệu lực “đảo”, theo điều 135 của Bộ Luật quốc tế về Biển 1982 (UNCLOS) để có thể đòi hỏi hiệu lực vùng “kinh tế độc quyền - EEZ” 200 hải lý. Kể cả đảo lớn nhứt là Ba Bình (hiện do Đài Loan kiểm soát) cũng không có hiệu lực “đảo”. "Quần đảo" Trường Sa từ nay phải đổi tên là "quần thạch". Điều này khiến người ta hy vọng rằng cuộc chạy đua "mở rộng hải phận" của các nước ở Biển Đông sẽ chấm dứt. Việc này sẽ đem lại ổn định cho khu vực.

Nhưng hy vọng sớm tiêu tan.

TQ từ đầu đã biểu lộ lập trường không nhìn nhận “thẩm quyền” của Tòa CPA và dĩ nhiên không tham gia vụ án. Theo họ, nguyên nhân của mọi tranh chấp đến từ vấn đề “chủ quyền” và việc “phân định biển”, là hai điều Tòa CPA không có thẩm quyền phân xử. Sau khi Tòa ra phán quyết, TQ tuyên bố không nhìn nhận đồng thời cho rằng phán quyết vô nghĩa và không có hiệu lực đối với TQ.
Song song đó TQ dùng những biện pháp kinh tế và ngoại giao để thuyết phục một số quốc gia ủng hộ cho lập trường về pháp lý của họ.

Bằng các biện pháp kinh tế, đối với các nước trong khu vực, TQ tiếp tục các chính sách ve vuốt và đầu tư, nhằm lệ thuộc hóa nền kinh tế các quốc gia này vào các chính sách của TQ. Như “dự án hai hành lang một vành đai” đối với VN. Dùng những “củ cà rốt” đầu tư,  xây dựng cơ sở hạ tầng (đường xá, cảng biển…) đối với Thái Lan, Mã Lai, Phi... để các nước này phụ thuộc vào “Ngân hàng Xây dựng cơ sở hạ tầng” cũng như dự án “Con đường tơ lụa trên biển” của TQ. Đối với Campuchia thì vừa mua chuộc giới lãnh đạo vừa hứa hẹn đầu tư. Các chính sách phủ dụ bằng kinh tế của TQ cho thấy có kết quả hết sức ngoạn mục.

TQ đã sử dụng Campuchia để “phân hóa nội bộ” của ASEAN. Bằng việc mua chuộc các cấp lãnh đạo và hứa hẹn đầu tư, Campuchia đã ngăn cản khối ASEAN, không ra tuyên bố chung về phán quyết của Tòa. Điều này trái với thông lệ của khối. ASEAN luôn có chủ trương “trọng luật”, khuyến cáo các quốc gia thành viên “chấp hành phán quyết của Tòa theo pháp luật của quốc gia”, như trường hợp các phán quyết của Tòa Công lý Quốc tế (CIJ) về các tranh chấp Thái-Campuchia (ngôi đền Préah Vihear, CIJ 2013), hay Singapour-Mã Lai (chủ quyền đá Petra Branca, CIJ 2008), hay Mã Lai - Indo (chủ quyền các đảo Poulo Legitan và Poulo Singapan, CIJ 2002).

TQ cũng thuyết phục được Mã Lai, một bên có tranh chấp phân định biển với TQ. Nước này cũng có khuynh hướng “đông lạnh” phán quyết của Tòa CPA. Bởi vì TQ đã đầu tư lớn lao vào nước này, qua Ngân hàng Xây dựng hạ tầng mà TQ đã lập nên từ vài năm trước. TQ cũng hứa hẹn sẽ giúp cho Mã Lai, qua dự án “Con đường tơ lụa trên biển”, thay thế Singapour, về kinh tế và cảng biển, thông qua eo biển Singapour.

TQ cũng dùng miếng mồi đầu tư và viện trợ đối với Phi để “hóa giải” phán quyết của Tòa CPA. Sự “trở mặt” của Phi gần đây, sau khi tổng thống Rodrigo Duterte đắc cử, đã không yêu cầu TQ thi hành phán quyết của Tòa CPA ngày 12-7. Có thể do nguyên nhân đe dọa quốc phòng cũng như miếng mồi kinh tế béo bở. Điều tệ hại là qua những tuyên bố thiếu thống nhứt, người ta cũng hiểu là tổng thống R. Duterte có thể sẽ đứng vào hàng ngũ của TQ (và Nga) để chống lại Hoa Kỳ nếu cá nhân ông bị dư luận lên án (vì cách thức diệt trừ nạn ma túy trong nước).

3/ Áp lực quân sự.

Về áp lực quân sự trong khu vực, 7 đảo nhân tạo mà TQ đã xây dựng (nhanh kỹ lục từ năm 2013)  trên các bãi đá Chữ Thập, Su bi, Gạc Ma, Châu Viên, Huy Gơ, Ga Ven và Vành Khăn đã hoàn tất năm 2015. Các đảo nhân tạo này được lần hồi “quân sự hóa” từ năm 2016. Hình ảnh từ các vệ tinh gần đây đã cho thấy các đảo nhân tạo này đã trở thành những căn cứ không quân, hải quân với những giàn ra đa, những phi trường (có cái dài trên 3.000 mét ở đá Chữ Thập) với bãi đậu máy bay và bến tàu. Vừa rồi báo chí cũng đăng tin TQ đã đưa trên 400 hỏa tiễn địa không (tầm ngắn 40km và tầm trung 400km) ra đặt ở các đảo. Việc “quân sự hóa” các đảo xem như hoàn tất.

Song song đó TQ liên tục gia tăng chi phí quốc phòng, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển các loại vũ khí thông minh ứng dụng cho không gian cũng như trên mạng tin học. TQ thúc đẩy chế tạo và sản xuất các loại khí tài mà trước đây phải mua của Nga như phi cơ chiến đấu, tàu chiến, tàu ngầm, thậm chí hàng không mẫu hạm. TQ cũng huấn luyện và hiện đại hóa các lực lượng hải quân, không quân cho phù hợp với các cuộc chiến cục bộ (đổ bộ, chiếm đảo…), vừa chống lại sự tiếp cận (vào Biển Đông) của các lực lượng  hải, không quân thuộc các quốc gia thù nghịch.

Bằng lực lượng quân sự vừa được bố trí trên các đảo nhân tạo ở Trường Sa, TQ có thể uy hiếp không chỉ bất kỳ tàu bè, phi cơ của các quốc gia chung quanh, mà còn có thể đánh chiếm bất cứ đảo nào ở TS, hiện do VN hay Phi kiểm soát.

4/ Động thái có thể của TQ ở Biển Đông.

Những vận động đã nói ở trên để làm gì, nếu không phải là “khẳng định chủ quyền” để tiến tới việc thiết lập vùng “nhận diện phòng không” (Air Defense Identification Zone - ADIZ) ở Biển Đông ?
Về vùng ADIZ, câu hỏi đặt ra, trên phương diện công pháp quốc tế, TQ có “quyền” làm vậy hay không ?
Câu trả lời sẽ sẽ tương tự như tuyên bố ngày 23-11-2013 vùng ADIZ khu vực Hoa Đông của TQ. Khu vực “nhận diện phòng không” này bao trùm quần đảo Điếu Ngư, tức Senkaku, mà quần đảo này đang trong tình trạng tranh chấp và hiện do Nhật kiểm soát.

Nếu vùng ADIZ khu vực Hoa Đông là “hợp pháp” thì khó có thể kết luận rằng vùng ADIZ khu vực Hoa Nam (tức khu vực Biển Đông) là “bất hợp pháp”.

Tuyên bố vùng ADIZ ngày 23-11-2013 của Trung Quốc mang hình thức một “tuyên bố đơn phương”, liên quan đến nội dung của các điều ước cũng như tập quán quốc tế (điều 1 Công ước Quốc tế về Hàng không Dân sự - còn gọi là công ước Chicago 1944) và Công ước về Luật Biển 1982.

Theo tập quán quốc tế, có từ thời chiến tranh lạnh, các quốc gia ven biển có thể mở rộng vùng trời của nước mình, gọi là “vùng nhận dạng phòng không”. Các nước Hoa Kỳ, Nhật, Pháp… đều có vùng nhận diện phòng không mở ra ít nhứt là 200 hải lý. Mục tiêu của việc thiết lập vùng nhận diện phòng không là nhằm bảo vệ an ninh quốc gia.

Đến đây ta thấy rằng “chủ quyền” quần đảo TS, ngay cả khi phán quyết của Tòa CPA có hiệu lực thi hành, vẫn hết sức quan trọng về chiến lược. TQ mở được vùng ADIZ khu vực này là dựa lên “chủ quyền” các đảo.

Các nước Hoa Kỳ, Nhật, VN... sẽ phải đối phó ra sao nếu TQ tuyên bố vùng ADIZ ở Biển Hoa Nam (tức Biển Đông) ?

Thử tưởng tượng, đối với VN, bất kỳ chiếc phi cơ hay tàu bè nào đi vào vùng ADIZ của TQ đều có thể bị không quân hay hải quân nước này khống chế, thậm chí bắn hạ. Lực lượng của VN không đủ để chống chỏi. Điều này đưa đến các đảo của VN ở TS sẽ mất về TQ.

VN cũng không thể trả đũa bằng cách ra tuyên bố vùng ADIZ tương tự. Bởi vì VN không có khả năng để khiến các quốc gia khác tuân thủ nội dung tuyên bố của mình.

5/ Yếu tố Đài Loan.

Nhưng sự việc không dễ đối với Hoa Kỳ và Nhật.

Đài Loan vừa rồi được tổng thống đắc cử Donald Trump nhắc tới. Ta có thể xem như đây là một “cảnh cáo” của Hoa Kỳ đối với TQ. HK có thể sử dụng yếu tố Đài Loan, như ủng hộ Đài Loan độc lập, để làm rối rắm các chính sách về kinh tế và quốc phòng của TQ.

Điều nên biết là từ năm 2005 TQ có bộ luật “chống ly khai”, theo đó Đài Loan là một phần lãnh thổ của TQ. TQ sẽ sử dụng vũ lực để cản trở bất kỳ âm mưu nào đưa tới việc ly khai.
Nếu Đài Loan tuyên bố độc lập, HK và Nhật ủng hộ, TQ có đủ khả năng phát động chiến tranh hay không ?

Từ lâu TQ đã có lý thuyết về một cuộc chiến tranh với Mỹ và Nhật bao gồm ba mục tiêu: giải phóng Đài Loan, Điếu Ngư và các đảo TS. Sở dĩ có lý thuyết này là vì TQ quan niệm không thể giải phóng Đài Loan mà không có chiến tranh với Mỹ và Nhật. Cũng không thể giải phóng Điếu Ngư mà không gây chiến tranh với Nhật và Mỹ (do ràng buộc của hai bên từ các hiệp ước an ninh hỗ tương). Bất kỳ cuộc chiến xảy ra theo hình thức nào, có Nga hay không có Nga là đồng minh, TQ cũng sẽ thua.

Chỉ có “giải phóng” Trường Sa là không đụng độ với các cường quốc Mỹ và Nhật.

Thì bây giờ, nếu chiến dịch “giải phóng Trường Sa”, thông qua việc tuyên bố vùng ADIZ, lại bị Mỹ gắn liền với việc ủng hộ Đài Loan độc lập. Cuộc chiến ở đây TQ vẫn có thể phải đối mặt với HK và Nhât.

Rốt cục việc thiết lập vùng ADIZ của TQ có thể như cái “gân gà” trong truyện Tam Quốc, nuốt vào không trôi mà nhả ra thì lại tiếc.

6/ VN phải làm gì?
Những nét phác thảo về chiến lược của TQ, qua những toan tính về pháp lý, kinh tế, quốc phòng của TQ cho thấy VN không có phương pháp nào hữu hiệu để chống trả, ngoài biện pháp “núp” dưới “cây dù” của Hoa Kỳ (và Nhật). Điều khó đoán là chính sách Châu Á của tân tổng thống Donald Trump sẽ ra sao ?

Nhưng dầu thế nào, VN là phía yếu, vì vậy phải vận dụng pháp luật quốc tế để tự bảo vệ.
Phán quyết của Tòa CPA 12-7 là “giải thích” Luật (UNCLOS), cho dầu Phi chủ trương không thi hành phán quyết, nhưng bản chất của phán quyết vẫn là “Luật”.
Từ đầu những năm 2000, khi được kết nối vào WTO, ngay từ hiến pháp TQ đã cam kết “xây dựng một quốc gia trên pháp luật và cai trị bằng pháp luật”. Cho dầu đó là “nhà nước pháp trị” với cái đuôi “xã hội chủ nghĩa”, thì bản chất của các cam kết của TQ vẫn là “tôn trọng pháp luật”.
Vì vậy, theo tôi, VN không thể bỏ qua phán quyết của Tòa, không chỉ vì đó là một “lợi thế” của VN, mà vì đó là “luật” mà TQ phải tôn trọng.

Xin mời quý độc giả xem video : Trần Đại Quang áp đảo Đinh Thế Huynh trong cuộc chiến giành ghế Tổng Bí thư trước ĐH giữa kỳ

               

VN cũng nên tính toán đến điều tệ hại nhứt. Giải pháp của sự “tận cùng”. Là phải “đông lạnh” yêu sách chủ quyền của mình ở HS và TS.

Trên lý thuyết, sau Thế chiến thứ II, HS và TS thuộc thẩm quyền “quản lý” của Hoa Kỳ. Một điều khoản của Hội Quốc liên thời đó, tất cả các đảo ở Thái Bình Dương do Nhật chiếm đóng sẽ thuộc quyền “quản lý” của Hoa Kỳ. Phần lớn các đảo này hiện nay thuộc “chủ quyền” của Hoa Kỳ, ngoại trừ quần đảo Nam Tây (bao gồm quần đảo Lưu Cầu, Okinawa), trả lại cho Nhật đầu thập niên 70 thế kỷ trước. 

Không chừng HS và TS giao cho HK “quản lý”, chủ quyền thuộc về VN tương tự Okinawa thộc chủ quyền của Nhật, tình hình tốt hơn cho VN và các nước chung quanh.

Trương Nhân Tuấn

(Blog Trương Nhân Tuấn)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm