Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

21 Năm Của Tướng Phú, Từ Tiểu Đoàn 5 Dù Đến Qđ 2

Tiếp theo loạt bài về cố Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, thể theo yêu cầu của một số đông bạn đọc muốn có thêm những thông tin về đời binh nghiệp của bốn vị tư lệnh khác đã tự sát để bảo vệ danh dự của Quân lực VNC
LTS: Tiếp theo loạt bài về cố Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, thể theo yêu cầu của một số đông bạn đọc muốn có thêm những thông tin về đời binh nghiệp của bốn vị tư lệnh khác đã tự sát để bảo vệ danh dự của Quân lực VNCH: Phạm Văn Phú, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ, VB sẽ lần lượt đăng các bài viết tổng hợp về đời binh nghiệp các vị dũng tướng nói trên. Kỳ này, VB trân trọng giới thiệu đến bạn đọc bài tổng hợp về 21 năm trận mạc của cố Thiếu tướng Phạm Văn Phú, vị Tư lệnh cuối của Quân đoàn 2/Quân khu 2.

* Đại đội trưởng Phạm Văn Phú và Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù trên chiến trường Điện Biên Phủ
Thiếu tướng Phạm Văn Phú, vị tư lệnh cuối cùng của Quân đoàn 2/Quân khu 2, sinh năm 1929 tại Hà Đông, Bắc Việt. Sau khi tốt nghiệp học khóa 8 trường Võ bị Liên quân Đà Lạt vào giữa năm 1953, ông đã tình nguyện phục vụ trong binh chủng Nhảy Dù. Ngày 14 tháng 3/1954, trong tình hình chiến trường Điện Biên Phủ vô cùng sôi động, Trung úy Phạm Văn Phú đã chỉ huy một đại đội của Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù, nhảy xuống một vị trí sát phi đạo chính. Sau hơn một hơn tháng liên tục giao tranh với Việt Minh (tên gọi của Cộng quân lúc bấy giờ), ngày 16 tháng 4/1954, Trung úy Phạm Văn Phú đã chỉ huy một thành phần của Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù cùng với các đơn vị bạn phản công tái chiếm một cứ điểm trọng yếu. Sau trận phản công này, đại đội trưởng Phạm Văn Phú được thăng cấp đại úy tại mặt trận khi vừa đúng 25 tuổi, và đến ngày 26/4/1954, được cử giữ chức tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù. Ngày 7/5/1954, Điện Biên Phủ thất thủ, ông bị địch quân bắt giam.

* Từ Lực lượng Đặc biệt đến Sư đoàn 1 Bộ binh
Sau 20/7/1954 (Hiệp định Genève), đại đội trưởng Nhảy Dù Phạm Văn Phú được trao trả và tiếp tục phục vụ trong Quân đội VNCH. Năm 1960, ông được tuyển chọn để phục vụ trong binh chủng Lực lượng Đặc biệt. Cuối năm 1962, ông được thăng cấp thiếu tá và giữ chức vụ Liên đoàn trưởng Liên đoàn Quan sát 77 Lực lượng Đặc biệt. Giữa tháng 5/1964, ông đã chỉ huy liên đoàn này đánh tan trung đoàn 765 CSBV tại Suối Đá, Tây Ninh. Gần cuối năm 1964, ông được thăng trung tá và giữ chức Tham mưu trưởng Lực Lượng Đặc biệt, 1 năm sau, ông được thăng đại tá nhiệm chức.

Đầu năm 1966, không hiểu vì lý do gì, Đại tá Phạm Văn Phú bị vị tư lệnh Lực Lượng Đặc Biệt trình bộ Quốc phòng thâu hồi cấp đại tá nhiệm chức và thuyên chuyển ra Vùng 1 chiến thuật. Giữa năm 1966, ông là Đại tá Tư lệnh phó, Xử lý thường vụ Tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ binh. (Tư lệnh Sư đoàn 2BB là Thiếu tướng Hoàng Xuân Lãm, được cử giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 1/Vùng 1 chiến thuật vào cuối tháng 5/1966). Cuối năm 1966, ông được điều động ra Sư đoàn 1 Bộ binh làm Tư lệnh phó Sư đoàn. Giữa năm 1968, được cử giữ chức vụ Tư lệnh Biệt khu 44 (bao gồm các tỉnh biên giới ở miền Tây Nam phần). Năm 1969, ông được thăng cấp chuẩn tướng tại mặt trận. Đầu năm 1970, Chuẩn tướng Phạm Văn Phú được cử giữ chức vụ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt.

Gần cuối tháng 8/1970, Chuẩn tướng Phú được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bổ nhiệm giữ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh thay thế Thiếu tướng Ngô Quang Trưởng được cử giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 4. Tháng 3/1971, ông được thăng Thiếu tướng tại mặt trận trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 ở Hạ Lào (ngoài Tướng Phú, có hai đại tá được thăng cấp chuẩn tướng: Đại tá Vũ Văn Giai, Tư lệnh phó Sư đoàn 1 Bộ binh, Đại tá Hồ Trung Hậu, Tư lệnh phó Sư đoàn Nhảy Dù). Trong cuộc chiến mùa Hè 1972, ông đã điều động, phối trí các trung đoàn của Sư đoàn 1 Bộ binh giữ vững phòng tuyến Tây Nam Huế. Do điều kiện sức khỏe, đến tháng 9/1972, ông bàn giao Sư đoàn 1BB cho Đại tá Nguyễn Văn Điềm, Tư lệnh phó, xử lý thường vụ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 1 BB. Từ 1973 đến tháng 10/1974, Thiếu tướng Phạm Văn Phú giữ chức Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Quang Trung. Tháng 11/1974, theo đề nghị của Thủ tướng Trần Thiện Khiêm và Phó Tổng thống Trần Văn Hương, Tổng thống Thiệu đã ký sắc lệnh cử Thiếu tướng Phạm Văn Phú giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 2/Quân khu 2 thay thế Trung tướng Nguyễn Văn Toàn.

* Thiếu tướng Phạm Văn Phú và Quân đoàn 2
Nhận chức vụ tư lệnh Quân đoàn 2 không phải do chính Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lựa chọn, hoặc do Đại tướng Cao Văn Viên, Tổng tham mưu trưởng, đề nghị, nên Thiếu tướng Phạm Văn Phú đã gặp nhiều khó khăn trong việc sắp xếp nhân sự cao cấp phụ tá ông để điều hành bộ Tư lệnh. Trước khi cuộc chiến Cao nguyên bùng nổ, Thiếu tướng Phú được Đại tá Trịnh Tiếu, trưởng phòng 2 QĐ 2, trình bày về các khả năng Cộng quân sẽ mở cao điểm tại Ban Mê Thuột, thế nhưng không hiểu vì sao Thiếu tướng Phú lại không tin và nhận định rằng Pleiku mới là chiến trường trọng điểm, còn Ban Mê Thuột là mặt trận phụ mà Cộng quân muốn tạo thế trận nghi binh.

Như VB đã trình bày trong loạt bài “Chiến trường Việt Nam”, trận chiến Ban Mê Thuột đã bùng nổ vào rạng sáng ngày 10/3/1975. Bốn ngày sau, vào trưa ngày 14/3/1975, trong buổi họp đặc biệt tại Cam Ranh, Tổng thống Thiệu đã ra lệnh cho Thiếu tướng Phú triệt thoái toàn bộ Quân đoàn 2 khỏi Cao nguyên.

* Ngày cuối cùng của Thiếu tướng Phú tại Quân khu 2
Sau khi Quân đoàn 2 triệt thoái khỏi Nha Trang, 1 giờ 45 trưa ngày 2 tháng 4/1975, Thiếu tướng Phạm Văn Phú và vài sĩ quan thân tín đã bay đến ngọn đồi “Lầu Ông Hoàng” ở Bình Thuận để chờ Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu, Tư lệnh phó Quân đoàn 3, tới nhận bàn giao phần lãnh thổ cuối cùng của Quân khu 2 được lệnh sát nhập vào Quân khu 3. Vào giờ phút đó, quanh Thiếu tướng Phú chỉ có: Đại tá Đức, nguyên phụ tá Tư lệnh Quân đoàn 2 đặc trách lực lượng diện địa; Thiếu tá Vinh, Chánh văn phòng; Thiếu tá Hóa, sĩ quan tùy viên, và Thiếu tá Phạm Huấn, sĩ quan Báo chí. Chính tại đây, Thiếu tướng Phú đã có quyết định tự sát, nhưng Đại tá Đức đã kịp thời cản ông.

Theo lời kể của Thiếu tá Phạm Huấn, vào 2 giờ 12 phút cùng ngày, Thiếu tá Hóa tới trình Tướng Phú là trực thăng Tướng Hiếu sắp đáp xuống. Khi đó, Thiếu tá Huấn đứng gần tướng Phú, thấy đôi mắt Tướng Phú như muốn tóe lửa. Và sau khi Thiếu tá Hóa quay gót, Tướng Phú vất điếu thuốc lá đang cầm trên tay xuống đất. Rất nhanh, ông rút khẩu súng ngắn nòng ra khỏi vỏ. Nhưng tiếng hét thất thanh của Đại tá Đức: “Thiếu tướng”. Khẩu súng trên tay Tướng Phú bị gạt bắn xuống đất. Việc này xảy ra quá bất ngờ...

* Lời trối trăn của Thiếu tướng Phú ở Tổng Y viện Cộng Hòa
Giữa tháng 4/1975, Tướng Phú lâm bệnh nên được đưa vào điều trị tại Tổng y viện Cộng Hòa. Ngày 15 tháng 4/1975, Đại tá Phạm Văn Chung, cựu Lữ đoàn trưởng 369 TQLC, nguyên Tỉnh trưởng/tiểu khu trưởng Quảng Nam, đã vào thăm Trung tướng Ngô Quang Trưởng và Thiếu tướng Phú đang nằm dưỡng bệnh. Chính trong lần thăm này, Đại tá Chung đã nghe Tướng Phú trăn trối, và đã kể lại như sau: “Rời phòng Trung tướng Trưởng, tôi (Đại tá Chung) qua phòng kế bên cạnh là phòng của Thiếu tướng Phú, cũng đang nằm dưỡng bệnh kế đó. Bước vào phòng tôi thấy Thiếu tướng Phú đứng dậy ngay và bắt tay tôi bằng một giọng hằn học, tức tối: “Anh Chung, anh từng hành quân với tôi đã lâu, nói đến đây Thiếu tướng Phú ôm tôi và khóc tiếp với giọng nghẹn ngào, tức tối: “Mà đêm qua, Tổng thống Thiệu lên đài nói chuyện và đổ tội cho các tướng lãnh là hèn nhát bỏ chạy. Anh cứ về hỏi Trung tướng Trưởng xem, trong buổi họp hôm trước, có cả Trung tướng của anh nữa đấy, tôi đã xin Tổng thống cho tôi giữ Pleiku bằng mọi giá, Tổng thống không chịu, bắt tôi phải rút... có cả Đại tướng Viên và Đại tướng Khiêm nghe nữa mà bây giờ Tổng thống nói chuyện với toàn dân đổ tội cho chúng tôi, thật cái nhục này tôi không biết tỏ cùng ai, không biết đồng bào có hiểu không, chỉ có cách chết mới hết nhục”. Tôi không khỏi ngậm ngùi thương xót chia xẻ nỗi oan ức của một vị đàn anh đáng kính như Thiếu tướng Phú, nên tôi hết lời an ủi và khuyên Thiếu tướng hãy bình tỉnh và nên tĩnh dưỡng.” Đó là lần cuối cùng Đại tá Chung gặp tướng Phú.

Sáng ngày 29/4/1975, tại nhà riêng ở đường Gia Long, chờ khi vợ và các con rời nhà để đi về phía Trường Đua Phú Thọ tìm cách di tản, Thiếu tướng Phú đã uống một liều thuốc cực mạnh tự tử. Em trai của phu nhân Tướng Phú sau khi biết tin này đã chạy tới vào cho bà Phú biết. Cả gia đình quay về. Nhờ các bác sĩ Pháp gần nhà giúp đỡ, Tướng Phú được đưa vào bệnh viện Grall để cấp cứu. Nhưng tướng Phú mê man liên miên, mãi đến trưa ngày 30/4/1975, ông mới tỉnh được giây lát và thều thào hỏi bà Phú đang ngồi cạnh: Tình hình đến đâu rồi" Bà Phú nói: “Tướng Dương Văn Minh ra lệnh Quân đội bỏ súng đầu hàng, và Cộng sản đã vào tới Sài Gòn!” Nghe xong tướng Phú nhắm mắt lại và “ra đi”.

vietbao.com
Sinh Tồn chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

21 Năm Của Tướng Phú, Từ Tiểu Đoàn 5 Dù Đến Qđ 2

Tiếp theo loạt bài về cố Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, thể theo yêu cầu của một số đông bạn đọc muốn có thêm những thông tin về đời binh nghiệp của bốn vị tư lệnh khác đã tự sát để bảo vệ danh dự của Quân lực VNC
LTS: Tiếp theo loạt bài về cố Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, thể theo yêu cầu của một số đông bạn đọc muốn có thêm những thông tin về đời binh nghiệp của bốn vị tư lệnh khác đã tự sát để bảo vệ danh dự của Quân lực VNCH: Phạm Văn Phú, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ, VB sẽ lần lượt đăng các bài viết tổng hợp về đời binh nghiệp các vị dũng tướng nói trên. Kỳ này, VB trân trọng giới thiệu đến bạn đọc bài tổng hợp về 21 năm trận mạc của cố Thiếu tướng Phạm Văn Phú, vị Tư lệnh cuối của Quân đoàn 2/Quân khu 2.

* Đại đội trưởng Phạm Văn Phú và Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù trên chiến trường Điện Biên Phủ
Thiếu tướng Phạm Văn Phú, vị tư lệnh cuối cùng của Quân đoàn 2/Quân khu 2, sinh năm 1929 tại Hà Đông, Bắc Việt. Sau khi tốt nghiệp học khóa 8 trường Võ bị Liên quân Đà Lạt vào giữa năm 1953, ông đã tình nguyện phục vụ trong binh chủng Nhảy Dù. Ngày 14 tháng 3/1954, trong tình hình chiến trường Điện Biên Phủ vô cùng sôi động, Trung úy Phạm Văn Phú đã chỉ huy một đại đội của Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù, nhảy xuống một vị trí sát phi đạo chính. Sau hơn một hơn tháng liên tục giao tranh với Việt Minh (tên gọi của Cộng quân lúc bấy giờ), ngày 16 tháng 4/1954, Trung úy Phạm Văn Phú đã chỉ huy một thành phần của Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù cùng với các đơn vị bạn phản công tái chiếm một cứ điểm trọng yếu. Sau trận phản công này, đại đội trưởng Phạm Văn Phú được thăng cấp đại úy tại mặt trận khi vừa đúng 25 tuổi, và đến ngày 26/4/1954, được cử giữ chức tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù. Ngày 7/5/1954, Điện Biên Phủ thất thủ, ông bị địch quân bắt giam.

* Từ Lực lượng Đặc biệt đến Sư đoàn 1 Bộ binh
Sau 20/7/1954 (Hiệp định Genève), đại đội trưởng Nhảy Dù Phạm Văn Phú được trao trả và tiếp tục phục vụ trong Quân đội VNCH. Năm 1960, ông được tuyển chọn để phục vụ trong binh chủng Lực lượng Đặc biệt. Cuối năm 1962, ông được thăng cấp thiếu tá và giữ chức vụ Liên đoàn trưởng Liên đoàn Quan sát 77 Lực lượng Đặc biệt. Giữa tháng 5/1964, ông đã chỉ huy liên đoàn này đánh tan trung đoàn 765 CSBV tại Suối Đá, Tây Ninh. Gần cuối năm 1964, ông được thăng trung tá và giữ chức Tham mưu trưởng Lực Lượng Đặc biệt, 1 năm sau, ông được thăng đại tá nhiệm chức.

Đầu năm 1966, không hiểu vì lý do gì, Đại tá Phạm Văn Phú bị vị tư lệnh Lực Lượng Đặc Biệt trình bộ Quốc phòng thâu hồi cấp đại tá nhiệm chức và thuyên chuyển ra Vùng 1 chiến thuật. Giữa năm 1966, ông là Đại tá Tư lệnh phó, Xử lý thường vụ Tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ binh. (Tư lệnh Sư đoàn 2BB là Thiếu tướng Hoàng Xuân Lãm, được cử giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 1/Vùng 1 chiến thuật vào cuối tháng 5/1966). Cuối năm 1966, ông được điều động ra Sư đoàn 1 Bộ binh làm Tư lệnh phó Sư đoàn. Giữa năm 1968, được cử giữ chức vụ Tư lệnh Biệt khu 44 (bao gồm các tỉnh biên giới ở miền Tây Nam phần). Năm 1969, ông được thăng cấp chuẩn tướng tại mặt trận. Đầu năm 1970, Chuẩn tướng Phạm Văn Phú được cử giữ chức vụ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt.

Gần cuối tháng 8/1970, Chuẩn tướng Phú được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bổ nhiệm giữ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh thay thế Thiếu tướng Ngô Quang Trưởng được cử giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 4. Tháng 3/1971, ông được thăng Thiếu tướng tại mặt trận trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 ở Hạ Lào (ngoài Tướng Phú, có hai đại tá được thăng cấp chuẩn tướng: Đại tá Vũ Văn Giai, Tư lệnh phó Sư đoàn 1 Bộ binh, Đại tá Hồ Trung Hậu, Tư lệnh phó Sư đoàn Nhảy Dù). Trong cuộc chiến mùa Hè 1972, ông đã điều động, phối trí các trung đoàn của Sư đoàn 1 Bộ binh giữ vững phòng tuyến Tây Nam Huế. Do điều kiện sức khỏe, đến tháng 9/1972, ông bàn giao Sư đoàn 1BB cho Đại tá Nguyễn Văn Điềm, Tư lệnh phó, xử lý thường vụ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 1 BB. Từ 1973 đến tháng 10/1974, Thiếu tướng Phạm Văn Phú giữ chức Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Quang Trung. Tháng 11/1974, theo đề nghị của Thủ tướng Trần Thiện Khiêm và Phó Tổng thống Trần Văn Hương, Tổng thống Thiệu đã ký sắc lệnh cử Thiếu tướng Phạm Văn Phú giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 2/Quân khu 2 thay thế Trung tướng Nguyễn Văn Toàn.

* Thiếu tướng Phạm Văn Phú và Quân đoàn 2
Nhận chức vụ tư lệnh Quân đoàn 2 không phải do chính Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lựa chọn, hoặc do Đại tướng Cao Văn Viên, Tổng tham mưu trưởng, đề nghị, nên Thiếu tướng Phạm Văn Phú đã gặp nhiều khó khăn trong việc sắp xếp nhân sự cao cấp phụ tá ông để điều hành bộ Tư lệnh. Trước khi cuộc chiến Cao nguyên bùng nổ, Thiếu tướng Phú được Đại tá Trịnh Tiếu, trưởng phòng 2 QĐ 2, trình bày về các khả năng Cộng quân sẽ mở cao điểm tại Ban Mê Thuột, thế nhưng không hiểu vì sao Thiếu tướng Phú lại không tin và nhận định rằng Pleiku mới là chiến trường trọng điểm, còn Ban Mê Thuột là mặt trận phụ mà Cộng quân muốn tạo thế trận nghi binh.

Như VB đã trình bày trong loạt bài “Chiến trường Việt Nam”, trận chiến Ban Mê Thuột đã bùng nổ vào rạng sáng ngày 10/3/1975. Bốn ngày sau, vào trưa ngày 14/3/1975, trong buổi họp đặc biệt tại Cam Ranh, Tổng thống Thiệu đã ra lệnh cho Thiếu tướng Phú triệt thoái toàn bộ Quân đoàn 2 khỏi Cao nguyên.

* Ngày cuối cùng của Thiếu tướng Phú tại Quân khu 2
Sau khi Quân đoàn 2 triệt thoái khỏi Nha Trang, 1 giờ 45 trưa ngày 2 tháng 4/1975, Thiếu tướng Phạm Văn Phú và vài sĩ quan thân tín đã bay đến ngọn đồi “Lầu Ông Hoàng” ở Bình Thuận để chờ Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu, Tư lệnh phó Quân đoàn 3, tới nhận bàn giao phần lãnh thổ cuối cùng của Quân khu 2 được lệnh sát nhập vào Quân khu 3. Vào giờ phút đó, quanh Thiếu tướng Phú chỉ có: Đại tá Đức, nguyên phụ tá Tư lệnh Quân đoàn 2 đặc trách lực lượng diện địa; Thiếu tá Vinh, Chánh văn phòng; Thiếu tá Hóa, sĩ quan tùy viên, và Thiếu tá Phạm Huấn, sĩ quan Báo chí. Chính tại đây, Thiếu tướng Phú đã có quyết định tự sát, nhưng Đại tá Đức đã kịp thời cản ông.

Theo lời kể của Thiếu tá Phạm Huấn, vào 2 giờ 12 phút cùng ngày, Thiếu tá Hóa tới trình Tướng Phú là trực thăng Tướng Hiếu sắp đáp xuống. Khi đó, Thiếu tá Huấn đứng gần tướng Phú, thấy đôi mắt Tướng Phú như muốn tóe lửa. Và sau khi Thiếu tá Hóa quay gót, Tướng Phú vất điếu thuốc lá đang cầm trên tay xuống đất. Rất nhanh, ông rút khẩu súng ngắn nòng ra khỏi vỏ. Nhưng tiếng hét thất thanh của Đại tá Đức: “Thiếu tướng”. Khẩu súng trên tay Tướng Phú bị gạt bắn xuống đất. Việc này xảy ra quá bất ngờ...

* Lời trối trăn của Thiếu tướng Phú ở Tổng Y viện Cộng Hòa
Giữa tháng 4/1975, Tướng Phú lâm bệnh nên được đưa vào điều trị tại Tổng y viện Cộng Hòa. Ngày 15 tháng 4/1975, Đại tá Phạm Văn Chung, cựu Lữ đoàn trưởng 369 TQLC, nguyên Tỉnh trưởng/tiểu khu trưởng Quảng Nam, đã vào thăm Trung tướng Ngô Quang Trưởng và Thiếu tướng Phú đang nằm dưỡng bệnh. Chính trong lần thăm này, Đại tá Chung đã nghe Tướng Phú trăn trối, và đã kể lại như sau: “Rời phòng Trung tướng Trưởng, tôi (Đại tá Chung) qua phòng kế bên cạnh là phòng của Thiếu tướng Phú, cũng đang nằm dưỡng bệnh kế đó. Bước vào phòng tôi thấy Thiếu tướng Phú đứng dậy ngay và bắt tay tôi bằng một giọng hằn học, tức tối: “Anh Chung, anh từng hành quân với tôi đã lâu, nói đến đây Thiếu tướng Phú ôm tôi và khóc tiếp với giọng nghẹn ngào, tức tối: “Mà đêm qua, Tổng thống Thiệu lên đài nói chuyện và đổ tội cho các tướng lãnh là hèn nhát bỏ chạy. Anh cứ về hỏi Trung tướng Trưởng xem, trong buổi họp hôm trước, có cả Trung tướng của anh nữa đấy, tôi đã xin Tổng thống cho tôi giữ Pleiku bằng mọi giá, Tổng thống không chịu, bắt tôi phải rút... có cả Đại tướng Viên và Đại tướng Khiêm nghe nữa mà bây giờ Tổng thống nói chuyện với toàn dân đổ tội cho chúng tôi, thật cái nhục này tôi không biết tỏ cùng ai, không biết đồng bào có hiểu không, chỉ có cách chết mới hết nhục”. Tôi không khỏi ngậm ngùi thương xót chia xẻ nỗi oan ức của một vị đàn anh đáng kính như Thiếu tướng Phú, nên tôi hết lời an ủi và khuyên Thiếu tướng hãy bình tỉnh và nên tĩnh dưỡng.” Đó là lần cuối cùng Đại tá Chung gặp tướng Phú.

Sáng ngày 29/4/1975, tại nhà riêng ở đường Gia Long, chờ khi vợ và các con rời nhà để đi về phía Trường Đua Phú Thọ tìm cách di tản, Thiếu tướng Phú đã uống một liều thuốc cực mạnh tự tử. Em trai của phu nhân Tướng Phú sau khi biết tin này đã chạy tới vào cho bà Phú biết. Cả gia đình quay về. Nhờ các bác sĩ Pháp gần nhà giúp đỡ, Tướng Phú được đưa vào bệnh viện Grall để cấp cứu. Nhưng tướng Phú mê man liên miên, mãi đến trưa ngày 30/4/1975, ông mới tỉnh được giây lát và thều thào hỏi bà Phú đang ngồi cạnh: Tình hình đến đâu rồi" Bà Phú nói: “Tướng Dương Văn Minh ra lệnh Quân đội bỏ súng đầu hàng, và Cộng sản đã vào tới Sài Gòn!” Nghe xong tướng Phú nhắm mắt lại và “ra đi”.

vietbao.com
Sinh Tồn chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm